BÁo cáo thị trưỜng rau quả nhật bảN


Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm



tải về 0.63 Mb.
trang8/14
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích0.63 Mb.
#21196
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   14

3.3. Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm


Theo Luật Kiểm dịch An toàn vệ sinh Thực phẩm, cần nộp các giấy tờ cần thiết khi điền vào đơn kiểm dịch nộp cho các cơ quan kiểm soát thực phẩm nhập khẩu thuộc các trạm kiểm dịch, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản (MHLW).
Việc kiểm dịch được thực hiện khi các cơ quan kiểm dịch quyết định cần phải kiểm tra các tiêu chuẩn hoặc vấn đề an toàn thực phẩm ngay ở bước kiểm tra ban đầu. Nếu kết quả kiểm tra và kiểm dịch ban đầu, không phát hiện ra vấn đề gì đối với thực phẩm nhập khẩu theo quy định của Luật, nhà nhập khẩu sẽ được nhận chứng nhận đăng ký. Nhà nhập khẩu sẽ nộp giấy tờ này cho cơ quan hải quan cùng với các giấy tờ hải quan và đơn xin cấp phép nhập khẩu. Trong trường hợp phát hiện sản phẩm không phù hợp nhập khẩu, thì sẽ bị hủy hàng hoặc trả lại hàng cho công ty vận chuyển.
Việc kiểm dịch thực phẩm nhập khẩu được thực hiện theo thông báo, do các trạm kiểm dịch thuộc Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản thực hiện theo kế hoạch hàng năm.
Quy định về phụ gia thực phẩm

Các chất phụ gia, kể cả chất nhân tạo và chất tự nhiên, không được chấp nhận đều bị cấm sử dụng ở Nhật Bản. Các sản phẩm nhập khẩu bị phát hiện có chứa dư lượng chất phụ gia không được chấp nhận sẽ không được phép bán tại Nhật Bản. Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản đánh giá an toàn thực phẩm dựa theo các tiêu chuẩn của CODEX và chỉ những chất phụ gia được Ủy ban An toàn Thực phẩm xem xét và được Bộ này chấp nhận mới có thể được sử dụng trong thực phẩm và đồ uống được bán tại Nhật Bản.


Một chất phụ gia được chấp nhận có thể chỉ được giới hạn sử dụng trên một loại sản phẩm cụ thể với một mức độ sử dụng cụ thể. Chi tiết về danh sách các chất phụ gia, việc sử dụng và dung sai được chấp nhận, xin vui lòng tham khảo trên các trang web:

MHLW: http://www.mhlw.go.jp/english/topics/foodsafety/foodadditives/index.html

FFCR: http://www.ffcr.or.jp/zaidan/FFCRHOME.nsf/pages/stanrd.use
Việc dán nhãn phụ gia thực phẩm bao gồm thuốc diệt nấm sau thu hoạch do Hội Bảo vệ Người tiêu dùng Nhật Bản quản lý. Để biết thêm chi tiết, vui lòng tham khảo tại đường link sau: http://www.ffcr.or.jp/zaidan/FFCRHOME.nsf/pages/spec.stand.fa-labeling
Thủ tục phê duyệt đối với các chất phụ gia thực phẩm mới hoặc sử dụng các chất phụ gia mới, vui lòng tham khảo tại đường link sau:

http://www.ffcr.or.jp/zaidan/FFCRHOME.nsf/pages/PDF/$FILE/Guideline.pdf.
Quy định về dư lượng hóa chất nông nghiệp

Ngày 29 tháng 5 năm 2006, Nhật Bản thực hiện các quy định mới về dư lượng hóa chất nông nghiệp, phụ gia thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y trong thực phẩm (sau đây gọi tắt là hóa chất nông nghiệp). Trước khi thực hiện các quy định này, MHLW đã công bố mức dư lượng hóa chất tối đa (MRLs) tạm thời cho 758 loại hóa chất nông nghiệp trong khoảng 10.000 MRLs chính thức hiện nay.


Thực phẩm bị phát hiện vượt quá mức MRLs trong danh sách xác nhận được coi là vi phạm Luật Vệ sinh Thực phẩm và bị từ chối tại cảng và dẫn đến việc tăng cường giám sát (khoảng 30%) các hoạt động nhập khẩu loại hàng hóa từ quốc gia đó. Sau hai lần vi phạm MRLs cụ thể, sản phẩm đó có thể phải theo lệnh “yêu cầu giám định” rất tốn kém, bị giữ và kiểm tra 100%, do đó sẽ bị trì hoãn kéo dài tại cảng. Để trở về tình trạng giám sát bình thường sau một hành vi vi phạm, MHLW yêu cầu phải có hồ sơ 60 lần kiểm tra đạt kết quả sạch hoặc một năm không có hành vi vi phạm. Sau nhiều lần vi phạm, MHLW yêu cầu phải có 300 hồ sơ kiểm tra sạch và 2 năm không có hành vi vi phạm trước khi được loại bỏ lệnh “yêu cầu giám định” (100% bị giữ lại và kiểm tra). Đối với việc hàng hóa không có MRLs chính thức hoặc tạm thời, MHLW đã thiết lập giới hạn chung về dung sai cho phép tối đa là 0,01ppm với hầu hết các loại hóa chất.
Lưu ý rằng MHLW cũng đã liệt kê danh sách 19 hóa chất nông nghiệp và các chất khác bị cấm sử dụng trong thực phẩm, vui lòng tham khảo tại đường link sau:

http://www.ffcr.or.jp/zaidan/FFCRHOME.nsf/pages/MRLs-p-ND.
Ngoài ra, có 65 chất được xác định không gây hại cho sức khỏe, vui lòng tham khảo tại đường link sau:

http://www.ffcr.or.jp/zaidan/FFCRHOME.nsf/pages/MRLs-p-ES.
Đối với dư lượng trong thực phẩm chế biến không có MRLs cụ thể, MHLW sẽ kiểm tra sản phẩm dựa vào nồng độ của các thành phần. Các thông tin khác bằng tiếng Anh về hệ thống danh sách MRLs xác nhận, gồm các MRLs hiện hành, có thể tham khảo tại đường link sau: http://www.mhlw.go.jp/english/topics/foodsafety/positivelist060228/index.html

Kiểm tra dư lượng hóa chất

Việc kiểm tra dư lượng hóa chất do các văn phòng kiểm dịch thuộc MHLW (đối với cây trồng nhập khẩu) và các phòng thí nghiệm của chính quyền địa phương (đối với cây trồng nhập khẩu và sản xuất trong nước, được thu thập chủ yếu từ các kệ bán lẻ) thực hiện. Mục đích của các lần kiểm tra giám sát là để xem cây trồng và các sản phẩm chăn nuôi trên thị trường có được thực hiện theo đúng quy định MRLs và quy định về an toàn thực phẩm không. Bất kỳ sản phẩm nào được tìm thấy có chứa chất vi phạm quy định MRLs sẽ không được phép bán tại Nhật Bản.


Kể từ năm 1985, MHLW tiến hành điều tra dư lượng hóa chất, bao gồm cả thuốc trừ sâu, thuốc thú y không có MRLs, để có được dữ liệu cơ bản cho việc thiết lập các MRLs. Kết quả kiểm tra thường cho thấy ít hơn 0,1% các mẫu được thử nghiệm có dư lượng hóa chất trên các mức MRLs được thiết lập. Cây trồng không đáp ứng được tiêu chuẩn và thông số kỹ thuật của Luật Vệ sinh An toàn Thực phẩm, bao gồm cả MRLs, phải bị loại bỏ, tái xuất khẩu hoặc đổi hướng sử dụng thành sản phẩm không phải thực phẩm. Mỗi năm MHLW quyết định một kế hoạch kiểm tra cụ thể.
Thiết lập MRLs cho các hóa chất nông nghiệp

Để có được một quy định về MRL chính thức cho một hóa chất nông nghiệp, các bên liên quan phải nộp yêu cầu tới MHLW và tiếp sau đó sẽ là một quá trình xem xét, bao gồm cả việc đánh giá mức độ rủi ro của Ủy ban An toàn Thực phẩm (FSC). Các tài liệu cần thiết cho việc đánh giá thường bao gồm các dữ liệu về cấp độ độc tính, độc tính phụ, độc mãn tính, gây ung thư, vô sinh, gây quái thai, đột biến, các thông số nghiên cứu tác dụng hóa học, vật lý của thuốc tới cơ thể và dược lý nói chung, sự trao đổi chất của động vật và sự chuyển hóa của thực vật cũng như các dữ liệu về dư lượng hóa chất (đối với các sản phẩm chứa thuốc trừ sâu). Lưu ý rằng phần tóm tắt yêu cầu phải bằng tiếng Nhật, mặc dù các tài liệu khác kèm theo, ví dụ như báo cáo nghiên cứu, có thể được viết bằng tiếng Anh.


Thông tin chi tiết về thủ tục yêu cầu thiết lập và sửa đổi các MRLs sử dụng bên ngoài Nhật Bản, vui lòng tham khảo:

http://www.mhlw.go.jp/english/topics/foodsafety/residue/index.html.
Các chất gây ô nhiễm và các yếu tố khác

Dưới đây là các chất trong thực phẩm dễ tự nhiên xuất hiện các chất độc hại hoặc có thể bị nhiễm các chất độc hại, vi khuẩn trong quá trình sản xuất. Danh sách này bao gồm các chất đã được thử nghiệm kiểm tra trước đây.

- Mức độc tố nấm mốc trong đậu phộng, các sản phẩm đậu phộng (bao gồm cả bơ đậu phộng), quả hồ trăn, sản phẩm chế biến có chứa các quả hồ trăn (30% hoặc nhiều hơn), các loại hạt, gia vị và một số sản phẩm ngũ cốc;

- Vi khuẩn gây xuất huyết ruột E. coli O26, O103, O111 và O157 (thịt bò, thịt ngựa, và nhóm sản phẩm thịt được tiêu thụ mà không cần nấu thêm, như pho mát tự nhiên);

- Norovirus (loài hai mảnh vỏ và tôm, cua, sò, hến khác được ăn sống);
- Virus viêm gan A (loài hai mảnh vỏ và tôm, cua, sò, hến khác được ăn sống);
- Thủy ngân (cá và tôm, cua, sò, hến)
- PCB (thịt bò, thịt lợn, cá và tôm, cua, sò, hến);
- Chất độc ở cá;
- Chất độc ở động vật có vỏ (chất độc gây tiêu chảy và chất độc gây liệt của loài hai mảnh vỏ);
- Xyanogen (đậu bơ, đậu trắng, đậu saltani…);
- Methanol trong rượu chưng cất và rượu vang;
- Gossypol (phenol tự nhiên chiết xuất từ cây bông) trong hạt cây bông khác hơn so với dầu mỏ;
- Khuẩn salmonela trong thịt sống;
- Một vài loại vi khuẩn (listeria) (nhóm các sản phẩm thịt sống được sử dụng mà không cần nấu và pho mát tự nhiên);
- Giun xoắn trong thịt chim bị săn bắn...
- Chất phóng xạ, thường là trong các loại thực phẩm có nguồn gốc từ châu Âu;
- Các loại thực phẩm bị phân hủy, hư hỏng.

Chiếu xạ

Mặc dù việc chiếu xạ được sử dụng như một công cụ để loại bỏ các tác nhân gây bệnh từ thực phẩm và ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm ở nhiều nước, nhưng biện pháp chiếu xạ lại không được cho phép ở Nhật Bản, ngoại trừ trường hợp khoai tây có thể được chiếu xạ nhưng phải dán nhãn ghi rõ chiếu xạ.


Các mặt hàng thực phẩm cần kiểm tra bao gồm thịt, sữa, hải sản, sản phẩm nông nghiệp khác và các sản phẩm chế biến từ chúng.

Để biết thêm chi tiết, xin vui lòng tham khảo:



http://www.mhlw.go.jp/english/topics/importedfoods/12/notice-2012- 0329 - 02.html.

Каталог: Uploaded -> ThuHai -> 2016 05 20
Uploaded -> Nghị quyết số 49-nq/tw ngàY 02 tháng 6 NĂM 2005 CỦa bộ chính trị VỀ chiến lưỢc cải cách tư pháP ĐẾn năM 2020
Uploaded -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO
Uploaded -> BỘ TÀi chính cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Uploaded -> Chỉ thị 20-ct/tw ngày 05 tháng 11 năm 2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới
Uploaded -> BỘ TÀi chính số: 57 /2014 /tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Uploaded -> BỘ TÀi chính cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Uploaded -> Tiểu sử 10 Công dân Ưu tú Thủ đô năm 2011 Nhà báo, nhà nghiên cứu Giang Quân
Uploaded -> THỐng kê ĐIỂm trung bình kỳ thi tuyển sinh đẠi học khối a,A1,B,C,D
Uploaded -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo viện nghiên cứu phát triểN giáo dụC
2016 05 20 -> BÁo cáo thị trưỜng mật ong eu

tải về 0.63 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương