BÁo cáo tổng kếT ĐỀ ÁN “HỖ trợ phụ NỮ HỌc nghề, TẠo việc làm giai đOẠN 2010-2015”. Phần thứ nhất



tải về 64.4 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích64.4 Kb.
#17702


HỘI LHPN TỈNH QUẢNG BÌNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

BAN THƯỜNG VỤ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Số: 383 /BC-BTV Quảng Bình, ngày 14 tháng 8 năm 2015



BÁO CÁO

TỔNG KẾT ĐỀ ÁN “HỖ TRỢ PHỤ NỮ HỌC NGHỀ, TẠO VIỆC LÀM GIAI ĐOẠN 2010-2015”.




Phần thứ nhất

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN 5 NĂM 2010-2015.

I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN.

1. Công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện Đề án.

Thực hiện Quyết định số: 295/QĐ-TTg ngày 26 tháng 02 năm 2010 của Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010-2015" và Hướng dẫn số: 21/HD-ĐCT ngày 29 tháng 7 năm 2010 của Đoàn Chủ Tịch TW Hội LHPN Việt Nam về Hướng dẫn triển khai thực hiện đề án Đề án "Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010-2015", Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh đã phối hợp với Sở Nội vụ, trình UBND tỉnh ra quyết định thành lập BCĐ thực hiện Đề án 295 của tỉnh lồng ghép với 02 Đề án “Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” và Đề án “Giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi dạy con tốt” gọi chung là Ban chỉ đạo thực hiện các Đề án về Phụ nữ tỉnh Quảng Bình do đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng Ban chỉ đạo, đồng chí Chủ tịch Hội LHPN tỉnh làm Phó Ban thường trực Ban chỉ đạo và 02 phó Ban là lãnh đạo sở Lao động- Thương binh và Xã hội (chủ trì Đề án 295) và Sở Y tế (chủ trì Đề án 704).

Tổ chức triển khai Đề án 295 được lồng ghép với Đề án 1956 QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ Tướng Chính phủ về '' Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020", Quyết định số 195/QĐ-UBND ngày 26/01/2011 của UBND tỉnh Quảng Bình " Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Bình đến năm 2020'' và kế hoạch triển khai thực hiện Đề án số 2828/QĐ-UBND ngày 31/10/2011 của UBND tỉnh Quảng Bình.

Hàng năm, Hội LHPN tỉnh chủ động tham mưu cho BCĐ xây dựng kế hoạch hoạt động và dự trù kinh phí trình UBND tỉnh phê duyệt; phối hợp với các ngành, đoàn thể liên quan triển khai Đề án 295 trên địa bàn tỉnh.

7/7 huyện, thành phố đã thành lập được Ban chỉ đạo thực hiện các Đề án do đồng chí Phó chủ tịch UBND huyện làm trưởng ban. BCĐ các huyện đã xây dựng và ban hành quy chế hoạt động; Kế hoạch tổng thể đến năm 2015 và kế hoạch hoạt động hàng năm; dự trù kinh phí hoạt động hàng năm gửi các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Chỉ đạo các cấp Hội phối hợp chặt chẽ có hiệu quả với chính quyền địa phương trong viÖc ®Þnh h­íng tổ chức x©y dùng ngµnh nghÒ ®µo t¹o theo thùc tÕ, nhu cÇu cña ng­êi häc nghÒ và kế hoạch, quy hoạch ph¸t triÓn nghÒ cña ®Þa ph­¬ng. Đång thêi, phối hợp với các cơ sở sử dụng lao động và cơ sở bao tiêu sản phẩm, các cơ sở tổ chức sản xuất và kinh doanh, các nhà hàng, khách sạn…. tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất cho học viên thực hành nâng cao tay nghề, bao tiêu sản phẩm trong quá trình học tập cũng như tiếp nhận lao động vào làm việc sau khi kết thúc khóa học.



2. Kết quả thực hiện các hoạt động.

2.1. Hoạt động tuyên tuyền, tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nữ.

Hội LHPN tỉnh chủ trì, tổ chức triển khai các nội dung của Đề án 295 “Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010-2015” cho cán bộ chuyên trách Hội LHPN tỉnh và 7 huyện/thành phố.

Các cấp Hội Phụ nữ tổ chức tuyên truyền, vận động lao động nông thôn, đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi tham gia học nghề thông qua đề án 295 và 1956 của Thủ tướng Chính phủ. Đưa chỉ tiêu, vận động học nghề và giới thiệu việc làm vào chỉ tiêu thi đua của phong trào phụ nữ và hoạt động Hội các cấp.

Thông qua các chương trình tập huấn, sinh hoạt chi, tổ, qua các phương tiện thông tin đại chúng như: Đài truyền hình, Báo Quảng Bình và các báo TW, Thông tin Bình đẳng giới, chương trình truyền thanh tại các xã, phường Hội đã lồng ghép tuyên truyền về dạy nghề, học nghề theo đề án 295 và 1956 của Chính phủ nhằm cung cấp thông tin kịp thời cho người lao động về chính sách hoạt động dạy nghề, học nghề.

Hoạt động tư vấn việc làm là một trong những vấn đề được các cấp Hội phụ nữ quan tâm đặt ra hàng đầu, là mục tiêu của việc quyết định mở lớp dạy nghề, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của địa phương, vùng nguyên liệu sẳn có. Nhu cầu và khả năng, trình độ của học viên sau học nghề có thể tìm, tạo được việc làm, có thu nhập và cải thiện được đời sống. Trong quá trình đào tạo đã định hướng, tư vấn việc làm, cách thức và con đường để thực hành nghề và làm nghề. Hội LHPN tỉnh luôn gắn hoạt động đầu ra, kết nối với các cơ sở, các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm cho học viên sau học nghề. Kết nối với các cơ sở, các Trạm, trại cung ứng nguyên liệu, con giống, cây giống; thuốc thú y để phục vụ sản xuất và chăn nuôi.

Kết quả, trong 5 năm đã tuyên truyền Đề án 295 tại 90 điểm cho hơn 19.000 lượt chị em phụ nữ trong độ tuổi lao động. Đặc biệt từ nguồn kinh phí đề án 295 Hội LHPN tỉnh được đầu tư làm điểm công tác khảo sát tư vấn học nghề tại 10 xã điểm trong năm 2011 đã chuyển tải các nội dung chi tiết của đề án đến các đồng chí lãnh đạo Đảng, chính quyền các xã để nâng cao nhận thức và từ đó phối hợp tổ chức tốt hoạt động dạy nghề và tạo việc làm cho lao động nữ trên địa bàn các địa phương.



2.2. Hoạt động điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu học nghề của lao động nữ.

Các cấp Hội phụ nữ trong toàn tỉnh luôn quan tâm công tác điều tra, khảo sát và nắm bắt nhu cầu học nghề của chị em phụ nữ để có cơ sở xây dựng kế hoạch đào tạo hàng năm, nghề đào tạo, số lượng học viên, thời gian, địa điểm học, kinh phí cho một lớp/số lượng học viên. Tình hình việc làm và bao tiêu sản phẩm sau đào tạo. Công tác khảo sát được thực hiện ngay từ đầu năm và được xem là một nhiệm vụ quan trọng để triển khai hoạt động dạy nghề và tạo việc làm. Nắm vững về tình hình kinh tế xã hội của địa phương trong năm cũ và kế hoạch phát triển kinh tế trong năm tiếp theo, nắm vững số lao động trong độ tuổi chưa qua học nghề, nhu cầu phát triển ngành nghề của địa phương, vùng nguyên liệu phục vụ cho sản xuất, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm để xây dựng mục tiêu chương trình, địa bàn và ngành nghề đào tạo. Trong 5 năm đã tổ chức 25 cuộc khảo sát từ cấp huyện đến cơ sở với trên 120 địa bàn.



2.3. Hoạt động tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề.

Hội LHPN tỉnh có 01 Trung tâm dạy nghề. Cơ sở đào tạo của Trung tâm có 10 phòng vừa học lý thuyết, phòng làm việc và phòng thực hành. Trong 5 năm từ chương trình của Đề án 1956 Trung tâm đã được đầu tư 720 triệu đồng cho việc mua thiết bị dạy nghề tin học, thiết bị dạy nghề chế biến món ăn. Năm 2012 đã cải tiến sửa chữa phòng đào tạo nghề tóc, xây dựng mới nhà dạy chế biến món ăn, mua sắm trang cấp thêm thiết bị, dụng cụ dạy nghề, thiết bị làm việc cho cán bộ. (Từ Đề án 295 Trung tâm chưa có nguồn đầu tư về trang thiết bị dạy nghề và cơ sở vật chất).



2.4. Hoạt động phát triển chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề.

Hội LHPN tỉnh đăng ký và tổ chức đào tạo các nghề như: Thêu ren, may dân dụng và công nghiệp, chế biến thủy sản, chế biến món ăn, kỹ thuật làm nón, chăn nuôi thú y, kỹ thuật nuôi cá nước ngọt, kỹ thuật chăn nuôi gia súc gia cầm, kỹ thuật làm chổi, kỹ thuật làm bánh và các sản phẩm lên men, kỹ thuật làm tóc và chăm sóc sắc đẹp, trồng và chăm sóc khai thác cao su, kỹ năng giúp việc gia đình...

Căn cứ tình hình thực tiễn, nhằm thực hiện tốt chương trình đào tạo, Ban Thường vụ Hội đã chỉ đạo Trung tâm dạy nghề Hội LHPN tỉnh chủ động xây dựng kế hoạch, thành lập hội đồng để chỉnh lý, biên soạn chương trình, giáo trình phù hợp với mục tiêu đào tạo và trình độ của người học. Hợp tác với các đơn vị, các trường, các doanh nghiệp, nghệ nhân và thợ lành nghề tham gia biên soạn 03 bộ giáo trình: Giáo trình làm nón, giáo trình thêu trên nón, giáo trình chế biến món ăn. Chỉnh sửa chương trình giáo trình nghề lễ tân và Quản lí nhà hàng đảm bảo cho việc dạy nghề trong tình hình mới. Đến nay, đã hoàn thành 04 bộ giáo trình đảm bảo chất lượng cao.

Việc biện soạn, chỉnh sửa giáo trình được triển khai thực hiện nghiệm túc, đảm bảo quy trình. Các nội dung được sàng lọc và mang tính khoa học, thực tiễn cao, phù hợp với vùng miền và người học. Trong quá trình biên soạn, mỗi chương, bài, mô đun khi đơn vị phối hợp bàn giao Hội gửi tham khảo ý kiến của các chuyên gia, nghệ nhân, giảng viên và thợ lành nghề để đóng góp ý kiến, bổ sung hoàn thiện giáo trình. Sau quá trình tham khảo ý kiến, tiến hành chỉnh sửa, bổ sung và tổ chức nghiệm thu giáo trình, thanh lý hợp đồng biên soạn với các đơn vị phối hợp. Các đơn vị phối hợp thực hiện biên soạn giáo trình làm việc nghiêm túc, có trách nhiệm, các chuyên gia, nghệ nhân, giảng viên, thợ lành nghề tích cực đóng góp ý kiến trong quá trình biên soạn.



2.5. Hoạt động phát triển đội ngũ giáo viên, người dạy nghề.

Trung tâm dạy nghề Hội LHPN tỉnh Quảng Bình được thành lập ngày 31 tháng 3 năm 2009; Trung tâm được tỉnh giao 7 biên chế ban đầu, đến nay Trung tâm có 15 cán bộ quản lí và giáo viên trong đó có 09 biên chế và hợp đồng 68. Đội ngũ giáo viên của Trung tâm đều có trình độ trung cấp trở lên. Ngoài 10 giáo viên cơ hữu được hợp đồng tại Trung tâm, có thêm 20 giáo viên là kỹ sư, cán bộ kỹ thuật, thợ lành nghề... được hợp đồng giảng dạy theo chương trình đào tạo. 100% cán bộ quản lí và giáo viên được bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm nghề; 10 giáo viên là thợ lành nghề được đào tạo nghiệp vụ giảng dạy, 02 cán bộ được tập huấn công tác quản lí dạy nghề, 03 đồng chí tập huấn kiểm định chất lượng dạy nghề. Trung tâm luôn chú trọng công tác nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên, có 02 đồng chí học cao học chuyên ngành quản lí giáo dục, 04 cán bộ học thêm Trung cấp nghề chế biến món ăn, từng bước đáp ứng yêu cầu làm việc của đội ngũ cán bộ Trung tâm trong giai đoạn mới. Công tác tổ chức giảng dạy được bố trí hợp lý, phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương và trình độ của người học nghề. Thời gian giảng dạy giữa lý thuyết và thực hành được bổ sung, điều chỉnh kịp thời, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo cho các nghề học. Trong quá trình dạy học thường xuyên định hướng và yêu cầu để giáo viên và cán bộ quản lý từng bước, nghiên cứu đưa các phương pháp phù hợp về lý thuyết và thực hành nhằm nâng cao chất lượng bài dạy.



2.6. Hoạt động hỗ trợ lao động nữ học nghề.

Được sự hỗ trợ nguồn kinh phí từ 295, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của TW Hội, UBND tỉnh, Hội LHPN tỉnh chỉ đạo, tổ chức thực hiện đạt một số kết quả cụ thể:

Với 16 nghề được cấp phép đào tạo trong 2 lĩnh vực Nông nghiệp và phi nông nghiệp, trong đó:

Nghề phi nông nghiệp có các nghề: Chế biến món ăn, Kỹ thuật làm bánh và sản phẩm lên men, Thêu ren, Bán hàng – Maketing, Thiết kế tạo mẫu tóc, Dịch cụ chắm sóc gia đình, Tin học văn phòng, Kỷ thuật làm nón, Kỷ thuật làm chổi, Chăm sóc sắc đẹp, May công nghiệp.

Nghề nông nghiệp gồm có: Chế biến thủy sản, Nuôi và phòng trị bệnh cho lợn, Nuôi và phòng trị bệnh cho gia cầm, Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt, Trồng, chăm sóc và khai thác mủ cao su.

Kết quả số lao động nữ được đào tạo nghề theo Đề án 295 trong 5 năm là 35 lớp gồm 1042 người. Trong đó nghề nông nghiệp là 427 người và nghề phi nông nghiệp là 615 người. Lao động được hưởng chính sách ưu đãi người có công với Cách mạng là 01 người, lao động thuộc hộ nghèo là 316 người, người khuyết tật là 04 người, lao động bị thu hồi đất là 188 người, các đối tượng khác là 563 người. Trình độ đào tạo thường xuyên là 336 người, sơ cấp là 523 người. Tổng số người có việc làm sau học nghề là 942 người, được doanh nghiệp tuyển dụng 57 người, tự tạo việc làm là 499 người, số lao động nữ tham gia hợp tác xã, tổ hợp tác là 386 người.

Từ công tác xây dựng nghề đúng với thực tế địa phương, công tác khảo sát, chiêu sinh chặt chẽ và kết nối đầu ra sau học nghề phù hợp vì vậy sau đào tạo có 80% học viên có việc làm, góp phần giúp chị em có tay nghề, tạo được việc làm, mang lại thu nhập ổn định và cải thiện được cuộc sống.

Cùng với chương trình dạy nghề của Chính phủ, Hội LHPN tỉnh đã phối hợp với một số dự án: Dự án Phát triển Du lịch bền vững Tiểu vùng Mê Kông, dự án Giảm nghèo, Trung tâm khuyến nông, Chương trình 135 của Ban Dân tộc, chương trình nâng cao năng lực cho cán bộ cơ sở của Sở Nội vụ, tổ chức đào tạo nghề, tập huấn chuyển giao KHKT, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác Hội và lao động nông thôn. Phối hợp với dự án GIZ tại Quảng Bình tổ chức tập huấn và thành lập 44 nhóm Nông dân sản xuất với 541 thành viên tại 25 thôn của 05 xã Vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng. Hợp tác thỏa thuận về đào tạo nghề với Công ty L’OREAL Việt Nam tổ chức 4 khóa đào tạo gồm 135 học viên làm tóc, miễn phí với thời gian 6 tháng/khóa cho lao động nữ có hoàn cảnh khó khăn.

Các cấp Hội phối hợp với các Trung tâm dạy nghề của huyện, tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức, Dự án trong và ngoài nước, đã tổ chức 352 lớp dạy nghề cho 12.808 chị; phối hợp với Ngành nông nghiệp, Trung tâm Khuyến nông, khuyến ngư, tranh thủ sự hỗ trợ của các Dự án Quốc tế tổ chức 2.470 lớp tập huấn chuyển giao KHKT trồng trọt chăn nuôi, chế biến cho 102.556 lượt chị. Giúp chị em chuyển đổi được cung cách làm ăn, áp dụng KHKT vào sản xuất đạt năng suất, chất lượng cao, giải quyết lao động trong thời gian nông nhàn cho phụ nữ nông thôn.

2.7. Hoạt động hỗ trợ tạo việc làm sau học nghề.

Các cấp Hội Phụ nữ phối hợp với các doanh nghiệp, đơn vị cá nhân trong việc tạo việc làm cho lao động sau học nghề, xem đây là cơ sở để nghiên cứu chọn lựa ngành nghề là yếu tố liên quan đến xây dựng chương trình, nội dung học tập của học viên. Đối với người lao động, việc liên kết với các đơn vị trong đào tạo giúp cho người học tạo ra khả năng và cơ hội để chuyển nhanh từ khâu học tập sang làm việc. Phối hợp thực hiện liên kết về tuyển sinh và đánh giá tốt nghiệp, liên kết xây dựng nội dung, chương trình đào tạo liên kết về tài chính và cơ sở vật chất, liên kết về giáo viên và cán bộ quản lý sản xuất; liên kết về thông tin. Thực hiện chính sách liên kết trong đào tạo và sử dụng sản phẩm, tiêu bao sản phẩm sau đào tạo, tìm kiếm sự hỗ trợ về kinh phí, về kỷ thuật, tiếp thị sản phẩm... của Doanh nghiệp đến người học nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo.

Trong 5 năm qua Hội LHPN tỉnh đã xây dựng kế hoạch xây dựng mô hình rất chặt chẽ và đảm bảo quy trình. Hình thành ban chỉ đạo, quản lí mô hình. Tiến hành khảo sát, lựa chọn và xây dựng 18 mô hình điểm tại các xã với 437 thành viên tham gia:

- Mô hình sản xuất nón tại xã Mỹ Trạch với 30 thành viên .

- Mô hình sản xuất nón tại xã Bắc Trạch với 31 thành viên .

- Mô hình sản xuất nón tại Sơn Hóa với 30 thành viên.

- Mô hình sản xuất nón tại xã Hiền Ninh với 30 thành viên.

- Mô hình thêu ren tại xã Mỹ Trạch với 30 thành viên.

- 02 mô hình sản xuất nón tại xã Quảng Hải với 60 thành viên.

- Tổ hợp sản xuất và kinh doanh chổi đót tại xã Mai Thủy 30 thành viên.

- Mô hình sản xuất và kinh doanh gia cầm tại xã Vạn Trạch 30 thành viên.

- Mô hình nuôi và kinh doanh cá nước ngọt tại xã Sơn Trạch 30 thành viên.

- 02 mô hình nhà hàng kiểu mẫu tại Sơn Trạch, Phúc Trạch gồm 10 thành viên.

- 02 mô hình nghề tóc, 06 thành viên.

- Mô hình hợp tác xã Nón lá Quy Hậu, xã Liên Thủy, huyện Lệ Thủy với 30 thành viên tham gia.

- Mô hình hỗ trợ HTX chế biến thủy sản Hòa Vang, xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch với 30 thành viên.

- Mô hình hỗ trợ HTX bánh mè xát Tân An, xã Quảng Thanh, huyện Quảng Trạch có 30 thành viên tham gia.

- Mô hình tổ hợp tác sản xuất và kinh doanh nón lá xã Quảng Hải, thị xã Ba Đồn có 30 thành viên tham gia.

Quy tr×nh vµ c¸c néi dung ®Ó x©y dùng m« h×nh được tổ chức chặt chẽ, v× vËy ®Õn nay 18 m« h×nh duy tr× ho¹t ®éng tèt. 100% thµnh viªn tham gia s¶n xuÊt và kinh doanh hiệu quả, t¹o viÖc lµm n©ng cao ®êi sèng cho c¸c thµnh viªn cña m« h×nh, ®©y chÝnh lµ ho¹t ®éng hç trî giíi thiÖu viÖc lµm sau ®µo t¹o th«ng qua m« h×nh.

Ngoài việc phối hợp với doanh nghiệp để dạy nghề, giới thiệu việc làm, tiêu bao sản phẩm và xây dựng các mô hình ra thì Hội LHPN tỉnh luôn quan tâm, tìm kiếm khai thác các nguồn vốn cho chị em vay xây dựng mô hình và đầu mối tiêu bao sản phẩm. Tổ chức tham quan các mô hình của nghề đang hoạt động có hiệu quả nhằm hình thành và khơi dậy ý tưởng phát triển nghề trong học viên. Tiến hành ký cam kết với các chủ cung ứng hàng hóa và tiêu bao sản phẩm nhằm tạo đầu ra và đầu vào sản phẩm, ổn định cho học viên về việc làm và thu nhập.



2.8. Hoạt động kiểm tra giám sát, đánh giá tình hình thực hiện đề án.

Hàng năm, Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh đã xây dựng chương trình giám sát chính sách luật pháp nói chung và chính sách luật pháp về dạy nghề, học nghề của phụ nữ và giao cho Ban Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế phối hợp với Ban Luật pháp chính sách trực tiếp triển khai thực hiện.

Việc kiểm tra, giám sát về tiến độ và kết quả triển khai thực hiện Đề án ở các cấp Hội được tiến hành thông qua hội nghị giao ban, hội nghị BCH và kiểm tra định kỳ 6 tháng, năm. Từ đó, đưa ra những giải pháp nhằm giải quyết khó khăn, vướng mắc do nguyên nhân chủ quan từ phía các cấp Hội và có những kiến nghị, đề xuất với các ban, ngành, đoàn thể liên quan trong việc phối hợp triển khai các nội dung của Đề án ở từng địa phương, đơn vị.

2.9. Kinh phí thực hiện.

Kinh phí thực hiện trong 5 năm từ TW chuyển về và chuyển qua UBND tỉnh 3.358.400, trong đó chi cho hoạt động tuyên truyền 259,6 triệu, nghiên cứu giám sát 42,82 triệu, xây dựng chương trình, giáo trình 126,5 triệu, hỗ trợ phụ nữ học nghề 2.179,48 triệu, xây dựng mô hình 750 triệu.



II. ĐÁNH GIÁ CHUNG.

1. Mặt được:

Hoạt động dạy nghề cho phụ nữ theo Đề án 295 được Hội LHPN tỉnh Quảng Bình triển khai chặt chẽ, hiệu quả trên tất cả các mặt; chủ động sáng tạo trong xây dựng kế hoạch, chương trình và tổ chức hoạt động đảm bảo quy trình, hiệu quả, biết huy động các nguồn lực tổ chức đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu của người lao động đặc biệt là chị em phụ nữ, thiết kế tổ chức các hoạt động sau học nghề giúp chị em có việc làm ổn định cuộc sống, tạo nguồn nhân lực lao động cho xã hội góp phần xoá đói giảm nghèo ở các địa phương.

Hội LHPN tỉnh nhận được sự quan tâm chỉ đạo và hỗ trợ về kinh phí, cơ sở vật chất từ TW Hội LHPN Việt Nam, UBND tỉnh, Sở Lao động thương binh và xã hội và các Sở Ban ngành, các chương trình dự án... Có sự phối hợp đồng bộ với các ban ngành và chính quyền các cấp trong triển khai thực hiện nhiệm vụ đào tạo vì vậy kết quả đào tạo đạt hiệu qủa cao về số lượng cũng như chất lượng, hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo qua kế hoạch từng năm.

2. Tồn tại, hạn chế:

Nguồn kinh phí cho hoạt động tuyên truyền còn hạn hẹp nên việc tuyên truyền chưa được nhiều và rộng rãi vì vậy thông tin về các đề án dạy nghề đến được người dân đặc biệt là chị em phụ nữ vùng sâu, vùng xa còn hạn chế.

Số lao động nông thôn sau học nghề làm đúng với nghề được đào tạo còn thấp, một bộ phận lao động nông thôn sau khi học nghề không áp dụng được những kiến thức đã học vào thực tế, công tác hỗ trợ tạo việc làm, bao tiêu sản phẩm sau khi học nghề chưa tốt nên chưa trở thành động lực để lao động nông thôn học nghề và làm đúng nghề.

Người học nghề trình độ học vấn không đồng đều, độ tuổi bình quân lớn, vừa học nghề vừa phải lao động sản xuất theo mùa vụ do đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đào tạo nghề.


Phần thứ hai

ĐỀ XUẤT NHIỆM VỤ VÀ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

GIAI ĐOẠN 2016-2020

1. Tiếp tục truyền thông nâng cao nhận thức về học nghề và việc làm; về chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước đối với dạy nghề và việc làm của phụ nữ. Tổ chức tuyên truyền về học nghề, tư vấn giới thiệu việc làm cho 10.000 lao động nữ.

2. Tổ chức đào tạo cho 5.000 lao động nữ với chương trình học nghề từ 1-6 tháng .

3. Xây dựng 10 mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp và dịch vụ, hàng hóa và bao tiêu sản phẩm.

4. Lồng ghép các chương trình hoạt động của Hội vào công tác đạo tạo nghề cho phụ nữ cơ sở.

5. Tư vấn giới thiệu việc làm sau đào tạo cho 4.000 học viên đã được đào tạo nghề.

6. Đào tạo đội ngũ giáo viên đủ về số lượng và đáp ứng về chất lượng. Xây dựng và chỉnh sửa chương trình giáo trình theo đặc thù của từng lĩnh vực đào tạo. Bồi dưỡng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên thỉnh giảng, thợ lành nghề có nghiệp vụ giảng dạy tốt.

7. Phối hợp với các đơn vị, các dự án, các Công ty tổ chức đào tạo nghề, xây dựng mô hình sau học nghề.

8. Tổ chức đào tạo nghề theo chương trình phát triển kinh tế của tỉnh. Xây dựng các chương trình hợp tác đào tạo nghề và nâng cao năng lực của Trung tâm dạy nghề Hội LHPN tỉnh.

Trên đây là báo cáo kết quả 5 năm (2010-2015) thực hiện Đề án “Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010-2015” tỉnh Quảng Bình, Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh báo cáo để Trung ương Hội theo dõi, chỉ đạo.


TM. BAN THƯỜNG VỤ

Nơi nhận: PHÓ CHỦ TỊCH

- Thường trực Hội LHPN tỉnh ;

- Ban Hỗ trợ PNPTKT TW Hội;

- Lưu: VP, KT. (Đã ký)



Đỗ Thị Bích Thuỷ



Каталог: 3cms -> upload -> hoilienhiepphunu -> File
upload -> Thủ tục Giải quyết trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 và người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước tổng khởi nghĩa 19/8/1945
upload -> Quyết định ban hành Nội quy lao động (Mẫu số 02)
upload -> Ủy ban quốc gia vì SỰ tiến bộ CỦa phụ NỮ việt nam
upload -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
upload -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
upload -> BỘ TÀi chính bộ TƯ pháP
upload -> Thủ tục: Đăng ký hợp đồng cá nhân đối với lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài a Trình tự thực hiện
upload -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐƠN ĐỀ nghị
File -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam ban thưỜng vụ Độc lập Tự do Hạnh phúc
File -> Ubnd tỉnh quảng bình cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam bcđ CÁC ĐỀ Án về pn độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 64.4 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương