Báo cáo thẩm tra



tải về 1.58 Mb.
trang5/5
Chuyển đổi dữ liệu06.01.2023
Kích1.58 Mb.
#54110
1   2   3   4   5
1. BC KS PA SChua 17 cong V6

Tổng (m)

31.156






  • Hiện trạng vết nứt cống km 17+330:

+ Phần tường cống có 13 vết nứt kéo dài theo phương thẳng đứng và phân bố dọc theo chiều dài cống (Hình 16). Các vết nứt có độ mở rộng thay đổi từ 0.2-0.4mm.
+ Phần đỉnh cống chưa phát hiện thấy vết nứt.
+ Phần đáy cống có 8 vết nứt dạng chân chim, phân bố chủ yếu tại đơn nguyên trái tuyến, độ mở rộng thay đổi từ 0.2-0.5mm.

Hình 16. Sơ họa vết nứt cống chui km 17+330

+ Chiều dài, độ mở rộng các vết nứt được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 16. Thống kê chiều dài, độ mở rộng vết nứt cống km 17+330

Số liệu vết nứt

Chiều dài
(mm)

Độ mở rộng lớn nhất (mm)

Ghi chú

1

2,811.1

0.2


2

1,451.7

0.2


3

2,646.6

0.2


4

2,780.5

0.3


5

2,946.0

0.25


6

2,939.8

0.25


7

2,609.3

0.2


8

2,630.7

0.25


9

2,172.3

0.2




10

2,211.4

0.2




11

2,623.5

0.25




12

2,586.4

0.25




13

2,621.1

0.25




14

3,334.9

0.4




15

2,008.8

0.4




16

1,745.1

0.4




17

5,051.1

0.4




18

1,122.4

0.4




19

868.2

0.2


20

2,874.0

0.5




21

2,532.1

0.5


Tổng (m)

52.567






  • Hiện trạng vết nứt cống km 18+865:

+ Phần tường cống có 17 vết nứt kéo dài theo phương thẳng đứng và phân bố dọc theo chiều dài cống (Hình 17). Các vết nứt có độ mở rộng thay đổi từ 0.2-0.4mm.
+ Phần đỉnh cống có 3 vết nứt song song với trục cống, xuất hiện tại giữa bản đỉnh thuộc đơn nguyên phải tuyến, độ mở rộng 0.2mm.
+ Phần đáy cống có 6 vết nứt có phương vuông góc với trục cống, phân bố dọc theo chiều dài cống, độ mở rộng 0.4mm.

Hình 17. Sơ họa vết nứt cống chui km 18+865

+ Chiều dài, độ mở rộng các vết nứt được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 17. Thống kê chiều dài, độ mở rộng vết nứt cống km 18+865

Số liệu vết nứt

Chiều dài
(mm)

Độ mở rộng lớn nhất (mm)

Ghi chú

1

821.8

0.2


2

2,546.7

0.3


3

2,097.4

0.2


4

2,824.8

0.3


5

2,715.6

0.3


6

2,476.5

0.25


7

2,680.4

0.25


8

2,526.0

0.25


9

2,992.2

0.3




10

3,213.3

0.25




11

8,093.9

0.2




12

1,619.9

0.2




13

1,664.5

0.2




14

2,756.9

0.3




15

3,534.8

0.25




16

2,822.5

0.3




17

2,846.0

0.3




18

2,751.8

0.2




19

2,719.2

0.3




20

2,633.7

0.25




21

3,144.9

0.4




22

2,469.9

 0.4




23

2,984.6

 0.4




24

3,047.7

 0.4


25

2,900.1

 0.4




26

1,352.5

 0.4


Tổng (m)

72.238





  1. MÔ HÌNH TÍNH TOÁN, PHÂN TÍCH CỐNG


  • Đơn vị tư vấn đã tiến hành mô hình hoá và phân tích tính toán cống chui dân sinh nhằm xác định nguyên nhân gây nứt bê tông cống.

  • Phần mềm sử dụng là Midas-Civil version 2011.
    1. Mô hình hoá kết cấu cống


  • Tiến hành mô hình hoá một nửa cống theo mô hình phần tử solid như hình sau:



  1. Mô hình chia phần tử cống

  • Phân tích ứng xử của cống dưới tác dụng của các yếu tố: tĩnh tải bản thân, áp lực đất do tĩnh tải đất đắp, áp lực đất do hoạt tải, nhiệt độ và độ ẩm chênh lệch nhiệt độ giữa phía mặt ngoài và mặt trong cống, tác dụng của nhiệt thuỷ hoá, co ngót bê tông, từ biến của bê tông, ảnh hưởng của quá trình thi công.

  • Căn cứ theo hồ sơ hoàn công công trình, quá trình thi công được phân tích thành hai giai đoạn: giai đoạn một thi công phần đáy và một phần tường cống; giai đoạn hai thi công phần tường thân còn lại và bản đỉnh cống.

  • Các đặc trưng của vật liệu và kết cấu sử dụng trong tính toán được thống kê ở bảng sau:

Bảng 18. Các đặc trưng của vật liệu trong tính toán nhiệt thuỷ hoá

Đại lượng

Giá trị

Đơn vị

Nhiệt dung riêng của bê tông

0.25

kcal.g/kg0C

Khối lượng riêng của bê tông

2450

kg/m3

Hệ số đối lưu nhiệt của ván khuôn thép

12

kcal/m2.0C

Hệ số đối lưu nhiệt của không khí

15

kcal/m2.0C

Nhiệt độ bê tông khi đổ

30

0C

Nhiệt độ môi trường

30

0C

Cường độ bê tông 28 ngày tuổi

2.5*106

kgf/m2

Môđun đàn hôi bê tông 28 ngày tuổi

2.34*109

kgf/m2

Hệ số giãn nở nhiệt

1.08*10-5




Hệ số Poisson

0.20




Hàm lượng xi măng

381

kg/m3
    1. Kết quả phân tích tính toán


  • Các vết nứt trong bê tông cống chủ yếu có phương vuông góc với trục cống, nên yếu tố ảnh hưởng trực tiếp, lớn nhất đến việc hình thành vết nứt là ứng suất pháp theo phương dọc cống. Do đó dưới đây đơn vị tư vấn sẽ trích xuất các kết quả tính toán ứng suất pháp theo dọc cống dưới tác dụng của các yếu tố tải tại các thời điểm khác nhau trong quá trình thi công.

  • Vị trí lựa chọn trích xuất nội lực, ứng suất cống như hình sau:



  1. Vị trí trích xuất nội lực, ứng suất cống

  • Các điểm khảo sát nội lực, ứng suất trên cống như hình sau:



  1. Vị trí điểm khảo sát nội lực, ứng suất cống




  • Kết quả phân tích nhiệt thủy hóa:

+ Ứng suất do nhiệt thủy hóa tại chân tường cống:


  1. Ứng suất nhiệt thủy hóa tại chân tường cống

+ Ứng suất do nhiệt thủy hóa tại giữa tường cống, điểm thuộc mép phía trong cống:


  1. Ứng suất nhiệt thủy hóa tại giữa tường cống, điểm thuộc mép phía trong cống

+ Ứng suất do nhiệt thủy hóa tại giữa tường cống, điểm chính giữa tường:


  1. Ứng suất nhiệt thủy hóa tại giữa tường cống, điểm chính giữa tường

+ Ứng suất do nhiệt thủy hóa tại giữa tường cống, điểm tiếp xúc đất:




  1. Ứng suất nhiệt thủy hóa tại giữa tường cống, điểm tiếp xúc với đất

+ Ứng suất do nhiệt thủy hóa tại giữa vút:




  1. Ứng suất nhiệt thủy hóa tại giữa vút

+ Ứng suất do nhiệt thủy hóa tại giữa bản đỉnh:


  1. Ứng suất nhiệt thủy hóa tại giữa bản đỉnh

  • Phân bố ứng suất tường cống do nhiệt thủy hóa tại thời điểm 70h sau khi đổ bê tông:



  1. Phân bố ứng suất tường cống do nhiệt thủy hóa tại thời điểm 70h sau khi đổ bê tông

  • Phân bố ứng suất trên mặt cắt ngang cống do nhiệt thủy hóa tại thời điểm 70h sau khi đổ bê tông:



  1. Phân bố ứng suất trên mặt cắt ngang cống do nhiệt thủy hóa tại thời điểm 70h sau khi đổ bê tông

  • Như vậy nếu chỉ xét riêng hiệu ứng do nhiệt thủy hóa thì chưa có khả năng gây nứt cho bê tông. Tuy nhiên bê tông còn chịu tác dụng của yêu tố co ngót. Sau đây là các kết quả phân tích về hiệu ứng co ngót của bê tông.

  • Phân bố ứng suất tường cống do co ngót tại thời điểm 70h sau khi đổ bê tông:



  1. Phân bố ứng suất tường cống do co ngót tại thời điểm 70h sau khi đổ bê tông

  • Phân bố ứng suất trên mặt cắt ngang cống do co ngót tại thời điểm 70h sau khi đổ bê tông:



  1. Phân bố ứng suất trên mặt cắt ngang cống do co ngót tại thời điểm 70h sau khi đổ bê tông

  • Ta thấy tại thời điểm 70h sau khi đổ bê tông thì tổng ứng suất pháp phương dọc cống do nhiệt thủy hóa và co ngót là 1.784+0.147=1.931 MPa, lớn hơn cường độ chịu kéo của bê tông tại thời điểm này là 1.804 MPa.

  • Như vậy các vết nứt bê tông đã xuất hiện trong quá trình thi công, bảo dưỡng bê tông. Tuy nhiên theo thời gian thì tổng ứng suất pháp phương dọc cống do nhiệt thủy hóa và co ngót sẽ giảm dần do đó bề rộng các vết nứt cũng giảm dần.

  • Mặt khác theo sự phân bố của ứng suất pháp (theo phương dọc cống) trên mặt cắt ngang cống ta thấy khu vực có tổng ứng suất lớn nhất là khu vực ở giữa tường thân cống, ứng suất trên tường thân cống lớn hơn ứng suất trên mặt đỉnh cống. Do đó các vết nứt sẽ xuất hiện tập trung trên tường thân cống theo phương vuông góc với trục dầm (phương thẳng đứng) nhiều hơn ở mặt đỉnh cống. Đồng thời vết nứt sẽ có độ mở rộng lớn nhất tại khu vực có ứng suất lớn nhất là giữa tường thân cống. Những kết quả phân tích này đều phù hợp với hiện trạng các vết nứt của cống.

  • Như vậy các vết nứt bê tông đã hình thành trong quá trình thi công, bảo dưỡng bê tôngn dưới tác dụng đông thời của nhiệt thủy hóa và co ngót. Sau đây là các kết quả phân tích, tính toán cống ở thời điểm hiện tại dưới tác dụng tổng hợp của các yếu tố của mối trường: co ngót, từ biến, chênh lệch nhiệt độ, chênh lệch độ ẩm giữa mặt trong và mặt ngoài mố, áp lực đất xung quanh mố, hoạt tải.

  • Phân bố ứng suất tường cống do nhiệt thủy hóa ở thời điểm hiện tại:



  1. Phân bố ứng suất tường cống do nhiệt thủy hóa ở thời điểm hiện tại

  • Phân bố ứng suất trên mặt cắt ngang cống do nhiệt thủy hóa ở thời điểm hiện tại:



  1. Phân bố ứng suất trên mặt cắt ngang cống do nhiệt thủy hóa ở thời điểm hiện tại

  • Phân bố ứng suất tường cống ở TTGH CĐ 1 ở thời điểm hiện tại:



  1. Phân bố ứng suất tường cống ở TTGH CĐ 1 ở thời điểm hiện tại




  • Phân bố ứng suất trên mặt cắt ngang cống ở TTGH CĐ 1 ở thời điểm hiện tại:



  1. Phân bố ứng suất trên mặt cắt ngang cống ở TTGH CĐ 1 ở thời điểm hiện tại



  • Phân bố ứng suất tường cống ở TTGH SD ở thời điểm hiện tại:



  1. Phân bố ứng suất tường cống ở TTGH SD ở thời điểm hiện tại

  • Phân bố ứng suất trên mặt cắt ngang cống ở TTGH SD ở thời điểm hiện tại:



  1. Phân bố ứng suất trên mặt cắt ngang cống ở TTGH SD hóa ở thời điểm hiện tại

  • Ta nhận thấy, ở thời điểm hiện tại, dưới tác dụng của tất cả các yếu tố ở TTGH SD thì ứng suất theo phương dọc cống tại mép trong tường cống và đỉnh cống là dương, tức là các vết nứt không khép lại hết. Điều này là phù hợp với hiện trạng các vết nứt vuông góc với trục cống vẫn xuất hiện trên thân và đỉnh cống.
  1. KẾT LUẬN VỀ HIỆN TRẠNG CỐNG CHUI DÂN SINH VÀ CHẨN ĐOÁN nguyên nhân GÂY NỨT BÊ TÔNG

    1. Kết luận về hiện trạng cống chui


+ Tất cả các cống đều xuất hiện các vết nứt trên thân tường cống. Các vết nứt này có phương thẳng đứng (vuông góc với trục cống) và phân bố dọc theo chiều dài cống. Độ mở rộng có xu hướng lớn hơn tại khu vực giữa chiều cao thân tường cống và thu hẹp dần khi đi về phía bản đáy và bản đỉnh cống.
+ Riêng hầm km10+994 trên tường thân cống xuất hiện 3 vết nứt theo phương dọc cống (phương nằm ngang) tại đơn nguyên trái tuyến.

  • Về mặt đỉnh cống:

+ Một số cống như cống km6+394, km10+994, km11+560, km12+460, xuất hiện các vết nứt ngang ở trên mặt đỉnh cống, các vết nứt này nối liền với các vết nứt ở tường thân cống. Các vết nứt ngang trên mặt đỉnh cống có độ mở rộng trung bình là 0.2mm, nhỏ hơn vết nứt ngang trên thân cống.
+ Các cống km9+115, km9+668, km10+115, km12+460, km 16+712, km 18+865, xuất hiện các vết nứt theo phương dọc trục cống tại mặt đỉnh cống. Các vết nứt dọc đều có độ mở rộng nhỏ là 0.2mm.

  • Về mặt đáy cống: Nhìn chung không nhiều cống xuất hiện vết nứt tại đáy cống

+ Cống km6+394 xuất hiện các vết nứt dọc theo trục cống, tập trung tại phần giữa của đáy cống.
+ Cống km9+668, km10+115, km11+560, có các vết nứt vuông góc với trục cống.
+ Cống km9+115, km17+330 có các vết nứt dạng chân chim tại đáy cống.
+ Độ mở rộng của các vết nứt tại đáy cống trung bình từ 0.3-0.4mm.

  • Các vết nứt trong bê tông làm suy giảm tuổi thọ công trình nên cần thiết phải có giải pháp sửa chữa các vết nứt cho bê tông tại khu vực vết nứt của cống. Đồng thời cần theo dõi, kiểm tra sự phát triển vết nứt trở lại hoặc xuất hiện mới để có biện pháp xử lý phù hợp nhằm kéo dài tuổi thọ công trình.
    1. Chẩn đoán nguyên nhân gây nứt trong bê tông cống


Từ kết quả khảo sát, đánh giá hiện trạng cống và kết quả phân tích tính toán cống bằng phần mềm Midas-Civil, đơn vị tư vấn kiểm định chẩn đoán quá trình hình thành, phát triển và các nguyên nhân chính gây ra các vết nứt trong tường thân các cống thuộc gói EX2 tại dự án đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng như sau:
+ Nguyên nhân ban đầu phát sinh các vết nứt trên thân cống: là do hiệu ứng nhiệt thủy hóa và co ngót của bê tông trong giai đoạn thi công và bảo dưỡng bê tông.
+ Nguyên nhân chính gây ra vết nứt bê tông thân tường cống trong giai đoạn khai thác: là do các vết nứt vi mô trong thân tường cống ở giai đoạn thi công tạo ra các vị trí giảm yếu trong bê tông và gây ra sự tập trung ứng suất tại các điểm đầu, điểm đáy vết nứt trong giai đoạn khai thác; dưới tác dụng của các yếu tố từ môi trường như áp lực đất, tác dụng của hoạt tải, sự chênh lệch nhiệt độ, độ ẩm giữa mặt trong và mặt ngoài cống, từ biến của bê tông, cốt thép... đã làm cho các vết nứt vi mô (đã phát sinh trong quá trình thi công) phát triển, thay đổi và tạo ra hiện trạng nứt như hiện tại của công trình.



tải về 1.58 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương