BÁo cáo kết quả thực hiệN ĐỀ TÀi khoa họC


II. CỤM MỎ ĐÁ XÂY DỰNG HÓA AN



tải về 1.48 Mb.
trang6/17
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích1.48 Mb.
#1858
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17

II. CỤM MỎ ĐÁ XÂY DỰNG HÓA AN.


Cụm mỏ đá xây dựng Hóa An gồm 2 mỏ: mỏ Hóa An (thuộc Công ty Cổ phần đá Hóa An và mỏ Hóa An 1A (Công ty TNHH một thành viên Xây dựng và SX VLXD Biên Hòa).

Kết quả thăm dò trước đây và quá trình khảo sát hiện trạng mỏ khi thực hiện đề tài cho thấy đặc điểm địa chất cụm mỏ đá xây dựng Hóa An như sau:



II.1. ĐỊA TẦNG

Trong phạm vi cụm mỏ có các đơn vị địa tầng sau:



a. Hệ tầng Long Bình (K1lb)

Các đá của hệ tầng lộ ra trên toàn bộ diện tích moong khai thác. Ven rìa mỏ chúng bị các trầm tích bở rời hệ Đệ tứ phủ bất chỉnh hợp. Thành phần thạch học của chúng gồm 2 loại đá sau:

- Đá tuf andesit nằm ở phần thấp của hệ tầng. Chiều dày >200m.

- Các đá andesit, andesit porphyr phần bố ở phần trên chiều dày dự đoán >100m



b. Hệ Đệ tứ. Thống Holocen hạ – trung (Q21-2).

Các trầm tích bở rời hệ Đệ tứ phân bố diện hẹp ở phía Tây Nam và Nam của mỏ, chúng phủ trực tiếp lên các đá của hệ tầng Long Bình.



II.2. ĐẶC ĐIỂM NỨT NẺ

Theo báo cáo kết quả thăm dò mỏ đá Hóa An và kết quả khảo sát hiện trạng mỏ, các đá trong mỏ phát triển các hệ thống khe nứt sau:

- Hệ thống khe nứt theo phương á vĩ tuyến cắm về Bắc với góc cắm từ 5100.

- Hệ thống khe nứt phát triển theo phương ĐB – TN, cắm về Đông Nam với góc cắm 80850.

- Hệ thống khe nứt phát triển theo phương 210 30, cắm đứng.

- Hệ thống khe nứt phát triển theo phương Tây TB- Đông ĐN, cắm về Tây TN với góc cắm 80850.

Các hệ thống khe nứt có mật độ 35khe/m và thuộc dạng khe nứt cắt, có độ mở <1cm. Dọc theo khe nứt thường có carbonat, chlorit, sét lấp đầy.

II.3. ĐẶC TÍNH CƠ LÝ CỦA CÁC LỚP ĐẤT ĐÁ.

Theo kết quả thăm dò, khai thác cũng như kết quả khảo sát hiện trạng trong cụm các lớp đất đá sau:



a. Các lớp đất mềm

- Lớp 1: Cát lẫn sạn sỏi laterit

Lớp này phân bố khá rộng ở rìa phía Bắc, phía Đông và phía Nam cụm mỏ. Nhưng trong phạm vi mỏ chỉ gặp lớp đất này ở góc Đông Nam mỏ Hóa An, và Tây Bắc mỏ Hóa An 1A. Theo tài liệu địa chất chúng thuộc trầm tích Holocen hạ trung.

Đây là lớp đất có điều kiện địa chất công trình kém ổn định nên rất dễ xảy ra hiện tượng sạt lở trong khai thác mỏ sau này.

- Lớp 2: Sét

Thành phần chủ yếu là sét sét loang lỗ nâu vàng nửa cứng. Đây là lớp vỏ phong hóa hoàn toàn của đá trầm tích phun trào hệ tầng Long Bình.

Lớp đất này có đặc tính khá chặt. trạng thái dẻo cứng, có điều kiện địa chất công trình tương đối ổn định, khá thuận lợi cho công tác khai thác mỏ sau này.

b. Các lớp đá cứng:



- Lớp 3: Andesit, andesit porphyr.

Phân bố ở phần cao trong mặt cắt của hệ tầng. Chúng phân bố ở phần trung tâm moong khai thác và kéo dài về phía Tây của cụm mỏ. Đây là lớp có điều kiện địa chất công trình khá ổn định, thuận lợi cho công tác khai thác mỏ sau này.



- Lớp 4: Lớp tuf andesit

Các đá tuf andesit phân bố ở phần thấp. Trong ranh giới cụm mỏ các đá này lộ ra ở trung tâm và phát triển về phía Đông. Đây là lớp có điều kiện địa chất công trình khá ổn định, thuận lợi cho công tác khai thác mỏ sau này.



I.4. HIỆN TRẠNG KHAI THÁC MỎ.

Cụm mỏ đang khai thác đến biên giới kết thúc về tổng thể khai trường được hình thành bởi 4 tầng khai thác, chiều cao mỗi tầng khai thác trung bình từ 10-15m. Chiều cao tầng kết thúc một số nơi vượt quá 30m. Cụ thể như sau:

Khu vực điểm góc số 2 (mỏ Hóa An): chiều cao tầng từ 3547m.

Khu vực điểm góc số 6, 7 (mỏ Hóa An): chiều cao tầng khai thác từ 68 đến 78m.

Khu vực điểm góc số 2 (mỏ Hóa An 1A): Chiều cao tầng khai thác đã kết thúc đến cote -80m.

Nhìn chung mỏ đá Hóa An 1A chỉ còn diện nhỏ ở phía Tây Bắc. Còn mỏ Hóa An mới khai thác đến -44m. Phần trữ lượng từ cote -44 đến -60m chưa khai thác.

Các đá khai thác chủ yếu là các đá phun trào hệ tầng Long Bình. (xem bản đồ hiện trạng cụm mỏ Hóa An)

Cụm mỏ là nơi tập trung đông dân cư. Khoảng cách gần nhất từ ranh mỏ đến nhà dân khoảng 200m (mỏ Hóa An)


III. CỤM MỎ TÂN BẢN – TÂN VẠN


Gồm mỏ đá Tân Bản, Tân Vạn. Riêng mỏ Tân Vạn chưa có giấy phép khai thác nên không nổ thử nghiệm.

Qua tài liệu thăm dò, khai thác và khảo sát hiện trạng cho thấy cấu trúc địa chất mỏ Tân Bản chỉ phát triển các đá trầm tích phun trào thuộc hệ tầng Bửu Long (T2abl2) và trầm tích lục nguyên hệ tầng Đray Linh (J1dl2). Cấu trúc địa chất mỏ có những đặc điểm chính như sau:



III.1. ĐỊA TẦNG

a. Hệ Trias, thống trung. Hệ tầng Bửu Long-tập 2 (T2abl2)

Các đá của hệ tầng Bửu Long - Tập 2 (T2abl2) chiếm phần lớn diện tích ở phía Tây, phía Bắc. Thành phần chủ yếu là cát sạn kết tuf. Đá có màu xám, cứng chắc, cấu tạo khối. Kiến trúc cát, sạn nổi ban trên nền hạt mịn. Bề dày dự đoán >100m.



b. Hệ tầng Đray Linh (J1dl2)

Đá hệ tầng Đray Linh (J1dl2) phân bố ở phía Đông, Đông Nam của mỏ với diện tích khoảng 2 ha. Phần còn lại chúng bị phủ bởi trầm tích Đệ tứ. Thành phần trầm tích gồm cát kết chứa vôi, cát bột kết chứa vôi, sét bột kết. Đá có màu xám sậm, hạt nhỏ, cấu tạo khối, sủi bọt với acit HCl. Kiến trúc cát, xi măng kiểu lấp đầy.

Trong phạm vi thăm dò chúng nằm bất chỉnh hợp lên các đá của hệ tầng Bửu Long.

c. Hệ Đệ tứ, thống Holocen hạ-trung. Trầm tích sông (aQ21-2)

Các trầm tích này chỉ phát triển ở rìa Đông Nam và Nam Khu II mỏ Tân Bản.

Thành phần gồm sét, sét pha lẫn sạn sỏi. Thành phần trung bình của chúng như sau: Sạn, sỏi 4%; cát 15,2%; bột 13,0 % và sét 40%. Chiều dày thay đổi từ 58m, trung bình 6,5m.

Trong phạm vi mỏ, chúng phủ bất chỉnh hợp lên bề mặt các đá trầm tích lục nguyên hệ tầng Đray Linh (phía Đông) và các đá trầm tích phun trào của hệ tầng Bửu Long.



III.2. ĐẶC ĐIỂM NỨT NẺ

Thực tế khảo sát cho thấy các hệ thống khe nứt phát triển khá phong phú, có đủ 4 hướng là khe nứt kinh tuyến (á kinh tuyến), vĩ tuyến (á vĩ tuyến), Đông Bắc, Tây Nam và đặc biệt là hệ thống khe nứt nằm ngang phát triển mạnh, mật độ không đều. Độ mở của các khe nứt 0,2  0,7mm, được lấp đầy chủ yếu bởi các mạch thạch anh và calcit, góc dốc chủ yếu là cắm đứng. Hệ thống KN chủ yếu theo: 18085-90; 25065-70; 9085-90; 9030-35; 12030-35; 18055-80.

Kết quả đo khe nứt cho thấy khe nứt tại mỏ chủ yếu phát triển theo phương 0÷30o; 91÷120o và 121÷150o là phổ biến. Góc dốc khe nứt khá lớn, thay đổi từ 70÷90o. Các khe nứt đều có độ mở nhỏ, được lấp đầy bởi thạch anh và calcit. Sự phát triển của khe nứt ít nhiều có ảnh hưởng đến điều kiện khai thác sau này nhất là trong khi nổ mìn khai thác đá.

III.3. ĐẶC TÍNH CƠ LÝ CỦA CÁC LỚP ĐẤT ĐÁ

Trong diện tích mỏ thăm dò có mặt các lớp đất đá sau:



a. Lớp đất mềm.

Lớp 1: Sét, sét pha

Lớp này phân bố phía Đông Nam với chiều dày 5÷8m, trung bình 6,5m. Thành phần chủ yếu là sét, sét pha màu xám vàng, nâu đỏ, đôi chỗ có lẫn sạn sỏi, trạng thái dẻo cứng đến nửa cứng. Các chỉ tiêu cơ lý cơ bản trung bình của lớp đất này như sau: Thể trọng tự nhiên (W):1,94g/cm3; thể trọng khô (c): 1,60 g/cm3; góc ma sát trong () : 17,65o; lực dính kết (C): 0,36kG/cm2; chỉ số dẻo (I): 17,24 %; hệ số nén lún (a0,5): 0,01cm2/kG; mô đun tổng biến dạng: 51,82 kG/cm2.

Đây là lớp đất khá chặt, trạng thái dẻo cứng, có điều kiện địa chất công trình tương đối ổn định, khá thuận lợi đối với công tác khai thác mỏ sau này.

b. Các lớp đá cứng

Lớp 2: Cát sạn kết tuf.

Phân bố chủ yếu ở phía Tây, phía Bắc mỏ; ở phía Đông chúng bị các trầm tích Holocen và trầm tích hệ tầng Đray Linh phủ lên. Thành phần chủ yếu là cát sạn kết tuf. Đá ít bị nứt nẻ. Các chỉ tiêu cơ lý trung bình của chúng như sau: thể trọng khô (k): 2,66g/cm; tỷ trọng (): 2,80g/cm3; góc ma sát trong (): 41o; lực dính kết (C): 169 285kG/cm; cường độ kháng nén khô: 901 999kG/cm; cường độ kháng nén bão hòa: 806908 kG/cm.

Đây là lớp đá có cường độ chịu lực cao, điều kiện địa chất công trình ổn định đối với công tác khai thác mỏ, nhưng sẽ gây chấn động mạnh khi nổ mìn.



Lớp 3: Cát kết chứa vôi, cát bột kết.

Lớp này phân bố phía Đông và phía Đông Nam. Chúng bị các trầm tích Đệ tứ phủ. Thành phần chủ yếu là đá cát kết chứa vôi, cát bột kết, sét bột kết. Tính chất cơ lý cơ bản của đá như sau: Thể trọng khô (k): 2,66g/cm; tỷ trọng (): 2,79 g/cm; góc ma sát trong (): 39o; lực dính kết (C): 183kG/cm2; cường độ kháng nén khô: 867kG/cm2; cường độ kháng nén bão hòa: 770 kG/cm.

I.4. HIỆN TRẠNG KHAI THÁC MỎ.

Mỏ đá Tân Bản thuộc quyền khai thác của Công ty TNHH một thành viên Xây dựng và SXVLXD Biên Hòa (BBCC), hiện đã hình thành bởi 4 tầng khai thác, chiều cao mỗi tầng khai thác trung bình từ 1015m. Cụ thể như sau:

Tầng 1: ở cao độ 35m đang tiến hành bóc tầng phủ ở phía Đông Bắc; diện tích tầng này khoảng 0,4ha.

Tầng 2: ở cao độ cote -10  -15m, phân bố ở phía Bắc, diện tích bề mặt moong khoảng 1ha.

Tầng 3: ở cao độ cote -36-44m, phân bố ở trung tâm mỏ, diện tích khoảng 0,8ha.

Tầng 4: ở cao độ -50m, ở phía Nam mỏ hiện đang là hố tích nước.

Cụm mỏ là nơi tập trung đông dân cư. Khoảng cách gần nhất từ ranh mỏ đến nhà dân khoảng 130m.


Каталог: Dost VanBan
Dost VanBan -> MỞ ĐẦu I. SỰ CẦn thiết quy hoạCH
Dost VanBan -> §Þnh h­íng chiÕn l­îc ph¸t triÓn c¸c s¶n phÈm c ng nghiÖp chñ lùc tØnh §ång Nai giai ®o¹n 2005 2015
Dost VanBan -> PHẦn mở ĐẦu I. SỰ CẦn thiết phải xây dựng quy hoạCH
Dost VanBan -> Tæng quan vÒ héi nhËp kinh tÕ khu vùc vµ quèc tÕ
Dost VanBan -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở NỘi vụ
Dost VanBan -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hộI
Dost VanBan -> Ubnd tỉnh đỒng nai sở NỘi vụ Số: 1365 /snv-tt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Dost VanBan -> Stt đơn vị, địa phương
Dost VanBan -> CHỈ thị SỐ 15-ct/tw của bộ chính trị về việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 bch ương Đảng (khóa XI)
Dost VanBan -> BỘ TÀi chính số: 167/2012/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 1.48 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương