BÁo cáo thị trưỜng rau quả nhật bảN


Tình hình sản xuất và xuất nhập khẩu



tải về 0.63 Mb.
trang5/14
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích0.63 Mb.
#21196
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14

2.3. Tình hình sản xuất và xuất nhập khẩu


Thị trường rau quả Nhật Bản trước kia chủ yếu do các nhà sản xuất trong nước chiếm lĩnh, hàng nhập khẩu chỉ giới hạn ở một số sản phẩm nhất định. Do khả năng cạnh tranh của nền sản xuất trong nước suy giảm, Nhật Bản đã nhanh chóng tăng cường nhập khẩu để đảm bảo nguồn cung hiệu quả đáp ứng nhu cầu trong nước.
Hiện trạng tự cung các sản phẩm thực phẩm của Nhật vẫn còn tương đối thấp – tỷ lệ tự cung năm 2013 là 39%, tương đương với mức năm 2012. Cả quy mô diện tích sản xuất và khối lượng sản xuất rau đều giảm đáng kể hơn 25% năm 2013 so với năm trước, khiến cho tỷ lệ tự cung giảm. Giá trị của thị trường rau cắt ước tính khoảng 180 tỷ yên và tăng trong vài năm qua, khoảng 30%/năm.
Với việc tăng số lượng các hộ gia đình độc thân và nhu cầu cao về sự tiện lợi, nhiều loại sản phẩm rau và hoa quả cắt đóng hộp xuất hiện trên giá các cửa hàng bán lẻ. Các loại quả thậm chí còn được bán ở một số máy bán hàng tự động.
Trận động đất lớn và kèm theo là sóng thần xảy ra tại Nhật Bản vào tháng 3 năm 2011 đã ảnh hưởng đến sản xuất và gây ra tình trạng thiếu nguồn cung các loại rau tươi ở khu vực Tohoku. Do mối quan tâm về các vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm tăng lên liên quan đến nguy cơ nhiễm xạ trong dài hạn đối với sản xuất thực phẩm, nhu cầu đối với hàng nhập khẩu tăng lên. Mặc dù năng lực sản xuất ở vùng Tohoku gần đây đã được cải thiện nhờ những nỗ lực tái cơ cấu, quan điểm của người tiêu dùng vẫn chưa được cải thiện và tình trạng thông tin sai về sản xuất thực phẩm vẫn còn.
Giá cả đối với các sản phẩm tươi sản xuất trong nước vẫn cao hơn hàng nhập khẩu do hiệu quả sản xuất của Nhật thấp hơn các nước khác, do năng suất mùa vụ thấp và chi phí lao động cao. Nhu cầu của Nhật đối với các sản phẩm nhập khẩu vẫn cao, mặc dù vẫn có những ngách thị trường mà người tiêu dùng sẵn sàng trả giá cao hơn để hỗ trợ ngành sản xuất trong nước. Các sản phẩm có chất lượng cao, tươi và an toàn rất cần thiết đối với người tiêu dùng và họ thường lựa chọn các sản phẩm sản xuất trong nước để đáp ứng được tiêu chuẩn này.
Người trồng rau quả tại Nhật đã dành nhiều thời gian và công sức để nâng cao chất lượng sản phẩm của họ về hương vị, hình thức và phát triển các bí quyết sản xuất để có thể cung cấp các sản phẩm trái vụ. Mỗi vùng trồng trọt đều có thương hiệu riêng cho sản phẩm rau quả của họ, giúp tăng thêm giá trị sản phẩm và tạo ra thế mạnh cạnh tranh. Ngược lại, khi bán rau cho ngành chế biến thực phẩm, giá cả và sự ổn định về khối lượng cung cấp lớn là những yếu tố quan trọng hơn cả việc giới thiệu thương hiệu. Rau nhập khẩu với mức giá cạnh tranh hơn có thể đáp ứng được nhu cầu này. Tổng giá trị rau nhập khẩu (mã HS 07) năm 2013 là 244,7 tỷ yên, tăng 11,4% so với năm trước. Về mặt giá trị, Trung Quốc đứng đầu, tiếp theo là Hoa Kỳ, chiếm khoảng 69% tổng kim ngạch nhập khẩu rau của Nhật Bản năm 2013. Các sản phẩm rau nhập khẩu chủ yếu là rau đông lạnh và rau tươi, những loại vẫn được trồng ở Nhật Bản như hành tây, cà rốt, bắp cải và cà chua.
Tổng giá trị nhập khẩu quả và các loại hạt (mã HS 08) năm 2013 là 289,6 tỷ yên, tăng 14% so với năm trước. Về mặt giá trị, Hoa Kỳ đứng đầu, tiếp theo là Philippines chiếm khoảng 62% tổng kim ngạch nhập khẩu hoa quả của Nhật năm 2013. Các loại hoa quả tươi nhập khẩu bao gồm chuối, các loại hạt, các loại quả họ cam quýt, bưởi, nho, dứa, kiwi và các loại quả có hạt.
Các loại quả tươi nhập khẩu chủ yếu do một số nước chính cung cấp:

  • Trên 96% bưởi được nhập khẩu từ Hoa Kỳ và Nam Phi

  • 95% kiwi được nhập khẩu từ New Zealand

  • 90% cam được nhập khẩu từ Hoa Kỳ và Australia

  • 90% dứa và chuối được nhập khẩu từ Philippines


Bảng 2.2: Nhập khẩu rau quả của Nhật Bản theo quốc gia giai đoạn 2010 – 2015

Đvt: nghìn USD

Quốc gia

2010

2011

2012

2013

2014

9 tháng 2015

Trung Quốc

2.638.666

3.232.931

3.433.093

3.198.730

3.057.583

2.112.623

Hoa Kỳ

1.704.920

1.846.344

2.044.009

1.925.122

1.859.574

1.406.132

Philippines

957.395

1.048.853

1.057.266

951.129

947.293

693.915

New Zealand

397.812

434.292

452.272

362.910

364.883

309.984

Mexico

246.717

283.553

346.488

325.399

338.988

257.469

Thái Lan

283.654

347.322

354.323

316.478

309.298

232.861

Hàn Quốc

219.957

247.836

271.630

237.123

210.807

126.637

Italia

148.626

172.336

177.666

188.360

204.999

127.317

Chilê

106.646

137.623

152.086

147.221

149.704

102.354

Brazil

134.485

222.476

210.209

188.418

137.678

125.623

Nguồn: Trademap, 12/2015
Bảng 2.3: Nhập khẩu rau quả của Nhật Bản theo sản phẩm giai đoạn 2010 – 2015

Đvt: nghìn USD

Mã HS

2010

2011

2012

2013

2014

9 tháng 2015

2008

688.844

875.456

942.773

855.771

817.490

579.387

2009

610.979

882.725

938.185

883.121

759.057

523.821

2005

664.917

782.686

811.114

757.029

716.800

491.110

2004

598.671

672.429

764.316

704.287

663.553

475.581

2002

233.999

253.819

293.337

298.135

287.710

210.542

2001

65.343

85.522

85.665

82.884

89.739

65.319

2003

70.803

84.752

86.785

85.428

78.748

46.982

2007

47.039

58.563

56.270

51.919

46.082

29.505

2006

24.399

33.889

34.964

34.823

33.221

24.604

803

850.739

905.705

886.204

816.677

811.408

638.924

802

327.315

362.099

431.566

474.805

559.233

430.897

805

429.416

426.173

445.322

376.719

339.746

278.545

804

287.951

318.167

359.385

333.318

335.304

239.006

810

310.202

342.609

363.101

292.401

287.898

252.511

811

146.689

189.205

225.587

236.549

248.315

180.209

806

105.234

134.237

151.839

157.240

139.530

111.082

801

46.382

59.408

65.726

66.090

75.014

61.368

813

52.795

54.364

62.766

56.233

55.152

41.576

809

94.465

104.586

95.166

70.663

52.616

43.412

807

39.344

50.240

46.836

42.659

37.871

23.434

812

30.526

44.518

39.204

37.173

32.078

18.958

814

4.810

6.059

7.194

7.241

6.229

5.048

808

504

365

5.119

5.273

5.461

2.424

710

609.655

751.612

816.156

811.672

809.479

615.014

709

416.016

455.481

520.461

447.095

406.756

273.969

712

317.316

345.882

347.181

326.937

326.784

237.325

703

273.647

294.679

308.038

282.106

262.082

188.476

713

172.896

239.369

202.076

182.450

211.442

176.150

714

90.047

120.147

115.813

118.298

121.120

75.718

711

89.473

100.521

104.130

94.746

88.314

61.262

704

79.725

85.873

110.612

87.852

75.701

43.329

706

59.520

87.178

82.167

76.065

67.231

43.458

702

11.900

11.615

27.649

34.592

29.732

15.780

705

16.501

17.966

24.932

27.323

24.586

18.789

701

1.179

5.738

8.916

8.565

10.242

13.248

708

15.273

15.892

22.651

14.539

7.808

7.291

707

53

13

322

3

56

42

Nguồn: Trademap, 12/2015

Каталог: Uploaded -> ThuHai -> 2016 05 20
Uploaded -> Nghị quyết số 49-nq/tw ngàY 02 tháng 6 NĂM 2005 CỦa bộ chính trị VỀ chiến lưỢc cải cách tư pháP ĐẾn năM 2020
Uploaded -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO
Uploaded -> BỘ TÀi chính cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Uploaded -> Chỉ thị 20-ct/tw ngày 05 tháng 11 năm 2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới
Uploaded -> BỘ TÀi chính số: 57 /2014 /tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Uploaded -> BỘ TÀi chính cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Uploaded -> Tiểu sử 10 Công dân Ưu tú Thủ đô năm 2011 Nhà báo, nhà nghiên cứu Giang Quân
Uploaded -> THỐng kê ĐIỂm trung bình kỳ thi tuyển sinh đẠi học khối a,A1,B,C,D
Uploaded -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo viện nghiên cứu phát triểN giáo dụC
2016 05 20 -> BÁo cáo thị trưỜng mật ong eu

tải về 0.63 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương