BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì



tải về 1.93 Mb.
trang9/17
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích1.93 Mb.
#84
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   17

(Kết quả điều tra, xử lý phiếu điều tra năm 2011)

Các chỉ tiêu trong bảng trên cho thấy: So với một số cây trồng khác, hiệu quả kinh tế của cây ăn quả, tuỳ thuộc vào từng loại sản phẩm, cao gấp từ 1,1-6,79 lần sắn. So với cây lúa một vụ, cây ăn quả có ưu thế hơn hẳn về hiệu quả kinh tế.

Cây vải thể hiện rõ ưu thế về hiệu quả kinh tế và lợi thế quy mô phát triển trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, đặc biệt là các hộ tham gia sản xuất vải theo tiêu chuẩn VietGap.

5. Đánh giá tình hình vận dụng các chính sách đối với sản xuất, chế biến và bảo quản vải

Hiện nay nhiều chính sách liên quan đến sản xuất vải đã được ban hành nhằm hỗ trợ phát triển sản xuất vải an toàn như sau:

Quyết định số 107/2008/QĐ-TTg ngày 30 tháng 7 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau, quả, chè an toàn đến năm 2015.

Thông tư số 59/2009/TT-BNNPTNT ngày 9 tháng 9 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện một số Điều của Quyết định số 107/2008/QĐ-TTg ngày 30/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau, quả, chè an toàn đến 2015

Quyết định 27/2008/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội đối với các tỉnh vùng trung du và miền núi Bắc bộ đến năm 2010.

Quyết định số 17/2006/QĐ-TTg về Chương trình giống,...

Những chính sách trên đã từng bước tạo điều kiện cho địa phương trong thời gian tới phát triển sản xuất vải theo hướng chất lượng và an toàn.

Tỉnh Bắc Giang đã rất quan tâm đến phát triển vải, coi vải là một trong những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nên đã có những chính sách đầu tư khuyến khích sản xuất. Cụ thể những chính sách của tỉnh như: hỗ trợ xây dựng chỉ dẫn địa lý vùng vải các huyện. Chính sách tập huấn kỹ thuật thâm canh, khuyến nông cho sản xuất vải. Xúc tiến thương mại hàng năm, tổ chức quảng bá, tham gia các hội chợ giới thiệu sản phẩm vải, xây dựng và tổ chức thực hiện đề án ghép cải tạo vải. Đặc biệt, dự án nâng cao chất lượng an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học đã có tác động tích cực nâng cao kiến thức kỹ thuật, hỗ trợ vốn vay đầu tư thâm canh cải tạo vải cho các hộ sản xuất vải an toàn.

Tuy nhiên, đánh giá tổng thể có thể thấy còn nhiều bất cập trong hệ thống các chính sách đã ban hành.

Cho đến nay chưa có một chính sách đủ mạnh, mang tính đột phá đẩy mạnh phát triển sản xuất cây ăn quả nói chung và cây vải nói riêng đồng bộ và toàn diện theo hướng sản xuất hàng hoá, sản xuất vải an toàn.

Chính sách đầu tư trồng vải an toàn: chưa có chính sách đầu tư vốn trung và dài hạn cho phát triển. Mức lãi suất cho vay từ các dự án quá cao chưa hấp dẫn đối với đa số nông hộ sản xuất nhỏ lẻ. Chưa đầu tư thoả đáng cho công tác khuyến nông, đào tạo, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về canh tác vải an toàn.

Chính sách đầu tư công nghiệp chế biến quả: chưa có chính sách đầu tư thoả đáng và chính sách khuyến khích thu hút vốn đầu tư đủ mạnh vào khu vực bảo quản, chế biến vải an toàn.

Chính sách về thị trường thương mại: Tỉnh chưa đầu tư xây dựng nhãn hiệu thương hiệu cho cây vải.

6. Thuận lợi và khó khăn trong sản xuất cây vải có liên quan đến sản xuất vải an toàn.

6.1. Thuận Lợi

(1). Bắc Giang có vị trí địa lý khá thuận lợi: Thành phố Bắc Giang (trung tâm của tỉnh) cách Thủ đô Hà Nội 50 km; cách cửa khẩu Hữu Nghị Quan với Trung Quốc 110 km; cách sân bay quốc tế Nội Bài 50 km; cách cảng biển Hải Phòng và cảng biển nước sâu Cái Lân - Quảng Ninh 130 km. Từ đây có thể dễ dàng tiêu thụ vải với các nước trong khu vực và trên thế giới.

(2). Với sự đa dạng các kiểu địa hình, tiểu vùng khí hậu, thời tiết, loại đất,.... phù hợp với cây vải. Vùng trồng vải có quy mô lớn và tập trung để sản xuất nông nghiệp hàng hóa để xuất khẩu và tiêu thụ trong nước.

(3). Những năm qua tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, có ý nghĩa thúc đẩy sản xuất nông lâm nghiệp ở mức cao trong những năm tới.

(4). Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông liên lạc, điện, thủy lợi,… đang ngày càng được cải thiện, hệ thống cung ứng dịch vụ vật tư nông nghiệp đang được mở rộng đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất vải nói riêng.

(5). Cây vải được xác định là một trong những cây trồng chủ lực của tỉnh nên được tỉnh rất quan tâm đầu tư. Vải là sản phẩm hàng hóa nổi tiếng của Bắc Giang nói riêng và trong và ngoài nước nói chung.

(6). Lãnh đạo các cấp, các ngành luôn chỉ đạo sát sao, tạo mọi điều kiện thuận lợi để cung cấp cơ sở vật chất, kỹ thuật để người dân nâng cao thu nhập. Mạng lưới khuyến nông cơ sở hoạt động có hiệu quả trong chuyển giao các ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất.

Đã hình thành một số tổ chức hiệp hội, HTX sản xuất vải an toàn, Hội sản xuất và tiêu thụ vải huyện Lục Ngạn; xây dựng và quảng bá thương hiệu vải Lục Ngạn, bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho vải Lục Ngạn đã được bảo hộ, hướng tới xây dựng hoàn chỉnh hướng dẫn kỹ thuật sản xuất vải đạt tiêu chuẩn Việt GAP.

(7). Người dân vùng trồng vải cần cù, sáng tạo trong sản xuất, luôn có tinh thần vượt khó vươn lên trong mọi lĩnh vực, chấp hành tốt chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm trong khâu sản xuất và chế biến vải.

(8). Diện tích vải của Bắc Giang lớn và khá tập trung, trình độ thâm canh và khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học mới vào sản xuất của người dân trong những năm qua có tiến bộ rõ rệt, đặc biệt là vấn đề chọn giống, cải tạo giống, chăm bón, phòng trừ dịch bệnh, nên chất lượng sản phẩm vải quả ngày một cao, mẫu mã đẹp, đáp ứng không chỉ cho nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu.



6.2. Những thách thức khó khăn trong canh tác và tiêu thụ vải ở Bắc Giang:

(1). Về sản xuất:

Sản xuất vải an toàn hầu hết mới triển khai, sản lượng còn thấp, sản phẩm chưa phong phú, tiêu thụ gặp nhiều khó khăn.

Quy trình canh tác chưa được phổ biến rộng rãi, năng suất thấp, chất lượng chưa đều, sâu bệnh nhiều, vệ sinh an toàn thực phẩm ở một số hộ chưa an toàn, giá bán vải tươi chưa cao, giá trị sản phẩm hàng hoá chưa xứng với tiềm năng, chưa đảm bảo tiêu chuẩn cho chế biến công nghiệp và xuất khẩu.

Đầu tư cơ sở hạ tầng, vốn cho nghiên cứu chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về giống, phân bón,… chưa đáp ứng với yêu cầu.

Công tác phát triển mới quan tâm chủ yếu đến năng suất và sản lượng, chưa có nhiều thông tin về các yêu cầu của thị trường tiêu thụ và vệ sinh an toàn thực phẩm.

(2). Về bảo quản chế biến, tiêu thụ sản phẩm

Chưa thực sự quan tâm phát triển hệ thống bảo quản, tiêu thụ sản phẩm tươi ngay tại thị trường nội địa. Vì thế chưa mở rộng được thị trường, kém sức cạnh tranh, tổn thất sau thu hoạch lớn.

Việc hình thành mạng lưới tiêu thụ vải còn mang tính tự phát, chưa có quy hoạch, hệ thống vận chuyển xử lí, phân loại, đóng gói, tiêu thụ và tiếp thị mở rộng thị trường còn lúng túng.

Việc kiểm tra kiểm định chất lượng vệ sinh an toàn chưa hình thành hệ thống, còn thiếu thể chế và cơ sở vật chất kỹ thuật để thực hiện, thiếu những cơ quan giám định được trang bị hiện đại về trang thiết bị và cán bộ có chuyên môn giỏi.

Công nghệ bảo quản tươi còn thô sơ, chủ yếu bảo quản bằng đá lạnh. Một số công nghệ bảo quản tiến bộ, an toàn như đóng gói hút chân không, các chế phẩm sinh học, bảo quản trong kho lạnh chưa được phổ biến rộng, chưa hình thành hệ thống từ khâu thu hoạch đến các điểm bán lẻ.

(3).Về cơ chế chinh sách và tổ chức điều hành

Mặc dù Nhà nước có nhiều chính sách thúc đẩy mạnh sản xuất và chế biến tiêu thụ, nhưng trên thực tế việc thực hiện rất khó khăn. Hầu hết các doanh nghiệp và địa phương không vay được vốn từ quỹ hỗ trợ phát triển, thủ tục để được vay ưu đãi còn khó khăn.

Liên kết 4 nhà còn lỏng lẻo, chưa có sự ràng buộc một cách thích hợp lợi ích kinh tế giữa doanh nghiệp và nông dân.

Sự phối hợp giữa Trung ương và địa phương, giữa địa phương với doanh nghiệp chưa nhịp nhàng trong qui hoạch phát triển nguyên liệu và chế biến.

Vốn đầu tư cơ sở hạ tầng còn thiếu. Ngân sách của tỉnh còn hạn chế không đủ hỗ trợ cho doanh nghiệp và nông dân.

(4). Thách thức mới: Tập trung chỉ đạo, quy hoạch thành vùng sản xuất quả vải an toàn đạt tiêu chuẩn Viet GAP khoảng 50% diện tích và 70% sản lượng vào năm 2015, từng bước xây dựng và phát triển chất lượng quả đạt tiêu chuẩn Asean GAP và Euro GAP. Là vấn đề lớn về tổ chức thực hiện.

Vấn đề giám sát chất lượng theo các tiêu chuẩn GAP, kiểm tra chất lượng vải quả, năng lực quản lý dịch bệnh, chất lượng an toàn thực phẩm với vải quả của các cơ quan quản lý các cấp, chưa đáp ứng yêu cầu các tiêu chuẩn GAP (tiêu chí giám sát, phương pháp tiến hành, tổ chức thực hiện và cơ chế pháp lý cho công tác giám sát...).

- Hệ thống cơ sở hạ tầng cho vùng quy hoạch (đường điện, đường giao thông nội đồng, hệ thống thuỷ lợi, ...) còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất vải an toàn với quy mô lớn.

Vấn đề sâu bệnh hại, cung cấp nguồn nước tưới, kỹ năng chăm sóc, thời vụ thu hái và xây dựng thị trường vải chưa được kiểm soát làm ảnh hưởng lớn tới chất lượng và an toàn thực phẩm với toàn vùng sản xuất vải.

PHẦN III

CƠ SỞ VÀ LUẬN CỨ ĐỂ QUY HOẠCH SẢN XUẤT VẢI AN TOÀN TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2020


1. Một số dự báo làm cơ sở quy hoạch sản xuất vải an toàn tỉnh Bắc Giang

1.1. Dự báo thị trường tiêu thụ

Vải là sản phẩm mang lại lợi ích kinh tế cao cho người trồng vải trong vùng. Tuy vậy, tỉnh Bắc Giang vẫn chưa phát huy được tối đa lợi ích kinh tế do cây vải mang lại. Một phần nguyên do của vấn đề này chính là do thị trường tiêu thụ vải còn nhiều bất cập. Chính vì vậy cần phải có một định hướng cụ thể hơn nũa đối với vấn đề thị trường tiêu thụ vải. Đặc biệt trong tương lai, khi đời sống người dân ngày càng cải thiện thì xu hướng tiêu dùng là tăng dần khẩu phần quả tươi trong bữa ăn hàng ngày của mỗi người sẽ tăng lên. Trong đó yêu cầu về sản phẩm an toàn để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng được người dân đặc biệt chú ý và dần trở thành yêu cầu bắt buộc đối với sản xuất và tiêu thụ vải trên thị trường.

Trước hết, cần phải mở rộng hơn nữa thị trường tiêu thụ vải trong nước, nhất là các khu vực miền Trung và miền Nam. Những khu vực này có tiềm năng tiêu thụ rất lớn, nhưng do xa nên rất khó khăn cho khâu vận chuyển vải tươi, chất lượng tốt đến người tiêu dùng.

Thị trường tiêu thụ vải ở nước ngoài là một thị trường có tiềm năng lớn như Trung Quốc các nước Châu Âu như Pháp, Đức,… và một số nước Châu Á như Singapore, Thái Lan, Lào, Campuchia, Hồng Kông… và Mỹ. Nhưng những thị trường này yêu cầu về chất lượng sản phẩm rất cao, nên số lượng vải xuất khẩu sang các nước này còn hạn chế. Đây là những thị trường tiêu thụ tiềm năng, nên cần phải từng bước đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm vào những thị trường này.

Nghiên cứu thị trường Trung Quốc, nghiên cứu thị hiếu của thị trường khác.

Các chuyên gia thương mại cho rằng, Việt Nam có tiềm năng rất lớn về xuất khẩu rau quả nhiệt đới. Hiện tại, rau quả Việt Nam đã có mặt ở hơn 50 quốc gia và khu vực trên thế giới, nhưng kim ngạch xuất khẩu không ổn định. Do chưa có được nguồn hàng cung cấp thường xuyên, chất lượng sản phẩm thấp và không đồng đều, nhiều lô hàng chưa đáp ứng nhu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm. Thêm vào đó, giá thành sản xuất của rau quả an toàn (RQAT) khá cao, nên người trồng gặp khó khăn về đầu ra và làm ảnh hưởng đến mở rộng quy mô sản xuất.

1.2. Dự báo về khả năng áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất cây vải

- Dự báo khoa học, công nghệ trong sản xuất nông nghiệp sẽ phát triển nhanh đến năm 2020 với đà phát triển vượt bậc của công nghệ sinh học.

+ Kỹ thuật cấy mô áp dụng đối với cây vải cho phép nhân nhanh các giống cây tốt, sạch bệnh.

+ Kỹ thuật canh tác trong nhà lưới, nhà vòm.

+ Sử dụng hệ thống tưới phun, tưới nhỏ giọt có hệ thống điều khiển tự động hoặc bán tự động.

- Tăng cường sử dụng các loại phân hoá học loại hình mới, nông dược mới được nghiên cứu chế tạo và liên tiếp đưa vào sản xuất như phân hoá học nồng độ cao, phân chậm tan, phân hiệu quả lâu dài đang dần thay thế cho các loại phân đơn nguyên tố nồng độ thấp. Các loại thuốc nông dược sử dụng trong khu nông nghiệp công nghệ cao là những thuốc có độ độc thấp, lượng tồn dư ít.

- Tăng cường sử dụng các vật liệu mới được dùng trong nông nghiệp như: màng mỏng nhựa không ô nhiễm, màng hữu cơ, màng nhũ, màng trừ cỏ, màng giảm cường độ ánh sáng. Các vật liệu làm ống tưới tiết kiệm nước, tưới phun, các loại hình thiết bị nông nghiệp hiện đại giữ ẩm, bền đều được áp dụng.

- Ứng dụng hệ thống thông tin điện tử để điều hành sản xuất, giám sát chất lượng, quảng bá giới thiệu sản phẩm và giao dịch.

- Cơ giới hóa nông nghiệp trong tương lai sẽ phát triển mạnh, góp phần tăng năng suất, hạ giá thành, tạo chuyển biến mạnh mẽ bộ mặt nông thôn.

- Kỹ thuật trong sản xuất cây vải an toàn

+ Về đất trồng: không trồng vải ở những nơi có nguy cơ cao về ô nhiễm hóa học hoặc trước khi trồng cần có những biện pháp xử lý để quản lý rủi ro.

+ Về phân bón: chỉ được dùng các lọai phân hữu cơ như phân xanh, phân chuồng đã ủ hoai mục.Tuyệt đối không được dùng các lọai phân hữu cơ còn tươi. Sử dụng hợp lý và cân đối giữa các lọai phân ( hữu cơ, vô cơ ). Có thể bổ sung phân bón lá (có trong danh mục được phép sử dụng ở VN) và phải theo đúng hướng dẫn. Hạn chế tối đa sử dụng chất điều hòa sinh trưởng cây trồng. Kể cả khâu nước tưới cho vùng sản xuất an tòan cũng phải sử dụng nguồn nước sạch, không được dùng trực tiếp các nước thải từ công nghiệp thành phố hoặc nước ao mương, tù đọng, ô nhiễm.Việc sử dụng nguồn nước tưới không bảo đảm cũng đã gây tích lũy độc chất như: chì, thủy ngân,… trong trái làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường .

+ Về phòng trừ sâu bệnh: cần phải được kiểm sóat nghiêm ngặt. Đây là khâu đặc biệt quan trọng trong quá trình thực hành sản xuất nông sản theo GAP.  Áp dụng quản lý dịch hại tổng hợp trên nguyên tắc hạn chế thấp nhất sự thiệt hại do sâu bệnh gây ra, có hiệu quả kinh tế cao, ít độc hại cho người và môi trường. Trong trường hợp cần thiết phải dùng đến thuốc hóa học thì nên tăng cường sử dụng các lọai thuốc sinh học. Tuyệt đối không dùng các lọai thuốc cấm, thuốc hạn chế sử dụng ở Việt Nam hoặc hạn chế tối đa dùng các lọai thuốc có độ độc cao, chậm phân hủy và phải đảm bảo đúng thời gian cách ly. Tuyệt đối không nhúng rau quả (xử lý sản phẩm đã thu họach ) bằng các hóa chất bảo vệ thực vật.

+ Đóng gói sau thu hoạch cũng là nguyên nhân làm giảm đáng kể chất lượng sản phẩm vải, đặc biệt là trong khâu bán lẻ. Có những cơ hội lớn để nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và giảm hao tổn trong khâu cung ứng bằng việc cải tiến khâu đóng gói sản phẩm và điều khiển nhiệt độ.

Thực hành nông nghiệp tốt (GAP) nhìn chung đã đạt kết quả có ý nghĩa về cải thiện năng suất, chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng và an toàn thực phẩm. Những cải thiện về an toàn thực phẩm đã đạt được thông qua việc giảm bớt sự nhiễm khuẩn trong thực phẩm cũng như qua việc đo đếm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Tiến trình “ GAP hóa” ắt hẳn không tránh khỏi nhiều khó khăn trở ngại mà mọi người và xã hội đang hết sức quan tâm, tiếp cận và từng bước tự điều chỉnh ngày càng tốt hơn để góp phần cho sản phẩm vải của tỉnh vững chắc đi vào hội nhập thương mại Quốc tế.

1.3. Dự báo về phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất

Theo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 dự kiến cứng hóa 100% kênh cấp I; 100% kênh cấp II (đạt 100%) và 100% kênh cấp III. Một phần các công trình trên có sử dụng tưới cho vải.

Mạng lưới đường giao thông tiếp tục được nâng cấp, mở mới... nên sản xuất vải an toàn và lưu thông hàng hoá sản phẩm này nói riêng và nông nghiệp nói chung ở trong tỉnh tới Hà Nội, các tỉnh đồng bằng sông Hồng, các tỉnh Tây Bắc, Đông Bắc và các tỉnh phía Nam... sẽ thuận lợi hơn so với hiện nay.

Hiện nay trong vùng, có gần 100% số hộ, số thôn có điện lưới quốc gia. Tới năm 2020 có 100% số hộ nông thôn được sử dụng nước sạch.

Như vậy, về cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp ở Bắc Giang đến năm 2020 đã được đầu tư khá đầy đủ. Tuy nhiên, để đáp ứng được yêu cầu về sản xuất vải an toàn, cần đầu tư thêm một số hạng mục đặc thù theo Thông tư số 59/2009/TT-BNNPTNT ngày 9 tháng 9 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện một số Điều của Quyết định số 107/2008/QĐ-TTg ngày 30/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau, quả, chè an toàn. Và các chính sách thay thế trong thời kỳ quy hoạch.

1.4. Phương hướng phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 (báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Giang đến năm 2020)

- Tốc độ tăng trưởng GDP đạt bình quân khoảng 3,8% năm giai đoạn 2011-2015 và xấp xỉ 3,5% năm giai đoạn 2016-2020. Cơ cấu nông nghiệp trong tổng GDP đạt khoảng 30,5% vào năm 2010 và sẽ giảm xuống còn 13,8% vào năm 2020.

- Ổn định diện tích và nâng cao chất lượng cây ăn quả, quy mô diện tích khoảng 45 ngàn ha, trong đó chủ lực là vải với diện tích khoảng 35 ngàn ha. Thực hiện thâm canh, nâng cao chất lượng, cơ cấu lại giống để rải vụ thu hoạch, đồng thời sử dụng công nghệ sinh học để có vùng vải chất lượng cao và an toàn, phục vụ công nghệ chế biến và xuất khẩu.

- Tăng cường việc ứng dụng công nghệ sau thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản thực phẩm để nâng cao giá trị sản phẩm hàng hoá.

2. Đánh giá mức độ an toàn của đất trồng và nguồn nước tưới cho cây vải 5 huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Lạng Giang, Tân Yên và Yên Thế tỉnh Bắc Giang

2.1. Kết quả lấy mẫu đất, mẫu nước vùng trồng cây vải 5 huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Lạng Giang, Tân Yên và Yên Thế tỉnh Bắc Giang

+ Đối với mẫu đất: Đào, mô tả phẫu diện và lấy mẫu đất để phân tích theo tài liệu tập huấn về phương pháp lấy mẫu đất, nước và rau, quả, chè do Cục Trồng trọt Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành năm 2009 và theo Quy phạm điều tra lập bản đồ đất tỷ lệ lớn của Bộ Nông nghiệp (Tiêu chuẩn Ngành 10 TCN 68-84). Mật độ phẫu diện phù hợp với tỷ lệ bản đồ cần xây dựng.

Mỗi phẫu diện chính phân tích lấy 2 mẫu nông hóa (tầng mặt), phân tích 5 chỉ tiêu As; Cd; Pb; Cu; Zn.

Kết quả đã lấy 870 mẫu đất cụ thể ở các huyện: Lục Ngạn 432 mẫu; Lục Nam 182 mẫu; Tân Yên 64 mẫu; Lạng Giang 54 mẫu; Yên Thế 138 mẫu (số lượng mẫu đã được nghiệm thu tại thực địa, kèm theo biên bản làm việc với các huyện; kết quả phân tích các mẫu đất - đính kèm phần phụ lục).

+ Đối với mẫu nước: Đối với mẫu nước, lấy tại các nguồn nước tưới cho cây vải, gắn với phẫu diện đất phân tích. Các mẫu nước ở hồ, ao, sông suối được lấy tổ hợp theo chiều sâu; phân tích các chỉ tiêu: Hg; Cd; As; Pb.

Kết quả đã lấy 170 mẫu nước, cụ thể ở các huyện: Lục Ngạn 85 mẫu; Lục Nam 35 mẫu; Tân Yên 12 mẫu; Lạng Giang 10 mẫu; Yên Thế 28 mẫu (số lượng mẫu đã được nghiệm thu tại thực địa, kèm theo biên bản làm việc với các huyện; kết quả phân tích các mẫu nước - đính kèm phần phụ lục)

+ Về sử dụng đất: Điều tra phỏng vấn nông dân về tình hình sản xuất trên các đơn vị đất và các loại hình sử dụng đất khác nhau trên cùng loại đất. Các thông tin cần thu thập chủ yếu để tính toán và so sánh hiệu quả kinh tế sử dụng đất của cây vải và một số loại cây trồng khác.

2.2. Đánh giá kết quả phân tích mẫu đất và nước tưới vùng sản xuất vải 5 huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Lạng Giang, Tân Yên và Yên Thế tỉnh Bắc Giang

Kết quả điều tra khảo sát vùng trồng và phụ cận cho thấy vùng đất có khả năng phù hợp để sản xuất vải an toàn thì mẫu đất, mẫu nước được lấy để kiểm tra chất lượng. Mẫu phải được lấy theo đúng phương pháp, thực hiện bởi người có chuyên môn và được gửi đi phân tích ở những phòng phân tích đạt tiêu chuẩn (Đã phân tích tại phòng thử nghiệm nông nghiệp số 27, được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận là thuộc hệ thống các phòng thử nghiệm nông nghiệp của Bộ).

2.2.1. Kết quả phân tích mẫu đất.

Kết quả phân tích về dư lượng kim loại nặng trong đất phải được so sánh với ngưỡng tối đa cho phép ban hành tại Quyết định số 99 /2008/QĐ-BNN ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Bảng sau:

Bảng 15: Mức giới hạn tối đa cho phép của một số kim loại nặng trong đất trồng rau, quả, chè



TT

Nguyên tố

Mức giới hạn tối đa cho phép

(mg/kg đất khô)

Phương pháp thử *

1

Arsen (As)

12

TCVN6649:2000 ISO11466:1995)

2

Cadimi (Cd)

2

TCVN6496:1999(ISO11047:1995)

3

Chì (Pb)

70




4

Đồng (Cu)

50




5

Kẽm (Zn)

200




2.2.2. Đánh giá mức độ ô nhiễm đối kim loại nặng trong mẫu đất:

a. Tiêu chuẩn đánh giá chỉ số ô nhiễm hoá học tổng hợp:

Sau khi đã xác định đư­ợc các chỉ thị ô nhiễm hoá học tổng hợp cho môi tr­ường đất. Sử dụng biểu thức tổng quát (đối với các chất hóa học - cả chất mới đi vào môi trường đất, cả chất tự thân môi tr­ường đất mất đi để làm thay đổi cân bằng, kể cả chất mới chuyển từ dạng không độc sang dạng độc do một tác nhân nào đó gây nên...). Chỉ số ô nhiễm tổng hợp này đ­ược TSKH. Phạm Quốc Quân nêu ra và tiến hành định lượng hoá.

Trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam, để có các trị số của môi trường nền là khó thực hiện đ­ược và trị số nền của các môi trường thành phần chư­a đư­ợc xác lập. Sử dụng theo tiêu chuẩn Việt nam (TCVN) và tiêu chuẩn cho phép (TCCP) là phù hợp nhất (vì TCCP có thể là TCVN, cũng có thể là tiêu chuẩn ngành (TCN)). Như­ vậy, mức độ ô nhiễm tài nguyên đất ở đây có thể được phân ra như­ sau:


Giá trị I

Mức độ ô nhiễm

10

Ô nhiễm rất nặng

2 - 10

Ô nhiễm nặng

1,0 - 1,5

Ô nhiễm nhẹ

< 1,0

Không ô nhiễm


Каталог: sites -> default -> files -> thutuchanhchinh
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
thutuchanhchinh -> Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/tt-blđtbxh ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tên đơn vị Số V/v Đăng ký nội quy lao động CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
thutuchanhchinh -> Phụ lục 1: Mẫu Đơn đề nghị cấp (cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn) giấy phép thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân
thutuchanhchinh -> PHỤ LỤC 1 MẪu văn bảN ĐĂng ký hoạT ĐỘng giáo dục nghề nghiệp trình đỘ SƠ CẤP
thutuchanhchinh -> Mẫu 1c cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc BẢn khai cá nhâN
thutuchanhchinh -> Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 28/2013/ttlt-blđtbxh-bqp ngày 22/10/2013 của Liên bộ Lao động tb&XH, Bộ Quốc phòng
thutuchanhchinh -> Mẫu số 01/ƯĐgd tờ khai đỀ nghị giải quyếT ƯU ĐÃi trong giáo dụC ĐÀo tạO
thutuchanhchinh -> Mẫu 3 (Ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/tt-blđtbxh ngày 30/7/2014 của Bộ Lao động -tb&XH) CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 1.93 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương