BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì



tải về 1.93 Mb.
trang3/17
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích1.93 Mb.
#84
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17

4.2. Đối tượng nghiên cứu

-Vùng trồng cây vải tập trung trên 5 huyện của tỉnh Bắc Giang;

-Các điều kiện tự nhiên: đất đai, nguồn nước, khí hậu,... thuộc vùng trên;

-Điều kiện kinh tế xã hội; các hộ nông dân đang trồng vải trong vùng.

-Điều kiện sản xuất, canh tác, sơ chế, chế biến, bảo quản, tiêu thụ quả vải của tỉnh trong những năm gần đây.

4.3. Phương pháp thực hiện



4.3.1. Phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu đã có:

Tài liệu được thu thập từ các cơ quan nghiên cứu, các ban ngành cấp tỉnh, huyện và xã: tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bắc Giang, phòng Nông nghiệp và PTNT của 5 huyện (Lục Ngạn, Lục Nam, Tân Yên, Lạng Giang, Yên Thế) của tỉnh Bắc Giang, Ủy ban Nhân dân các xã, thị trấn trong địa bàn các huyện và các cơ quan có liên quan, về:

-Thu thập các tài liệu, số liệu, bản đồ về điều kiên tự nhiên, kinh tế xã hội; các tài liệu, số liệu về đất đai, khí hậu,... vùng nghiên cứu.

-Thu thập các tài liệu, kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước về cây vải.

-Tổng hợp tài liệu, kết quả nghiên cứu đã có về đất đai và về cây vải trên địa bàn.

-Thu thập tài liệu về các đặc điểm của các giống vải, yêu cầu điều kiện ngoại cảnh, đặc điểm hình thái cây, quả của các giống vải cho chất lượng cao nói chung và vải nói riêng.



4.3.2. Phương pháp khảo sát thực địa:

Khảo sát trên toàn bộ diện tích trồng vải hiện có ở 5 huyện về hiện trạng tài nguyên đất, nước, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, chế biến, tiêu thụ quả vải. Lấy mẫu phân tích chất lượng đất, nước, quả để đánh giá mức độ an toàn, trong đó:

Số lượng mẫu và phương pháp lấy mẫu đất theo tiêu chuẩn TCVN 4046:1985 và TCVN 5297:1995 hoặc 10TCN 367:1999;

Số lượng mẫu và phương pháp lấy mẫu nước theo tiêu chuẩn TCVN 6000-1995 đối với nước ngầm, TCVN 5996 - 1995 đối với nước sông và suối, TCVN 5994-1995 đối với nước ao, hồ tự nhiên và nhân tạo;



4.3.3. Phương pháp phân tích đất, nước:

Phân tích mẫu đất, mẫu nước được tiến hành tại phòng phân tích Đất và Môi trường (trong hệ thống phòng phân tích Quốc gia) của Viện quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.



4.3.4. Phương pháp điều tra có sự tham gia của nông dân (PRA):

Lập phiếu điều tra để đánh giá hiện trạng sản xuất cây ăn quả, các giải pháp cho các vấn đề sử dụng hoá chất, phân bón. Phỏng vấn người tiêu dùng về nhu cầu tiêu dùng quả vải an toàn, yêu cầu chất lượng và quản lý chất lượng, nhu cầu sơ chế, bảo quản… để người tiêu dùng tiếp cận với sản phẩm quả an toàn một cách rộng rãi;



4.3.5. Đánh giá mức độ an toàn của đất trồng và nước tưới cho cây vải:

Áp dụng quy trình đánh giá đất phục vụ nông nghiệp theo tiêu chuẩn ngành số 10 TCN 343-98; kèm theo quyết định 195/1998/QĐ-BNN-KHCN ngày 05/12/1998 của Bộ Nông nghiệp và PTNT;



4.3.6. Ứng dụng kỹ thuật GIS:

Để xây dựng và chồng các lớp bản đồ quy hoạch, bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ phân hạng thích nghi cho sản xuất vải an toàn cho từng vùng.

Dùng phần mềm đánh giá đất ALES để phân hạng mức độ thích hợp của đất đai đối với cây vải nhằm phục vụ quy hoạch vùng vải an toàn

4.3.7. Phương pháp chuyên gia:

Nhằm đánh giá thực trạng, xác định mô hình GAP cho sản xuất vải an toàn, đề xuất cơ chế chính sách để phát triển vùng vải an toàn cũng như đề xuất mức đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho bảo quản, chế biến...



4.3.8. Phương pháp tính toán:

Sử dụng các phương pháp phân tích thống kê, toán kinh tế để xử lý, tính toán các chỉ tiêu về kinh tế và hiệu quả của phương án quy hoạch.

5. Sản phẩm gồm có:

5.1. Báo cáo tổng hợp:

Quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020”: 10 quyển.

5.2. Báo cáo tóm tắt: 10 quyển.

5.3. Bản đồ thổ nhưỡng các vùng trồng cây vải :

- 5 huyện thuộc tỉnh Bắc Giang tỷ lệ 1/25.000: 03 bộ

- Tổng hợp toàn tỉnh tỷ lệ 1/50.000: 03 bộ

5.4. Bản đồ hiện trạng sản xuất các vùng trồng cây vải:



- 5 huyện thuộc tỉnh Bắc Giang tỷ lệ 1/25.000: 03 bộ

- Tổng hợp toàn tỉnh tỷ lệ 1/50.000: 03 bộ

5.5. Bản đồ phân hạng mức độ thích hợp cho cây vải:



- 5 huyện thuộc tỉnh Bắc Giang tỷ lệ 1/25.000: 03 bộ

- Tổng hợp toàn tỉnh tỷ lệ 1/50.000: 03 bộ

5.6. Bản đồ quy hoạch sản xuất các vùng trồng cây vải an toàn:



- 5 huyện thuộc tỉnh Bắc Giang tỷ lệ 1/25.000: 03 bộ

- Tổng hợp toàn tỉnh tỷ lệ 1/50.000: 03 bộ

5.7. Hệ thống các phụ lục đi kèm báo cáo chính

5.8. Đĩa CD (DVD) lưu các báo cáo chính, báo cáo tóm tắt, hệ thống các phụ lục các số liệu, bản đồ.

PHẦN I


ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA VÙNG NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH SẢN XUẤT VẢI AN TOÀN TỈNH BẮC GIANG

1. Các nguồn lực tự nhiên

1.1. Điều kiện tự nhiên của vùng nghiên cứu

1.1.1. Vị trí địa lý

Bắc Giang là một trong các tỉnh thuộc vùng trung du miền núi Bắc Bộ. Nằm ở tọa độ địa lý:

Từ 105o52' - 107o03' Kinh độ Đông.

21o08' - 21o36' Vĩ độ Bắc.

- Phía Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn.

- Phía Đông giáp tỉnh Quảng Ninh.

- Phía Tây Nam giáp thành phố Hà Nội.

- Phía Tây và Tây Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên.

- Phía Nam giáp các tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương và Quảng Ninh.

Tổng diện tích tự nhiên (DTTN) toàn tỉnh: 384.157,63 ha, được chia thành 10 đơn vị hành chính, bao gồm 1 thành phố và 9 huyện. Tỉnh lỵ đóng tại thành phố Bắc Giang là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh.

Bắc Giang có vị trí địa lý khá thuận lợi: Thành phố Bắc Giang (trung tâm của tỉnh) cách Thủ đô Hà Nội 50 km; cách cửa khẩu Hữu Nghị Quan với Trung Quốc 110 km; cách sân bay quốc tế Nội Bài 50 km; cách cảng biển Hải Phòng và cảng biển nước sâu Cái Lân - Quảng Ninh 130 km. Từ đây có thể, tạo ra cơ hội và động lực quan trọng để phát triển trên cơ sở tận dụng mạng lưới cơ sở hạ tầng, sự hỗ trợ về đào tạo và chuyển giao công nghệ từ các thành phố lớn, liên kết thị trường tiêu thụ vải thuận lợi cho xuất khẩu và tiêu thụ trong nước...

1.1.2. Khí hậu, thời tiết:

Khí hậu của vùng nghiên cứu chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa nhiệt đới vùng trung du và miền núi phía Bắc, có tiểu vùng khí hậu mang nhiều nét đặc trưng của vùng miền núi. Mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 9. Khí hậu được chia thành 3 tiểu vùng khí hậu rõ rệt: tiểu khí hậu đặc thù miền núi gồm các huyện phía Đông của vùng: Lục Ngạn, Lục Nam; tiểu khí hậu vùng trung du gồm các huyện phía Tây của vùng: Yên Thế, Tân Yên; tiểu khí hậu vùng đồng bằng huyện Lạng Giang. Riêng khí hậu đặc thù của huyện Lục Ngạn có mùa Đông đến sớm và kéo dài hơn so với các huyện khác trong trong vùng nghiên cứu (từ trung tuần tháng 11 đến trung tuần tháng 3 năm sau) thuận lợi cho cây vải phân hóa mầm hoa.

- Về nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm dao động từ 23,1-23,4oC. Tháng Giêng là tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất tại Lục Ngạn, Lục Nam, Tân Yên, Lạng Giang là 15,9oC, tại Yên Thế là 16,3oC. Tháng 7 có nhiệt độ trung bình cao nhất là 28,8oC. Nhiệt độ trung bình tối thấp dao động từ 20,1-20,8 oC, nhiệt độ trung bình tối cao từ 27,8-27,9oC. Các tháng có nhiệt độ thấp nhất là từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau, nhiệt độ trung bình thường thấp hơn 18oC. Các tiêu chuẩn nhiệt độ trung bình, tối cao, tối thấp và diễn biến nhiệt độ các tháng đều thích hợp với cây vải, đặc biệt vào các thời kỳ sinh trưởng của vải như: ra lộc, ra hoa và kết trái. Hơn nữa, khi so sánh với các yêu cầu sinh thái, có thể thấy rằng không có tháng nào trong năm có nhiệt độ trung bình > 32oC hoặc <10oC, yếu tố nhiệt độ tại các vùng này thích hợp đối với cây vải.

- Về lượng mưa: Lượng mưa trung bình năm của các vùng trồng vải Lục Ngạn, Lục Nam là 1.373 mm, Tân Yên , Lạng Giang 1518,4mm, ở Yên Thế là 1.578,4 mm. Thời gian có lượng mưa thấp nhất kéo dài từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau; các tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 6 đến tháng 8. So sánh các yêu cầu về lượng mưa đối với cây vải, có thể thấy rằng lượng mưa tại các vùng trồng vải chủ lực của Bắc Giang rất thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây vải. Tổng lượng mưa trong năm thường > 1.300 mm, phân bố tương đối phù hợp theo các giai đoạn và thời kỳ sinh trưởng của cây vải. Tuy nhiên, trong một số năm lượng mưa phân bổ không đều và khô hạn vào lúc quả phát triển mạnh hoặc mưa sớm vào lúc ra hoa rơi vào các thời kỳ sinh trưởng quan trọng của cây vải, làm cho cây vải rụng hoa và quả, thường là nguyên nhân chính gây ra mất mùa giảm sản lượng.

- Về độ ẩm: Ẩm độ không khí trung bình hàng năm tại Lục Ngạn, Lục Nam: 81%, Tân Yên, Lạng Giang 85%, ở Yên Thế: 83%. Sự chênh lệch độ ẩm các tháng không lớn, dao động từ 1-9%. Độ ẩm không khí trung bình cao nhất tại Lục Ngạn, Lục Nam: 86%, Yên Thế: 87% và thấp nhất là 78% phù hợp với sự phát triển của cây vải.

- Tổng số giờ nắng: Vùng trồng vải có lượng bức xạ trung bình so với vùng khí hậu nhiệt đới. Tổng số giờ nắng trung bình trong năm tại các vùng trồng vải chủ lực dao động từ 1.552-1.686 giờ. Bình quân số giờ nắng trong ngày từ 4,2-4,6 giờ; cho phép nhiều loại cây phát triển và trồng được nhiều vụ trong năm. Lục Ngạn, Lục Nam có số giờ nắng: 1.096 giờ trong thời kỳ nắng nhiều hơn so với Yên Thế: 1.060 giờ. Thời kỳ nắng ít (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau) có số giờ nắng: 590 giờ, nhiều hơn Yên Thế: 492 giờ.

Bảng 1: Một số yếu tố khí tượng của vùng nghiên cứu

(Chỉ tiêu tính trung bình 15 năm từ 1995-2010)



Huyện

 

 



 

Lục Ngạn, Lục Nam

Tân Yên, Lạng Giang

Yên Thế

Nhiệt độ (oC)

 

 

 

Nhiệt độ (oC)

 

 

 

Nhiệt độ (oC)

 

 

 

Tháng

 

 



 

Lượng m­ưa

Độ ẩm

Số giờ nắng

Lượng m­ưa

Độ ẩm

Số giờ nắng

Lượng m­ưa

Độ ẩm

Số giờ nắng

(mm)

(%)

(giờ)

(mm)

(%)

(giờ)

(mm)

(%)

(giờ)

 

 

 




 

 

 

 

 




 

 

 

 

 

 

 

 

TB

CN

TN

 

 

 

TB

CN

TN

 

 

 

TB

CN

TN

 

 

 

I

15,9

20,4

12,7

20,7

79

83

15,9

19,5

13,2

20,4

 

83,2

16,3

20,8

13,9

23,2

81

65

II

16,9

20,9

14,3

24,8

80

56

17,1

19,8

14,8

28,1

88

45,9

17,4

21,1

15,5

25,4

84

44

III

20

23,9

17,5

41,6

82

61

19,9

22,7

17,9

17,5

90

49,7

19,9

23,4

17,8

46,6

87

43

IV

23,5

27,9

21,3

105,5

83

110

23,6

26,6

21,2

99,2

88

91,3

23,6

27,9

21,4

104,5

88

82

V

27,2

32,2

24

167,1

80

186

27,3

31,1

24,3

202,4

84

203,0

27

31,4

24,1

182

85

171

VI

28,6

33,1

25,5

216,4

82

176

28,7

32,3

25,6

226,6

82

180,8

28,8

32,6

25,9

246,5

83

169

VII

28,8

33,4

25,6

251,1

81

197

29

32,6

26,1

258,5

81

213,5

28,8

32,6

26

272,5

85

182

VIII

28

32,6

25,1

236,6

86

178

28,3

31,8

25,6

304,3

85

188,6

28,3

32,5

25,5

272,6

86

173

IX

26,9

31,8

23,7

159,7

84

186

27,3

31,0

24,4

205,6

86

200,5

27,3

32,1

24,5

189

84

194

X

24,2

29,6

20,7

96,7

82

173

24,5

28,7

21,4

99,7

84

186,8

24,6

30

21,8

140,4

81

171

XI

20,5

26,1

16,8

34,2

80

149

21,1

25,4

17,6

38,4

83

155,5

21,3

26,7

18,3

50,6

79

144

XII

17,1

22,5

13,4

18,6

78

131

17,7

21,7

14,2

17,7

83

130,9

17,8

22,9

14,8

25,1

78

114

TB

23,1

27,9

20,1

1373

81

1686

23,4

26,9

20,3

1518,4

85

1729,7

23,4

27,8

20,8

1578,4

83

1552

Каталог: sites -> default -> files -> thutuchanhchinh
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
thutuchanhchinh -> Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/tt-blđtbxh ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tên đơn vị Số V/v Đăng ký nội quy lao động CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
thutuchanhchinh -> Phụ lục 1: Mẫu Đơn đề nghị cấp (cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn) giấy phép thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân
thutuchanhchinh -> PHỤ LỤC 1 MẪu văn bảN ĐĂng ký hoạT ĐỘng giáo dục nghề nghiệp trình đỘ SƠ CẤP
thutuchanhchinh -> Mẫu 1c cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc BẢn khai cá nhâN
thutuchanhchinh -> Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 28/2013/ttlt-blđtbxh-bqp ngày 22/10/2013 của Liên bộ Lao động tb&XH, Bộ Quốc phòng
thutuchanhchinh -> Mẫu số 01/ƯĐgd tờ khai đỀ nghị giải quyếT ƯU ĐÃi trong giáo dụC ĐÀo tạO
thutuchanhchinh -> Mẫu 3 (Ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/tt-blđtbxh ngày 30/7/2014 của Bộ Lao động -tb&XH) CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 1.93 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương