BÁo cáo tổng quan báo chí (Tin Quảng Nam ngày 07 tháng 07 năm 2014)


VĂN HÓA Ngổn ngang bài toán di sản sống



tải về 317.86 Kb.
trang5/7
Chuyển đổi dữ liệu28.05.2018
Kích317.86 Kb.
#39109
1   2   3   4   5   6   7

VĂN HÓA

Ngổn ngang bài toán di sản sống


Kể từ khi xảy ra câu chuyện "xin trả danh hiệu" tại làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây, Hà Nội), chưa bao giờ khái niệm "di sản sống" lại được nhắc tới nhiều đến vậy. Và, nhìn rộng ra hàng loạt "di sản sống" khác, chúng ta không thể bỏ qua câu hỏi: Những trường hợp này nên được ứng xử thế nào cho đúng với tiềm năng của mình?
Di sản sống ở đây có thể là các phố cổ Hà Nội, Đồng Văn, Hội An… là các làng cổ Đường Lâm, Cự Đà, Phước Tích... Hay thậm chí, ở góc độ nào đó, là cả một đô thị cổ như Huế. Dù còn gây tranh cãi, khái niệm này tạm thời vẫn được giới nghiên cứu sử dụng khi nói về những kiến trúc cổ gắn liền với đời sống dân sinh trong một giai đoạn lịch sử dài.
Trong số những phức hợp cộng cư kiến trúc - cộng đồng như vậy, phố cổ Hội An mặc nhiên vẫn được coi là mô hình thành công nhất, trong cả khai thác lẫn bảo tồn. Năm 2013, bức xúc vì nhiều lý do, người dân tại làng cổ Đường Lâm xin trả lại danh hiệu Di tích Quốc gia. Thế rồi, nhiều người đã nhắc tới trường hợp Hội An như một so sánh tham chiếu. Cụ thể, nếu ngôi làng cổ phía bắc đề nghị được cấp 500 tỷ đồng để bảo tồn thì Hội An lại là nguồn thu quan trọng cho Quảng Nam, khi riêng tiền bán vé tại đây đã mang về 65 tỷ đồng mỗi năm.
Như chia sẻ của những người trong cuộc, Hội An cũng từng ở tình trạng giống Đường Lâm vào đầu những năm 90 của thế kỷ trước. Trong khu phố cổ xập xệ, chủ nhân những ngôi nhà cổ khi ấy liên tục lên tiếng yêu cầu được bảo đảm quyền lợi về không gian sống của mình. Mọi chuyện chỉ thay đổi từ việc lãnh đạo thị xã quyết định bán vé và dành toàn bộ số tiền để bước đầu hỗ trợ người dân tu bổ theo kiến trúc gốc. Rồi theo thời gian, cộng đồng tại đây bắt đầu hiểu rõ: Việc giữ gìn kiến trúc và không gian cổ chính là cơ hội để họ mang về nguồn lợi từ du lịch!
Nghĩa là, câu chuyện vẫn thuộc về những nguyên tắc cơ bản: Di sản chỉ phát huy giá trị khi được trùng tu, bảo tồn hợp lý, mà đặc biệt là được bảo tồn bởi người dân - những chủ nhân trực tiếp của nó. Thế nhưng, điều đáng nói, mô hình thành công của Hội An lại không hề dễ dàng để "sao chép" và áp dụng tại các "di sản sống" khác, bởi những dị biệt đặc thù.
Bản thân những kiến trúc cổ có đủ tạo nên sức hấp dẫn cho những di sản sống khi khai thác phục vụ du lịch? Bởi, lịch sử phát triển đặc thù khiến mỗi di sản này luôn kèm theo phần giá trị "phi vật thể" về văn hóa, lối sống, nếp nhà. Từ đó, để có thể phát huy giá trị, hệ thống di sản này đòi hỏi được ứng xử theo những mô hình riêng, thay vì "đóng khung" như những di tích thông thường.
Tất nhiên, theo dòng chảy thời gian, các yếu tố phi vật thể đi kèm với di sản phần nào đã có sự biến đổi so với hiện tại. Thế nhưng, phân tích của các chuyên gia cho thấy: Khi "gốc văn hóa" còn được gìn giữ, việc phục dựng một phần hoặc bổ sung những màu sắc văn hóa mới vào các hoạt động di sản là điều hoàn toàn khả thi.
Khi mà việc tìm hình thức bảo tồn và khai thác các di sản sống phụ thuộc rất nhiều vào sự linh hoạt cũng như cơ chế đặc thù, liệu chúng ta sẽ có thể có thêm bao nhiêu "phố cổ Hội An" trong thời gian tới? (Nhân Dân Điện Tử 4/7) Về đầu trang

Điện Bàn: Hoàn thành trùng tu Tượng đài Chiến thắng Bồ Bồ


Công trình trùng tu Tượng đài chiến thắng Bồ Bồ (xã Điện Tiến) triển khai hơn tháng qua, đến nay đã hoàn thành các hạng mục cơ bản: Duy tu lại phần kỳ đài, phần bệ tượng, lót sân nền khu vực phía trước tượng đài, trồng cây xanh xung quanh tượng đài...
Kinh phí do Huyện đoàn Điện Bàn phối hợp Hội Cựu chiến binh huyện vận động 200 triệu đồng từ sự đóng góp của cán bộ, hội viên, đoàn viên, đội viên và các nhà hảo tâm để thực hiện công trình. Dự kiến, công trình sẽ khánh thành vào ngày 18/7, nhân kỷ niệm 60 năm chiến thắng Bồ Bồ.
Trước đó, do không được bảo vệ cẩn thận nên nhiều người thiếu ý thức đến đây viết, vẽ bậy lên tượng đài chính, bệ tượng và các bức phù điêu thuộc quần thể tượng đài. Sau 3 tháng vận động, Huyện đoàn Điện Bàn phối hợp Hội Cựu chiến binh huyện Điện Bàn đã tiến hành trùng tu lại khang trang. (Công An Đà Nẵng Online 4/7) Về đầu trang

Ngôn ngữ tình trong lời ru xứ Quảng


Trong lời hát ru của người dân xứ Quảng Nam có chứa đựng một thứ ngôn ngữ tình giàu chất triết lý nhân sinh mà không nơi nào có được. Ngôn ngữ ấy kết tinh từ hoàn cảnh tâm lý của những lưu dân đi mở cõi có một mối dây liên lạc mật thiết trên những chuyến đò lênh đênh buổi mai nam ta trông bạn, buổi chiều nồm bạn trông ta.
Một trong những thứ tình cảm cao cả thiêng liêng là tình mẹ thương con thường bộc lộ qua tiếng hát ru. Thi sĩ Xuân Quỳnh - một nàng dâu xứ Quảng thú nhận: “Dẫu con đi suốt một đời, cũng không quên hết những lời ru xưa" .
Sắc thái, phong hóa của người dân đất Quảng gắn liền với màu xanh của bãi mía, nương dâu, của rừng sâu núi thẳm; của sông dài tách nhánh. Nơi đây kết nối giao thoa của nhiều nền văn minh: văn minh Champa ảnh hưởng Ấn Độ, văn minh Sa Huỳnh Đại Việt, văn minh cội nguồn Bách Việt, rồi văn minh ảnh hưởng người Hán, Trung Hoa. Trên thế giới có những nền văn minh tựu thành trên lưu vực của những con sông như: Văn minh sông Loire, văn minh sông Nil, văn minh sông Hằng... thì Quảng Nam chắc chắn có một nền văn minh sông Thu Bồn... Những cuốn địa chí hiện nay chỉ mới ghép về đất đai, dân cư, kinh tế, xã hội... chứ chưa động bút tới lãnh vực triết lý, ngôn ngữ phong hóa… của địa phương mình.
Hoàn cảnh địa lý, ý thức thân phận, tâm hồn phiêu lãng... đã sản sinh ra một ngôn ngữ ru đặc thù của dân Quảng Nam như thế. Những nhà thơ lớn như Nguyễn Du, Nguyễn Trãi... nhờ học hỏi lời ăn tiếng nói trong dân gian mà có được những kiệt tác bất hủ. Bùi Giáng có điều lạ là xa quê hàng mấy chục năm mà giọng nói vẫn đặc sệt tiếng Quảng Nam và trong khối lượng thơ ca đồ sộ của ông vẫn ngồn ngộn, đậm đặc ngôn từ đất Quảng. Phải chăng "ngôn ngữ tình Xứ Quảng" mãi mãi là chất liệu tươi nguyên trong tim của mỗi con người xứ Quảng ? (Motthegioi.vn 6/7) Về đầu trang

Vu Gia và Những người hay cãi


Là một nhà văn, nhà báo sinh ra trên mảnh đất Quảng Nam và thành danh tại Sài Gòn, Vu Gia đã cống hiến cho bạn đọc gần 30 tác phẩm gồm nhiều tiểu thuyết, địa chí, nghiên cứu và sách giáo trình giảng dạy văn học...
Tiếp cận những tác phẩm văn học của Vu Gia, bạn đọc được thưởng thức lối hành văn giản dị, dễ đọc, dễ hiểu đôi lúc pha chút hài hước, dí dỏm thật duyên dáng, vui nhộn như chính cái tính cách chân thật, vui đùa của những con người xứ Quảng. Và Những người hay cãi cũng thế. Sách gồm những bài viết ngắn về đất và người xứ Quảng từ thời xa xưa cho đến cuộc sống hiện đại ngày nay như: Nói lái, Ăn Mì Quảng ở Washington D.C, Đi câu, Gác cu, Chơi dế, Chửi cha không bằng pha tiếng, Nhìn người lại nghĩ đến ta...
Bên cạnh đó, tác giả còn giới thiệu đến bạn đọc chân dung những nhân vật xuất chúng, những danh nhân xứ Quảng một thời và hiện nay như: Giáo sư, Nhà giáo nhân dân Lê Trí Viễn, Người thầy của những bậc thầy, Nhớ cụ Võ Chí Công, Nghệ nhân ưu tú xứ Quảng Nguyễn Long Bửu... Ngoài ra, thông qua Những người hay cãi, tác giả còn lý giải một số phong tục, tín ngưỡng dân gian thể hiện qua các bài viết như: Rắn trong văn hóa tâm linh, Tản mạn tín ngưỡng Ông Địa - Thần Tài, Nhớ ngày Nghĩa trủng, Tản mạn chuyện thờ cúng...
"Những người hay cãi" là những đúc kết, tâm tư, tình cảm và cả kinh nghiệm sống tràn đầy của ngòi bút tiếng tăm Vu Gia thông qua các bài viết phản ánh thói quen, lối sống, văn hóa ứng xử của người xứ Quảng. Tuy là phản ảnh nhưng tác giả không dùng những từ ngữ “đao to búa lớn”, áp đặt lối suy nghĩ của mình, mà là cách hành văn giản dị, dí dỏm và có phần khiêm tốn.
“Tôi tin, khi bạn đọc Những người hay cãi sẽ tìm thấy chút thú vị về cách sống, sức sống của con người xứ Quảng... Tôi không nghĩ là những cảm nhận, những lý giải của mình trong cuốn sách này giống với những suy nghĩ của bà con quê tôi nhưng ít ra đây cũng là những hiểu biết của tôi – của người con xứ “chưa mưa đà thấm”, ông nói.
"Những người hay cãi" do Nhà xuất bản Đà Nẵng ấn hành vào đầu tháng 7. (Công An Đà Nẵng Online 4/7) Về đầu trang

Truyền thuyết về chất độc bí hiểm của người Cơ Tu để giữ làng, giữ đất


Cộng đồng người Cơ Tu sinh sống ở miền Tây các tỉnh Thừa Thiên - Huế và Quảng Nam vẫn lưu truyền về chất độc Bhơyl bí hiểm mà tương truyền người và súc vật chỉ cần chạm nhẹ vào là chết ngay tại chỗ.
Thậm chí, đến một giọt máu cũng không hề chảy. Chất độc này đã trở thành báu vật bí truyền giúp người dân trên bước đường mưu sinh, chinh phục sức mạnh tự nhiên của loài dã thú. Và, khi bản làng có giặc, chất độc bí truyền đó lại trở thành vũ khí lợi hại giết giặc, giữ đất, giữ làng.
Tương truyền, tại huyện A Lưới, các ngôi làng như A Sầu, Tà Rá, làng Đụt được người Cơ Tu lập ra những đội du kích chống giặc Pháp và sau này là giặc Mỹ. Họ tập hợp những cung thủ thiện xạ nhất làng cùng bộ cung và nhiều mũi tên tẩm chất độc Bhơyh. Đội cung thủ thường leo lên cây, đứng trên ngọn đồi hay nấp trong bụi rậm chờ giặc Pháp đi qua. Những hầm chông, những bẫy tên treo lơ lửng trên cây, đều tẩm độc Bhơyh đã giết chết nhiều quân Pháp khi hành quân lên các vùng A Lưới, Nam Đông và Tây Giang... Có lần quân Pháp mang cả đại bác lên bắn tan nát làng Tà Rá tàn sát nhiều người để mong tìm ra lời giải về chất độc Bhơyh nhưng rồi chúng phải khuất phục trước sự can đảm của dân làng.
Ngoài chất độc Bhơyh còn có chất độc Bhlih và Melangy. Chất độc Bhilh, với độc tố rất mạnh, được người Cơ Tu dùng để săn các loài thú lớn như hổ, báo. Chất Bhilh được chế từ nhựa có màu trắng của vỏ cây Bhilh. Tương truyền, đây là chất độc của những bộ tộc người Lào sống sát biên giới người Việt, qua quá trình giao thương, đồng bào Cơ Tu ở các xã sát biên giới như: Nhâm, A Đớt, A Ngo, người Cơ Tu đã học được để dùng săn thú.
Chpơơr - thứ vũ khí nhỏ bé nhưng rất lợi hại giúp người Cơ Tu tồn tại giữa núi rừng, không chỉ chế ngự những loài thú dữ, mà còn giúp người Cơ Tu đánh thắng giặc qua các cuộc chiến tranh chống xâm lược. Những huyền thoại ly kỳ gắn liền với kịch độc Chpơơr như hút hồn phóng viên bên ánh lửa bập bùng.
Theo tương truyền, loại kịch độc Chpơơr là kết tinh của cả quá trình sáng tạo của tổ tiên người Cơ Tu. Và chỉ có những người có uy tín, hoặc có tài săn bắn giỏi, được cả buôn làng tin tưởng mới được truyền lại công thức chế tạo. Không phải ai cũng có thể chế biến được kịch độc, thông thường ngoài người Cơ Tu thì tuyệt đối không ai có thể biết được bí quyết chế tác món kịch dược này.
Khi phóng viên xem một mũi tên được cất giấu trong chiếc ống lồ ô nhìn vào đầu mũi tên đã được tẩm một ít mủ đen. Trông thì đơn giản, bởi Chpơơr mà phóng viên được xem chỉ là một vết nhựa màu xỉn, nhưng công thức để chế tác loại kịch độc này là cả một sự sáng tạo kì diệu của người Cơ Tu.
Sống ở những vùng non cao, hiểm trở giữa thời thiết khắc nghiệt, từ xa xưa đồng bào Cơ Tu luôn phải đối mặt với những nguy hiểm do thú dữ tấn công. Chính vì sống giữa mối hiểm họa đang đe dọa rình rập mà người Cơ Tu đã chế tác ra những thứ vũ khí lợi hại nhằm tự vệ để duy trì cuộc sống cho buôn làng mình. (Pháp Luật & Xã Hội Online 5/7) Về đầu trang

"Scandal - Hào quang trở lại" chi mạnh tay cho 5 phút phim ở Hội An


Dù những cảnh quay về Hội An hoa lệ chỉ chiếm thời lượng 5 phút trong "Scandal: Hào quang trở lại" nhưng ê kíp sản xuất đã mất đến 4 đêm với số tiền 1,5 tỉ đồng chi những cảnh quay ở đây.
Để có được 5 phút phim ngắn ngủi nhưng lộng lẫy trên màn ảnh, Victor Vũ và ê kíp sản xuất đã tốn không ít công sức, thời gian và tiền bạc. Tổng kinh phí dành cho những cảnh quay đẹp tại đây đã lên đến gần 1,5 tỷ đồng. Hơn 200 chiếc đèn lồng được “huy động” để tạo nên không gian mờ ảo, cổ kính rất đặc trưng của Hội An. Không chỉ có thế, cảnh quay trên thuyền của Trang Nhung sử dụng gần 500 đèn hoa đăng thả trên sông để tạo hiệu ứng hình ảnh. Chính vì thế nên dù không rơi vào lễ hội nhưng Hội An vẫn đẹp lung linh, rực rỡ từ những chiếc đèn của đoàn làm phim.
Để tái hiện chân thực nhất không gian cổ xưa trong màn “xuyên không”, đoàn làm phim chăm chút cho từng diễn viên quần chúng dù họ chỉ xuất hiện thoáng qua. 200 bộ trang phục thời xưa được đặt may riêng cho các nhân vật phụ lướt qua màn ảnh. Đi cùng với đó là một số lượng quần chúng tương đương phải được chuẩn bị liên tục cho 4 đêm quay. Đây là các diễn viên “bất ngờ” mà ê kíp tuyển ngay tại khu vực Đà Nẵng và Hội An. Phần lớn là các sinh viên, học sinh tranh thủ thời gian nghỉ để tham gia làm phim cho thỏa sức tò mò cũng như muốn biết thêm về môn nghệ thuật thứ bảy.
Một điểm thú vị nữa trong những ngày quay phim tại Hội An đó là Trang Nhung phải thực hiện cảnh quay đặc biệt trên chiếc thuyền cháy. Để cảnh quay được sống động, chân thực nhất, đoàn làm phim đã mua hẳn một chiếc thuyền tại Hội An và cho... đốt thật ngay trên sông Hoài.
Với cảnh quay này, có thể thấy rõ ràng Hội An dù có đẹp mê hồn nhưng lại chẳng hề yên bình đối với nhân vật do Trang Nhung thể hiện... (Tiin.vn 4/7; 24h.com.vn 4/7; Kienthuc.net.vn 4/7; Vnexpress.net 4/7; Thanh Niên Online 4/7; An Ninh Thủ Đô 5/7, tr11) Về đầu trang

XÃ HỘI

Tiếp sức mùa thi 2014: Ấm lòng những suất cơm sĩ tử


Để chuẩn bị những suất cơm chay cho các thí sinh dự kỳ thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng năm 2014 tại trường Đại học Quảng Nam, những tình nguyện viên và các sư thầy chùa Đạo Nguyên (thành phố Tam Kỳ) đã dậy từ 3 giờ sáng. Hơn 1.000 suất cơm chay đã đến tay các thí sinh sau khi các em kết thúc môn thi đầu tiên của ngày 4/7.
Sư thầy Thích Viên Phước - Trưởng Ban Thanh thiếu nhi Phật tử tỉnh Quảng Nam cho biết: Đây là năm thứ 4 chùa Đạo Nguyên làm cơm chay phục vụ thí sinh tham dự kỳ thi Đại học, Cao đẳng nhằm chia sẻ những khó khăn của các em, nhất là thí sinh ở các huyện miền núi phải vượt quãng đường hàng trăm cây số. Năm nay nhà chùa sẽ làm khoảng 4.000 suất cơm chay miễn phí cho các em.
Để nấu 1.000 suất cơm trong một buổi sáng rất vất vả, ngoài các sư thầy còn có hơn 100 tình nguyện viên tham gia. Các bạn chia thành những nhóm nhỏ để nhặt rau, nấu cơm, làm nước chấm… Các món ăn được nấu cẩn thận để đảm bảo sức khỏe cho các thí sinh .
Khi buổi thi đầu tiên kết thúc, các bạn tình nguyện viên đã đứng đợi sẵn ở cổng trường để mời các thí sinh tới bàn nhận cơm. Thí sinh Bríu Tào (xã Gari, huyện Tây Giang) chia sẻ: "Một mình em bắt xe xuống thành phố để thi, nhận được suất cơm trưa của các anh chị tình nguyện viên, em rất cảm động, như nguồn động viên để buổi chiều làm bài thi tốt hơn". (TTXVN 4/7; Dangcongsan.vn 4/7) Về đầu trang

Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 317.86 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương