Báo cáo Nghiên cứu về Nâng cao Năng lực các Ngành Công nghiệp Hỗ Trợ Việt Nam



tải về 1.76 Mb.
trang2/11
Chuyển đổi dữ liệu07.01.2018
Kích1.76 Mb.
#35885
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

Khủng hoảng tiền tệ Châu Á

Khi cuộc khủng hoảng tiền tệ Châu Á xảy ra vào năm 1997, Phòng Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản tại Bangkok đã hành động đúng đắn. Cụ thể là, 1) Ủy ban Cấp phép Xác thực và Luật đã ủng hộ việc thay đổi những tiêu chuẩn kỹ thuật với việc xuất khẩu sản phẩm, 2) Ủy ban cấp phép người bán đã tập trung vào hỗ trợ tài chính cho những người bán. Những nỗ lực mà Phòng Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản tại Bangkok thực hiện đã góp phần vào việc tránh khỏi việc thoái vốn của các công ty lắp ráp ô tô Nhật Bản tại địa phương cũng như các nhà sản xuất linh, phụ kiện đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tiền tệ, và họ đã xoay sở tồn tại được.

Kể từ đó, các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản tập trung ngày càng nhiều vào các ngành công nghiệp ô tô định hướng xuất khẩu tại Thái Lan. Chính phủ Thái Lan về cơ bản cũng ủng hộ định hướng này.



  • Những nỗ lực để tăng cường khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp ô tô Thái Lan.

Tháng 1 năm 1998, với sự hỗ trợ tài chính của chính phủ Nhật Bản, Bộ Công nghiệp đã xây dựng “Kế hoạch Tổng thể Điều chỉnh Cơ cấu Công nghiệp”. Theo kế hoạch này, “Viện Ô tô Thái Lan (TAI)” đã trở thành cốt lõi của việc thực hiện dự án.

TAI có sáu chức năng. Một là “Chương trình Xây dựng Công nghệ Ô tô (ATBP)”. Là tiểu chương trình của chương trình này là “Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ (SIDP)” được hỗ trợ bởi các chuyên gia Nhật Bản. Chương trình này đã góp phần quan trọng vào việc tăng trình độ kỹ thuật của QCDEM (Chất lượng, Chi Phí, Giao hàng, Kỹ thuật và Quản lý) của ngành công nghiệp sản xuất linh, phụ kiện Thái Lan




  1. Chính sách Tự do hóa ngành công nghiệp ô tô (2000 - )

  • Kế hoạch tổng thể ngành công nghiệp ô tô và Phát triển nguồn nhân lực

Sau những năm 2000, tình hình các nước Châu Á xung quanh Thái Lan đã thay đổi đáng kể. Tự do hóa thương mại trong khu vực Châu Á do sự tham gia có hiệu lực của các Hiệp định Tự do Thương mại (FTA) đã phát triển. Kết quả là, Thái Lan có một vai trò quan trọng như một cơ sở sản xuất xuất khẩu ô tô tại Châu Á.

Năm 2001, Bộ Công nghiệp đã xây dựng “Kế hoạch Tổng thể ngành ô tô Thái Lan”. Trong đó, với tầm nhìn năm 2011, mục tiêu khối lượng sản xuất ô tô được xác định là 100 triệu chiếc. TAI được chỉ định là cơ quan thực hiện. TAI đã định vị Thái Lan như “Detroit của Phương Đông”. TAI đã thành lập cơ sở nghiên cứu và phát triển và xây dựng dự án phát triển nguồn nhân lực.



  • Dự án phát triển nguồn nhân lực ngành ô tô.

Là một trụ cột chính của hợp tác kinh tế Thái Lan – Nhật Bản, “Dự án phát triển nguồn nhân lực ngành ô tô và Thái Lan: TAHRDP” được thực hiện. Trong TAHRDP, hai vấn đề sau được ra, là:

1) Đến năm 2010, người đào tạo Thái Lan quy mô hàng trăm người phải được đào tạo bởi những chuyên gia tay nghề cao.

2) Hệ thống bằng cấp kỹ năng phải được thiết lập.


  1. Thảo luận về những nỗ lực tại Thái Lan.

Những nỗ lực phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô tại Thái Lan được thảo luận như sau: Với Thái Lan, có thể nói rằng quy định hàm lượng nội địa đã châm ngòi cho sự phát triển công nghiệp hỗ trợ. Nói cách khác, mua sắm nội địa linh phụ kiện trờ thành không thể tránh khỏi. Từ đó, các nhà lắp ráp như một phương thức thay thế nhập khẩu các phụ kiện và hàng hóa trung gian đã chuyển sang mua sắm từ người bán hàng trong nước. Tuy nhiên, các nhà lắp ráp không nhất thiết phải lựa chọn một người bán nội địa làm nhà cung cấp ngay ban đầu. Các nhà lắp ráp Nhật Bản, theo yêu cầu đã mở rộng vào Thái Lan ban đầu chống lại các nhà cung cấp Nhật Bản. Và chính mua sắm linh, phụ kiện tại Thái Lan từ các nhà bán hàng Nhật Bản đã được thúc đẩy. Trong bối cảnh người bán hàng Nhật Bản hướng tới Bangkok, thì đồng yên vào những năm 1980 cũng là đồng tiền mạnh. Theo tình hình này, chi phí đầu tư trực tiếp từ Nhật Bản tới Thái Lan có thể giảm. Do vậy, người bán hàng Nhật Bản được thúc đẩy tới Thái Lan trước. Cùng lúc đó, thị trường ô tô nội địa Thái Lan đã được kích hoạt vào thời điểm này. Chính vì vậy, nhu cầu nội địa được mở rộng. Kết quả là, động lực thúc đẩy những người bán Nhật Bản được cho là được tăng cường.

Ngoài ra, quan hệ đối tác giữa chính phủ phía Nhật Bản, chính phủ Thái Lan, các tổ chức công và lĩnh vực tư nhân đã được xây dựng một cách hiệu quả. Các nỗ lực ở cấp quốc gia đối với việc thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ của Thái Lan đã được triển khai trên quy mô lớn. Kết quả là kích hoạt được việc chuyển giao công nghệ từ phía Nhật Bản. Và môi trường mà những người bán địa phương có thể tự chủ hoạt động cũng được thiết lập thành công.

Như vậy, sự phát triển của các ngành công nghiệp hỗ trợ đã được thúc đẩy hơn mức nhất định. Kết quả là tính kinh tế của quy mô bắt đầu hiệu quả. Mô hình kinh tế và việc hội nhập kêu gọi sự hội nhập sâu hơn nữa được hình thành.

Con đường chuyển giao công nghệ từ các nhà lắp ráp Nhật Bản sang người bán địa phương Thái Lan được tiến hành trong mối quan hệ kinh doanh trực tiếp với các nhà lắp ráp Nhật Bản. Tuy nhiên, với các nhà lắp ráp Nhật Bản, họ không được đặt hàng trực tiếp từ người bán địa phương. Chuyển giao công nghệ sang cho người bán địa phương được thực hiện, trước tiên, thông qua người bán hàng Nhật Bản. Nói cách khác, việc chuyển giao công nghệ được thực hiện từ người bán Nhật Bản là mối ràng buộc thứ nhất tới những người bán địa phương là ở cấp ràng buộc thứ 2 hoặc thứ 3.



  1. Những gợi ý cho việc thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam

Việt Nam vẫn còn phụ thuộc vào nhập khẩu nhiều linh, phụ kiện của các sản phẩm công nghiệp. Để có thể thay đổi được cơ cấu phụ thuộc vào nhập khẩu của việc mua sắm các linh, phụ kiện, Việt Nam cần phải tăng cường phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ để có thể gia tăng tỷ lệ mua sắm nội địa. Các quy định về hàm lượng nội địa mà Thái Lan đã thực hiện vào những năm 1970 giờ đây có thể là sự vi phạm Hiệp định WTO. Ngoài ra, theo xu hướng tự do hóa trong nội bộ ASEAN gần đây, thì không chắc chính sách bảo hộ sẽ được quốc tế chấp nhận.

Một trong những biện pháp có thể thực hiện được nhằm mục đích thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ trong môi trường tự do hóa khu vực của nền kinh tế những năm gần đây là như sau. Cụ thể là, tích cực thu hút vốn nước ngoài hơn thì sẽ hiệu quả. Bằng cách đó thì sẽ tạo được điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao công nghệ cho những người bán địa phương. Lưu ý rằng việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài của các DNNVV cũng cần được nhấn mạnh. Với những người bán địa phương của Việt Nam, kênh tiếp nhận hỗ trợ tăng cường QCD từ các nhà lắp ráp thông qua mối quan hệ thương mại giữa các nhà cung cấp nhỏ và vừa sẽ được bàn tính.

Hơn nữa, vốn nước ngoài của các DNNVV khác với các công ty lắp ráp xét về mặt năng lực vốn, huy động và tập trung thông tin. Chính vì vậy, để tạo được một môi trường thúc đẩy họ đến Việt Nam thì cũng cần có sự hỗ trợ từ phía Việt Nam. Ví dụ như cung cấp thông tin, ưu đãi như miễn, giảm thuế và tương tự vậy.

Ngoài ra, một con đường chuyển giao công nghệ khác cho người bán địa phương là sự hỗ trợ chuyển giao công nghệ miễn phí từ các tổ chức công lập, cụ thể là LPTC (Trung tâm công nghệ công cộng địa phương) là một trong số đó.


2.2 Tổng quan tình hình phát triển kinh tế Việt Nam

Chính sách “Đổi mới” năm 1986 đã khuyến khích đa dạng hóa quản lý cơ cấu và chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường trong ba lĩnh vực: nông nghiệp, công nghiệp và thương mại. Sự gia nhập vào cộng động quốc tế được ủng hộ trong Đổi mới.

Các luật và quy định liên quan dựa trên việc tự do hóa thị trường, đa dạng hóa quản lý cơ cấu và các mục tiêu của chính sách mở cửa có thể được liệt kê như sau:

1角丸四角形 218) Tháng 1 năm 1987: “Luật Đầu tư nước ngoài”

2) Tháng 4 năm 1991: “Luật Doanh nghiệp”, “Luật Doanh nghiệp tư nhân”

3) Ngày 1 tháng 1 năm 2001: “Luật Doanh nghiệp” mới (hợp nhất “Luật Doanh nghiệp” và “Luật Doanh nghiệp Tư nhân”).

4) 2006: “Luật Đầu tư công”, “Luật Doanh nghiệp thống nhất” (Sửa đổi lại “Luật Đầu tư nước ngoài”, “Luật Phát triển đầu tư trong nước” và “Luật Doanh nghiệp”)

Những đặc điểm của cơ chế kinh doanh của doanh nghiệp địa phương

Có hai loại doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam. Một loại do chính quyền địa phương quản lý và loại còn lại Chính phủ trung ương quản lý. Các doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn tiến vào các lĩnh vực cốt lõi trước đây của Việt Nam (ví dụ như xăng dầu, sắt thép, đóng tàu, dệt may, thực phẩm, …) trong khi đó các doanh nghiệp nhà nước cấp địa phương thì được cấu thành bởi rất nhiều doanh nghiệp nhỏ. Phương pháp sản xuất của các doanh nghiệp nhà nước là nhận chỉ dẫn về các hạng mục sản xuất và công suất từ Chính phủ (Ủy ban Kế hoạch Quốc gia). Tất cả nguyên vật liệu và đầu tư tài chính phụ thuộc vào Chính phủ và các hoạt động sản xuất cũng được thực hiện theo chỉ thị. Khi có thâm hụt xảy ra, chính phủ sẽ bù đắp được gọi là hệ thống “Bao cấp”.

Cả giá nhà sản xuất mà các doanh nghiệp sản xuất nhà nước bán cho các doanh nghiệp lưu thông trong nước và giá tiêu dùng mà các doanh nghiệp lưu thông trong nước bán cho người tiêu dùng cuối cùng đều do Ủy ban Kế hoạch Quốc gia quyết định. Hơn nữa, mua bán vật liệu đầu vào được thực hiện bởi các doanh nghiệp trong nước bất kể sự biến động giá thị trường ra sao. Vì các doanh nghiệp nhà nước chịu trách nhiệm đạt được các mục tiêu mà Ủy ban Kế hoạch Quốc gia đề ra, nên để giảm rủi ro của việc không đạt mục tiêu, các mục tiêu đều được đề ra càng thấp càng tốt. Ngoài ra, để đảm bảo được lượng lớn vật liệu đầu vào, việc cấp vốn quá mức và nhân lực quá mức là một hiện trạng dai dẳng. Chính phủ trả lương một cách có hệ thống cho nhân viên của các doanh nghiệp nhà nước dựa trên số nhân viên chứ không phải dựa trên thành tựu sản xuất thực tế đạt được của các doanh nghiệp này. Công nhân và thậm chí cả lãnh đạo của các doanh nghiệp nhà nước thiếu động lực nghiêm túc để nâng cao năng suất và chất lượng.

Trước Đổi Mới, các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong hệ thống sản xuất khép kín và tự cung tự cấp, trong đó mọi hoạt động bao gồm sản xuất sản phẩm và hàng hóa trung gian, lắp ráp và hoàn thiện được thực hiện trong doanh nghiệp với một hệ thống khép kín. Các hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp Nhà nước bị hạn chế bởi chỉ thị của Ủy ban Kế hoạch Quốc gia và các chính quyền địa phương, bao gồm mặt hàng sản xuất, năng suất sản xuất và thời gian giao hàng. Vì giá chuyển giao hàng được quyết định bởi chính phủ nên không hề có bất kỳ giao dịch trực tiếp nào giữa các doanh nghiệp thông qua một con đường nào khác ngoài chỉ dẫn của chính phủ. Một nền kinh tế kế hoạch xã hội chủ nghĩa như vậy đã không thiết lập được môi trường pháp lý để hình thành các quy tắc thương mại. Kết quả là không thấy được sự phân công lao động trong xã hội.

Tại các tỉnh địa phương, các sản phẩm sản xuất công nghiệp tương tự, cụ thể là máy móc, hàng hóa trung gian, được sản xuất tại mỗi tỉnh theo lối sản xuất công nghiệp khép kín tự cung tự cấp. Công nghiệp sản xuất của Việt Nam được hình thành bởi rất nhiều các đơn vị kinh tế độc lập trong nước. Trước Đổi Mới, tại Việt Nam, không có các nhà cung cấp chuyên môn hóa sản xuất và cũng không tồn tại hình thức thương mại giữa các doanh nghiệp. Chính vì vậy, có thể nói rằng không hề có sự phân công xã hội trong sản xuất công nghiệp. Ở Việt Nam, chỉ có thể thấy được mối quan hệ kinh doanh giữa các công ty mẹ và các công ty con trong hàng hoạt các doanh nghiệp sau khi luật doanh nghiệp nhà nước được sửa đổi vào năm 2003. Tuy nhiên, từ đó tới nay cũng chưa được 14 năm.

Phân phối bị hạn chế chặt chẽ. Việc phân phối các sản phẩm sản xuất tới các đối tượng khác ngoài các tập đoàn thương mại quốc gia và hợp tác xã hậu cần bị cấm. Chính vì vậy nhiều điểm kiểm tra đã được thiết lập trên các tuyến đường chính để ngăn chặn các giao dịch bất hợp pháp.



2.3 Những thách thức của tình hình phát triển kinh tế Việt Nam

Tăng trưởng kinh tế tiếp tục phục hồi. GDP tăng 6,68%, cao hơn mục tiêu (6,2%) đáng kể. Con số này vượt quá tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 – 2015 (5,91%/năm) và giai đoạn 2007 – 2015 (6,05%/năm). Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế năm 2015 lại ở dưới tốc độ trung bình giai đoạn 1990-2006 (trung bình 7,6%/năm).







Đơn vị: %

Hình 2.3. Tốc độ tăng trưởng GDP

Nguồn: Tổng cục thống kê (GSO)

Công nghiệp và xây dựng là các động lực chính thúc đẩy tăng tưởng kinh tế trong năm 2015. Giá trị gia tăng của ngành này tăng 9,6% trong năm 2015, nhanh hơn giá trị gia tăng của ngành nông, lâm, ngư nghiệp và ngành dịch vụ (Hình 2.4). Ngành công nghiệp tăng trưởng 9,4%, trong đó lĩnh vực sản xuất tăng 10,6%, cao hơn so với trong năm 2013-20141. Giá trị gia tăng của ngành khai thác và khoáng sản tăng 6,5%. Ngành xây dựng đạt tăng trưởng so với cùng kỳ năm ngoái với giá trị gia tăng 10,8%, mức cao nhất kể từ năm 2010.2



Đơn vị: %


AFF

Industry-Construction

Services


Hình 2.4. Tăng trưởng GDP theo ngành

Nguồn: Tổng cục thống kê (GSO)

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 9,8% trong năm 20153, cao hơn nhiều so với tăng trưởng của những năm gần đây. Chỉ riêng trong tháng 12, IIP đã tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái. Tăng trưởng diễn ra ở cả 4 tiểu ngành trong năm 2015, bao gồm: (i) sản xuất và phân phối điện; (ii) sản xuất; (iii) khai khoáng; và (iv) cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải. Tuy nhiên, quý 4/2015 cũng chứng kiến tăng trưởng dương của tiểu ngành sản xuất trong khi tiểu ngành khai khoáng tụt mạnh (Hình 2.5).



Hình 2.5. Chỉ số sản xuất công nghiệp, 2013-2015



Nguồn: GSO.
Sản xuất công nghiệp tăng trưởng nhanh là do một số yếu tố. Thứ nhất, đầu tư và nhu cầu tiêu dùng nổi bật trong bối cảnh phục hồi kinh tế và sự chuẩn bị của Việt Nam trước các hiệp định Các FTA quan trọng.4Cụ thể là, việc giải ngân đầu tư công và tín dụng nhanh hơn trong quý 4/2015 đã có tác động đáng kể tới các ngành công nghiệp.5 Thứ hai, giá vật liệu đầu vào đi xuống.6

Quá trình hội nhập quốc tế tiếp tục sâu thêm. Việt Nam đã ký và thực hiện hiệp định Các FTA với Hàn Quốc và Liên minh kinh tế Á-Âu trong năm 2015. AEC được thành lập vào cuối năm 2015. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) có hiệu lực vào ngày 20 tháng 12 năm 2015. Việt Nam đã áp dụng các mức thuế thấp hơn với một số mặt hàng nhất định nhập khẩu từ Hàn Quốc trong Quý 1, đặc biệt là các sản phẩm nhiên liệu. Các mức thuế ưu đãi đối với xăng và dầu diezen theo VKFTA lần lượt là 10% và 5%, thấp hơn mức thuế tương ứng trước đây là 20% và 10% (Bảng 2.2). Các mức thuế này cũng thấp hơn mức thuế ưu đãi theo Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA).

Bảng 2.2. Thuế suất của một số mặt hàng nhiên liệu


Mặt hàng

Thuế suất ưu đãi (MFN)

Thuế xuất ưu đãi đặc biệt

ATIGA

VKFTA

ACFTA

Xăng

20%

20%

10%

20%

Diezen

10%

0%

5%

8%

Ma-rút

10%

0%

0%

5%

Dầu hỏa

13%

0%

5%

10%

Nhiên liệu hàng không

10%

0%

5%

15%

Nguồn: Biên soạn của tác giả

Việt Nam đã chính thức ký hiệp định TPP trong năm 2016. Dệt may, một trong những ngành chủ chốt theo TPP, đã bắt đầu chuẩn bị thông qua việc cải thiện quy trình sản xuất kép kín bao gồm sợi – dệt – nhuộm và hoàn thiện cũng như củng cố máy móc sản xuất và nguồn nhân lực. Tập đoàn dệt may quốc gia Việt Nam (VINATEX) đã tham gia một số liên doanh với các doanh nghiệp nước ngoài để phát triển các khu vực vật liệu nhằm đáp ứng quy định về nguồn gốc (RoO) theo TPP. Tuy nhiên, số lượng lớn các doanh nghiệp vẫn thiếu nhận thức đầy đủ về TPP, bao gồm RoO và các quy trình khác. Điều này có thể cản trở việc điều chỉnh chiến lược kinh doanh trước và sau khi gia nhập TPP.

Nhìn chung, với các FTA, tự do hóa kinh tế và hội nhập quốc tế sẽ không chỉ giúp tăng cường tiếp cận thị trường nước ngoài và các nguồn lực. Thay vì, các cam kết sâu hơn đối với việc tự do hóa thương mại và đầu tư – hướng tới thống nhất, chất lượng cao, các quy tắc kinh doanh thân thiện và nhất quán của cuộc chơi có thể thúc đẩy những cải cách định hướng thị trường cơ bản tại Việt Nam. Những cam kết này đi kèm với nhiều thách thức và khó lường; tuy nhiên lợi ích từ việc nhanh chóng cải cách và đáp ứng những yêu cầu của các thị trường lớn (ví dụ như EU, USA và Nhật Bản) là vô cùng to lớn. Ví dụ, xét về luồng FDI, Việt Nam đã thu được nhiều lợi ích và cũng đối mặt với một số thách thức từ các nhà đầu tư nước ngoài. Cơ cấu đầu tư theo đối tác tiếp tục thay đổi, mặc dù cần phải chú trọng hơn. Hàn Quốc đứng đầu danh sách các nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam trong Quý 1 năm 2016, với tổng vốn bổ sung và đăng ký mới là 888,6 triệu USD (trong đó vốn đăng ký mới là 513,5 triệu USD), chiếm tới 22% tổng vốn đăng ký. Vốn đầu tư từ Hàn Quốc tăng một phần là do Hiệp định FTA giữa Việt Nam và Hàn Quốc có hiệu lực vào ngày 20 tháng 12 năm 2015. Singapore đứng thứ 2 với 554 triệu USD, hay 13,7% tổng vốn đăng ký. Tiếp theo là Đài Loan với 465,6 triệu USD, hay 11,5% tổng vốn đăng ký.


Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 1.76 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương