BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì



tải về 1.93 Mb.
trang2/17
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích1.93 Mb.
#84
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17

CÁC BẢNG BIỂU TRONG TÀI LIỆU

Bảng 1: Một số yếu tố khí tượng của vùng nghiên cứu 10

Bảng 2: Diện tích các nhóm đất chính tỉnh Bắc Giang 13

Bảng 3: Một số thông tin kinh tế ngành nông nghiệp của vùng năm 2010 15

Bảng 4: Diễn biến dân số của vùng quy hoạch qua các năm 21

Bảng 5: Cơ cấu lao động, thu nhập của vùng nghiên cứu năm 2010 21

Bảng 6: Hiện trạng sử dụng đất 5 huyện vùng nghiên cứu năm 2010 23

Bảng 7: Biến động sử dụng đất trồng vải qua các năm 24

Bảng 8: Diễn biến diện tích, NS,SL vải qua các năm 25

Bảng 9: Diện tích và cơ cấu các giống vải vùng nghiên cứu năm 2010 26

Bảng 10: Kết quả điều tra về mức độ đầu tư phân bón và sử dụng thuốc BVTV cho vải của vùng nghiên cứu 27

Bảng 11: Một số thông tin về các doanh nghiệp, nhà máy chế biến nông sản có liên quan đến sản xuất vải tỉnh Bắc Giang 29

Bảng 12: Tình hình tiêu thụ và chế biến vải qua các năm. 31

Bảng 13: Tổng hợp các chỉ tiêu hạch toán sản xuất đối với một số loại cây ăn quả chính trên 1 ha 33

Bảng 14: So sánh về hiệu quả kinh tế giữa cây vải và một số cây trồng khác (Tính trên 1 ha) 34

Bảng 15: Mức giới hạn tối đa cho phép của một số kim loại nặng trong đất trồng rau, quả, chè 42

Bảng 16: Hàm lượng As trong đất vùng sản xuất vải 5 huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Lạng Giang, Tân Yên, Yên Thế tỉnh Bắc Giang 42

Bảng 17: Hàm lượng Cu trong đất vùng sản xuất vải 5 huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Lạng Giang, Tân Yên, Yên Thế tỉnh Bắc Giang 43

Bảng 18: Hàm lượng Zn trong đất vùng sản xuất vải 5 huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Lạng Giang, Tân Yên, Yên Thế tỉnh Bắc Giang 44

Bảng 19: Hàm lượng Pb trong đất vùng sản xuất vải 5 huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Lạng Giang, Tân Yên, Yên Thế tỉnh Bắc Giang 45

Bảng 20: Mức giới hạn tối đa cho phép của một số kim loại nặng trong nước tưới cho rau, quả, chè 47

Bảng 21: Các loại đất vùng trong vùng nghiên cứu quy hoạch tỉnh Bắc Giang 48

Bảng 22: Diện tích các loại đất phân theo các huyện trong vùng nghiên cứu quy hoạch vải an toàn tỉnh Bắc Giang 48

Bảng 23: Các yếu tố, chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai vùng nghiên cứu quy hoạch 52

Bảng 24: Các đơn vị đất đai của vùng nghiên cứu quy hoạch tỉnh Bắc Giang 53

Bảng 25: Yêu cầu sử dụng đất của cây vải trong vùng sản xuất vải an toàn 55

Bảng 26: Mức thích nghi đất đai đối với cây vải an toàn 56

Bảng 27: Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp các 5 huyện vùng quy hoạch vải an toàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 57

Bảng 28: Phân hạng thích nghi đất vùng sản xuất vải an toàn 58

Bảng 29: Dự kiến diện tích vải an toàn của vùng quy hoạch vải an toàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 59

Bảng 30: Dự kiến diện tích vải an toàn của huyện Lục Ngạn đến năm 2020 60

Bảng 31: Dự kiến diện tích vải an toàn của huyện Lục Nam đến năm 2020 61

Bảng 32: Dự kiến diện tích vải an toàn của huyện Lạng Giang đến năm 2020 62

Bảng 33: Dự kiến diện tích vải an toàn của huyện Tân Yên đến năm 2020 63

Bảng 34: Bố trí diện tích vải an toàn của huyện Yên Thế đến năm 2020 64

Bảng 35: Dự kiến diện tích vải cải tạo phục hồi, thay thế trong vùng quy hoạch sản xuất vải an toàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 65

Bảng 36: Dự kiến diện tích vải cải tạo phục hồi, trồng mới, thay thế trong vùng sản xuất vải an toàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2015 65

Bảng 37: Dự kiến cơ cấu các giống vải trong vùng sản xuất vải an toàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 66

Bảng 38: Dự kiến cơ cấu các giống vải trong vùng sản xuất vải an toàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2015 66

Bảng 39 . Dự kiến diện tích, năng suất, sản lượng vải an toàn của 5 huyện tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 67

Bảng 40: Dự kiến các hạng mục chính đầu tư xây dựng mô hình 72

Bảng 41: Vốn đầu tư, hỗ trợ vùng sản xuất vải an toàn tỉnh Bắc Giang 85

đến năm 2020 85



PHẦN MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn

An toàn vệ sinh thực phẩm đang thực sự trở thành vấn đề quan tâm của toàn xã hội. Thực trạng sản xuất cây ăn quả tại nhiều vùng trong cả nước hiện đang ở trong tình trạng báo động về an toàn thực phẩm. Phân hoá học (đạm, lân, kali), phân chuồng tươi, nước ao tù được sử dụng tràn lan trong sản xuất. Do đó hàm lượng NO3-, kim loại nặng, vi khuẩn gây bệnh và đặc biệt là dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt quá mức cho phép. Trong những năm qua, ngộ độc thực phẩm do tàn dư của hóa chất được sử dụng trong sản xuất gây tâm lý hoang mang lo ngại cho người tiêu dùng và làm thiệt hại cho những người sản xuất có lương tri. Chính vì thế Chính phủ đã ban hành Luật An toàn thực phẩm “Luật số 55/2010/QH12 được quốc hội nước CHXHCNVN khóa XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 17/6/2010” nhằm đảm bảo sức khoẻ cho cộng đồng.

Việt nam đã xây dựng được bộ tiêu chuẩn phương pháp thực hành nông nghiệp tốt (VIETGAP) song hiện tại mới chỉ có số rất ít diện tích và sản lượng sản phẩm được áp dụng thực hiện vì vậy việc quy hoạch và đầu tư xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp an toàn là một yêu cầu cấp thiết nhằm triển khai thực hiện phương pháp thực hành nông nghiệp tốt, có như vậy sản phẩm sản phẩm nông nghiệp nói chung và cây ăn quả nói riêng mới có thể xuất khẩu ổn định.

Bắc Giang là tỉnh thuộc vùng Trung du Miền núi Bắc Bộ, có tiềm năng để phát triển nền nông nghiệp hàng hóa, đa dạng, trong đó cây vải đã trở thành cây hàng hóa lớn của tỉnh. Năm 2010 toàn tỉnh có 36.218 ha vải, sản lượng đạt trên 110.000 tấn. Sản phẩm vải chủ yếu là bán quả tươi tại thị trường nội địa và xuất khẩu. Thị trường tiêu thụ quả vải vẫn còn nhiều hạn chế, quả tươi và quả chế biến mới chỉ tiếp cận vào các thị trường dễ tính như Trung Quốc, Lào, Thái Lan,… chưa thể tiếp cận được thị trường châu Âu do chất lượng và vấn đề an toàn vệ sinh còn hạn chế. Đó là vấn đề sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, bón phân không đúng quy cách. Nhiều hộ dân chế biến vải tại gia đình chưa đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Một số mô hình sản xuất vải an toàn đã được xây dựng và thử nghiệm, sản phẩm vải an toàn đã được các cơ quan kiểm nghiệm và kết luận đạt các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm… Nhưng ở các vùng này thường có quy mô nhỏ lẻ, chưa được quy hoạch theo đúng tiêu chuẩn sản xuất vải an toàn như quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Ngoài ra công tác tổ chức sản xuất và tiêu thụ vải an toàn còn rất nhiều hạn chế. Ngoài thị trường tự do không thể phân biệt được vải an toàn và chưa an toàn.

Với những nguyên nhân nêu trên việc đầu tư quy hoạch và thực hiện quy hoạch các vùng sản xuất vải an toàn là một yêu cầu cấp thiết đối với sản xuất, chế biến và tiêu thụ của sản phẩm vải Bắc Giang nhằm tạo ra những sản phẩm vải an toàn, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ, sản phẩm đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, đáp ứng nhu cầu sử dụng thực phẩm an toàn của người tiêu dùng, mang lại thu nhập cao cho người sản xuất vải, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa phương.

2. Căn cứ để quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh Bắc Giang

2.1. Căn cứ lập dự án

-Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.

-Quyết định số 107/2008/QĐ-TTg ngày 30/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau, quả, chè an toàn đến năm 2015.

-Thông tư số 59/TT-BNN ngày 9/9/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn thực hiện một số điều trong quyết định số 107/2008/QĐ-TTg ngày 30/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ.

-Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án QSEAP được phê duyệt tại quyết định số 3662/QĐ-BNN-HTQT ngày 20/11/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

-Quyết định số 84/2008/QĐ - BNN ngày 28 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành quy chế chứng nhận quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (Viet GAP) cho rau, quả và chè an toàn.

-Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành quy định quản lý sản xuất, kinh doanh rau, quả và chè an toàn.

-Chỉ thị 66/2006/CT-BNN về tăng cường công tác quản lý, nâng cao chất lượng nông lâm sản, vật tư nông nghiệp và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

-Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, được phê duyệt tại quyết định số 05/2009/QĐ-TTg ngày  13  tháng 01 năm 2009 của Thủ tướng Chính Phủ.

-Quyết định số 2038/QĐ-UBND ngày 13/12/2010 của chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang về phê duyệt đề cương dự toán quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020.

-Nghị quyết số 43/NQTU ngày 22/2/2011 của ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, về ban hành 5 chương trình phát triển kinh tế xã hội trọng tâm giai đoạn 2011-2015, thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.

-Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2006- 2020.

Các văn bản hướng dẫn của Ban quản lý dự án Trung Ương, dự án QSEAP.



2.2. Căn cứ tiêu chí vùng sản xuất an toàn tập trung: (Quy định tại Sổ tay hướng dẫn thực hiện dự án, ban hành theo Quyết định Số 1038/QĐ-BNN-HTQT ngày 22/04/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT).

-Nằm trong vùng quy hoạch sản xuất nông nghiệp có thời hạn sử dụng đất cho sản vải từ 10 năm trở lên; được UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt;

-Qui mô diện tích của một vùng nông nghiệp an toàn do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định phù hợp với từng cây trồng và điều kiện cụ thể của địa phương;

-Là vùng chuyên sản xuất cây ăn quả;

- Đáp ứng các tiêu chí về đất, nước, theo quyết định số 99/2008/QĐ-BNN ngày 15/10/2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về quản lý sản xuất, kinh doanh rau, quả và chè an toàn;

-Không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt từ các khu dân cư, bệnh viện, các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung và nghĩa trang;

-Dễ dàng liên kết với thị trường; khuyến khích sự tham gia của các doanh nghiệp nông nghiệp vừa và nhỏ;

-Việc quy hoạch vùng và đầu tư mô hình phải bảo đảm tuân thủ các chính sách an toàn của chính phủ Việt Nam và ADB.

2.3. Cơ sở thực tiễn

-Vùng sản xuất vải an toàn nằm trong vùng vải tập trung có năng suất ổn định và chất lượng quả vải tốt, người sản xuất có kinh nghiệm thâm canh vải hàng hóa.

-Cơ sở hạ tầng, cơ sở thu mua, sơ chế tốt hơn các vùng khác.

-Các tài liệu, số liệu, bản đồ đã có của tỉnh có thể sử dụng cho quy hoạch;

3. Quan điểm, mục tiêu quy hoạch

3.1. Quan điểm quy hoạch phát triển cây vải

-Quy hoạch thành vùng sản xuất vải tập trung có quy mô lớn để xuất khẩu và tiêu thụ trong nước, công nghệ chế biến bảo quản tốt đảm bảo an toàn.

-Tạo ra vải quả có nguồn gốc, an toàn, có thương hiệu, tạo uy tín trên thị trường, xuất khẩu và tiêu thụ trong nước.

-Quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và của vùng, gắn với công nghiệp bảo quản chế biến, dịch vụ, du lịch và bảo vệ môi trường.

3.2. Mục tiêu



3.1.1. Mục tiêu chung

-Mục tiêu của quy hoạch vùng vải an toàn là để đảm bảo có địa điểm thích hợp, không bị ô nhiễm để sản xuất, sơ chế và kinh doanh quả an toàn bền vững.

-Quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 nhằm nâng cao năng suất chất lượng, mức độ an toàn và tăng tính cạnh tranh của sản phẩm, góp phần tăng thu nhập và việc làm; đảm bảo sức khỏe người sản xuất và tiêu dùng.

-Quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và của vùng, gắn với công nghiệp chế biến, dịch vụ, du lịch và bảo vệ môi trường.



3.1.2. Mục tiêu cụ thể

-Đánh giá thực trạng sản xuất, bảo quản chế biến vải tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2006-2010.

-Đánh giá mức độ an toàn về đất, nước của vùng quy hoạch sản xuất vải an toàn tỉnh Bắc giang. Làm cơ sở cho quy hoạch chọn vùng vải an toàn.

-Lập phương án quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh Bắc Giang để đầu tư phát triển sản xuất vải an toàn của tỉnh giai đoạn 2011-2015 và 2016-2020.

-Đến năm 2020: 50% cơ sở chế biến bảo quản vải áp dụng quản lý chất lượng (HACCP, ISO); 100% diện tích vải tại các vùng sản xuất an toàn tập trung áp dụng quy trình VietGAP;

-Xác định 3-4 mô hình sản xuất vải an toàn tỉnh tại các huyện nằm trong vùng quy hoạch vải an toàn, theo tiêu chí vùng nông nghiệp an toàn tập trung, đầu tư làm mô hình mẫu trong giai đoạn đến 2015.

-Nâng cao trình độ, nhận thức và trách nhiệm của người sản xuất trong việc sử dụng hoá chất, phân bón trong sản xuất, bảo quản vải nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng thực phẩm an toàn trong nước và xuất khẩu, nâng cao khả năng cạnh tranh của quả vải, và các sản phẩm chế biến từ quả vải.

4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu quy hoạch

4.1. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh Bắc Giang được thực hiện tại 5 huyện: Lục Ngạn, Lục Nam, Lạng Giang, Tân Yên và Yên Thế.

Vùng nghiên cứu quy hoạch có 32.595 ha đất trồng vải. Cụ thể như sau:


Số TT

Vùng nghiên cứu

quy hoạch

(huyện)

Diện tích tự nhiên vùng nghiên cứu quy hoạch (ha)

Diện tích vải hiện có

(ha)

1

Huyện Lục Ngạn

101.728,20

18500

2

Huyện Lục Nam

59.760,72

6485

3

Huyện Lạng Giang

24.732,29

1703

4

Huyện Tân Yên

20.554,41

1839

5

Huyện Yên Thế

30.308,61

4068




Cộng tổng số

237.084,23

32.595


Каталог: sites -> default -> files -> thutuchanhchinh
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
thutuchanhchinh -> Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/tt-blđtbxh ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tên đơn vị Số V/v Đăng ký nội quy lao động CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
thutuchanhchinh -> Phụ lục 1: Mẫu Đơn đề nghị cấp (cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn) giấy phép thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân
thutuchanhchinh -> PHỤ LỤC 1 MẪu văn bảN ĐĂng ký hoạT ĐỘng giáo dục nghề nghiệp trình đỘ SƠ CẤP
thutuchanhchinh -> Mẫu 1c cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc BẢn khai cá nhâN
thutuchanhchinh -> Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 28/2013/ttlt-blđtbxh-bqp ngày 22/10/2013 của Liên bộ Lao động tb&XH, Bộ Quốc phòng
thutuchanhchinh -> Mẫu số 01/ƯĐgd tờ khai đỀ nghị giải quyếT ƯU ĐÃi trong giáo dụC ĐÀo tạO
thutuchanhchinh -> Mẫu 3 (Ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/tt-blđtbxh ngày 30/7/2014 của Bộ Lao động -tb&XH) CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 1.93 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương