BÁo cáo tổng quan báo chí (Tin Quảng Nam ngày 05 tháng 05 năm 2014)


Cổ Vật Kỳ Duyên - Kỳ 4: Giải cứu súng thần công Nghĩa hội



tải về 352.15 Kb.
trang6/7
Chuyển đổi dữ liệu28.05.2018
Kích352.15 Kb.
#39110
1   2   3   4   5   6   7

Cổ Vật Kỳ Duyên - Kỳ 4: Giải cứu súng thần công Nghĩa hội


Dòng chữ khắc quanh khẩu thần công hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng thành phố Tam Kỳ cho biết, Võ công tướng quân - tên khẩu súng thần công Nghĩa hội được đúc từ năm Minh Mạng thứ 3 (1822).
“Tướng quân” này xếp ở vị thứ 92 trong tổng số 300 khẩu súng thần công đúc cùng đợt, và được Nghĩa hội Quảng Nam sử dụng trong giai đoạn hưởng ứng chiếu Cần Vương kháng Pháp. Vậy mà cổ vật nặng 130 kg, dài 1,8 m có niên đại hơn 190 năm kia suýt bị xẻ thành từng mảnh.
Chuyện xảy ra khoảng 20 năm trước. Ông Thái Văn Sử (trú huyện Phú Ninh) tìm thấy súng đồng khi rà phế liệu tại khu vực đội 2 Hợp tác xã số 3 Tam Dân. Lúc Công an vào cuộc điều tra, ông Sử đã kịp bán cho bà Nguyễn Thị Thắng (cũng ở Tam Dân). Hồ sơ vụ việc ghi rõ: Bà Thắng cứ quanh co chối cãi nhằm cố tình biển thủ súng đồng. Lời khai mơ hồ đã khiến ban chuyên án tung trinh sát đến TP.HCM, Huế, Quảng Ngãi rồi vòng về Quảng Nam, các nơi mà bà Thắng liệt kê. Gần 1 tháng sau, Công an mới lật tẩy được trò gian dối, buộc đương sự chỉ ra nơi cất giấu vật chứng.
Chuyên án thành công, cổ vật được bảo toàn nhưng gây tốn kém lớn khi phải điều tra kéo dài. Súng bị bán đồng nát 3,4 triệu đồng, ngốn của lực lượng trinh sát đến 19 triệu đồng - số tiền không nhỏ vào năm 1995. Dẫn phóng viên đi xem cổ vật, ông Phan Xuân Anh - Phòng Nghiệp vụ Bảo tàng Tam Kỳ khoe rằng, khẩu thần công quý hiếm đã gây chú ý cho nhân dân trong vùng suốt 10 năm liền từ 1995-2005.
Võ công tướng quân là khẩu thần công bằng chất liệu đồng duy nhất được tìm thấy tại Quảng Nam. Trong khi đó, một khẩu khác hiện lưu giữ tại Trung tâm VH-TT Quế Sơn cũng bằng đồng và được cho là đúc từ “thời nhà Nguyễn”, nhưng lai lịch chưa rõ ràng. Hiện vật này do một người rà phế liệu tên Văn Phú Lưu phát hiện ở địa bàn xã Quế Hiệp, rất may sau đó ngành chức năng kịp thu giữ. (Thanh Niên 1/5, tr14) Về đầu trang

Cổ vật Kỳ Duyên - Kỳ 3: Vết chém trên tượng Bắc đế


Trước khi Ban Quản lý di tích và dịch vụ du lịch Hội An khởi động các đợt sưu tầm và kiểm kê di tích (tháng 2/1986), một người vô gia cư đã chiếm chùa Cầu để trú ngụ.
Trong một dịp tổ chức Hội thảo khoa học cấp Quốc gia tại Hội An, nhiều nhà khoa học tiếp cận chùa Cầu để khảo sát nhưng khi gõ cửa miếu thì bị người vô gia cư kia xách dao… dọa chém. Lúc ông ấy chết (khoảng tháng 6/1986), chuyên viên bảo tồn mới tiếp cận được khu vực miếu thờ bên trong. Đấy là giai đoạn đô thị cổ Hội An được gọi với cái tên “thị xã dưỡng già” và gần như bị quên lãng từ sau năm 1975, cho tới khi kiểm kê di tích. Chính từ các đợt trùng tu tôn tạo đó, duyên may đã đến với các hiện vật quý trước khi bị hủy hoại.
Tham gia nghiên cứu trùng tu chùa Cầu trong quãng thời gian này, ông Nguyễn Đức Minh - nguyên Phó Giám đốc Trung tâm quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An nhớ lại khung cảnh lộn xộn với các vật dụng lăn lóc khi tiếp cận khu vực miếu thờ. Chiếm dụng trái phép chùa Cầu để trú ngụ, người vô gia cư kia thường dùng rựa cùn chẻ củi để sưởi ấm, và tượng Bắc đế trấn võ suýt lâm nạn. “Có lẽ ông ấy đã chẻ nhiều thứ để đốt rồi. Riêng pho tượng này làm bằng gỗ lim nên quá cứng, không chẻ được. Rất may là ông ta không quẳng vào bếp, nhưng bây giờ vết chém vẫn hằn chi chít”, ông Minh kể.
Người dân địa phương quen gọi biểu tượng của Di sản văn hóa thế giới Hội An là chùa Cầu vì bên trên cầu có dựng ngôi miếu thờ đức Huyền Thiên đại đế (hay Bắc đế trấn võ), vị thần trấn ngự tại núi Nhạc theo tín ngưỡng của người Hoa. Trong miếu thờ ấy, từ lâu có bức tượng gỗ linh thiêng. Xét về niên đại, các nhà nghiên cứu phỏng đoán phần cầu xây dựng khoảng cuối thế kỷ 16 - đầu thế kỷ 17, còn phần chùa (miếu) bên trên xây sau đó khoảng 100 năm.
Chùa Cầu đã trải qua ít nhất 4 lần trùng tu kể từ năm 1817, hết 3 lần diễn ra dưới thời nhà Nguyễn. Vậy nên niên đại pho tượng gỗ Bắc đế đã ngót vài trăm năm, nhưng không chỉ có giá trị về thời gian mà còn được các nhà nghiên cứu ghi nhận về cách thức tạc tượng đặc biệt, khác lạ. Trên hai cánh cửa gian thờ giữa (thờ Bắc đế) có họa tiết chạm nổi sư tử và chiếc quạt. Những họa tiết này, cùng với bức tượng Bắc đế, được nhà nghiên cứu Vũ Trung Lương (nguyên Viện trưởng Viện Mỹ thuật, Bộ VH-TT&DL) đánh giá “phảng phất phần nào phong cách nghệ thuật Nhật Bản”. Trong khi đó, nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Hinh (Viện Khảo cổ học), người trực tiếp cùng ông Nguyễn Đức Minh đo đạc bức tượng gỗ, nhận thấy nhiều chi tiết khác với quy chuẩn tạc tượng của người Việt.
Trên cây cầu mang phong cách Nhật lại có tượng thờ theo tín ngưỡng của người Hoa, cùng với duyên may thoát khỏi ngọn lửa của kẻ vô gia cư càng khiến bức tượng gỗ Bắc đế thêm “lạ”. Giờ đây, du khách đến tham quan chùa Cầu chỉ được chiêm ngưỡng bức tượng gỗ Bắc đế thờ nơi miếu do nghệ nhân Huỳnh Ry của làng mộc danh tiếng Kim Bồng tạc lại. Còn tượng gốc đã thỉnh về trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử văn hóa Hội An, với “thương tích” dưới chân và nhiều vết chém không thể nào xóa được. (Thanh Niên 30/4, tr14+15) Về đầu trang

Không gian nhà Việt Nam là bảo tàng kiến trúc nhà cổ lớn nhất nước


Đại diện Công ty Cổ phần nhà Việt Nam (Vinahouse) vừa cho biết, Không gian nhà Việt Nam tại xã Điện Minh, huyện Điện Bàn đã được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (Vietkings) công nhận là “Bảo tàng kiến trúc nhà cổ lớn nhất Việt Nam”.
Trước đó, UBND tỉnh cũng ra quyết định công nhận Không gian nhà Việt Nam (VinaSpace) là bảo tàng kiến trúc nhà cổ Việt và giao ông Lê Văn Vĩnh - Giám đốc Vinahouse làm Giám đốc Bảo tàng, có chức năng nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản hiện vật... dưới sự hướng dẫn hoạt động nghiệp vụ của Sở VH-TT-DL.
Hoàn thành công trình từ ngày 12/12/2012, Không gian nhà Việt Nam là quần thể kiến trúc gồm 18 nếp nhà cổ xưa độc đáo của người Việt và 15 công trình nhà gỗ từ Bắc, Trung, Nam... trong không gian rộng hơn 11.000 m2.
Tại đây, nhiều công trình tiêu biểu được Vinahouse phục dựng nguyên vẹn như: Mẫu nhà duy nhất sưu tầm theo mẫu nhà Kim Bồng, nhà tam gian tứ hạ 200 năm tuổi có số cột nhiều nhất Quảng Nam (108 cây cột), nhà chờ thuyền, nhà tranh tre 1 gian 2 chái, khu nhà sàn Cơtu; nhà vọng nguyệt bát giác, nhà lục giác, nhà bát giác cung đình Huế; nhà nhất gian tứ hạ Quảng Trị, nhà rường 1 gian 2 chái Quảng Bình, nhà lá mái Bình Định, nhà tứ giác và lục giác Nam bộ, nhà bát giác và nhà 3 gian 2 chái Bắc bộ... (Thanh Niên 1/5, tr15; Lao Động 5/5, tr5) Về đầu trang

Đại Lộc: Khánh thành đền thờ liệt sĩ hy sinh trong chiến dịch Thượng Đức


Ngày 4/5, tại chùa Hà Tân, xã Đại Lãnh, Trung tướng Phạm Xuân Thệ - Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, nguyên Tư lệnh Quân khu 1, nguyên Sư trưởng Sư đoàn 304 - Quân đoàn 2 và Hội Cựu chiến binh Sư đoàn 304 đã tổ chức lễ lạc thành đền thờ, an vị và cầu siêu cho gần 1.000 liệt sĩ hy sinh trong chiến dịch Thượng Đức cách đây 40 năm (1974 - 2014).
Theo Trung tướng Thệ, việc xây dựng đền thờ đã làm ấm lòng vong linh các chiến sĩ hy sinh trong chiến dịch Thượng Đức cách đây 40 năm với những trận đánh ác liệt, giải phóng quận lỵ Thượng Đức - một căn cứ quân sự lớn của địch ở miền Nam, là tiền đồn bảo vệ khu liên hợp quân sự Đà Nẵng. (Công An Đà Nẵng Online 5/5; Cổng Thông tin điện tử Quảng Nam 5/5) Về đầu trang

Nhà lưu niệm “Bác Hồ với Quảng Nam – Quảng Nam với Bác Hồ”


Nhà lưu niệm “Bác Hồ với Quảng Nam – Quảng Nam với Bác Hồ” trưng bày nhiều bài viết, hình ảnh, tư liệu quý liên quan tới người dân Quảng Nam với Bác Hồ. Đây là công trình thứ ba do vợ chồng ông Võ Như Thông (ở huyện Bắc Trà My) thực hiện. Hai công trình trước là nhà tưởng niệm và tượng Bác Hồ.
Ông Thông cho biết, toàn bộ công trình có tổng giá trị xây dựng và mua sắm hơn 500 triệu đồng, được dành dụm từ tiền lương hưu của hai vợ chồng. Từ ngày khánh thành công trình đến nay, đã có hàng nghìn lượt khách đến tham quan. (Thời Báo Ngân Hàng 2/5, tr11) Về đầu trang

MÔI TRƯỜNG

Quế Sơn: Phạt doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường


Ngày 29/4, UBND tỉnh quyết định xử phạt vi phạm hành chính 140 triệu đồng đối với Công ty Cổ phần Fococev Quảng Nam (đóng tại xã Quế Cường) do không thực hiện đúng nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung đã được UBND tỉnh phê duyệt.
Cụ thể, Công ty này chưa phun chế phẩm EM xử lý vỏ lụa để giảm thiểu mùi hôi tại khu vực sản xuất.
Đồng thời, UBND tỉnh yêu cầu Công ty Fococev Quảng Nam chấm dứt ngay hành vi vi phạm và phun chế phẩm EM xử lý vỏ lụa để giảm thiểu mùi hôi tại khu vực sản xuất theo đúng quy định và báo cáo kết quả khắc phục trước ngày 15/5. (Công An Đà Nẵng Online 30/4) Về đầu trang

XÃ HỘI

Lãnh đạo tỉnh dâng hương tại Nghĩa trang liệt sĩ thành phố Tam Kỳ


Nhân kỷ niệm 39 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, sáng 29/4, lãnh đạo, quân và dân tỉnh đã đến dâng hương tại Nghĩa trang liệt sĩ thành phố Tam Kỳ
Đây là một hoạt động truyền thống của lãnh đạo và nhân dân Quảng Nam trong các ngày lễ trọng đại. Qua đó thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta, đời đời ghi nhớ công lao của các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống để bảo vệ bình yên cho Tổ quốc. (Cổng Thông tin điện tử Quảng Nam 29/4) Về đầu trang

Hỗ trợ phụ nữ nâng cao năng lực chăm sóc trẻ và tự phát triển bản thân


Dự án “Kế hoạch nâng cao năng lực chăm sóc trẻ em cho phụ nữ khu vực Nam Trung Bộ Việt Nam”, do Đại học Chung Ang-Hàn Quốc tài trợ, với tổng vốn gần 27 nghìn USD vừa được UBND tỉnh đồng ý tiếp nhận.

Dự án sẽ được triển khai thực hiện tại thành phố Tam Kỳ và huyện Thăng Bình, trong thời gian dự kiến từ tháng 4-11. Thông qua Dự án nhằm hỗ trợ phụ nữ nâng cao năng lực chăm sóc trẻ và tự phát triển bản thân.


UBND tỉnh yêu cầu Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh (chủ Dự án) phối hợp với nhà tài trợ, các cơ quan, địa phương liên quan lập kế hoạch triển khai chi tiết dự án; đảm bảo thực hiện theo đúng các quy định của Nhà nước về tiếp nhận, quản lý và sử dụng nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài; ghi thu, ghi chi qua ngân sách Nhà nước; đồng thời thực hiện việc báo cáo kết quả viện trợ cho UBND tỉnh và các ngành chức năng liên quan của tỉnh theo quy định. (Cổng Thông tin điện tử Quảng Nam 29/4) Về đầu trang

Gò Nổi - Vùng đất địa linh nhân kiệt


Gò Nổi được biết đến là vùng địa linh nhân kiệt của đất Quảng Nam, gồm 3 xã cù lao Điện Trung, Điện Phong, Điện Quang, thuộc huyện Điện Bàn.
Trên một diện tích không rộng lớn nhưng dày đặc những tên người, tên đất in đậm dấu tích lịch sử - văn hóa. Nói đây là vùng địa linh nhân kiệt bởi nơi vùng đất cù lao nắng gió này đã sinh ra rất nhiều vị danh nhân, trong đó số người được đặt tên đường (mà tác giả biết) đã hơn con số 15. Lịch sử Quảng Nam - Đà Nẵng và lịch sử đấu tranh cách mạng Khu V cũng dành một phần không nhỏ để nói về Gò Nổi.
Gò Nổi là vùng được bao bọc bởi 3 con sông Thu Bồn, Chiêm Sơn và Bến Giá; cũng là nơi bắt đầu của sông Vĩnh Điện và sông Bà Rén nên bão lũ thường đe doạ, làm thiệt hại và gây nhiều khó khăn đến đời sống. Tuy nhiên, ở vùng đất có nghề truyền thống trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa, trồng bông, dệt vải và nghề sản xuất đường bát nổi tiếng một thời này người dân vẫn có nghị lực phi thường để vượt qua hững hà khắc của thiên nhiên mà không ngừng vươn lên phát triển.
Không có con số thống kê cụ thể nhưng điều có thể dễ thấy là hiền tài đất Quảng Nam qua bao đời thì Điện Bàn chiếm phần lớn, nhưng nhiều nhất vẫn là vùng Gò Nổi.
Là chiến trường xưa, Gò Nổi còn ghi bao chiến công của quân và dân Quảng Nam thắng giặc xâm lăng; là hành lang và là chiếc nôi của cách mạng Khu V, nơi in bao dấu tích bi hùng của những vụ thảm sát: Kho Muối, Lò Gạch Trừng Giang mà giờ đây đã được công nhận di tích lịch sử - văn hóa. Người dân đất Quảng vẫn truyền tụng câu ca: “Nhất Củ Chi - Nhì Gò Nổi” để nói lên mức độ ác liệt của chiến tranh và phẩm chất anh hùng của những người con quyết “một tấc không đi, một li không rời”… (ICTPress.vn 5/5) Về đầu trang

Nông Sơn: Nửa thế ký sau trận “đại hồng thủy”: Dân chủ động ứng phó với lũ


Nhắc đến “lụt năm Thìn”, những người thuộc thế hệ trước ở xã Quế Phước vẫn chưa hết rùng mình, bởi đây là trận lũ “lịch sử của lịch sử”, làm thay đổi số phận của hàng trăm gia đình, hàng ngàn con người và trở thành nỗi ám ảnh với những người còn sống.
Cho đến nay, dù đã 50 năm trôi qua nhưng trong tâm thức những người dân ít ỏi thoát chết ở vùng lũ rốn, nó như chỉ mới xảy ra hôm qua…
50 cái giỗ lụt đã trôi qua, trong đó rất nhiều năm, người chết lụt không được giỗ vì người sống phải… chạy lụt. Trải qua bao biến cố, những người dân thôn Đông An bây giờ đã biết cách sống chung với lũ, chủ động ứng phó với nhiều tình huống xấu nhất của thiên tai…
Theo ông Phạm Nhị - Trưởng thôn Đông An, xã Quế Phước, mỗi buổi chiều, sau thời gian làm đồng, hình ảnh những người cha, người anh ra sông Thu Bồn, hướng dẫn con nít tập bơi đã trở nên quen thuộc. Chẳng một ai trong số họ muốn tập bơi để… bơi trong lũ, nhưng sống ở nơi thiên tai luôn cận kề thì việc “phòng” hơn “chống” luôn là việc đương nhiên. (Đời Sống & Pháp Luật 30/4, tr11) Về đầu trang

Quỹ hỗ trợ Ong Vàng: “Phượt” bằng con tim yêu thương


Quỹ hỗ trợ Ong Vàng (trụ sở chính tại Hội An) được thành lập và duy trì hoạt động hơn 2 năm qua với những thành viên trẻ ở Quảng Nam - Đà Nẵng. Nhiều Chương trình từ thiện kết hợp với những chuyến đi khám phá đã thành nhịp cầu nối những tâm hồn đồng điệu với sự sẻ chia, chung tay trên con đường thiện nguyện.
Trưởng nhóm từ thiện Huỳnh Đắc Thanh (vốn là hướng dẫn viên du lịch) chia sẻ: “Ban đầu nhóm chỉ chừng vài chục anh em cùng chung sở thích đi “phượt”. Những chuyến đi về vùng miền núi Quảng Nam, hay những vùng sâu, vùng xa, chứng kiến nhiều số phận khốn khó, những vùng đất mà chiếc áo ấm, bữa cơm đầy đủ thịt cá dường như là điều quá xa vời với con trẻ. Ban đầu chúng tôi chỉ có thể gom góp từ những đồng tiền ít ỏi của mỗi thành viên để sẻ chia với những vùng đất đã qua. Càng đi nhiều, càng thấy nhiều nơi khó khăn. Thế là chúng tôi cùng nhau đứng ra kêu gọi những người quen, tổ chức các chương trình ca nhạc từ thiện, các hoạt động gây quỹ để có thể sẻ chia nhiều hơn nữa”.
Tại những vùng miền đã đi đến và sẻ chia, các thành viên trong nhóm, tùy theo khả năng của mình mà đóng góp công sức. Đến những xã vùng cao, bên cạnh Chương trình trao quà, nhu yếu phẩm cho đồng bào, các bạn lại tự dàn dựng, biểu diễn ca nhạc, diễn xiếc, biểu diễn thời trang, tổ chức cắt tóc cho các em học sinh…
Được biết, nhóm đang tổ chức và duy trì hoạt động định kỳ là Chương trình “Bữa sáng tình thương” tổ chức mỗi tháng 4 lần, tại các địa điểm là Trại trẻ mồ côi Cahor; Trung tâm Hội Chữ thập đỏ; Trung tâm Bảo trợ xã hội (Hội An); Bệnh viện huyện Điện Bàn và Bệnh viện Đa khoa tại Tam Kỳ. (Văn Hóa 30/4, tr26+27) Về đầu trang

Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 352.15 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương