BÁo cáo kết quả thực hiệN ĐỀ TÀi khoa họC



tải về 1.48 Mb.
trang8/17
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích1.48 Mb.
#1858
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   17

V. CỤM MỎ PHƯỚC TÂN


Gồm 2 mỏ: Ấp Miễu thuộc Công ty Cổ phần Xây dựng Công trình Giao thông 610 và mỏ Phước Tân của Công ty TNHH một thành viên Xây dựng và Sản xuất VLXD Biên Hòa (BBCC).

V.1. ĐỊA TẦNG

Theo kết quả thăm dò, khai thác và khảo sát hiện trạng cho thấy cấu trúc địa chất của cụm mỏ Phước Tân như sau :



a. Hệ tầng Đray Linh (J1dl2)

Đá hệ tầng Đray Linh (J1dl2) phân bố ở phía Tây, Tây Nam của mỏ đá Ấp Miễu. Phần lớn chúng bị phủ bởi trầm tích Neogen hệ tầng Bà Miêu. Thành phần trầm tích gồm cát kết chứa vôi, cát bột kết chứa vôi, sét bột kết. Đá có màu xám sậm, hạt nhỏ, cấu tạo khối, sủi bọt với acit HCl. Kiến trúc cát, xi măng kiểu lấp đầy.



b. Hệ Creta, thống hạ; Hệ tầng Long Bình (K1lb)

Chiếm phần lứon diện tích của cụm mỏ. Là đối tượng khai thác chính của cụm mỏ. Hiện chỉ lộ ra ở các moong khai thác. Phần lớn chúng bị phủ bởi các thành tạo trầm tích hệ tầng Bà Miêu, bazan hệ tầng Phước Tân và trầm tích bở rời Đệ Tứ.

Thành phần thạch học của hệ tầng trong khu mỏ bao gồm chủ yếu là các đá phun trào andesit porphyrit, tuf andesit, tuf andesitodacit.

c. Hệ Neogen, thống Pliocen; Hệ tầng Bà Miêu (N2 2bm)

Các trầm tích hệ tầng Bà Miêu lộ ra ở ven rìa các mỏ ở cụm mỏ Phước Tân, nhiều nhất là ở mỏ Tân Cang (BBCC). Thành phần thạch học chủ yếu là cát bột màu xám vàng, chuyển xuống là sạn sỏi laterit.



d. Holocen hạ-trung; trầm tích sông-biển (amQ21-2)

Trầm tích này phân bố trên phần lớn diện tích phía Đông mỏ Phước Tân (Cty 610). Thành phần trầm tích thường gặp là bột sét chứa cát hoặc xen cát bột, phần đáy có cát lẫn sạn, đôi chổ lẫn mùn thực vật. Trầm tích có màu xám vàng, xám tối, xám nâu nhạt. Chúng phủ trực tiếp lên các thành tạo hệ tầng Bà Miêu và hệ tầng Long Bình. Chiều dày 35m.



V.2. ĐẶC ĐIỂM NỨT NẺ

Đá móng bị phân cắt bởi hệ thống đứt gãy phương Đông Đông Bắc – Tây Tây Nam. Do đó, trong diện tích thăm dò ít nhiều chịu ảnh hưởng bởi chế độ kiến tạo nêu trên làm cho đá bị nứt nẻ dập vỡ theo nhiều phương khác nhau. Các hệ thống khe nứt chủ yếu đo được trong quá trình khảo sát và được xử lý trên biểu đồ khe nứt là các hệ thống 25045; 14050; 200 50; 80 40; 220-40. Mật độ các khe nứt tương đối dày, khoảng cách giữa các khe nứt thay đổi từ 2030cm. Các khe nứt thường bị lấp đầy bởi các mạch calcit, thạch anh nhiệt dịch.

V.3. ĐẶC TÍNH CƠ LÝ CỦA CÁC LỚP ĐẤT ĐÁ

Đất, đá phân bố trong cụm mỏ đá Phước Tân có các tính chất cơ lý như sau :

a. Các lớp đất mềm



Lớp 1: Sét bột

Phân bố dọc theo rìa phía Đông, Đông Nam của mỏ đá Ấp Miễu. Chiều dày thay đổi từ 2,512,0m; trung bình 6,17m. Thành phần chủ yếu là sét pha cát bột màu xám nâu, bở rời. Các chỉ tiêu cơ lý cơ bản trung bình của lớp đất này như sau: Thể trọng tự nhiên (W):1,83g/cm; thể trọng khô (c): 1,38 g/cm; góc ma sát trong (độ): 16,82; lực dính kết (C): 0,38kG/cm; chỉ số dẻo (I): 23,73% ; hệ số nén lún a0,5: 0,07cm2/kG ; mô đun tổng biến dạng : 0,02kG/cm.

Đây là lớp có điều kiện địa chất công trình kém ổn định đối với công tác khai thác mỏ sau này do dễ xảy ra hiện tượng sạt lở bờ moong.

Lớp 2: Sét bột lẫn sỏi sạn laterit

Phân bố trên hầu hết diện tích cụm mỏ phủ trên các thân quặng đá xây dựng. Chiều dày thay đổi từ 1,4m đến 8,3m. Thành phần chủ yếu là sét bột lẫn sạn sỏi laterit. Theo tài liệu địa chất, chúng thuộc trầm tích hệ tầng Neogen, hệ tầng Bà Miêu. Các chỉ tiêu cơ lý cơ bản trung bình của lớp đất này như sau: Thể trọng tự nhiên (W) :1,89g/cm; thể trọng khô (c): 1,49 g/cm; góc ma sát trong (độ) :18,04 ; lực dính kết (C): 0,52kG/cm; chỉ số dẻo (I): 25,5% ; hệ số nén lún (a0,5): 0,05cm2/kG ; mô đun tổng biến dạng : 0,03kG/cm.

Đây là lớp đất khá chặt, trạng thái dẻo dính, có điều kiện địa chất công trình kém ổn định, không thuận lợi đối với công tác khai thác mỏ sau này.

Lớp 3: Lớp sét bột phong hoá từ các đá trầm tích hệ tầng Đray Linh.

Lớp này phân bố diện hẹp dọc theo rìa phía Tây của mỏ đá Ấp Miễu. Theo tài liệu địa chất, chúng thuộc tầng phong hoá dang dở của trầm tích hệ tầng Đray Linh. Thành phần trầm tích chủ yếu là sét màu xám vàng, loang lổ nâu đỏ lẫn dăm sạn, mảnh vụn đá trầm tích. Chiều dày thay đổi từ 1,89,1m; trung bình 4,6m. Đất ở trạng thái mềm dính đến nửa cứng. Sự có mặt của lớp sét này là một trong những điều kiện thuận lợi, hạn chế nước mặt thấm xuyên qua các lớp trên cấp nước cho tầng chứa nước bên dưới, làm giảm lượng nước chảy vào mỏ khi khai thác dưới mực nước ngầm. Các chỉ tiêu cơ lý cơ bản của lớp đất này như sau:

Thể trọng tự nhiên (W) :2,04g/cm; thể trọng khô (c): 1,67 g/cm; góc ma sát trong (độ):18,72 ; lực dính kết (C): 0,55kG/cm; chỉ số dẻo (I): 23,81% ; hệ số nén lún (a0,5): 0,03cm2/kG ; mô đun tổng biến dạng: 0,06kG/cm.

Đây là lớp đất có điều kiện địa chất công trình tương đối ổn định, khá thuận lợi cho công tác khai thác mỏ.

Lớp 4: Lớp sét bột phong hoá từ đá phun trào andesit, tuf andesit.

Chiếm phần lớn diện tích cụm mỏ. Chiều dày thay đổi từ 1,06,5m; trung bình 3,83m. Đất ở trạng thái mềm dính, mất nước dạng nửa cứng, khá chặt. Các tính chất cơ lý cơ bản của lớp này như sau: Thể trọng tự nhiên (W):1,91g/cm; thể trọng khô (c): 1,50 g/cm; góc ma sát trong (độ):18,47 ; lực dính kết (C): 0,47kG/cm; chỉ số dẻo (I): 26,09% ; hệ số nén lún (a0,5): 0,05cm2/kG; mô đun tổng biến dạng: 0,05kG/cm.

Đây là lớp đất có điều kiện địa chất công trình tương đối ổn định, khá thuận lợi cho công tác khai thác mỏ.

Lớp 5: Andesit porphyrit, andesit pyroxen, tuf andesit

Phân bố trên toàn bộ diện tích cụm mỏ. Tuy nhiên chúng bị phủ dưới các lớp phủ bở rời Neogen và Đệ Tứ. Chỉ lộ ra trong các moong khai thác đá. Thành phần chủ yếu là andesit porphyrit, andesit pyroxen và tuf andesit. Đá có màu xám, xám lục, xám tím; cấu tạo khối cứng chắc. Tính chất cơ lý cơ bản trung bình như sau: thể trọng tự nhiên (w): 2,74g/cm; tỷ trọng (): 2,82 g/cm; góc ma sát trong (độ): 42,42 ; lực dính kết (C): 293kG/cm; cường độ kháng nén khô:1349kG/cm; cường độ kháng nén bão hòa: 1237 kG/cm.

Với các chỉ tiêu cơ lý trên, đây là một lớp có điều kiện địa chất công trình khá ổn định, thuận lợi cho công tác khai thác mỏ sau này.

Lớp 6: Sét bột kết, bột kết .

Gặp ở rìa phía Tây mỏ đá Ấp Miễu, đá có mức độ nứt nẻ mạnh. Kết quả thí nghiệm cơ lý đá cho thấy tính chất cơ lý cơ bản của đá như sau:



Tính chất cơ lý cơ bản trung bình như sau: Thể trọng tự nhiên (w): 2,59g/cm; tỷ trọng (): 2,77 g/cm; góc ma sát trong (độ): 38,26; lực dính kết (C): 140kG/cm; cường độ kháng nén khô :582kG/cm; cường độ kháng nén bão hòa: 197 kG/cm.

Với các chỉ tiêu cơ lý trên, đá này có điều kiện địa chất công trình khá ổn định.



V.4 HIỆN TRẠNG KHAI THÁC MỎ

Cụm mỏ đá xây dựng Phước Tân hiện đang chủ yếu bóc tầng phủ. Cả 2 mỏ đều mới mở moong khai thác ở tầng 1 với cao độ khai thác đến cote -15  -20m.

Trong quá trình nổ mìn thử nghiệm chỉ tiến hành nổ trong các đá phun trào andesit của hệ tầng Long Bình.

Khoảng cách gần nhất từ bờ moong khai thác đến nhà dân hiện hữu khoảng 250m (mỏ đá Ấp Miễu) riêng mỏ đá Phước Tân (Cty BBCC) thì không có nhà dân ở quanh khu vực khai thác.



Каталог: Dost VanBan
Dost VanBan -> MỞ ĐẦu I. SỰ CẦn thiết quy hoạCH
Dost VanBan -> §Þnh h­íng chiÕn l­îc ph¸t triÓn c¸c s¶n phÈm c ng nghiÖp chñ lùc tØnh §ång Nai giai ®o¹n 2005 2015
Dost VanBan -> PHẦn mở ĐẦu I. SỰ CẦn thiết phải xây dựng quy hoạCH
Dost VanBan -> Tæng quan vÒ héi nhËp kinh tÕ khu vùc vµ quèc tÕ
Dost VanBan -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở NỘi vụ
Dost VanBan -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hộI
Dost VanBan -> Ubnd tỉnh đỒng nai sở NỘi vụ Số: 1365 /snv-tt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Dost VanBan -> Stt đơn vị, địa phương
Dost VanBan -> CHỈ thị SỐ 15-ct/tw của bộ chính trị về việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 bch ương Đảng (khóa XI)
Dost VanBan -> BỘ TÀi chính số: 167/2012/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 1.48 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương