BÁo cáo kết quả thực hiệN ĐỀ TÀi khoa họC



tải về 1.48 Mb.
trang4/17
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích1.48 Mb.
#1858
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17

I. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ


Nổ mìn là khâu quan trọng nhất trong khai thác chế biến đá xây dựng, nó quyết định đến năng suất mỏ và giá thành sản phẩm khai thác chế biến. Mặt khác, đây là khâu có nhiều nguy hiểm nhất đến tính mạng người làm công tác nổ mìn cũng như có mức độ ảnh hưởng lớn đến môi trường xung quanh như chấn động rung, đá văng…. Các tác động tiêu cực này đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng và tài sản con người. Thực tế trong khai thác chế biến đá xây dựng đã xảy ra nhiều tai nạn thương tâm trong công đoạn nổ mìn như ở An Giang, Khánh Hòa và gần đây nhất là tai nạn khi nổ mìn ở mỏ đá Bình Sơn (Quảng Ngãi).

Trước thực tế sản xuất trên, Sở Công nghiệp tỉnh Đồng Nai đã đăng ký đề tài “Thiết lập bán kính nguy hiểm do chấn động rung khi nổ mìn tại các mỏ (cụm mỏ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai”. Nhiệm vụ cụ thể của đề tài như sau:



1- Khảo sát hiện trạng mỏ đặc biệt là các nhà dân, công trình công cộng, xí nghiệp trong bán kính 500m.

2- Chọn loại vật liệu nổ, khối lượng VLN cho từng bãi nổ và phương pháp điều khiển nổ làm cơ sở sử dụng trong khai thác mỏ.

3- Thiết kế đo địa chấn xác định các thông số chấn động môi trường (đặc biệt là chấn động rung và sóng đập không khí khi nổ mìn với các quy mô nổ khác nhau để xác định bán kính rung nguy hiểm cho từng mỏ (cụm mỏ) khai thác trên địa bàn tỉnh.

4- Thiết lập bán kính nguy hiểm do chấn động rung khi nổ mìn, so sánh với tiêu chuẩn Việt Nam và đưa ra kết luận cho từng cụm mỏ để trình UBND tỉnh ban hành quyết định thống nhất áp dụng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

II. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH


Để đáp ứng nhiệm vụ đề ra, các bên liên quan đã sử dụng tổ hợp các phương pháp sau:
1. Khảo sát hiện trạng các mỏ tham gia thực hiện đề tài và thu thập các tài liệu liên quan

Đây là công việc không thể thiếu được khi tiến hành bắn mìn thực nghiệm, vì cấu trúc địa chất mỏ là yếu tố quan trọng liên quan đến quá trình truyền sóng địa chấn cũng như ảnh hưởng của đá văng khi nổ mìn. Công tác khảo sát hiện trạng các mỏ nhằm làm sáng tỏ các vấn đề sau:

- Xác định chiều dày đất phủ, thành phần và tính chất cơ lý của đá gốc, hiện trạng khai thác.

- Thu thập các tài liệu liên quan (báo cáo kết quả thăm dò, kết quả giám sát môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường của các mỏ đang hoạt động).

- Chọn vị trí tuyến đo địa chấn để số đo đảm bảo yêu cầu đề ra.

Dựa trên kết quả khảo sát hiện trạng mỏ, sẽ luận giải phân tích mức độ ảnh hưởng của sóng địa chấn, mức độ phá vỡ đất đá, mức độ đá văng cũng như các tác động tiêu cực khác đến môi trường khi bắn mìn.

Công tác này do Sở Công nghiệp phối hợp với Liên đoàn Bản đồ Địa chất Miền Nam và các đơn vị khai thác đá xây dựng của 9 cụm mỏ (19mỏ) trên địa bàn tỉnh tham gia bắn mìn thực nghiệm tiến hành.



2. Thiết kế và lập hộ chiếu các bãi mìn

Để đảm bảo hiệu quả của công tác bắn mìn thực nghiệm, vị trí các bãi mìn được chọn phải hợp lý nhằm tránh các ảnh hưởng của các yếu tố khai thác, các yếu tố bất lợi về địa hình để bố trí tuyến đo chấn động. Công tác này do các doanh nghiệp đang khai thác đá xây dựng phối hợp với Sở Công nghiệp, Liên đoàn Bản đồ Địa chất Miền Nam, Xí nghiệp VLNCN Bà Rịa - Vũng Tàu thực hiện. Phụ kiện và vật liệu nổ công nghiệp do Xí nghiệp VLNCN Bà Rịa - Vũng Tàu cung cấp cho các doanh nghiệp trên cơ sở hợp đồng kinh tế cung ứng VLN.

3. Quan sát hiện trường khi nổ mìn nhằm xác định bán kính ảnh hưởng đá văng khi bắn mìn và hậu xung sau khi bắn mìn

Để đánh giá mức độ an toàn khi bắn mìn bằng các phương pháp khác nhau, đã áp dụng các phương pháp sau:

- Xác định bán kính đá văng bằng cách quan sát trực tiếp, ghi nhận khoảng cách đá văng xa nhất khi bắn mìn bằng các phương pháp và chủng loại vật liệu nổ khác nhau trong quá trình khai thác. Công tác này được Sở Công nghiệp phối hợp với Liên đoàn Bản đồ Địa chất Miền Nam thực hiện tại hiện trường.

- Quan trắc hậu xung khi bắn mìn, tỷ lệ đá quá cỡ và chất lượng dập vỡ đất đá sau các đợt nổ thí nghiệm do các mỏ đang khai thác thực hiện và tổng hợp, cung cấp cho Liên đoàn Bản đồ Địa chất Miền Nam để làm số liệu thống kê, so sánh.



4. Đo địa chấn để xác định chấn động rung khi nổ mìn

Được thực hiện để xác định chấn động rung khi bắn mìn thực nghiệm bằng các phương pháp nổ khác nhau. Trên cơ sở kết quả đo khi bắn mìn thực nghiệm, xây dựng đồ thị biến đổi mức độ chấn động rung theo khoảng cách bắn mìn để xác định bán kính an toàn về chấn động khi áp dụng các phương pháp bắn mìn mới.



4.1. Thiết bị đo

Máy ghi địa chấn: Máy được sử dụng trong đo đạc tại hiện trường là máy địa chấn RAS-24 do hãng Seistronix Hoa Kỳ sản xuất với các tính năng sau đây:

Máy địa chấn RAS-24 là một hệ thống linh hoạt độ phân giải cao được sử dụng trong việc ghi nhận các dao động sóng đàn hồi, máy được chế tạo thích hợp cho việc nghiên cứu địa chấn khúc xạ, địa chấn phản xạ và đo rung động.



Máy gồm có 2 phần chính:

Hệ thống điều khiển và ghi nhận dữ liệu: một máy tính xách tay với phần mềm điều khiển, thông qua máy tính có thể điều khiển các chức năng của hệ thống ghi tín hiệu bằng các lệnh hiển thị trên màn hình máy tính và lưu trữ dữ liệu.

Hệ thống ghi tín hiệu: được thiết kế bằng các mạch tích hợp với công nghệ kỹ thuật cao, bao gồm bộ biến đổi A/D 24 bit, bộ tiền khuếch đại với nhiễu thấp có thể được lựa chọn ở 4 mức. Hệ thống ghi nhận dữ liệu được kết nối với 2 cáp đo địa chấn tiêu chuẩn 12 kênh để hình thành một hệ thống 24 kênh.

Các tính năng cơ bản của hệ thống ghi tín hiệu được xử dụng trong việc kiểm tra rung động như sau:



a. Máy địa chấn RAS-24 do hãng Seistronix Hoa Kỳ sản xuất.

- Số kênh : 24

- Các bước lấy mẫu: 0,125; 0,25; 0,5; 1; 2 và 4 miligiây.

- Chiều dài ghi: 16000 mẫu.

- Dạng thức file dữ liệu: SEG-2, SEG-D.

- Độ khuếch đại: 12; 24; 36 và 84 dB.

- Đáp ứng tần số:

+ Ơ bước lấy mẫu: 0,125 ms (là từ 2 đến 3300 Hz)

+ Ơ bước lấy mẫu: 0,25ms (là từ 2 đến 1650Hz)

+ Ơ bước lấy mẫu: 0,5ms (là từ 2 đến 825Hz)

+ Ơ bước lấy mẫu: 1ms (là từ 2 đến 412 Hz)

+ Ơ bước lấy mẫu: 2ms (là từ 2 đến 206Hz)

+ Ơ bước lấy mẫu: 4ms (là từ 2 đến 103Hz

- Độ biến dạng tín hiệu: 0,005%. ở 25 Hz.

- Tín hiệu lối vào cực đại: 880mV.

b. Geophone

Các geophone được sử dụng trong phép đo là các geophone SW4-10V, SW4-10H và Geophone 3 chiều DFJ3-4,5T, với các tính năng cơ bản như sau:

- Tần số tự nhiên 10Hz. Hz +/- 2,5%.

- Hệ số suy giảm khi hở mạch: 0,27.

- Hệ số suy giảm khi có shunt: 0,6 +/- 2,5%.

- Độ nhạy 0,28 V/cm/s +/- 2,5%.

- Hệ số biến dạng <0,1 %.

- Điện trở cuộn dây: 375 ohms +/- 2,5%.

-
Khối lượng quả lắc: 11,4gram.

Geophone Cáp nối sử dụng trong phép đo

Với các tính năng của hệ thống quan sát như vậy, có thể cho phép ghi nhận được các dao động rung của môi trường trong một giới hạn khá rộng: tần số thấp từ khoảng một vài Hz cho đến hàng nghìn Hz có biên độ từ rất thấp đến các rung động có cường độ mạnh, bảo đảm được các yêu cầu của nhiệm vụ đã đặt ra.



4.2. Phương pháp đo tại hiện trường

Các vị trí quan trắc trên các mỏ được bố trí trên 1 đoạn có phương thẳng góc với tâm nổ mìn của mỏ. Các geophone (máy thu) được đặt ở khoảng cách đều nhau và bằng 5,5-6,0 m. Tại vị trí đầu và cuối đặt các geophone 3 chiều, mỗi vị trí gồm 2 geophone ngang và 1 geophone đứng; các vị trí khác sử dụng geophone đứng.

Phông nền của các rung động khi chưa nổ mìn được ghi để so sánh cường độ giữa rung động do nổ mìn và phông do các nguyên nhân khác. Rung động do nổ mìn được ghi liên tục trong thời điểm nổ, theo dõi được thời gian rung động. Rung động trên đoạn quan trắc tại các mỏ sau mỗi lần nổ được ghi nhận bằng biểu đồ sóng.

5. Đo chấn động sóng đập không khí

Sóng đập không khí khi nổ mìn được đo bằng máy phát hiện nhanh tín hiệu METROSOICS INC. Sóng đập không khí thông qua tiếng ồn được máy ghi nhận và thể hiện dưới dạng dB. Trong quá trình thực hiện, mỗi lần bắn mìn được bố trí 2 trạm đo ở các khoảng cách khác nhau. Dựa trên kết quả đo sóng đập không khí khi nổ mìn ở 2 khoảng cách khác nhau để xây dựng đồ thị suy giảm chấn động rung khi nổ mìn bằng các phương pháp điều khiển nổ khác nhau. Công tác này được Liên đoàn Bản đồ Địa chất Miền Nam phối hợp với Trung tâm Công nghệ Sắc Ký thực hiện.

6. Tổng kết viết báo cáo

Trên cơ sở kết quả bắn mìn thực nghiệm, tổng hợp các số liệu thu thập được, lập báo cáo tổng kết đánh giá kết quả bắn mìn thực nghiệm, đánh giá mức độ ảnh hưởng đến môi trường của các phương pháp nổ mìn. Thiết lập bán kính nguy hiểm khi bắn mìn cho từng mỏ. Từ đó kiến nghị về sử dụng các phương pháp nổ mìn cũng như các chủng loại vật liệu nổ để áp dụng cho từng cụm mỏ, nhất là các mỏ quanh khu vực thành phố Biên Hòa.



Каталог: Dost VanBan
Dost VanBan -> MỞ ĐẦu I. SỰ CẦn thiết quy hoạCH
Dost VanBan -> §Þnh h­íng chiÕn l­îc ph¸t triÓn c¸c s¶n phÈm c ng nghiÖp chñ lùc tØnh §ång Nai giai ®o¹n 2005 2015
Dost VanBan -> PHẦn mở ĐẦu I. SỰ CẦn thiết phải xây dựng quy hoạCH
Dost VanBan -> Tæng quan vÒ héi nhËp kinh tÕ khu vùc vµ quèc tÕ
Dost VanBan -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở NỘi vụ
Dost VanBan -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hộI
Dost VanBan -> Ubnd tỉnh đỒng nai sở NỘi vụ Số: 1365 /snv-tt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Dost VanBan -> Stt đơn vị, địa phương
Dost VanBan -> CHỈ thị SỐ 15-ct/tw của bộ chính trị về việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 bch ương Đảng (khóa XI)
Dost VanBan -> BỘ TÀi chính số: 167/2012/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 1.48 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương