BÁo cáo kế hoạch phát triển kinh tế XÃ HỘI 5 NĂM 2016 2020


Về công tác quản lý đất đai, tài nguyên và bảo vệ môi trường



tải về 392.4 Kb.
trang4/9
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích392.4 Kb.
#16018
1   2   3   4   5   6   7   8   9

5. Về công tác quản lý đất đai, tài nguyên và bảo vệ môi trường:


5.1. Về quản lý tài nguyên, đất đai:

- Đã hoàn thành Quy hoạch sử dụng đất tỉnh đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2011 - 2015 ở cả 3 cấp tỉnh, huyện và xã. Đến nay, đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 95,7% diện tích đất trên địa bàn tỉnh; trong đó: diện tích đã cấp cho tổ chức đạt 92,8% và diện tích đã cấp cho hộ gia đình, cá nhân đạt 97,6%.

Trong 5 năm, đã thu hồi 5.983 ha đất và 109 ha mặt nước để thực hiện 333 dự án; chuyển mục đích sử dụng 111 ha đất cho 73 dự án đầu tư. Việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất thực hiện đúng quy định của pháp luật về đất đai. Đất được giao, cho thuê, được chuyển mục đích về cơ bản là phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được duyệt và quá trình chuyển đổi cơ cấu đầu tư, cơ cấu lao động và bảo đảm quốc phòng - an ninh.

- Hoàn thành Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2011 – 2015, tầm nhìn đến năm 2020; ban hành danh mục các khu vực cấm hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2015 và các khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn; phê duyệt Quy hoạch quản lý, khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước huyện Côn Đảo, Quy hoạch khai thác tài nguyên nước dưới đất và Quy hoạch khai thác bền vững và bảo vệ tài nguyên nước mặt tỉnh đến năm 2015 và tầm nhìn đến 2020.

Công tác quản lý tài nguyên, khoáng sản được tăng cường thông qua các đợt thanh, kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản và công tác cải tạo phục hồi môi trường của các doanh nghiệp; thường xuyên tuyên tuyền, phổ biến quy định của pháp luật về khoáng sản và pháp luật khác có liên quan nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho các doanh nghiệp hoạt động khoáng sản và các tổ chức, cá nhân.

5.2. Về bảo vệ môi trường:

Đến năm 2015, tỷ lệ độ che phủ cây xanh đạt 44% (KH đến năm 2015 đạt 44%), trong đó tỷ lệ độ che phủ rừng đạt 13,11% (KH đến năm 2015 đạt 13%).

Việc thu gom và xử lý các loại chất thải được quan tâm. Tỷ lệ chất thải rắn được thu gom, đã xử lý đạt tiêu chuẩn quốc gia, gồm: rác thải sinh hoạt đô thị đạt 90%; rác thải công nghiệp thông thường đạt 95%; rác thải y tế và rác thải dầu khí đạt 100%; rác thải nguy hại đạt 62,5%.

Các công trình xử lý nước thải tập trung của các khu công nghiệp đã được quan tâm đầu tư, có 7/9 khu công nghiệp (78%) đang hoạt động hoàn thành hệ thống xử lý nước thải tập trung; còn lại Khu công nghiệp Mỹ Xuân B1 – Đại Dương chỉ có 01 dự án thành phần hoạt động đã thỏa thuận sử dụng chung hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN Mỹ Xuân B1 – Tiến Hùng và Khu công nghiệp Cái Mép có 12 dự án thành phần hoạt động đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải đảm bảo quy định, đang triển khai xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung và 3/3 cụm công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung (KH đến năm 2015 đạt 100%).

Nhiều dự án cải thiện và bảo vệ môi trường được đầu tư: hoàn thành đưa vào sử dụng dự án thu gom và xử lý nước thải thành phố Vũng Tàu (cuối năm 2015), hạ tầng kỹ thuật khu xử lý rác tập trung tại Tóc Tiên; đang triển khai các dự án thu gom và xử lý nước thải tại thành phố Bà Rịa, đô thị mới Phú Mỹ - huyện Tân Thành, đô thị Long Điền - huyện Long Điền, khu vực Long Sơn - Gò Găng - thành phố Vũng Tàu và dự án khôi phục rừng cảnh quan ngập mặn Phước Cơ.

Đã thành lập Chi cục Biển và Hải đảo để quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo; hợp tác quốc tế về biển và hải đảo của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Xây dựng và triển khai Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2020.


6. Về phát triển các vùng và các huyện, thành phố:


6.1. Về phát triển các đô thị:

Trong giai đoạn 2011 – 2015, hệ thống hạ tầng các đô thị trong tỉnh được đầu tư nâng cấp và có sự cải thiện rõ rệt về chất lượng ở tất cả các mặt: giao thông, cấp điện, cấp nước, chiếu sáng, cây xanh… Thành phố Vũng Tàu đã được công nhận là đô thị loại I và thành phố Bà Rịa được công nhận là đô thị loại II thuộc tỉnh. Đô thị mới Phú Mỹ đã đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV với tính chất là đô thị cảng và công nghiệp, dịch vụ, đang hoàn tất hồ sơ để thành lập thị xã Phú Mỹ. Tỷ lệ đô thị hóa của thành phố Vũng Tàu đạt 97%, đô thị mới Phú Mỹ đạt 67,1% và thành phố Bà Rịa đạt 78,45%. Các chỉ tiêu cơ bản của các đô thị trên địa bàn như: Diện tích sàn nhà ở bình quân, tỷ lệ đất giao thông, dân cư được cấp nước sạch, tỷ lệ cấp điện, cấp thoát nước, xử lý chất thải rắn,... đều đạt tỷ lệ cao so với quy định.

Đã hoàn thành các quy hoạch phát triển Côn Đảo như: Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Côn Đảo đến năm 2030; Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Côn Đảo đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch tổng thể khu du lịch quốc gia Côn Đảo đến năm 2030; ban hành một số cơ chế, chính sách ưu đãi đối với địa bàn Côn Đảo.

6.2. Về phát triển các hành lang kinh tế:

a) Về phát triển hành lang kinh tế công nghiệp – cảng biển dọc quốc lộ 51, hình thành các đô thị cảng Vũng Tàu, Phú Mỹ:

Dọc Quốc lộ 51 trên địa bàn thành phố Vũng Tàu và huyện Tân Thành hiện có 28 dự án cảng biển với công suất khoảng 98 triệu tấn và 09 khu công nghiệp đang hoạt động, trở thành khu vực có đóng góp chủ yếu vào sự phát triển kinh tế của tỉnh.

Đến nay, đã hoàn thành nâng cấp mở rộng Quốc lộ 51; hoàn thành hệ thống giao thông kết nối khu vực Gò Găng - Long Sơn để chuẩn bị phục vụ cho tổ hợp dự án lọc hóa dầu tại đây; đang khẩn trương đầu tư để hoàn thành tuyến đường liên cảng Thị Vải – Cái Mép vào đầu năm 2016 để phục vụ cho hệ thống cảng Cái Mép – Thị Vải.

b) Về phát triển hành lang kinh tế dọc tuyến đường ven biển Vũng Tàu, Long Hải, Phước Hải, Bình Châu:

Ngoài các đô thị hiện hữu gồm Vũng Tàu, Long Hải, Phước Hải, đến nay đã hình thành các thị tứ với cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ gồm Lộc An, Hồ Tràm, Bình Châu và Hòa Bình với mục tiêu phát triển ngành dịch vụ - du lịch biển của tỉnh. Trong giai đoạn 2011 – 2015, tỉnh đã đầu tư mở rộng, nâng cấp 03 tuyến quốc lộ, tuyến đường ven biển Vũng Tàu – Bình Châu để tăng cường năng lực vận tải ven biển và là cơ sở quan trọng cho phát triển cung ứng dịch vụ du lịch. Đang tiếp tục đầu tư tuyến đường liên vùng góp phần hoàn chỉnh mạng lưới giao thông toàn tỉnh theo 02 hướng chính Bắc – Nam và Đông – Tây.



c) Về đầu tư phát triển vùng kinh tế nông nghiệp Châu Đức, Xuyên Mộc và Đất Đỏ:

Vùng kinh tế nông nghiệp của tỉnh bao gồm các huyện Châu Đức, Xuyên Mộc và Đất Đỏ với tổng diện tích đất nông nghiệp 81.861ha, chiếm 77,6% đất nông nghiệp toàn tỉnh; giá trị sản xuất nông nghiệp của các huyện chiếm 63,8% trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp toàn tỉnh. Trong giai đoạn 2011-2015, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 5%/năm, trong đó trồng trọt tăng 3,2%/năm và chăn nuôi tăng 8%/năm.

Đã hình thành và phát triển các vùng trồng cây chuyên canh như: vùng trồng cây lâu năm cao su, hồ tiêu, cà phê, điều... tại huyện Châu Đức và Xuyên Mộc 46.235ha, chiếm 88,9% diện tích cây lâu năm toàn tỉnh; vùng trồng cây ăn quả tại huyện Châu Đức, Xuyên Mộc và Đất Đỏ 7.053ha, chiếm 69,75% diện tích cây ăn quả toàn tỉnh. Diện tích đất cây trồng hàng năm đã có sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa và cây trồng cạn khác không hiệu quả sang trồng các cây công nghiệp ngắn ngày và rau thực phẩm mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha đất trồng trọt không ngừng tăng lên.

Chăn nuôi trong vùng phát triển với tốc độ khá cao, sản lượng thịt các loại chiếm khoảng 66,83% sản lượng toàn tỉnh. Hình thức chăn nuôi tập trung phát triển khá, đã phát triển nhiều trang trại quy mô lớn với 126 trang trại chăn nuôi heo, chiếm 81,2% và 39 trại chăn nuôi gia cầm, chiếm 52% số trang trại chăn nuôi heo và gia cầm toàn tỉnh. Tỷ trọng chăn nuôi chiếm 37,4% giá trị sản xuất nông nghiệp của vùng.

Đến nay trong vùng nông nghiệp Châu Đức, Xuyên Mộc và Đất Đỏ đã được đầu tư xây dựng 38 công trình hồ chứa nước với tổng dung tích thiết kế 306.607m3, chiếm 98,96% dung tích thiết kế toàn tỉnh (trong đó có công trình Hồ chứa nước sông Ray với dung tích thiết kế 215 triệu m3, chiếm 70,12% dung tích thiết kế trong vùng); đầu tư mới và kiên cố hóa 574,688 km kênh mương để phục vụ sản xuất nông nghiệp. Năng lực tưới của vùng trong 5 năm 2011-2015 tăng thêm khoảng 8.000ha.

Sản xuất nông nghiệp trong vùng đã được tăng cường đầu tư ứng dụng, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, khoa học công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng tăng sức cạnh tranh cho nông sản phẩm hàng hóa. Công nghệ chế biến nông sản đang phát triển mạnh như chế biến hạt điều xuất khẩu khoảng 15.000 tấn/năm, sơ chế mủ cao su khoảng 15.000 tấn/năm, chế biến hạt tiêu khoảng 1.300 tấn/năm,... Tỷ trọng sản phẩm qua chế biến và sơ chế đạt khoảng 35%. Tỷ lệ cơ khí hóa sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng, như khâu làm đất đạt 97%, bơm nước 90%, 100% diện tích lúa thu hoạch bằng máy,...

Đến nay, đã hoàn thành xây dựng nông thôn mới tại xã Long Tân - huyện Đất Đỏ, xã Bưng Riềng – huyện Xuyên Mộc và xã Quảng Thành – huyện Châu Đức.



tải về 392.4 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương