BÁo cáo kết quả phỏng vấn thời gian thực hiện: ngày 18-19/9/2013 Kết quả buổi phỏng vấn



tải về 200.98 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích200.98 Kb.
#12534
1   2   3

BÁO CÁO KẾT QUẢ PHỎNG VẤN

Về “Bảo trợ xã hội và chính sách với người khuyết tật Việt Nam” được tiến hành tại:



  • Địa điểm: Trường Trung Cấp Tin Học Hà Nội (Số 1 – Ngõ 75 – Đặng Văn Ngữ - HN)

  • Thời gian: 9g00 – 11g00, thứ Tư ngày 18 tháng 9 năm 2013.

Thông tin chung về nhóm đối tượng tham gia trả lời phỏng vấn.

  • Khuyết tật vận động: 01

  • Khiếm thị: 04

  • Khuyết tật nói: 01

  • Chậm phát triển: 01

  • Phụ huynh có con em bị bại não, tự kỷ, chậm phát triển: 04

Số lượng: Có 11 người (6 nữ, 5 nam)

Độ tuổi của nhóm: từ 25 – 62

Nghề nghiệp; Quản lý, nhân viên cơ quan, nội trợ, bấm huyệt, tự doanh, chưa có việc làm.

Trình độ học vấn: đại học có 1 người khiếm thị, 1 chậm phát triển, 2 phụ huynh. Còn lại là chưa tốt nghiệp phổ thông.


Kết quả buổi phỏng vấn:

Nội dung buổi phỏng vấn tập trung trả lời 6 câu hỏi sau:



Câu hỏi 1: Những người khuyết tật thường gặp nhiều khó khăn trong vấn đề xin việc làm. Anh (chị) đã từng gặp phải những khó khăn đó như thế nào?

1/. Khó khăn về việc làm: Kết quả buổi phỏng vấn cho thấy chỉ có 3/11 người có nhu cầu tìm việc và họ đang ở tuổi 25 và 35. 3 người này chia sẻ họ gặp rất nhiều khó khăn trong việc xin việc

  • Khó khăn về khả năng tìm kiếm thông tin việc làm. Do bị khiếm thị và chậm phát triển nên 1 số thành viên khó khăn khi sử dụng được máy vi tính, nên khả năng tìm hiểu thông tin việc làm còn gặp nhiều hạn chế.

  • Khó khăn về trình độ học vấn. Có 2/11 người đã tốt nghiệp đại học còn các thành viên khác đều ở trình độ PTTH. Chỉ có 2/11 thành viên có khả năng sử dụng thành thạo kỹ năng tin học và phần lớn trong số họ là lao động thủ công như ( xoa bóp bấm huyệt, tự doanh tại nhà…)

  • Khó khăn về khả năng đi lại. Những thành viên khiếm thị và khuyết tật vận động gặp khó khăn rất lớn trong việc di chuyển. Những thành viên khiếm thị như chị L, bác T, và bác M khó xác định phương hướng, việc đi lại thường phải phụ thuộc vào người khác. Thành viên khuyết tật vận động như bác D cũng gặp khó khăn về phương tiện như: tự đi xe máy hay xe đạp - phương tiện chủ yếu là xe bus, nhưng thái độ phục vụ của lái xe thì không tốt. Bác D nói: “mỗi lần đi xe buýt thường bị rớt lại, có những lần phải chờ 2- 3 tiếng vẫn chưa lên được xe”

  • Khó khăn là sự phân biệt đối xử của các nhà tuyển dụng. Như trường hợp của chị M, nhiều lần chị đã nộp hồ sơ xin việc trên diễn đàn, khi được mời đến phỏng vấn thì nhà tuyển dụng lại trả lời là đã nhậnđược người rồi“có lẽ, khi họ nhìn thấy tôi khó khăn khi giao tiếp và sức khỏe yếu, nên họ nói vậy” . Hay trường hợp của anh G, bị ngã khi đang học cấp 2, anh bị ảnh hưởng não nên khả ngăng tiếp thuvà nhận thức chậm hơn bình thường. Hiện anh đã tôt nghiệp đại học giao thông và trường trung cấp điện nhưng khi đi xin việc, nhà tuyển dụng phỏng vấn, thì anh thườngtrả lờikhá chậm với các câu hỏi ( do phải có thời gian dài để hiểu câu hỏi) đã không kiên nhẫn chờ đợi và không tạo điều kiện để nhận anh vào làm.

  • Trở ngại nữa là sức khỏe hạn chế. Các thành viên thường có sức khỏe yếu nên không thể đảm nhận những công việc diễn ra trong thời gian dài hay có áp lực cao. Do vậy họ không thể làm việc trong môi trường cạnh tranh cao.

  • Cuối cùng là khó khăn về tài chính. Tiêu biểu là chị M cho biết “tôi chỉ gặp khó khăn trong việc nói nhưng trí óc tôi vẫn hoạt động bình thường, có những việc làm được thì thu nhập lại quá thấp, không đảm bảo nhu cầu kinh tế”. Các thành viên chủ yếu làm công việc đơn giản như: nghề thủ công, mát xa, bấm huyệt nên thu nhập thấp, không ổn định.


Câu 2: Trong gia đình của những người khuyết tật thường có những khoản chi phí phát sinh. Với cá nhân bạn, những chi phí đó là gì?

Khó khăn về tài chính: 10/11 người trong nhóm chia sẻ họ gặp khó khăn về tài chính.

  • Nhìn chung, khoản chi phí phát sinh mà hầu hết các thành viên trong nhóm đều thấy chiếm khá cao là chi phí y tế. Các thành viên đã chia sẻ chuyện của mình như: chị H (mẹ của cháu B) cho biết, con của chị đang phải điều trị bằng châm cứu, chi phí khoảng 10 triệu nhưng bảo hiểm y tế chỉ hỗ trợ 30%, 70% khoản chi phí đó vẫn là khá lớn với gia đình chị. Hay bác Đ, bác phải chịu nhiều khoản chi phí chữa trị mắt, u phổi, và tuyến giáp nhưng thu nhập từ công việc mat-xa, bấm huyệt của bác không thể đủ chi trả cho các khoản này. Hầu hết các thành viên đều có thẻ bảo hiểm y tế nhưng thẻ đó không đủ để chi trả các khoản chữa trị những căn bệnh của họ.

  • Ngoài ra còn có thêm chi phí di chuyển. Mặc dù có được hỗ trợ thẻ miễn phí đi xe bus, nhưng phần lớn người khuyết tật vận động không thể đi xe bus nên họ phải đi xe ôm hoặc taxi nên chi cho việc này khá tốn kém. Như bác D, do mới đây bị tai nạn, chân bác bị ảnh hưởng nặng thêm nên thường đi lại bằng xe ôm mà khoản chi phí xe ôm cũng khá cao, vào khoảng 10.000 đồng/ km.

  • Khoản chi phí nữa là giáo dục. Các con bị khuyết tật, nhất là bị tự kỷ hay chậm trí tuệ không được nhận vào các trường lớp chung với mức học phí bình thường mà phải vào các lớp chuyên biệt hoặc thuê người dạy ở nhà với mức phí cao hơn rất nhiều, khoảng từ 4-5 triệu đồng/tháng. Đó là trường hợp của con chị H và cháu của bác M.

Câu 3: Làm thế nào anh/ chị trang trải được những chi phí này?

  • Hầu hết các thành viên trong nhóm không nhận được hỗ trợ từ phía nhà nước để trang trải những khoản chi phí phát sinh. Mọi người đều phải rất tiết kiệm để tự trả các chi phí này bằng chính thu nhập cá nhân

  • Ngoài ra họ cũng nhận được sự hỗ trợ từ phía bố mẹ, anh em người thân trong gia đình, nhưng không đáng kể.

  • Đôi khi các thành viên cũng nhận được hỗ trợ đi lại từ hàng xóm. Thi thoảng bác D cũng được hàng xóm cho đi nhờ và thăm hỏi động viên.

  • Như trường hợp của chị H thường phải xin cơ quan cho tạm ứng lương tháng trước để có tiền chi phí cho con. Gần đây chị phải xin tạm ứng trước lương 3 tháng, nhưng cho đến giờ vẫn chưa trả được.

Câu 4: Các thành viên khác đã hỗ trợ anh/ chị như thế nào?

  • Phần lớn mọi người đều nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ phía gia đình như thời gian và tài chính:

+ Chăm sóc:

Hàng ngày các bậc phụ huynh phải dành một lượng thời gian khá lớn để chăm sóc con em mình. Như chị H, những hôm đưa con đi châm cứu thường phải xin đi làm muộn khoảng 2 tiếng, sau đó chị vẫn phải hoàn thành đủ 8 tiếng làm việc nên phải làm thông trưa hoặc làm tăng ca. Khi xin nghỉ 2 tiếng để đưa con đi châm cứu cũng rất khó khăn, nhiều khi chị không dám xin nghỉ nhiều vì sợ sẽ dễ bị đuổi việc. Hay như bác M đã phải nghỉ hưu sớm để ở nhà chăm người con trai 30 tuổi bị bại não và một người cháu 5 tuổi bị tăng động và tự kỷ. Còn cô C, về hưu rồi nhưng không đi dạy học thêm được dù thu nhập hàng tháng rất thấp chỉ khoảng 3 triệu đồng/tháng, vì phải dành toàn bộ thời gian để chăm sóc con, đưa con đi học và đi khám bệnh.



+ Tài chính:

Các chi phí như y tế, giáo dục, đi lại của các thành viên khuyết tật chỉ có gia đình hỗ trợ chi trả.



  • Các thành viên khác trong gia đình không chỉ bị ảnh hưởng đến quỹ thời gian, làm việc và tài chính mà còn cả quan hệ xã hội. Nhiều khi đi ra ngoài thường nhận cái nhìn đố kị, phân biệt, xa cách của mọi người với tình trạng khuyết tật của con em mình. Thậm chí có người còn không cho con họ chơi cùng con của các chị, như chị H nói: “có lần chị đem cho bánh thì phải chờ chị và con chị đi về mới dám ăn”. Hay những định kiến là “đời cha ăn mặn đời con khát nước”, không biết chị làm gì mà cả con cả cháu đều không bình thường.

Câu 5: Những khoản hỗ trợ nào mà các anh/ chị đã nhận được từ nhà nước hay từ các thành viên khác trong gia đình? Anh/ chị đánh giá thế nào về những sự hỗ trợ đó?

  • Y tế:

+ Đa số các thành viên khuyết tật được phát thẻ bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, chi phí hỗ trợ từ bảo hiểm y tế đó không đáng kể nên hầu như ít khi dùng đến.

+ Việc giám định y khoa còn hời hợt, khám tập thể và mang tính chất rà soát. Đôi khi có hiện tượng tiêu cực, như khi muốn giám định kỹ lưỡng, hoặc đánh giá mức độ nặng – nhẹ thì lại phải có “phong bì” cho cán bộ y tế khám giám định.

+ Thủ tục khám chữa bệnh còn rườm rà và chưa có chế độ ưu tiên đúng mức cho người khuyết tật.


  • Giáo dục:

+ Khá nhiều người khuyết tật đi học nghề, học trung cấp hay đại học đều được giảm học phí hoặc được miễn toàn phần. Trong nhóm có chị M đi học trung cấp tin học được miễn phí.

+ Tuy nhiên, không phải ai cũng có được may mắn đó. Những trẻ em khuyết tật ở độ tuổi đi học như con của cô C, con anh T, con chị H, và cháu bác M còn gặp nhiều khó khăn khi xin cho con vào học trường công. Những trường tư hay chuyên biệt thì lại có mức học phí cao, không phải gia đình nào đều có điều kiện để đóng tiền.



  • Tiền trợ cấp hàng tháng:

+ Có 3/11 thành viên trong nhóm (chị L, bác Đ, bác M) nhận được mức trợ cấp thấp nhất là 350.000 đồng/tháng vì họ khuyết tật nhẹ hơn.

+ Có 2/11 thành viên trong nhóm (Đ.Đ.K - con bác C và L.M.Q – cháu bác M) nhận được mức trợ cấp là 700.000 đồng/tháng ( do khuyết tật nặng hơn)

+ Một số thành viên khác đang làm hồ sơ xin trợ cấp, tuy nhiên thủ tục hành chính còn rườm rà nên đang gặp khó khăn chưa biết khi nào sẽ được.
Câu 6: Những loại hình giúp đỡ nào bạn cần từ nhà nước hay người thân trong gia đình?


  • Các phụ huynh có con bị khuyết tật đang đi làm muốn cơ quan tạo điều kiện, giảm thời gian làm việc ở cơ quan để có thêm thời gian chăm sóc con ở nhà và đưa con đi khám chữa bệnh. (VD: chị H)

  • Được hỗ trợ nhiều hơn về tài chính để trang trải các chi phí cho y tế, giáo dục cho con em mình.

  • Tăng cường truyền thông để nâng cao nhận thức xã hội về các vấn đề liên quan đến người khuyết tật.

Một số kiến nghị:

  • Cần có sự tác động tích cực từ phía dư luận xã hội để các nhà tuyển dụng nhân văn hơn, tạo điều kiện bố trí công việc phù hợp với khả năng của người khuyết tật và cả cộng đồng nhìn nhận cởi mở và nhân ái hơn với những người khuyết tật, không coi họ là gánh nặng mà nên nhìn nhận họ là những người có ích.




  • Quy hoạch các công trình công cộng phù hợp hơn với người khuyết tật

+ Các trường học nên có những phòng chức năng và có giáo viên chuyên biệt để dạy cho người khuyết tật

+ Các công trình xây dựng như khu chung cư, khách sạn, nhà văn hóa… nên có lối đi dành riêng cho người khuyết tật, các cửa rộng hơn để thuận tiện cho việc đi lại của người khuyết tật.

+ Những thanh niên khuyết tật cũng có nhu cầu vui chơi giải trí nên nhà nước cần chú ý quan tâm hơn đến việc xây dựng các công trình công cộng tạo điều kiện cho người khuyết tật tiếp cận tới đó để vui chơi giải trí.


  • Xây dựng Luật và chính sách thống nhất và phù hợp với thực tiễn

+ Luật Giáo dục quy định có 3 loại trường cho người khuyết tật là trường hòa nhập, trường bán hòa nhập và trường chuyên biệt nhưng trên thực tế người khuyết tật vẫn chưa được tham gia vào loại trường học phù hợp

+ Luật người khuyết tật có nhưng còn đưa vào thực hiện ở thực tế còn nhiều bất cập.

VD: đối với khuyết tật trí tuệ, các đặc điểm khuyết tật không biểu hiện ra bên ngoài nên trông bề ngoài họ giống như người bình thường, chỉ khi chịu tác động thời tiết hay tiếng ồn thì họ mới bị đau đầu và biểu hiện triệu chứng. Các bệnh nhân khuyết tật trí tuệ muốn được trợ cấp phải được xác nhận bị tâm thần nhưng không mấy phụ huynh muốn ghi con mình bị tâm thần.

Do vậy các cơ quan có thẩm quyền cần điều chỉnh luật và các chính sách cho phù hợp với thực tiễn.



BÁO CÁO KẾT QUẢ PHỎNG VẤN
Thời gian thực hiện: ngày 19/9/2013

Kết quả buổi phỏng vấn:

  1. Thông tin chung về nhóm đối tượng được phỏng vấn

  • Dạng khuyết tật: khuyết tật vận động, trong đó có 7 người khuyết tật ở chân,1 người khuyết tật cột sống, 4 người khuyết tật ở tay.

  • Số lượng: tổng số có 12 đối tượng tham gia trong nhóm phỏng vấn trong đó có 5 nữ chiếm 42% và 7 nam chiếm 58%. Độ tuổi của nhóm từ 25 – 55 tuổi, trong đó ở độ tuổi từ 25 – 35 chiếm 25%, từ 35 – 45 chiếm 42 % và từ 45 -55 tuổi trở lên chiếm 33%.

  • Nghề nghiệp: nghề may (3 người), làm nông nghiệp, chăn nuôi, mở cửa hàng, xây nhà trọ, trồng cây cảnh, bảo vệ, bán hàng, công nhân và có người thất nghiệp (1 người)…

  • Trình độ học vấn: chủ yếu chưa tốt nghiệp phổ thông.

  1. Kết quả buổi phỏng vấn

    1. Khó khăn

  • Khó khăn trong vấn đề xin việc: Kết quả buổi phỏng vấn cho thấy chỉ có 2/12 người có nhu cầu tìm việc và họ đang ở tuổi 25 và 35. 2 người này chia sẻ họ gặp rất nhiều khó khăn trong việc xin việc. Khó khăn bởi họ không đi học nghề và cũng không đi học đại học. Do vậy, khi đi tìm 1 công việc ổn định thì họ không được tuyển dụng bởi không có nghiệp vụ chuyên môn. Một khó khăn khác mà 1 người trong nhóm chia sẻ đó là họ không có sự hỗ trợ từ phía gia đình, người thân trên cả phương diện tinh thần và vật chất, tiền bạc do vậy bản thân họ phải tự mình xoay sở. Việc tiếp cận thông tin tuyển dụng cũng không dễ dàng và họ cũng phải tự tìm đến các trung tâm giới thiệu việc làm để tìm hiểu các thông tin.

10/12 người còn lại thì tự tạo ra công việc phù hợp với đặc điểm của bản thân mình. Người thì học nghề may, người thì mở cửa hàng, người thì làm nông nghiệp, chăn nuôi, người thì bán hàng vỉa hè, người thì xây nhà trọ cho thuê, người thì trồng cây cảnh…Do vậy, đối với những người này thì không gặp khó khăn trong vấn đề tìm việc làm.

  • Khó khăn về tài chính: 9/12 người trong nhóm phỏng vấn chia sẻ họ gặp khó khăn về tài chính. Do điều kiện sức khỏe bản thân cho nên đã ảnh hưởng tới khả năng tạo thu nhập và kinh tế của gia đình. Trường hợp của anh T. bị khuyết tật ở cột sống, rất khó khăn trong việc cử động, không làm được việc gì, gia đình lại đông người, lại phải nuôi 3 con ăn học. Một mình vợ của anh phải bươn trải để nuôi sống gia đình. Thu nhập của gia đình anh chỉ là từ làm nông nghiệp, hết thời vụ, thì vợ anh lại phải đi tìm kiếm các việc làm thuê khác để có thêm thu nhập cho gia đình. Tuy nhiên, mức thu nhập cũng rất thấp và bập bõm từ việc làm thuê.

Một trường hợp khác thì do công việc rất thất thường, lúc có lúc không. Gia đình anh có 4 người, 2 con nhỏ đang đi học. Do thu nhập không ổn định, chi phí học hành cho con cái lại rất tốn kém do đó gánh nặng về kinh tế luôn là vấn đề khó khăn nhất đối với gia đình anh.

Buổi phỏng vấn cũng cho thấy 7 trường hợp còn lại gặp khó khăn về tài cũng do hoàn cảnh của mỗi người, có người thì độc thân, tự mình phải chăm sóc bản thân, phải tự tạo thu nhập mà điều kiện sức khỏe thì lại yếu và gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống hàng ngày cho nên ảnh hưởng rất nhiều tới kinh tế; có người thì phải tự mình nuôi con và bản thân…



  • Kết quả phỏng vấn cũng chỉ ra rằng những người khuyết tật vận động này họ gặp khó khăn trong việc đi lại, tiếp cận với các phương tiện giao thông công cộng, ví dụ như việc sử dụng phương tiện là xe buýt, họ không thể tự mình lên xuống xe bus nếu như không có sự trợ giúp từ người khác. Có người thì cũng muốn tự trang bị cho mình phương tiện đi lại cá nhân để chủ động trong việc đi lại và giảm chi phí thì tìm mua phương tiện lại rất khó. Chị T. chia sẻ chị rất muốn mua 1 chiếc xe đạp điện để đi lại cho thuận tiện và cũng đỡ mệt vì hiện tại chị đi lại dùng chiếc xe đạp cũ của mình. Tuy nhiên, do chị bị khuyết tật ở tay, cho nên gặp khó khăn trong việc phanh xe nên việc mua xe cũng không thực hiện được.

  • Khó khăn trong việc tiếp cận với cơ sở hạ tầng, các công trình công cộng thì những người tham gia phỏng vấn cũng chia sẻ họ gặp rất khó khăn, như việc đi đến các nơi công cộng, cơ quan thì rất ít nơi có đường thiết kế riêng cho người khuyết tật.

  • Thái độ của cộng đồng, gia đình đối với NKT: Kết quả buổi phỏng vấn cho thấy sự kỳ thị của xã hội, cộng đồng đối với người khuyết tật vẫn tồn tại và không chỉ trong xã hội mà chính trong gia đình người khuyết tật cũng có sự kỳ thị đối với họ.

  • Việc tiếp cận các nguồn thông tin: Việc tiếp cận các nguồn thông tin như các chính sách trợ cấp, các chế độ cho người khuyết tật nói chung ở mức độ vừa phải. Chưa có nhiều các hoạt động, cách thức để tuyên truyền, giới thiệu về các chương trình, chính sách hỗ trợ cho người khuyết tật. Những thông tin mà NKT có được chủ yếu là thông qua các cuộc họp của Hội NKT tại địa phương, thông qua truyền tai nhau người này bảo người kia.

    1. Chi phí phát sinh

Buổi phỏng vấn cho thấy, trong cuộc sống hàng ngày của NKT có rất nhiều các chi phí phát sinh. Tuy nhiên, tập trung nhiều và phổ biến là những chi phí phát sinh sau:

  • Các chi phí y tế: Do đặc điểm bản thân bị khuyết tật cho nên tình trạng sức khoẻ của những NKT cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Vì vậy, việc hay phải đi thăm khám tại các cơ sở y tế là rất thường xuyên với họ. Kết quả phỏng vấn cho thấy có 9/12 người có thẻ BHYT (chiếm 75%) và 3 người không có thẻ BHYT (chiếm 25%). Đối với những người có thẻ BHYT thì chi phí phát sinh đó là tiền khám thêm, mua thêm thuốc bên ngoài bởi trong thẻ bảo hiểm y tế thì họ chỉ được hưởng trợ cấp một số loại thuốc còn những loại thuốc khác thì họ phải tự bỏ tiền túi ra để mua. Có trường hợp trong nhóm phỏng vấn bị bệnh ngừng thở khi ngủ, điều trị bệnh này thì lại không nằm trong diện bảo hiểm y tế, các thiết bị hỗ trợ cho việc điều trị này cũng vậy. Do vậy, họ phải chi rất nhiều tiền cho việc điều trị.

Còn đối với những người không có thẻ BHYT thì họ phải chi trả như một người bình thường. Chia sẻ của chị T. trong buổi phỏng vấn về trường hợp của mình. Chị không có thẻ bảo hiểm y tế, lại bị mắc bệnh thiên đầu thống. Chi phí để chị phải chi trả cho mỗi lần đi mổ là rất tốn kém và chị phải chi trả toàn bộ. Chị đã phải đi mổ đến lần thứ 4 và đã 2 năm nay chị chưa đi khám lại từ sau lần mổ cuối bởi chị sợ khi khám lại có thể chị sẽ lại phải yêu cầu mổ mà chị thì chưa có tiền.

  • Ngoài chi phí phải bỏ thêm tiền để mua thuốc ngoài bảo hiểm và trong quá trình điều trị thì những chi phí khác đi kèm khi NKT đi khám chữa bệnh đó là chi phí cho người thân trong gia đình đi theo để giúp họ trong việc khám chữa bệnh, điều trị (đi lại tăng thêm, ăn ở nếu phải nằm viện…)

  • Chi phí đi lại: do là người khuyết tật vận động nên họ phải bỏ ra nhiều các chi phí cho việc đi lại bởi họ gặp rất khó khăn trong việc di chuyển: họ phải thuê xe ôm hay đi taxi để di chuyển.

    1. Trang trải các chi phí phát sinh

Để trang trải các khoản chi phí phát sinh và trong cuộc sống hàng ngày thì kết quả buổi phỏng vấn cho thấy một số hướng giải quyết sau:

  • Vay vốn tín dụng: vay vốn tín dụng để mở rộng hoạt động sản xuất kinh; để xây nhà trọ cho thuê, tạo thêm thu nhập cho gia đình;

  • Vay mượn của người thân và bạn bè: để đóng học cho con. …..(đóng đầu năm gần 10 triệu, phải đi vay); để đi chữa bệnh.

  • Đi tìm các việc thời vụ để có thu nhập trang trải các chi phí.

    1. Hỗ trợ của người thân trong gia đình

Qua phỏng vấn cho thấy đa số tất cả những NKT trong nhóm tham gia phỏng vấn đều nhận được sự hỗ trợ của người thân. Những sự hỗ trợ này thì dưới nhiều hình thức như hỗ trợ chăm sóc cho bản thân những người khuyết tật trong cuộc sống hàng ngày, có người thì nhận được sự hỗ trợ tiền bạc của những người thân, họ hàng.

Tuy nhiên, cũng có người không nhận được sự hỗ trợ nào của người thân trong gia đình, họ phải tự mình lo hết mọi thứ từ việc chăm sóc bản thân cho đến việc tìm kế sinh nhai.



    1. Hỗ trợ từ phía Nhà nước và cộng đồng

Kết qủa phỏng vấn cho thấy NKT nhận được các sự trợ giúp từ phía Nhà nước và cộng đồng xã hội. Cụ thể, NKT nhận được những sự trợ giúp thông qua các chính sách sau:

  • Chính sách trợ cấp cho NKT: Cuộc phỏng vấn cho thấy không phải tất cả NKT đều được nhận trợ cấp xã hội. có 8/12 NKT (chiếm 67%) được nhận trợ cấp xã hội còn 4/12 NKT không được nhận trợ cấp (chiếm 33%). NKT đánh giá cao chính sách trợ cấp của Nhà nước tuy nhiên họ cũng đề nghị là được nâng mức trợ cấp lên vì mức trợ cấp hiện tại tương đối thấp.

  • Chính sách vay vốn: 100% những người tham gia phỏng vấn đều được vay vốn với hạn mức tối đa là 20.000.000 đồng với thời hạn là 2 năm và mức lãi suất là 0,03%/tháng, Thủ tục vay đơn giản. Họ đánh giá chính sách này rất thiết thực, hiệu quả phù hợp với nhu cầu mong muốn và khả năng chi trả của họ bởi họ chỉ phải chịu mức lãi suất rất thấp và thời gian vay cũng tương đối dài.

  • Các chính sách miễn giảm:

Qua buổi phỏng vấn, chính sách miễn giảm của Nhà nước như đóng tiền đèn đường, vệ sinh thì có 1 người trong nhóm chia sẻ họ được hưởng chính sách này.

Chính sách miễn giảm cho NKT khi đi học: NKT đều được hưởng.



Chính sách miễn giảm cho con NKT: Qua phỏng vấn cho thấy đa số con em của NKT không nhận được bất kỳ miễn giảm nào (như giảm học phí, khi sử dụng các phương tiện công cộng…) tuy nhiên cũng qua chia sẻ của 1 người trong nhóm phỏng vấn thì con em NKT được hưởng những chế độ miễn giảm khi đi học.

  • Vé xe bus miễn phí: Đa số NKT không sử dụng vé xe bus miễn phí bởi vì họ không sử dụng được. Việc tiếp cận sử dụng xe bus quá khó khăn đối với họ và đặc biệt có một vấn đề đó là vé xe bus ở vùng nào thì chỉ có giá trị ở vùng đó. Một NKT trong buổi phỏng vấn chia sẻ: khi tôi đi ra tỉnh ngoài, đưa vé xe bus miễn phí ra thì anh phụ lái nói luôn rằng anh mang cái vé này về Hà Nội mà dùng, chúng tôi ở đây không dùng. Một vấn đề khác đó là việc linh hoạt khi sử dụng vé xe bus. Ví dụ, như khi đi xe bus ở Hà Nội, nếu như NKT không đưa vé xe bus cấp cho NKT ra thì họ vẫn thu tiền như của người bình thường. Trong khi đó, ở Thành phố HCM, NKT không cần đưa vé xe bus miễn phí ra thì họ vẫn được miễn phí khi lên xe bus.

    1. Loại hình giúp đỡ từ Chính phủ hay người thân trong gia đình:

Kết quả phỏng vấn cho thấy NKT mong muốn nhận được sự hỗ trợ của Nhà nước trên những vấn đề sau:

  • Chính sách chăm sóc sức khỏe: mong muốn Nhà nước cấp thẻ BHYT miễn phí cho tất cả NKT vì trên thực tế không phải NKT nào cũng được cấp thẻ BHYT, chỉ những người nào được nhận trợ cấp xã hội thì mới được nhận thẻ BHYT.

  • Chính sách bảo trợ xã hội: Mong muốn mọi NKT đều được nhận trợ cấp xã hội bởi trên thực tế không phải NKT nào cũng được nhận trợ cấp xã hội để giảm bớt khó khăn cho NKT. Đồng thời, cũng mong muốn nâng mức trợ cấp xã hội lên.

  • Các chính sách miễn giảm khác: mong muốn có chính sách miễn giảm các loại thuế giá trị gia tăng cho NKT. Ví dụ, tiền điện, nước, internet…

  • Chính sách miễn giảm giá vé, giá dịch vụ khi tham gia sử dụng các dịch vụ phương tiện công cộng như tàu hỏa, máy bay; khi sử dụng dịch vụ văn hóa, thể thao, giải trí và du lịch tại các cơ sở văn hóa, thể thao: mong muốn được giảm một phần giá khi sử dụng các dịch vụ này để tạo điều kiện cho NKT hòa nhập với cộng đồng.

  • Chính sách miễn giảm cho con em NKT: Qua phỏng vấn, hầu như con em NKT không được hưởng bất kỳ sự hỗ trợ hay miễn giảm nào, như học phí và các khoản đóng góp thêm ở nhà trường, tham gia các phương tiện giao thông công cộng. Gia đình họ vẫn phải đóng các khoản phí giống như con em của các gia đình bình thường. Do vậy, họ mong muốn có chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho con em của họ.

  • Công việc: Qua phỏng vấn, có một số NKT họ mong muốn có được công ăn việc làm ổn định để có thể nuôi sống bản thân, duy trì cuộc sống gia đình và giảm bớt gánh nặng cho gia đình.

tải về 200.98 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương