BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì



tải về 1.93 Mb.
trang5/17
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích1.93 Mb.
#84
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17

(Nguồn: Niên giám thống kê các huyện năm 2010)

Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp theo giá so sánh toàn vùng năm 2010 đạt 3.610 tỷ đồng, trong đó: trồng trọt đạt 2.356 tỷ đồng, chiếm 65,3%; chăn nuôi 1.109 tỷ đồng, chiếm 30,7%; dịch vụ nông nghiệp 145 tỷ đồng, chiếm 4%. Huyện Lục Ngạn giá trị sản xuất ngành nông nghiệp (giá SS) đạt 1097 tỷ đồng cao nhất trong vùng, tiếp đến là Lục Nam, Yên Thế, Tân Yên.

Giá trị ngành nông nghiệp theo giá hiện hành toàn vùng năm 2010 đạt 7253 tỷ đồng, trong đó: trồng trọt chiếm 49,65%; chăn nuôi chiếm 47,54%; dịch vụ nông nghiệp chiếm 2,81%. Huyện Lục Nam giá trị ngành nông nghiệp theo giá hiện hành đạt 1.585 tỷ đồng, huyện Lục Ngạn đạt 1.544 tỷ đồng, huyện Yên Thế 1.415 tỷ đồng, huyện Tân Yên 1.403 tỷ đồng, huyện Lạng Giang 1.306 tỷ đồng.

Năm 2010 sản lượng vải của 5 huyện đạt trên 90 ngàn tấn (riêng Lục Ngạn 60 nghìn tấn), với giá bình quân toàn vùng năm 2010 đạt trên 10.000đ/kg vải. Cho thấy tổng giá trị sản phẩm vải đạt gần 1.000 tỷ đồng, chiếm 42,45% giá trị sản xuất ngành trồng trọt. Cho thấy cây vải là cây chủ lực, cây xóa đói trong vùng.

Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp (giá so sánh 1994) toàn vùng năm 2010 đạt 91 tỷ đồng. Huyện Lục Ngạn đạt 29 tỷ đồng, Lục Nam đạt 27 tỷ đồng, Lạng Giang đạt 2 tỷ đồng, Yên Thế đạt 31 tỷ đồng, Tân Yên đạt 3 tỷ đồng.

Giá trị sản xuất ngành thủy sản (giá so sánh 1994) toàn vùng năm 2010 đạt 97 tỷ đồng. Huyện Lục Ngạn đạt 7 tỷ đồng, Lục Nam đạt 21 tỷ đồng, Lạng Giang đạt 21 tỷ đồng, Yên Thế đạt 18 tỷ đồng, Tân Yên đạt 30 tỷ đồng.



2.2. Hệ thống cơ sở hạ tầng của 5 huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Tân Yên, Lạng Giang và Yên Thế:

2.2.1. Giao thông:

- Quốc lộ: Có 3 tuyến quốc lộ

+ Quốc lộ IA (mới) đi qua các xã Quang Thịnh, Tân Thịnh, thị trấn Kép, Hương Sơn, Hương Lạc, Yên Mỹ, thị trấn Vôi, Phi Mô, Tân Dĩnh và xã Dĩnh Trì của huyện Lạng Giang có tổng chiều dài qua địa bàn khoảng 20km.

+ Quốc lộ 37 đi qua 2 huyện Lục Nam và Lạng Giang với chiều dài 34,5km.

+ Quốc lộ 31 đi qua 3 huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Lạng Giang với chiều dài 72,5km.

+ Quốc lộ 279 đi qua huyện Lục Ngạn với chiều dài 25km.

Trong số 4 tuyến quốc lộ có QL 1 do trung ương quản lý; 3 tuyến còn lại trung ương uỷ thác cho tỉnh quản lý là QL31, QL279 và QL37.

- Đường liên tỉnh: Có 11 tuyến với tổng chiều dài 243 km. Trong đó có 14 km mặt đường bê tông nhựa; còn lại là mặt đường đá dăm láng nhựa.

- Đường liên huyện: Có 38 tuyến với tổng chiều dài gần 400 km. Trong đó đã cứng hoá được 113 km; 28,62 km mặt đường loại khác còn lại mặt đường cấp phối và đường đất; hầu hết mới đạt tiêu chuẩn đường giao thông nông thôn loại A-B.

- Hệ thống đường liên xã: Tổng số có 980 km, trong đó gần 150 km mặt đường đá dăm nhựa; 50km mặt đường bê tông xi măng; 780 km mặt đường cấp phối-đất.

Nhìn chung mạng lưới đường bộ của vùng phân bố tương đối đều, tạo điều kiện thuận lợi trong việc vận chuyển tiêu thụ vải. Song chất lượng đường còn ở mức thấp, đặc biệt là hệ thống giao thông phục vụ sản xuất cần tiếp tục đầu tư nâng cấp. Hệ thống cầu cống được xây dựng ở nhiều giai đoạn khác nhau, nên sức tải trọng khác nhau và nhiều cầu có tải trọng nhỏ không còn phù hợp với nhu cầu vận tải hiện nay, cần thay thế cầu có tải trọng cao hơn; còn nhiều vị trí chưa có cầu hoặc đập tràn gây khó khăn cho các phương tiện đi lại vận chuyển vải khi thu hoạch. Phần lớn đường giao thông nội đồng tại các vùng sản xuất vải là đường đất, đường bờ vùng (chiếm 65%), phần còn lại là đường 3 m rải cấp phối (chiếm 25%), chỉ có 10% đường nội đồng được bê tông hóa.

2.2.2. Thủy lợi:

a. Hệ thống hồ đập, trạm bơm:

- Huyện Lục Ngạn quản lý và khai thác 9 hồ chứa nước lớn gồm: Khuôn Thần, Đá Mài, Dộc Bấu, Trại Muối, Đồng Cốc, Đồng Man, Làng Thum, Lòng Thuyền. Ngoài ra huyện còn có 230 hồ đập nhỏ và 57 trạm bơm cục bộ.

- Huyện Lạng Giang: Tổng số có 35 hồ đập vừa và nhỏ, tưới cho khoảng 577 ha, trong đó loại tưới cho từ 12 ha trở lên có 12 hồ. Các hồ xung yếu tập trung chủ yếu ở các xã Hương Sơn và Nghĩa Hưng gồm: Hồ Hố Cao, Đá Đen, Hồ Lầy, Đồng Khuôn, Tài Voòng và Đầm Mây.

- Huyện Yên Thế có 13 công trình trung thủy nông và 125 phai, hồ đập nhỏ và 28 trạm bơm tưới.

- Huyện Tân Yên có 78 hồ đập lớn nhỏ phục vụ tưới cho sản xuất nông nghiệp.

- Huyện Lục Nam có 90 hồ đập lớn nhỏ và 31 trạm bơm các loại, trong đó hồ điển hình là hồ Suối Nứa diện tích 27km2, dung tích hữu ích 4,65 triệu m3.

Nhìn chung phần lớn các hồ, đập được khai thác sử dụng đã từ lâu chưa tu bổ sửa chữa. Trong thời gian cần có kế hoạch nâng cấp cải tạo để đáp ứng phần nào nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là cây vải trong vùng.

b. Kênh mương:

- Huyện Lục Ngạn có tổng chiều dài kênh tưới 390km. Trong đó kênh chính 70km; kênh cấp 1: 170km; kênh cấp II với chiều dài 150km. Hầu hết kênh mương là kênh đất, do đặc điểm miền núi nên hệ thống mương dài lại men theo sườn đồi hay bị bồi lắng. Mặt khác kênh mương sử dụng quá lâu, không được tu bổ thường xuyên nên bị bồi lắng, sạt lở, gây ách tắc dòng chảy.

- Huyện Lạng Giang: Nằm trong hệ thống thuỷ lợi Cầu Sơn, trên địa bàn huyện có khoảng 50km kênh chính và trên 100km kênh cấp 2 bao gồm: Kênh G1, G2, G6, G8, G20 chảy qua địa bàn các xã Tân Thanh, Tiên Lục, An Hà, Mỹ Thái; các kênh Y2, Y4 chảy qua các xã Xương Lâm, Tân Hưng và Yên Mỹ. Ngoài ra huyện còn có trên 300km kênh cấp 3 và nội đồng phân bố ở địa bàn tất cả các xã, thị trấn.

- Huyện Tân Yên: Nằm trong hệ thống thủy lợi sông Cầu với kênh chính dài 26 km tưới cho các xã Phúc Sơn, Lam Cốt, Song Vân, Ngọc Thiện, Ngọc Lý, Ngọc Châu Quế Nham, kênh 5 dài 19km tưới cho gần 3000ha đất sản xuất nông nghiệp, trong đó có vải. Kênh 4 tưới cho các xã Phúc Sơn, Lam Cốt, Việt Ngọc.

- Huyện Lục Nam: có tổng chiều dài 280,7km, trong đó có 18,5km kênh mương đã được kiên cố hóa. Một số kênh chính như kênh Yên Lại, kênh Y8.

- Huyện Yên Thế: với 377km kênh mương, kênh cấp I dài 34,8km, kênh cấp II dài 74,4km và kênh nội đồng 302,5km, trong đó đã cứng hóa 96,8km.



Tóm lại: Kết quả điều tra cho thấy nguồn nước tưới cho vùng sản xuất vải gồm 3 nguồn:

+ Nước từ các hệ thông thủy nông của các sông chiếm 60%

+ Nước từ các hồ chứa chiếm 30%

+ Nước giếng khoan 10%

- Hệ thống kênh mương tưới tiêu cho các vùng quy hoạch được thiết kế phù hợp với trên 37% kênh mương bê tông hóa.

Với nguồn nước và hệ thống kênh mương như vậy, các vùng sản xuất vải đã chủ động tưới tiêu được từ 60-70% diện tích sản xuất.

- Hình thức tưới và tiêu cho các vùng sản xuất:

+ Hình thức tưới tràn chiếm 70% diện tích tưới của vùng điều tra khảo sát. Hình thức này chủ yếu là sử dụng nguồn nước từ sông và hồ chứa trên địa bàn và thông qua hệ thống kênh mương và máy bơm nội đồng để phục vụ hoạt động sản xuất của vùng.

+ Hình thức tưới: bằng máy bơm nhỏ hiện chiếm 30% diện tích vùng điều tra khảo sát.

2.2.3. Điện

- Huyện Lục Ngạn: Mạng lưới điện quốc gia đã đến với 30/30 xã, số hộ dùng điện đạt trên 90%. Hiện nay, tổng dung lượng các trạm biến áp trong huyện có công suất 9.580 KVA. Hệ thống điện ra khu sản xuất vải hầu như chưa được đầu tư.

- Huyện Lạng Giang: Mạng lưới điện quốc gia đã đến với 24/24 xã, số hộ dùng điện đạt 100%. Hiện nay, hiện nay chưa được đầu tư đồng bộ nên đã xuống cấp.

- Tân Yên: Hiện nay 100% số xã, TT có điện lưới Quốc gia. Nguồn cung cấp bao gồm: Đường dây E75-377 từ Đình Trám (Việt Yên), đường dây E715-E71-375 từ Yên Thế, đường dây 971 trung gian Bố Hạ. Có 2 trạm trung gian Cao Xá, Nhã Nam. Đường dây trung áp gồm: 33km đường dây 35KV 91km đường dây 10KV, 41km đường dây hạ thế, 80 trạm phụ tải với 81 máy, công suất 10.365KVA. Ngoài 2 thị trấn do ngành điện quản lý trực tiếp, các xã đều do các HTX dịch vụ điện quản lý và bán điện đến hộ.

- Lục Nam: Hệ thống lưới điện gồm các đường điện trung áp 10KV và 35KV có 236km, 02 trạm trung gian với dung lượng 7.400KVA và 151 trạm hạ thế với tổng dung lượng 26.171KVA. Đến nay có 100% số xã và 99% số hộ toàn huyện được sử dụng điện lưới quốc gia.

- Yên Thế: Hệ thống điện cao thế và hạ thế huyện Yên Thế cơ bản được xây dựng đáp ứng nhu cầu sử dụng điện cho phát triển sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. 21/21 xã, thị trấn, 100% thôn bản đã có điện lưới Quốc gia. Nguồn điện của Yên Thế được cấp điện từ nguồn 110KV Đồi Cốc. Đường 10KV sau trạm trung gian Bố Hạ có 2 lộ: 971 (dài 26,32km) và 972 (dài 12,24km). Hệ thống trạm phụ tải có 2 loại: Trạm 10/0.4 KV có 28 trạm/29 máy tổng công suất 5.165 KVA; trrạm 35/0.4 KV: có 42 trạm/42 máy tổng công suất 4.765 KVA, lưới điện hạ thế có chiều dài tổng cộng 148 km.

Theo đánh giá của chi nhánh điện, hiện nay các trạm biến áp vận hành đủ tải; vào giờ cao điểm có hiện tượng quá tải (khoảng 10%). Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhiều vùng còn thiếu điện hoặc điện áp sụt không sử dụng được.

Nhìn chung, hệ thống lưới điện xây dựng từ những năm trước đây còn chắp vá, chất lượng kém. Đặc biệt hệ thống điện phục vụ cho sản xuất vải hầu như chưa được quan tâm. Tuy nhiên, để đáp ứng điện năng cung cấp cho nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội và phục vụ đời sống nhân dân và vùng sản xuất vải an toàn trong những năm tới, hệ thống lưới điện còn phải tiếp tục đầu tư để phát triển.



2.2.2. Chợ:

- Huyện Lục Ngạn hiện có 19 chợ, trong đó có 9 chợ quy mô khu vực, thị tứ và chợ huyện, 10 chợ quy mô xã, thôn. Trung tâm chợ lớn nhất của huyện ở thị trấn Chũ và các điểm vệ tinh là các thị tứ. Tại trung tâm các thôn đều hình thành các điểm buôn bán nhỏ như thu mua các loại nông sản, vải và bán vật tư nông nghiệp,…

- Huyện Lục Nam: toàn huyện hiện có 15 chợ, trong đó có 4 chợ loại II và 11 chợ loại III, trong những năm gần đây đã đầu tư nâng cấp cải tạo như chợ Đồng Đỉnh, chợ Mai Sưu,…

- Huyện Lạng Giang: toàn huyện hiện có 16, trong những năm gần đây đã nâng cấp được một số chợ như: Chợ Bằng (An Hà), chợ Giỏ (Tân Dĩnh), chợ Vôi, chợ Tân Thịnh, chợ Thái Đào, chợ Năm (Tiên Lục)…

- Huyện Tân Yên: toàn huyện hiện có 14, trong những năm gần đây đã nâng cấp được một số chợ như: Chợ Mọc, chợ Kim Tràng, chợ Nhã Nam, chợ Bỉ…

- Huyện Yên Thế: toàn huyện hiện có 8 chợ, một số chợ đã được xây dựng như: Chợ Xuân Lương, Mỏ Trạng, Cầu Gồ, Canh Nậu…

Nhìn chung mạng lưới chợ và kết cấu hạ tầng thương mại đã xuống cấp vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân trong vùng. Đặc biệt trong tiêu thụ vải do thời gian thu hoạch rất ngắn khoảng 40-50 ngày. Trong những năm tới cần hình thành các chợ đầu mối thu mua nông sản và các điểm thu gom tập kết vải ở các vị trí thuận lợi.

2.3. Dân số, lao động, việc làm



2.3.1. Dân số, dân tộc:

Năm 2010, vùng quy hoạch có 857.697 nhân khẩu (chiếm 54,89% dân số tỉnh Bắc Giang). Mật độ dân số trong vùng bình quân 363 người /km2, thấp hơn trung bình toàn tỉnh (trung bình toàn tỉnh 408,1 người/km2).

Bảng 4: Diễn biến dân số của vùng quy hoạch qua các năm

Đơn vị

Qua các năm

Mật độ

người/km2

năm 2010

2000

2005

2010

Toàn vùng

804.005

830.691

857.697

363,0

Lục Ngạn

180.617

206.931

207.388

204,0

Lục Nam

184.868

179.438

200.339

345,9

Lạng Giang

190.830

195.662

198.612

803,0

Tân Yên

158.680

156.320

159.018

774,0

Yên Thế

89.010

92.340

92.340

311,0

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang năm 2000 và năm 2010)

Trên địa bàn có 27 dân tộc, đông nhất là dân tộc Kinh chiếm 88 %; các dân tộc thiểu số như dân tộc Nùng chiếm 4,48 %; dân tộc Tày chiếm 2,5%; dân tộc Sán Chay chiếm 1,6%; dân tộc Sán Dìu chiếm 1,6%; dân tộc Hoa chiếm 1,16%; dân tộc Dao chiếm 0,4%; các dân tộc khác chiếm 0,26%.



2.3.2. Về lao động, việc làm và thu nhập:

Bảng 5: Cơ cấu lao động, thu nhập của vùng nghiên cứu năm 2010



CHỈ TIÊU

ĐVT

Tổng cộng

Các huyện

Lục Ngạn

Lục Nam

Lạng Giang

Yên Thế

Tân Yên

Lao động

người

501922

141230

132000

99700

49483

79509

Lao động nông nghiệp

người

408461

94624

118800

85244

41813

67980

Lao động phi nông nghiệp

người

93461

46606

13200

14457

7670

11529

Tỷ lệ lao động nông nghiệp

%

81,38

67,0

90,0

85,5

84,5

85,5

Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp

%

18,62

33,0

10,0

14,5

15,5

14,5

Tỷ lệ LĐ qua đào tạo

%

 

20

25

27

25

27

Thu nhập BQ người/năm

tr. Đồng

 

9,40

7,5

8,3

9,00

9,4

Каталог: sites -> default -> files -> thutuchanhchinh
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
thutuchanhchinh -> Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/tt-blđtbxh ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tên đơn vị Số V/v Đăng ký nội quy lao động CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
thutuchanhchinh -> Phụ lục 1: Mẫu Đơn đề nghị cấp (cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn) giấy phép thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân
thutuchanhchinh -> PHỤ LỤC 1 MẪu văn bảN ĐĂng ký hoạT ĐỘng giáo dục nghề nghiệp trình đỘ SƠ CẤP
thutuchanhchinh -> Mẫu 1c cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc BẢn khai cá nhâN
thutuchanhchinh -> Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 28/2013/ttlt-blđtbxh-bqp ngày 22/10/2013 của Liên bộ Lao động tb&XH, Bộ Quốc phòng
thutuchanhchinh -> Mẫu số 01/ƯĐgd tờ khai đỀ nghị giải quyếT ƯU ĐÃi trong giáo dụC ĐÀo tạO
thutuchanhchinh -> Mẫu 3 (Ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/tt-blđtbxh ngày 30/7/2014 của Bộ Lao động -tb&XH) CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 1.93 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương