BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì



tải về 1.93 Mb.
trang4/17
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích1.93 Mb.
#84
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17

* Nhận xét về đặc điểm khí hậu:

Có thể thấy rằng điều kiện khí hậu vùng nghiên cứu quy hoạch có nhiều điểm thuận lợi và phù hợp cho các yếu tố sinh thái của cây vải, trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây vải cũng như trong thời kỳ ra lộc, ra hoa và kết quả.

Đặc biệt có thể nhận thấy rằng điều kiện khí hậu của vùng trồng vải Lục Ngạn, Lục Nam có nhiều điểm thuận lợi và phù hợp với yêu cầu sinh thái của cây vải hơn so với các huyện khác. Trong các quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, bao gồm các thời kỳ ra lộc, ra hoa và kết quả. Về khí hậu, các yếu tố chính như: lượng mưa, độ ẩm không khí và lượng bốc hơi, có ảnh hưởng rất lớn đến cây vải, đặc biệt là ảnh hưởng đến quá trình ra hoa, thụ phấn và chất lượng quả.

Đánh giá chung về điều kiện khí hậu thời tiết có thể thấy Lục Ngạn là vùng có lượng mưa thấp, mưa Xuân đến muộn hơn và ít hơn, ẩm độ không khí không quá cao, lượng bức xạ nhiệt trung bình, đó là những yếu tố thuận lợi tạo điều kiện cho cây ăn quả (nhất là vải) đậu quả tốt hơn khi ra hoa, thụ phấn. Điều này cũng phù hợp với nhiều kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước. Qua thực tế điều tra cũng cho thấy những năm lượng mưa đảm bảo, thì chất lượng vải tốt và đồng đều; những năm hạn hán, tỷ lệ đậu quả giảm và chất lượng quả cũng giảm rõ rệt. Thiếu nước làm cho vải khô, ít nước và kém ngọt. Nhưng nếu mưa quá nhiều, sẽ gây ngập úng, làm vải chết hoặc rụng quả.

Từ nghiên cứu đặc điểm khí hậu ở các vùng có địa hình khác nhau trên địa bàn, có thể nhận xét về điều kiện khí hậu ở vùng nghiên cứu quy hoạch của tỉnh có những nét đặc thù riêng như sau:

+ Tổng lượng mưa trung bình năm của vùng trồng vải từ 1.300-1.450 mm. Vùng thấp có lượng mưa nhỏ hơn vùng đồi núi. Lượng mưa thấp tại các thời điểm ra hoa, đậu quả và thu hoạch. Mưa phùn ít và muộn, không ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng của cây ở các giai đoạn.

+ Nhiệt độ trung bình năm dao động từ 22-25OC. Nhiệt độ mùa đông thấp tạo điều kiện cho cây vải sinh trưởng và phát triển thuận lợi.

+ Tổng lượng bốc hơi trung bình năm từ 1.000-1.100 mm.

+ Độ ẩm trung bình đạt khá cao, từ 80-85%. Tuy nhiên ở các tháng quan trọng từ khi cây vải ra hoa đến sắp thu hoạch, độ ẩm không quá cao.

1.1.3. Địa hình:

Tỉnh Bắc Giang thuộc vùng trung du, nơi chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi nên địa hình khá đa dạng. Có thể phân địa hình tỉnh Bắc Giang thành các dạng địa hình chính sau:

a. Địa hình đồi-núi thấp Lục Ngạn-Sơn Động với độ cao trung bình 500-600 m, thỉnh thoảng có những đỉnh cao hơn 700m (đỉnh cao nhất là núi Yên Tử: 1.068 m). Các dãy núi này chính là đường phân thủy của các con sông lớn trong vùng: Lục Nam, Kỳ Cùng và Ba Chẽ. Nhìn chung địa hình dốc, bị chia cắt mạnh và có mạng lưới sông suối thưa hơn vùng đồi.

Hình thái các đồi có đỉnh bằng tròn, sườn thoải. Hướng của các dãy đồi này bố trí lộn xộn và có mạng lưới sông suối tương đối dày.

b. Địa hình gò đồi xen đồng bằng hẹp Yên Thế-Lạng Giang-Lục Nam có độ cao thấp hơn (150-300 m). Địa hình gò đồi có đỉnh bằng, sườn thoải, nhiều nơi nối liền với nhau thành những dải lượn sóng. Loại địa hình này thích hợp với trồng vải

Những vùng thấp giữa các dải đồi là những dải đồng bằng nhỏ hẹp kéo dài, hiện là những cánh đồng trồng lúa nước.

c. Địa hình đồng bằng xen gò đồi Hiệp Hòa-Tân Yên do quá trình xâm thực chia cắt các thềm phù sa cổ, tạo thành một dải tương đối hẹp. Đặc điểm chung là địa hình có dạng gò đồi thấp thoải (độ cao > 50m) chiếm diện tích nhỏ, nằm xen kẽ với các thung lũng mở rộng có độ cao chừng 6-8 m so với mực nước biển.

d. Địa hình đồng bằng thung lũng hạ lưu sông Cầu, Thương, Lục Nam là vùng được hình thành chủ yếu bởi các sản phẩm bồi tụ của các sông Cầu, sông Thương và sông Lục Nam, nhưng thực ra không phải là một kiểu đồng bằng thung lũng hoàn toàn. Trong đó có nơi đã trải qua thời kỳ phát triển tam giác châu và dần dần được quá trình bồi đắp do sông thay thế. Trên bề mặt phù sa sông còn nổi lên nhiều đồi núi sót cao >100 m, như núi Mỏ Thổ: 160 m, Núi Thon: 125 m, đặc biệt là núi Neo và núi Nham Biên ở Yên Dũng cao 261 m.

Diện tích trồng vải tại 5 huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Lạng Giang, Tân Yên, Yên Thế tập trung chủ yếu trên địa hình đồi núi thấp và địa hình gò đồi xen đồng bằng với diện tích chiếm trên 80% diện tích đất trồng vải của 5 huyện.

1.1.4. Tài nguyên đất:

Theo báo cáo thuyết minh bản đồ đất tỉnh Bắc Giang, do Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) xây dựng năm 2005, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có 6 nhóm đất với 15 loại đất chính sau:

- Nhóm đất phù sa: Diện tích 50.246,08 ha, chiếm 13,14% diện tích tự nhiên. Loại đất này được phân bố ở ven các sông. Đây là nhóm đất có hàm lượng dinh dưỡng khá, rất thích hợp với các loại cây trồng ngắn ngày. Do sự chi phối của địa hình, khí hậu và tác động của con người trong quá trình khai thác sử dụng đã phân hoá nhóm đất phù sa thành 6 loại đất chính (đất phù sa được bồi, đất phù sa không được bồi, đất phù sa có tầng loang lổ, đất phù sa úng nước, đất phù sa glây và đất phù sa ngòi suối. Trong đó đất phù sa không được bồi rất thích hợp cho trồng vải

- Nhóm đất xám bạc màu: Diện tích 42.897,84 ha, chiếm 11,22% diện tích tự nhiên với 1 loại đất chính là đất bạc màu trên phù sa cổ. Loại đất này được phân bố ở hầu khắp các huyện, trong đó tập trung nhiều ở Việt Yên, Hiệp Hoà, Tân Yên…

- Nhóm đất đỏ vàng: Diện tích 241.358,21 ha, chiếm 63,13% diện tích tự nhiên. Đây là nhóm đất có diện tích lớn nhất trong các nhóm đất ở Bắc Giang. Đất thường có màu nâu đỏ, đỏ nâu, đỏ vàng tuỳ theo mẫu chất, đá mẹ, quá trình phong hoá và quá trình tích luỹ chất hữu cơ. Nhóm đất đỏ vàng được chia thành 5 loại đất chính (đất nâu tím trên đá sét màu tím, đất đỏ vàng trên phiến thạch sét, đất vàng nhạt trên đá cát, đất nâu vàng trên phù sa cổ và đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước). Trong đó đất nâu tím trên đá sét màu tím, đất đỏ vàng trên phiến thạch sét, đất vàng nhạt trên đá cát, đất nâu vàng trên phù sa cổ, thích hợp cho trồng vải ở những nơi đất có độ dốc <15º và tầng đất dày >100cm.

- Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ: Diện tích 6.546,67 ha, chiếm 1,71% diện tích tự nhiên. Loại đất này phân bố ở các thung lũng nhỏ giữa các dãy núi. Đây là loại đất được hình thành và phát triển trên sản phẩm rửa trôi và lắng đọng của tất cả các loại đất, nên thường có độ phì khá. Nhóm đất này không thích hợp trồng vải.

- Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi: Diện tích 1.008,04 ha, chiếm 0,27% diện tích tự nhiên. Loại đất này phân bố ở các ngọn núi cao giáp dãy núi Yên Tử và giáp Thái Nguyên, có 2 loại đất chính là đất mùn đỏ vàng trên núi đá sét và đất mùn vàng đỏ trên đá cát. Nhóm đất này không thích hợp cho trồng vải.

- Nhóm đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá: Diện tích 18.809,98 ha, chiếm 4,92 % diện tích tự nhiên. Loại đất này phân bố ở hầu hết các huyện trên địa bàn tỉnh. Đây là loại đất đã bị phá huỷ bề mặt, do bị rửa trôi xói mòn mạnh trong quá trình khai thác sử dụng, tầng đất mỏng, độ phì kém, sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn.

Bảng 2: Diện tích các nhóm đất chính tỉnh Bắc Giang

Nhóm đất

hiệu


Diện tích (ha)

Tỷ lệ

(%)


Tổng số

0-3o

3-8o

8-15o

> 15o

1. Nhóm đất phù sa

P

50.246,08

50.246,08










13,14

2. Nhóm đất dốc tụ

D

6.546,67

6.546,67










1,71

3. Nhóm đất bạc màu

B

42.897,84

40.653,84

2.244,00







11,22

4. Nhóm đất đỏ vàng

F

241.358,21

15.453,70

45.678,05

18.407,30

161.819,16

63,13

5. Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi

H

1.008,04










1.008,04

0,27

6. Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá

E

18.809,98










18.809,98

4,92

Nguồn: Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp – Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

1.1.5. Nguồn nước đối với sản xuất vải:



Nguồn nước mặt:

Vùng nghiên cứu có 3 con sông chính: Sông Cầu, Sông Thương, Sông Lục Nam. Ngoài ra các Hệ thống hồ đập, cụ thể như:

- Huyện Lục Ngạn quản lý và khai thác 9 hồ chứa nước lớn gồm: Khuôn Thần, Đá Mài, Dộc Bấu, Trại Muối, Đồng Cốc, Đồng Man, Làng Thum, Lòng Thuyền. Ngoài ra huyện còn có 230 hồ đập nhỏ.

- Huyện Lạng Giang: Tổng số có 35 hồ đập vừa và nhỏ. Các hồ xung yếu tập trung chủ yếu ở các xã Hương Sơn và Nghĩa Hưng gồm: Hồ Hố Cao, Đá Đen, Hồ Lầy, Đồng Khuôn, Tài Voòng và Đầm Mây.

- Huyện Yên Thế có 13 công trình trung thủy nông và 125 phai, hồ đập nhỏ.

- Huyện Tân Yên có 78 hồ đập lớn nhỏ phục vụ tưới cho sản xuất nông nghiệp.

- Huyện Lục Nam có 90 hồ đập lớn nhỏ, trong đó hồ điển hình là hồ Suối Nứa diện tích 27km2, dung tích hữu ích 4,65 triệu m3.

Nhìn chung nguồn nước mặt trong vùng có thể khai thác tưới cho vải để thâm canh tăng năng suất và cho chế biến.



Nguồn nước ngầm:

Chưa được nghiên cứu cụ thể, nhưng theo điều tra sơ bộ qua các giếng khoan, giếng khơi trong vùng và qua kết quả phân tích một số mẫu nước trước đây cho thấy: trữ lượng nước khá nhiều, chất lượng nguồn nước ngầm tương đối ổn định, đảm bảo tưới cho sản xuất vải an toàn.

1.1.6. Vấn đề môi trường vùng nghiên cứu:

Qua nghiên cứu đề án “ Bảo vệ và cải thiện môi trường nông thôn đến năm 2020 tỉnh Bắc Giang” đã được phê duyệt tại quyết định số 1904/QĐ-UBND ngày 28/12/2011 và kết quả khảo sát. Cho thấy vùng quy hoạch sản xuất vải an toàn gồm 5 huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Lạng Giang, Tân Yên, Yên Thế, thuộc vùng nông thôn của các huyện miền núi với những đặc trưng cơ bản: mật độ dân cư thấp, diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp còn nhiều. Các hộ thuộc vùng nông thôn này đều chăn nuôi lợn, trâu bò và gia cầm chủ yếu theo tập quán cũ, chuồng trại tạm bợ, một số nơi còn chăn nuôi dưới tán vải đặc biệt ở huyện Yên Thế.

Chất thải chưa được xử lý gây ô nhiễm và ảnh hưởng trực tiếp đến người dân, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật còn bị lạm dụng, nhất là bao bì còn vứt bừa bãi không đúng quy định. Bên cạnh đó, hệ thống thoát nước thải và bãi chứa rác của các thôn, cũng như vùng sản xuất vải chưa được quy hoạch thu gom tập trung gây ảnh hưởng đến môi trường. Tuy nhiên diện tích vải được trồng đa số trên vùng đất có địa hình cao, thoát nước, chính vì vậy cũng ít bị ảnh hưởng.

1.1.6.1. Môi trường tự nhiên:

a. Chất lượng nước mặt:

Vùng nước mặt tại khu vực bao gồm các ao hồ và 2 con sông lớn là sông Thương và sông Lục Nam; trong đó sông Thương và sông Lục Nam là nguồn tiếp nhân hầu hết nước thải từ khu vực này đổ ra. Kết quả quan trắc của đề án “Bảo vệ và cải thiện môi trường nông thôn” trong năm 2010 và 9 tháng đầu năm 2011 cho thấy đều thấp hơn mức cho phép theo QCVN 08: 2008/BTNMT và dưới mức giới hạn tối đa cho phép của một số kim loại nặng trong nước tưới cho vải an toàn (Ban hành kèm theo Quyết định số 99 /2008/QĐ-BNN ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn)



b. Chất lượng nước thải:

Nguồn nước thải trong khu vực này phần lớn nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất của các hộ kinh doanh, từ các làng nghề. Toàn bộ đều đổ thải trực tiếp ra hệ thống thoát nước chung trong khu vực và đổ trực tiếp ra thủy vực không qua xử lý. Kết quả phân tích nước thải sinh hoạt và nước thải y tế trong khu vực cho thấy các chỉ số ô nhiễm trong 2 nguồn nước thải đều nằm trong giới hạn quy định của QCVN 14: 2009/BTNMT



c. Chất lượng nước ngầm:

Chất lượng nguồn nước ngầm tương đối ổn định, kết quả phân tích của đề án “Bảo vệ và cải thiện môi trường nông thôn” cho thấy chỉ số ô nhiễm đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 09: 2008/BTNMT và dưới mức giới hạn tối đa cho phép của một số kim loại nặng trong nước tưới cho vải an toàn (Ban hành kèm theo Quyết định số 99 /2008/QĐ-BNN ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn).



d. Về ô nhiễm do chất thải rắn:

Là vùng có mật độ dân cư thưa thớt, tuy nhiên cũng như các vùng nông thôn khác tỷ lệ rác thải và thành phần rác tăng lên theo từng năm. Công tác thu gom rác thải được chính quyền và nhân dân quan tâm do vậy tỷ lệ thu gom và xử lý rác tăng, tuy nhiên do điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế, ảnh hưởng của phong tục, lối sống cũ cho nên tỷ lê thu gom rác khu vực nông thôn năm 2009 đạt 20%, xử lý rác chưa cao (tỷ lệ xử lý rác năm 2009 đạt 80%), tình trạng đổ thải rác không theo quy định vẫn xảy ra ở nhiều thôn xóm, khu dân cư gây khó khăn cho công tác thu gom.



e. Chất lượng môi trường đất:

Kết quả điều tra chất lượng đất của đề án “Bảo vệ và cải thiện môi trường nông thôn” cho kết quả các chỉ số ô nhiễm thấp hơn mức giá trị cho phép theo QCVN 30: 2008/BTNMT. Dư lượng thuốc BVTV trong đất cũng phát hiện ở mức thấp và nhỏ hơn quy chuẩn cho phép, nhiều chủng loại thuốc được phát hiện ở mức hàm lượng thấp.



1.1.6.2. Môi trường xã hội:

Môi trường xã hội của vùng có những đặc trưng cơ bản như: Mật độ dân cư thấp, trình độ dân trí thấp, đời sống nhân dân còn nghèo, kinh tế xã hội phát triển chậm, diện tích đất đai còn bỏ hoang nhiều, chưa thu hút được sự quan tâm và đầu tư của các doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài. Cần phải có những giải pháp thích hợp để khắc phục tình trạng trên như: Nâng cao trình độ dân trí,… phát triển vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa, trong đó có sản xuất vải an toàn, để nâng cao thu nhập cho người dân trong vùng.

2. Điều kiện kinh tế- xã hội, nguồn nhân lực vùng nghiên cứu.

2.1. Khái quát một số thông tin kinh tế ngành nông nghiệp của vùng nghiên cứu quy hoạch:

Bảng 3: Một số thông tin kinh tế ngành nông nghiệp của vùng năm 2010

TT

CHỈ TIÊU

ĐVT

Toàn vùng

Các huyện

Lục Ngạn

Lục Nam

Lạng Giang

Yên Thế

Tân Yên

1

 

 



 

Giá trị SX ngành nông nghiệp ( SS 1994)

tỷ. Đồng

3610

1097

758

570

601

583

- Trồng trọt

tỷ. Đồng

2356

866

550

338

295

308

- Chăn nuôi

tỷ. Đồng

1109

201

173

199

291

245

- Dịch vụ nông nghiệp

tỷ. Đồng

145

30

35

33

16

30

2

 

 



 

Cơ cấu giá trị ngành NN(SS1994)

(%)

100

100

100

100

100

100

- Trồng trọt

(%)

65,3

78,9

72,5

59,3

49,0

52,8

- Chăn nuôi

(%)

30,7

18,3

22,9

35,0

48,3

42,0

- Dịch vụ nông nghiệp

(%)

4,0

2,8

4,6

5,8

2,6

5,2

3

 

 



 

Giá trị SX ngành nông nghiệp (HH)

tỷ. Đồng

7253

1544

1585

1306

1415

1403

- Trồng trọt

tỷ. Đồng

3601

905

998

656

418

625

- Chăn nuôi

tỷ. Đồng

3448

600

536

600

971

741

- Dịch vụ nông nghiệp

tỷ. Đồng

204

39

52

50

26

37

4

 

 



 

Cơ cấu giá trị SX ngành nông nghiệp (HH)

 

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

- Trồng trọt

 

49,65

58,59

62,94

50,20

29,57

44,53

- Chăn nuôi

 

47,54

38,86

33,78

45,94

68,62

52,86

- Dịch vụ nông nghiệp

 

2,81

2,55

3,28

3,86

1,80

2,61



Bình quân cây có hạt/ ngưòi/năm

kg/người




246

461

444

388

481

6

Chăn nuôi

 

 

 

 

 

 

 

- Đàn trâu

con

60995

21670

15388

9101

8960

5876

- Đàn bò

con

74018

6445

11206

23922

4902

27543

- Đàn lợn

con

717885

136630

123848

181561

80128

195718

- Đàn gia cầm

1000con

10927

1507

1621

1077

4569

2153

7

Giá trị SX ngành lâm nghiệp (SS 1994)

tỷ. Đồng

91

29

27

2

31

3

8

Giá trị SX ngành lâm nghiệp (Giá HH)

tỷ. Đồng

172

51

51

5

58

8

9

Giá trị SX ngành thuỷ sản ( SS 1994)

tỷ. Đồng

97

7

21

21

18

30

10

Giá trị SX ngành thuỷ sản (HH)

tỷ. Đồng

220

18

48

47

42

65

Каталог: sites -> default -> files -> thutuchanhchinh
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
thutuchanhchinh -> Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/tt-blđtbxh ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tên đơn vị Số V/v Đăng ký nội quy lao động CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
thutuchanhchinh -> Phụ lục 1: Mẫu Đơn đề nghị cấp (cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn) giấy phép thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân
thutuchanhchinh -> PHỤ LỤC 1 MẪu văn bảN ĐĂng ký hoạT ĐỘng giáo dục nghề nghiệp trình đỘ SƠ CẤP
thutuchanhchinh -> Mẫu 1c cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc BẢn khai cá nhâN
thutuchanhchinh -> Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 28/2013/ttlt-blđtbxh-bqp ngày 22/10/2013 của Liên bộ Lao động tb&XH, Bộ Quốc phòng
thutuchanhchinh -> Mẫu số 01/ƯĐgd tờ khai đỀ nghị giải quyếT ƯU ĐÃi trong giáo dụC ĐÀo tạO
thutuchanhchinh -> Mẫu 3 (Ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/tt-blđtbxh ngày 30/7/2014 của Bộ Lao động -tb&XH) CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 1.93 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương