BÁo cáo thị trưỜng rau quả nhật bảN


IV. XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA VIỆT NAM SANG NHẬT BẢN VÀ CÁCH TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN



tải về 0.63 Mb.
trang10/14
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích0.63 Mb.
#21196
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14

IV. XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA VIỆT NAM SANG NHẬT BẢN VÀ CÁCH TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN

4.1. Sản xuất


Việt Nam là quốc gia nằm ở khu vực Đông Nam Á có điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng thuận lợi, với khoảng 70% dân số làm nghề nông và diện tích canh tác rau quả khoảng 1.600.000 ha. Việt Nam có tiềm năng lớn để phát triển sản xuất và xuất khẩu mặt hàng rau quả. Mặt hàng rau quả của Việt Nam được đánh giá là giàu tiềm năng xuất khẩu với các loại sản phẩm nhiệt đới, ngon, quý hiếm và rất đa dạng, đồng thời rau quả cũng là ngành trồng trọt quan trọng trong nông nghiệp Việt Nam từ bao đời nay.
Các sản phẩm rau quả thế mạnh của Việt Nam là xoài, thanh long, vú sữa, nhãn, sầu riêng, chôm chôm, măng cụt và một số loại rau củ. Theo số liệu của Hiệp hội Rau quả Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng rau củ, trái cây tươi và chế biến sẵn có mức tăng trưởng khá tốt trong những năm gần đây. Kim ngạch xuất khẩu rau quả trong 5 năm qua tăng trưởng ở mức cao, bình quân 26,5% mỗi năm, từ 439 triệu USD năm 2009 lên gần 1,1 tỉ USD vào năm 2013 và đến 2014 đã chạm 1,6 tỉ USD. Trong đó, các thị trường đòi hỏi tiêu chuẩn cao như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Australia… đang mở rộng cửa cho nhiều loại trái cây tươi của Việt Nam.
Trong những năm qua, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu và hướng tới các thị trường tiềm năng như EU, Việt Nam đã và đang áp dụng một số kỹ thuật tiên tiến trong nông nghiệp như hệ thống “Quản lý dịch hại tổng hợp” (IPM), tiêu chuẩn GlobalGap... để trồng các loại trái cây không hạt, trái cây hữu cơ, trái cây có tính chữa bệnh, các loại trái cây được trồng từ giống nhập khẩu. Bên cạnh đó, Việt Nam đã xây dựng nhiều nhà máy chế biến rau quả với thiết bị hiện đại nhập khẩu từ EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản…
Năng lực sản xuất rau quả của Việt Nam

Hiện nay diện tích trồng rau quả của Việt Nam chiếm tỷ lệ lớn trong diện tích đất trồng trọt. Sản lượng rau quả hàng năm đạt khoảng 7 triệu tấn, trong số này chiếm đến 90% là tiêu thụ nội địa, chỉ có khoảng 10% phục vụ xuất khẩu. Tính đến năm 2014, Việt Nam có diện tích gieo trồng rau các loại khoảng 850 nghìn ha, năng suất tính bình quân cho các loại rau nói chung cả nước mới đạt khoảng 18 tấn/ha, sản lượng rau các loại cũng ước đạt 15 triệu tấn.


Diện tích trồng rau quả của nước ta đã tăng lên nhanh chóng trong khoảng 5 năm trở lại đây. Với những lợi thế về điều kiện tự nhiên, khu vực Đồng bằng Sông Hồng trở thành vùng sản xuất rau lớn nhất nước, còn khu vực Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất quả chủ yếu của cả nước. Những tỉnh có năng suất đạt cao nhất là Lâm Đồng, Đắk Lắk (Tây Nguyên), Hải Dương, Thái Bình, Hải Phòng (Đồng bằng sông Hồng), Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang (Đồng bằng sông Cửu Long), Tp. Hồ Chí Minh, năng suất rau trung bình đạt trên 200 tạ/ha. Tuy nhiên, ngành sản xuất rau quả mới chỉ nhắm đến phục vụ thị trường trong nước.
Sản xuất rau, củ: Cả nước hiện có khoảng 854.000 ha rau các loại, cho sản lượng hàng năm khoảng 14,5 triệu tấn, trong đó Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long là hai vùng sản xuất rau lớn nhất nước.

Năng suất, diện tích của một số loại rau củ tính đến hết năm 2014 theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:



- Cây ngô: Diện tích gieo trồng trên cả nước trong năm 2014 đạt 1.178,9 ngàn ha, năng suất bình quân đạt 44 tạ/ha, sản lượng ước đạt 5,2 triệu tấn; so với năm trước diện tích tăng 8,5 ngàn ha (tương đương 0,7%); năng suất giảm 0,4 tạ/ha (-0,8%), sản lượng giảm 5 ngàn tấn (-0,1%).

- Cây khoai lang: Diện tích gieo trồng trên cả nước đạt 131,7 ngàn ha, năng suất bình quân đạt 108 tạ/ha, sản lượng ước đạt 14,22 triệu tấn; so với năm trước diện tích giảm 3,3 ngàn ha (tương đương -2,4%), năng suất tăng 7,4 tạ/ha (7,3%) sản lượng giảm 64 ngàn tấn (-4,7%).

- Cây sắn: Diện tích gieo trồng trên cả nước đạt 548,8 ngàn ha, năng suất bình quân đạt 182,8 tạ/ha, sản lượng ước đạt hơn 10 triệu tấn; so với năm trước diện tích tăng 4,9 ngàn ha (tương đương 0,9%), năng suất tăng 3,4 tạ/ha (1,9%), sản lượng tăng 274 ngàn tấn (2,8%).

- Cây mía: Diện tích gieo trồng trên cả nước đạt 303,6 ngàn ha, năng suất bình quân đạt 657,9 tạ/ha, sản lượng ước đạt 20 triệu tấn; so với năm trước diện tích giảm 6,8 ngàn ha (tương đương -2,2%); năng suất tăng 9,4 tạ/ha (1,5%), sản lượng giảm gần 155 ngàn tấn (-1,5%).



- Cây lạc: Diện tích gieo trồng trên cả nước đạt 209,2 ngàn ha, năng suất bình quân đạt 21,8 tạ/ha, sản lượng ước đạt 455,1 ngàn tấn; so với năm trước diện tích giảm 7,2 ngàn ha (tương đương 3,3%); năng suất giảm 1 tạ/ha (-4,3%) sản lượng giảm 36,8 ngàn tấn (-3,8%).

- Cây đậu tương: Diện tích gieo trồng trên cả nước đạt 111,2 ngàn ha, năng suất bình quân đạt 14,3 tạ/ha, sản lượng ước đạt 160 ngàn tấn; so với năm trước diện tích giảm 6 ngàn ha, năng suất giảm 0,1 tạ/ha, sản lượng giảm 9,3 ngàn tấn (-4,5%).

- Rau các loại: Diện tích gieo trồng trên cả nước đạt 873 ngàn ha, năng suất bình quân đạt xấp xỉ 175 tạ/ha, sản lượng ước đạt 15,3 triệu tấn; so với năm trước diện tích tăng 25,8 ngàn ha (tương đương 3%); năng suất tăng 2,3 tạ/ha (1,3%), sản lượng tăng gần 650 ngàn tấn (4,4%).


Ngoài vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long là hai vùng sản xuất rau lớn nhất nước, nhiều vùng rau an toàn đã được phát triển đem lại thu nhập cho người sản xuất và an toàn cho người tiêu dùng như: Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, An Giang, Lâm Đồng… Các loại rau có khả năng phát triển để cung cấp cho xuất khẩu là cà chua, dưa chuột, đậu, ngô, cải các loại… Các sản phẩm này phát triển mạnh cả về quy mô và sản lượng. Phương thức sản xuất rau theo hướng nông nghiệp công nghệ cao đã được hình thành: sản xuất trong nhà màn, lưới chống côn trùng, sản xuất trong nhà plastic….
Sản xuất quả: Hiện nay diện tích cây ăn quả khoảng 700.000 ha, cho sản lượng hàng năm khoảng 7 triệu tấn quả các loại. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước (chiếm trên 50% diện tích và 60% sản lượng trái cây của cả nước). Về cơ cấu: chuối là loại cây ăn quả có diện tích lớn nhất (chiếm khoảng 19% diện tích), tiếp theo là xoài, vải, chôm chôm, nhãn… Tính đến hết năm 2014, các loại cây ăn quả nhìn chung đều có kết quả thu hoạch khá, đáng chú ý là các loại cây như cam, quýt, xoài, dứa, chuối, nho… là những loại cây tiếp tục mang lại hiệu quả kinh tế khá, ước đạt mức tăng trưởng về sản lượng đều từ 2,5% trở lên.
Trên địa bàn cả nước, đã hình thành các vùng trồng cây ăn quả tập trung, cho sản lượng lớn như mận Bắc Hà – Lào Cai; cam Vị Xuyên – Hà Giang, bưởi Đoan Hùng – Phú Thọ, vải Lục Ngạn – Bắc Giang, nhãn lồng Hưng Yên… Đã có một số vùng sản xuất quả tập trung như Thanh Long – Bình Thuận, sầu riêng cơm vàng hạt lép, vú sữa Lò Rèn… của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.

Каталог: Uploaded -> ThuHai -> 2016 05 20
Uploaded -> Nghị quyết số 49-nq/tw ngàY 02 tháng 6 NĂM 2005 CỦa bộ chính trị VỀ chiến lưỢc cải cách tư pháP ĐẾn năM 2020
Uploaded -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO
Uploaded -> BỘ TÀi chính cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Uploaded -> Chỉ thị 20-ct/tw ngày 05 tháng 11 năm 2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới
Uploaded -> BỘ TÀi chính số: 57 /2014 /tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Uploaded -> BỘ TÀi chính cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Uploaded -> Tiểu sử 10 Công dân Ưu tú Thủ đô năm 2011 Nhà báo, nhà nghiên cứu Giang Quân
Uploaded -> THỐng kê ĐIỂm trung bình kỳ thi tuyển sinh đẠi học khối a,A1,B,C,D
Uploaded -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo viện nghiên cứu phát triểN giáo dụC
2016 05 20 -> BÁo cáo thị trưỜng mật ong eu

tải về 0.63 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương