BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì



tải về 1.93 Mb.
trang6/17
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích1.93 Mb.
#84
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17

(Nguồn: Niên giám thống kê các huyện năm 2010)

Năm 2010 toàn vùng có 501.922 lao động, chiếm 51,54% lao động toàn tỉnh. Trong đó, lao động nông nghiệp chiếm 81,38%, lao động phi nông nghiệp chiếm 18,62% tổng số lao động vùng.

Số lượng lao động nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, cho thấy đây là nguồn nhân lực dồi dào cho phát triển kinh tế nông nghiệp, trong đó có sản xuất vải của vùng. Tỷ lệ lao động qua đào tạo của Lục Ngạn hiện chiếm khoảng 20%, Lục Nam 25%, Lạng Giang 27%, Yên Thế 25, Tân Yên 27%.

Với trình độ tiếp thu khoa học kỹ thuật của các hộ gia đình nông dân, cộng với sự hoạt động có hiệu quả của công tác khuyến nông của tỉnh trong những năm vừa qua thông qua việc giúp đỡ các hộ tham gia chương trình, dự án chuyển giao công nghệ kỹ thuật vào sản xuất, xây dựng các mô hình mẫu, tổ chức tập huấn kỹ thuật, trình diễn kỹ thuật cho nông dân… đã làm cho trình độ hiểu biết về kỹ thuật trong thâm canh, đa dạng hoá sản phẩm theo hướng sản xuất hàng hoá của lao động nông nghiệp ngày được nâng cao, đặc biệt là trong thâm canh sản xuất vải theo VietGap.

Với kinh nghiệm sản xuất và khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật của lao động nông nghiệp ở vùng, việc chuyển tải những công nghệ tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp sẽ nhanh chóng đến các hộ gia đình. Đây là một yếu tố hết sức quan trọng, góp phần thúc đẩy sản xuất vải an toàn của tỉnh phát triển nhanh trong những năm tới.

Thu nhập của đại đa số tầng lớp dân cư đang ở mức 7,5-9,4 triệu đồng người/năm. Đời sống nhân dân thường gặp khó khăn, nhất là vào những năm vải mất mùa. Tỉnh cần có sự hỗ trợ kịp thời, đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển sản xuất, nhằm giảm sự chênh lệch về thu nhập và đời sống của nhân dân trong vùng.

PHẦN II

THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ VẢI CỦA VÙNG NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH VẢI AN TOÀN TỈNH BẮC GIANG


1. Thực trạng sản xuất vải của vùng nghiên cứu quy hoạch.

1. 1. Hiện trạng sử dụng đất của vùng nghiên cứu quy hoạch:



Bảng 6: Hiện trạng sử dụng đất 5 huyện vùng nghiên cứu năm 2010

STT

Chỉ tiêu



Tổng diện tích toàn tỉnh

Tổng diện tích 5 huyện

Cơ cấu diện tích

5 huyện/tỉnh

(ha)

Cơ cấu
(%)


(ha)

Cơ cấu
(%)


%

I

TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN

 

384.157,63

100,00

237.084,23

100,00

61,72

1

Đất nông nghiệp

NNP

272.913,31

71,04

167.205,34

70,53

61,27

1.1

Đất lúa nước

DLN

71.228,43

18,54

39.301,12

16,58

55,18

1.2

Đất trồng lúa nương

LUN

30,23

0,01

30,23

0,01

100,00

1.3

Đất trồng cây hàng năm khác

HNK

7.058,26

1,84

3.733,07

1,57

52,89

1.4

Đất trồng cây lâu năm

CLN

48.665,90

12,67

40.412,15

17,05

83,04

 

Trong đó đất trồng vải

 

35776,00

9,43

32595,00

13,46

88,14

1.5

Đất rừng phòng hộ

RPH

20.543,37

5,35

9.774,38

4,12

47,58

1.6

Đất rừng đặc dụng

RDD

13.799,58

3,59

30.009,82

12,66

217,47

1.7

Đất rừng sản xuất

RSX

105.849,49

27,55

41.308,24

17,42

39,03

1.8

Đất nuôi trồng thuỷ sản

NTS

5.553,17

1,45

2.526,12

1,07

45,49

1.9

Đất nông nghiệp khác

NKH

184,88

0,05

110,21

0,05

59,61

2

Đất phi nông nghiệp

PNN

92.339,78

24,04

58.568,56

24,70

63,43

3

Đất chưa sử dụng

DCS

18.904,54

4,92

11.310,33

4,77

59,83

(Nguồn: Kết quả kiểm kê đất đai năm 2010- Sở TNMT tỉnh Bắc Giang)

Tổng diện tích tự nhiên 5 huyện vùng quy hoạch vải an toàn: 237.084,23 ha, chiếm 61,72% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Bao gồm:

- Đất nông nghiệp: Diện tích: 167.205,34 ha, chiếm 61,27% diện tích đất nông nghiệp toàn tỉnh.

- Đất phi nông nghiệp: Diện tích: 58568,56 ha, chiếm 63,43% diện tích đất phi nông nghiệp toàn tỉnh.

- Đất chưa sử dụng: Diện tích 11.310,33ha, chiếm 59,83% diện tích đất chưa sử dụng toàn tỉnh.

1.1.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của vùng nghiên cứu quy hoạch:

Diện tích đất nông nghiệp: 167.205,34 ha, chiếm 61,27% diện tích đất nông nghiệp của tỉnh, chiếm 70,53% diện tích tự nhiên 5 huyện vùng nghiên cứu quy hoạch gồm:

- Đất trồng cây lâu năm trong 5 huyện vùng nghiên cứu quy hoạch: Diện tích: 40.412,15 ha, chiếm 83,04% đất trồng cây lâu năm của tỉnh, chiếm 17,05% diện tích tự nhiên 5 huyện vùng dự án. Phân bố ở các huyện Lục Ngạn: 2.2767,08 ha, Lục Nam: 7.416,05 ha, Lạng Giang: 2.999,33 ha, Tân Yên: 2.381,93 ha và Yên Thế: 4.847,76 ha. Trong đó:

Diện tích đất trồng vải 5 huyện vùng nghiên cứu quy hoạch có diện tích 32.595ha, chiếm 88,14% diện tích đất trồng vải toàn tỉnh, chiếm 13,46% diện tích tự nhiên 5 huyện vùng dự án, chiếm 78,99% diện tích cây lâu năm của 5 huyện. Phân bố ở các huyện Lục Ngạn: 18.500 ha, Lục Nam: 6.485 ha, Lạng Giang 1.703 ha, Tân Yên 1.839 ha và Yên Thế 4.068 ha.

1.1.2. Tình hình biến động và sử dụng đất trồng vải giai đoạn 2005-2010 của vùng nghiên cứu:

Bảng 7: Biến động sử dụng đất trồng vải qua các năm

Đơn vị

Qua các năm

Biến động 2005/2010

Tăng (+), giảm(-)

2005

2010

Toàn tỉnh

40629

35915

-4714

Tỷ lệ (%) vùng so với tỉnh

85,67

90,76

46,90

Toàn vùng

34806

32595

-2211

Lục Ngạn

19192

18500

-692

Lục Nam

6202

6485

283

Lạng Giang

1422

1703

281

Tân Yên

1952

1839

-113

Yên Thế

6038

4068

-1970

(Nguồn: Niên giám thống kê, các huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Lạng Giang, Tân Yên, Yên Thế và tỉnh Bắc Giang năm 2010)

Trong 5 năm qua diện tích đất trồng vải toàn tỉnh giảm 4.714 ha. Trong đó vùng nghiên cứu giảm 2.211 ha cụ thể:

-Yên Thế giảm 1.970 ha (trong đó Bố Hạ: 60,5 ha; Đông Sơn: 40,1 ha; Đồng Hưu: 301,9 ha; Tân Sỏi: 95,2 ha; Đồng Tiến: 352,0 ha; Canh Nậu: 274,7 ha; Xuân Lương: 176,3 ha; Tam Tiến: 161,9 ha,…).

-Lục Ngạn giảm 692 ha (trong đó Tân Lập: 55 ha; Thanh Hải: 26 ha; Kiên Thành: 107 ha; Tân Mộc: 117 ha;…).

-Tân Yên giảm 113 ha (trong đó An Dương: 40,8 ha; Việt Lập: 69,5 ha,…).

Nguyên nhân chính là do những năm trước đây cây vải có giá trị, nên phát triển ồ ạt không theo quy hoạch, đặc biệt là người nông dân đã trồng vải trên đất có độ dốc lớn >250, không có nguồn nước tưới và không thuận lợi về giao thông. Qua một số năm vải xuống giá thấp, năng suất không cao người dân chuyển sang trồng cây khác.

1.1.3. Quy mô diện tích vải, phân bố, năng suất, sản lượng cây vải của các huyện vùng nghiên cứu;

Kết quả về quy mô diện tích, phân bố, năng suất sản lượng cây vải được trình bày ở bảng 8 ( chi tiết biến động diện tích, năng suất, sản lượng của từng xã được trình bày tại phụ lục 3-8):

Năm 2010 diện tích đất trồng vải của 5 huyện vùng quy hoạch: 32.595 ha, phân bố ở các huyện Lục Ngạn: 18.500 ha (chiếm 57,97% diện tích toàn vùng); Lục Nam: 6.485 ha (chiếm 19,24% diện tích toàn vùng); Lạng Giang: 1.703 ha (chiếm 4,72% diện tích toàn vùng); Tân Yên: 1.839 ha (chiếm 5,33% diện tích toàn vùng); Yên Thế: 4.068 ha (chiếm 12,75% diện tích toàn vùng).

Bảng 8: Diễn biến diện tích, NS,SL vải qua các năm



Đơn vị

Hành chính


Qua các năm

2005

2010

Diện tích (ha)

Năng suất bình quân

(tấn/ha)

Sản lượng (tấn)

Diện tích (ha)

Năng suất bình quân (tấn/ha)

Sản lượng (tấn)

Toàn tỉnh

33401

2,07

68997

35776

3,25

116253

Cơ cấu (%) vùng so với tỉnh

85,57




96,74

91,11




94,75

Toàn vùng

28582

2,34

66746

32595

3,45

110146

Lục Ngạn

13940

3,20

44608

18500

3,30

61050

Lục Nam

6010

2,78

8750

6485

2,93

18000

Lạng Giang

1159

1,56

1449

1703

4,26

7173

Tân Yên

1673

2,37

3935

1839

4,76

7242

Yên Thế

5800

1,33

8004

4068

4,10

16681

(Nguồn: Niên giám thống kê, các huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Lạng Giang, Tân Yên, Yên Thế và tỉnh Bắc Giang năm 2010)

Nhìn chung sản lượng vải qua các năm tăng, năm 2010 sản lượng vải của vùng đạt 110.146 tấn, chiếm 94,75% sản lượng vải toàn tỉnh, năng suất bình quân đạt 34,5 tạ/ha, cao hơn năng suất bình quân của tỉnh.

1.1.4. Cơ cấu giống vải:
Bảng 9: Diện tích và cơ cấu các giống vải vùng nghiên cứu năm 2010

(Đơn vị tính: ha)

Đơn vị

Tổng

Vải sớm

Vải chính vụ

Toàn vùng

32595

4520

28075

Lục Ngạn

18500

1750

16750

Lục Nam

6485

1350

5135

Lạng Giang

1703

300

1403

Tân Yên

1839

750

1089

Yên Thế

4068

370

3698

Cơ cấu giống (%)

100,0

17,1

82,9


Каталог: sites -> default -> files -> thutuchanhchinh
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
thutuchanhchinh -> Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/tt-blđtbxh ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tên đơn vị Số V/v Đăng ký nội quy lao động CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
thutuchanhchinh -> Phụ lục 1: Mẫu Đơn đề nghị cấp (cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn) giấy phép thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân
thutuchanhchinh -> PHỤ LỤC 1 MẪu văn bảN ĐĂng ký hoạT ĐỘng giáo dục nghề nghiệp trình đỘ SƠ CẤP
thutuchanhchinh -> Mẫu 1c cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc BẢn khai cá nhâN
thutuchanhchinh -> Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 28/2013/ttlt-blđtbxh-bqp ngày 22/10/2013 của Liên bộ Lao động tb&XH, Bộ Quốc phòng
thutuchanhchinh -> Mẫu số 01/ƯĐgd tờ khai đỀ nghị giải quyếT ƯU ĐÃi trong giáo dụC ĐÀo tạO
thutuchanhchinh -> Mẫu 3 (Ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/tt-blđtbxh ngày 30/7/2014 của Bộ Lao động -tb&XH) CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 1.93 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương