BÁo cáo kết quả thực hiệN ĐỀ TÀi khoa họC



tải về 1.48 Mb.
trang7/17
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích1.48 Mb.
#1858
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   17

IV. CỤM MỎ THIỆN TÂN


Gồm các mỏ Thiện Tân 1 (Xí nghiệp khai thác VLXD Vĩnh Hải) và Thiện Tân 2 của (Công ty TNHH một thành viên Xây dựng và Sản xuất VLXD Biên Hòa).

IV.1. ĐỊA TẦNG

Kết quả thăm dò, khai thác cho thấy cụm mỏ Thiện Tân có cấu trúc địa chất tương đối đơn giản. Đá gốc là các trầm tích của hệ tầng Đray Linh nằm xen kẹp nhau với thế nằm đơn nghiêng, cắm về phía Đông Nam (110120o) với góc dốc 35÷40o. Phần trên chúng bị phong hóa mềm bở thành lớp sét có chiều dày trung bình từ 23m. Phần dưới đá bị bán phong hóa nứt nẻ có chiều dày từ 4÷18m. Một số nơi, chúng bị phủ bất chỉnh hợp bởi các trầm tích của phức hệ Đệ tứ.



a. Hệ Jura, thống thượng. Hệ tầng Đray Linh (J1đl)

Đất đá của hệ tầng Đraylinh lộ ra trong các moong khai thác. Những nơi chưa khai thác chúng bị phủ bởi cát bột sét là sản phẩm phong hóa của đá gốc với chiều dày thay đổi từ 2m đến 13m. Phía Nam cụm mỏ, chúng bị phủ bất chỉnh hợp bởi các trầm tích hệ tầng Thủ Đức với chiều dày lớp phủ từ 813m. Ở phần địa hình thấp phía Bắc mỏ, chúng bị các trầm tích Holocen hạ-trung hệ Đệ tứ phủ bất chỉnh hợp lên bề mặt với chiều dày phủ trung bình 3,5m. Thành phần thạch học chủ yếu là các trầm tích bột kết vôi, sét bột kết có ngấm vôi, phiến sét cericit, cát bột kết dạng arkoz có ngấm vôi, cát kết dạng arkoz ngấm vôi nằm xen kẽ nhau, thế nằm 11012035-40. Phần trên mặt đá bị nứt nẻ không đều, chiều dày đới phong hóa nứt nẻ từ 4m đến 18m, xuống dưới sâu đá cứng chắc.

b. Hệ Đệ tứ, thống Pleistcen trung-thượng. Hệ tầng Thủ Đức (aQ12-3tđ)

Các trầm tích này phân bố trên một diện tích hẹp ở phía Nam diện tích thăm dò. Cấu tạo hệ tầng này là các thành tạo cát thạch anh hạt nhỏ đến trung lẫn bột, sét. Chiều dày hệ tầng trên dưới 20m. Trong khu vực, chúng phủ bất chỉnh hợp lên vỏ phong hóa của các trầm tích hệ tầng Đraylinh.

c. Hệ Đệ tứ, thống Holocen Hạ - Trung. Trầm tích sông (aQ2 1-2)

Trầm tích Holocen hạ - trung phân bố ở phần địa hình thấp phía Bắc mỏ, nằm trong dạng địa hình đồng bằng ven sông thuộc hệ thống sông Đồng Nai, trên bề mặt địa hình cao trên dưới 12m. Cấu tạo nên đơn vị hệ tầng này là các trầm tích sét, sét lẫn ít dăm sạn laterit, bề dày khoảng 3  3,5m. Trong phạm vi cụm mỏ chúng phủ bất chỉnh hợp lên các trầm tích lục nguyên của hệ tầng Đraylinh.



IV.2. ĐẶC ĐIỂM NỨT NẺ.

Cụm mỏ đá xây dựng Thiện Tân chủ yếu phân bố đá trầm tích lục nguyên hệ tầng Đray Linh, nên đá bị nứt nẻ mạnh, dễ vỡ vụn. Mặt khác chúng có tính phân lớp mỏng nên mức độ lỗ hổng rất lớn vì thế ít gây chấn động khi nổ mìn, nhưng khi nổ mìn khai thác đá sẽ văng ra xa.



IV.3. ĐẶC TÍNH CƠ LÝ CỦA CÁC LỚP ĐẤT ĐÁ

Cấu trúc địa chất nền tự nhiên và đặc tính ĐCCT của các lớp đất trong khu vực khai thác cụm mỏ đá Thiện Tân như sau :

a. Các lớp đất mềm.



Lớp 1: Sét bột

Lớp này phân bố ở phần địa hình thấp phía Nam và rìa phía Tây cụm mỏ. Thành phần chủ yếu là sét màu nâu đỏ, dày 3,5m. Chúng phủ trực tiếp lên bề mặt của trầm tích lục nguyên hệ tầng Đraylinh. Theo tài liệu địa chất, chúng thuộc trầm tích Holocen hạ-trung (aQ21-2). Do bề dày mỏng, diện phân bố hẹp nên các trầm tích này có mức độ ảnh hưởng không lớn đến điều kiện khai thác mỏ.



Lớp 2: Sét pha

Lớp này phân bố ở phía Tây Nam cụm mỏ, có dạng thấu kính với chiều dày là 3m. Theo tài liệu địa chất, chúng thuộc trầm tích hệ tầng Thủ Đức. Thành phần trầm tích chủ yếu là sét pha màu xám vàng, loang lổ nâu đỏ lẫn ít sạn sỏi laterit, thạch anh. Đất ở trạng thái nửa cứng, khá chặt.



Lớp 3: Cát pha

Phân bố tập trung ở phía Nam cụm mỏ, chiều dày thay đổi từ 5,0m đến 12,0m, trung bình 8,47m. Thành phần chủ yếu là cát pha hạt trung đến nhỏ. Đất ở trạng thái chảy nhão, khi khoan có hiện tượng cát chảy. Theo tài liệu địa chất, chúng thuộc trầm tích của hệ tầng Thủ Đức (aQ12-3).

Trong quá trình thi công đã gặp hiện tượng cát chảy trong lớp này. Đây là một yếu tố bất lợi đối với công tác khai thác mỏ sau này.

Lớp 4: Sét

Lớp này phân bố khá rộng trong mỏ, trong phần địa hình đồng bằng. Chiều dày thay đổi từ 25m, trung bình 3,67m. Thành phần chủ yếu là sét màu xám trắng, loang lổ nâu vàng lẫn sạn sỏi laterit, trạng thái dẻo cứng. Theo tài liệu địa chất, chúng là các sản phẩm phong hóa của trầm tích lục nguyên hệ tầng Đray Linh (J1đl). Đây là lớp có điều kiện ĐCCT khá ổn định đối với công tác khai thác mỏ sau này.

b. Các lớp đá cứng

Lớp 6: Cát kết dạng arkoz ngấm vôi, cát bột kết dạng arkoz ngấm vôi

Chúng thuộc các trầm tích lục nguyên hệ tầng Đray Linh. Thành phần thạch học chủ yếu là cát kết arkoz ngấm vôi, cát bột kết dạng arkoz ngấm vôi. Các đá đều bị biến chất yếu. Thế nằm cắm về phía đông nam với góc dốc từ 30-40o. Trong phạm vi mỏ, chúng nằm xen kẹp với các lớp đá sét kết vôi, bột kết vôi, sét bột kết vôi. Đá có mức độ nứt nẻ ít. Đây là lớp đá có điều kiện ĐCCT khá ổn định.


Lớp 7: Bột kết vôi, sét bột kết vôi, phiến sét

Đây là một trong những tập trầm tích của hệ tầng Đray Linh. Đá có màu xám đen, cấu tạo phân lớp xen kẹp với các lớp cát kết ngấm vôi, bột kết vôi, sét bột kết vôi. Thế nằm cắm về phía Đông Nam với góc dốc từ 3040o. Đá có mức độ nứt nẻ không đều. Đây là một lớp có điều kiện ĐCCT khá ổn định. Tuy nhiên, so với lớp 6 thì lớp này có tính chất cơ lý thấp hơn.

IV.4 HIỆN TRẠNG KHAI THÁC MỎ

Cụm mỏ đá xây dựng Thiện Tân hiện đã khai thác ở tầng số 3 độ sâu -30m ở mỏ đá Thiện Tân 2 (BBCC) và cote-27m ở mỏ đá Thiện Tân 1. Tầng khai thác có độ cao trung bình từ 10 15m. cụ thể như sau:

Tầng khai thác thứ 1: Có diện tích khoảng 8,5 ha, nằm ở phía Tây Nam, phía Nam cụm mỏ. Mặt tầng ở cao độ 16-20m. Chiều cao tầng khai thác này là 5m.

Tầng khai thác thứ 2: Có diện tích khoảng 2,5 ha, nằm bên dưới tầng khai thác thứ 1. Chiều cao tầng khai thác này là 20m. Mặt tầng ở cao độ -7m.

Tầng khai thác thứ 3: Có diện tích khoảng 3,6ha (Thiện Tân 1) và 1,7ha (Thiện Tân 2). Chiều cao tầng khai thác 5m. Cao độ mặt tầng ở cote -13-20m.

Tầng khai thác thứ 4: Có diện tích khoảng 0,2 ha (Thiện Tân 1) và 0,7ha (Thiện Tân 2). Chiều cao tầng khai thác 5m. Cao độ mặt tầng ở cote -27m. Hiện đang là hố thu nước.

Trong phạm vi moong khai thác, phần lớn đá trầm tích cát kết, cát bột kết, sét kết đã lộ ra. Hiện nay, các đá trên đang là đối tượng khai thác mỏ.

Dân cư tập trung chủ yếu theo tỉnh lộ 768. Khoảng cách gần nhất từ ranh mỏ đến nhà dân khoảng 250m.



Каталог: Dost VanBan
Dost VanBan -> MỞ ĐẦu I. SỰ CẦn thiết quy hoạCH
Dost VanBan -> §Þnh h­íng chiÕn l­îc ph¸t triÓn c¸c s¶n phÈm c ng nghiÖp chñ lùc tØnh §ång Nai giai ®o¹n 2005 2015
Dost VanBan -> PHẦn mở ĐẦu I. SỰ CẦn thiết phải xây dựng quy hoạCH
Dost VanBan -> Tæng quan vÒ héi nhËp kinh tÕ khu vùc vµ quèc tÕ
Dost VanBan -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở NỘi vụ
Dost VanBan -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hộI
Dost VanBan -> Ubnd tỉnh đỒng nai sở NỘi vụ Số: 1365 /snv-tt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Dost VanBan -> Stt đơn vị, địa phương
Dost VanBan -> CHỈ thị SỐ 15-ct/tw của bộ chính trị về việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 bch ương Đảng (khóa XI)
Dost VanBan -> BỘ TÀi chính số: 167/2012/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 1.48 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương