BÁo cáo kế hoạch phát triển kinh tế XÃ HỘI 5 NĂM 2016 2020


Về thu, chi ngân sách nhà nước



tải về 392.4 Kb.
trang3/9
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích392.4 Kb.
#16018
1   2   3   4   5   6   7   8   9

3. Về thu, chi ngân sách nhà nước:


- Tổng thu ngân sách trên địa bàn 5 năm khoảng 572.671 tỷ đồng, đạt 114% kế hoạch, tốc độ tăng bình quân 1,58%/năm, chiếm 15% trong tổng thu ngân sách cả nước. Trong đó: Thu từ dầu thô 317.154 tỷ đồng, giảm 3,17%/năm; thu thuế xuất nhập khẩu 109.479 tỷ đồng, tăng 2,1%/năm và thu nội địa 144.925 tỷ đồng, đạt 128% kế hoạch, tăng 9,46%/năm (NQ 10,4%/năm), gấp 2 lần so với giai đoạn 2006 - 2010, trong đó thu ngân sách địa phương được hưởng 52.510 tỷ đồng, tăng 11,3%/năm.

Cơ cấu các nguồn thu ngân sách nhà nước của tỉnh gồm: Thu từ dầu thô chiếm 55%; thu thuế xuất nhập khẩu chiếm 19% và thu nội địa chiếm 26%.

- Tổng chi ngân sách địa phương 5 năm khoảng 57.747 tỷ đồng, đạt 145% kế hoạch, tốc độ tăng chi bình quân 15,54%/năm (KH 9,76%/năm). Trong đó: Chi đầu tư phát triển 28.718 tỷ đồng, tăng 16%/năm và chi thường xuyên 27.599 tỷ đồng, tăng 16,03%/năm.

Cơ cấu các khoản chi ngân sách của tỉnh gồm: Chi đầu tư phát triển chiếm 50%, chi thường xuyên chiếm 48%, các khoản chi khác chiếm 2%.


4. Về phát triển văn hóa – xã hội:

4.1. Giáo dục và đào tạo:


Đến năm 2015, số học sinh mẫu giáo có 50.356 em, tỷ lệ huy động so với số trẻ trong độ tuổi đạt 92,4% (NQ đến năm 2015 đạt 85%); trong đó học sinh mẫu giáo 5 tuổi có 18.290 em, tỷ lệ huy động so với số trẻ 5 tuổi đạt 98%. Số cháu đi nhà trẻ là 11.268 cháu; tỷ lệ huy động so với số cháu trong độ tuổi đạt 25% (NQ đến năm 2015 đạt 30%). Tổng số học sinh phổ thông là 200.487 học sinh; trong đó: tiểu học 99.917 học sinh, trung học cơ sở 66.970 học sinh, trung học phổ thông 33.600 học sinh. Số học sinh phổ thông trên vạn dân đạt 1.816 học sinh/vạn dân. Số sinh viên các trường chuyên nghiệp trên địa bàn có 9.068 sinh viên.

Đến nay toàn bộ các xã, phường, thị trấn trong tỉnh đều đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Năm 2014, Tỉnh đã được công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi.

Chương trình, nội dung giảng dạy từng bước được cải tiến; đã bổ sung một số nội dung mới vào chương trình giảng dạy14. Đội ngũ giáo viên cơ bản đủ về số lượng, đạt chuẩn trình độ chuyên môn nghiệp vụ; có trên 99% giáo viên đạt chuẩn từ cấp mầm non đến THCS, riêng giáo dục trung học phổ thông có 100% giáo viên đạt chuẩn.

Cơ sở vật chất trường học tiếp tục được quan tâm đầu tư, đến nay hầu hết các xã, phường, thị trấn đều đã có trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở15; cơ bản đảm bảo đủ chỗ học cho học sinh các cấp phổ thông; riêng cấp mầm non chưa đáp ứng nhu cầu trường học nhất là tại thành phố vũng Tàu và thành phố Bà Rịa. Trong 5 năm, tỉnh đã đầu tư xây dựng thêm 42 trường học với 997 phòng học và các công trình hỗ trợ giáo dục, nâng tổng số trường học các cấp từ 382 trường năm 2010 lên 424 trường năm 2015, trong đó có 197 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 46,5%. Ngoài ra, đã huy động xã hội hóa được 380 tỷ đồng từ các doanh nghiệp và dân cư đầu tư cho giáo dục; có 12 dự án đã hoàn thành đưa vào hoạt động, trong đó có 10 dự án trường mầm non.


4.2. Khoa học và công nghệ:


Trong 5 năm, đã tổ chức thực hiện 52 đề tài, dự án khoa học và công nghệ cấp tỉnh trên các lĩnh vực: điều tra cơ bản điều kiện tự nhiên và bảo vệ tài nguyên môi trường, khoa học xã hội và nhân văn, nông - lâm - ngư nghiệp, y tế, giáo dục – đào tạo, kỹ thuật công nghệ,...; 02 dự án nông thôn miền núi và 01 dự án thử nghiệm cấp nhà nước. Tổng vốn đầu tư cho hoạt động khoa học công nghệ là 237 tỷ đồng, trong đó chi đầu tư phát triển 71 tỷ đồng; chi cho các đề tài nghiên cứu, ứng dụng vào trong sản xuất và đời sống, hỗ trợ doanh nghiệp và chi cho các hoạt động sự nghiệp khoa học và công nghệ khác 166 tỷ đồng. Chương trình khoa học công nghệ hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa được đẩy mạnh; nhiều doanh nghiệp đã đầu tư vốn đổi mới công nghệ thiết bị và áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến. Các hoạt động sở hữu trí tuệ được triển khai tích cực, nhiều nhãn hiệu, thương hiệu, sáng chế, giải pháp hữu ích đã được cấp bằng bảo hộ.

Nhiều đề tài, dự án sau nghiệm thu đã được đưa vào áp dụng trong thực tế sản xuất và đời sống đã phát huy hiệu quả phục vụ phát triển kinh tế - xã hội cũng như cung cấp những luận cứ khoa học phục vụ công tác tư vấn phản biện, nghiên cứu lập quy hoạch toàn tỉnh và từng ngành, phục vụ xây dựng các công trình, dự án, xây dựng các văn bản, quyết định và là nguồn tư liệu quý báu phục vụ nghiên cứu khoa học và đào tạo.


4.3. Dân số, y tế:


Đến năm 2015, dân số tỉnh ước khoảng 1.077 ngàn người; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên khoảng 1,08% (NQ đến năm 2015 là 1,04%); mức giảm sinh 0,2%o (NQ đến năm 2015 là 0,2%o); Số giường bệnh/vạn dân đạt khoảng 16,8 giường (NQ đến năm 2015 đạt 26,2 giường); số bác sĩ/vạn dân đạt khoảng 6,5 bác sĩ (NQ đến năm 2015 đạt 6 bác sĩ).

Công tác dân số và chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm; hầu hết thôn, ấp, tổ dân phố đều có các nhân viên y tế; số trạm y tế xã, phường, thị trấn có biên chế bác sĩ làm việc đạt 35%, đối với các trạm y tế còn lại, hàng tuần đã cử bác sĩ từ tuyến tỉnh và tuyến huyện luân phiên về khám, chữa bệnh; hàng năm có trên 2 triệu lượt người được khám chữa bệnh. Tỉnh đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh như: điều động luân phiên cán bộ y tế từ tuyến trên xuống tuyến dưới; đưa bác sĩ, y sĩ từ các bệnh viện tuyến tỉnh xuống khám chữa bệnh tại các xã vùng nông thôn; nhận chuyển giao kỹ thuật từ bệnh viện tuyến trên cho các bệnh viện tỉnh; phối hợp với các bệnh viện tuyến trên thực hiện công tác giám sát về chuyên môn tại các bệnh viện tỉnh, đào tạo tập huấn chuyên môn cho các bệnh viện tỉnh,… Hoạt động chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em được chú trọng. 100% trạm y tế có y sỹ sản nhi và nữ hộ sinh; 98% trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi còn suy dinh dưỡng giảm còn khoảng 7,8% vào năm 2015 (NQ đến năm 2015 dưới 10%).

Công tác phòng chống dịch bệnh đạt kết quả tích cực, suốt 5 năm cơ bản không để xảy ra dịch bệnh trên diện rộng16. Hàng năm tỉnh đều triển khai “Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm”, thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành các cơ sở như bếp ăn tập thể, quán ăn, cơ sở sản xuất nước đá tinh khiết, sản xuất nước đóng chai,… đã góp phần hạn chế việc xảy ra ngộ độc thực phẩm thức ăn, giảm tỷ lệ dân mắc ngộ độc thực phẩm xuống dưới mức 4 số mắc/vạn dân.

Trong giai đoạn 2011 – 2015, tỉnh đã đầu tư từ ngân sách khoảng 1.950 tỷ đồng để xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất y tế. Đã hoàn thành Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản, Bệnh viện Bà Rịa, Trung tâm Y tế các huyện Đất Đỏ và Long Điền, Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS, Trung tâm Quân dân y huyện Côn Đảo; tăng thêm 550 giường bệnh. Đến năm 2015, dự kiến có 49/82 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế xã. Đang tiếp tục triển khai xây dựng Bệnh viện Vũng Tàu 350 giường, Bệnh viện Y học dân tộc, Bệnh viện huyện Tân Thành, Bệnh viện chuyên khoa Tâm thần.

Ngoài đầu tư từ nguồn ngân sách, đã thực hiện xã hội hóa thành lập khoa điều trị theo yêu cầu tại Bệnh viện Lê Lợi và Bệnh viện Bà Rịa với 80 giường bệnh nội trú, đầu tư bộ phận chẩn đoán tại các cơ sở y tế: Bệnh viện Bà Rịa, Bệnh viện Lê Lợi, Trung tâm y tế huyện Xuyên Mộc và thành phố Bà Rịa. Mạng lưới hành nghề y, dược tư nhân phát triển nhanh. Đến nay toàn tỉnh có 697 cơ sở hành nghề y tế tư nhân, 11 công ty TNHH dược phẩm và 782 cửa hàng, quầy, đại lý, nhà thuốc; trong đó: Có 08 phòng khám đa khoa, 201 phòng chẩn trị y học cổ truyền, 29 dịch vụ kính thuốc, còn lại là các cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa đã góp phần tăng thêm dịch vụ khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe người dân.

Đã triển khai các chính sách hỗ trợ sinh viên y, dược và chế độ chính sách hỗ trợ cho cán bộ nhân viên ngành y tế để thu hút và giữ chân được cán bộ y tế về làm việc tại tỉnh, đặc biệt là đội ngũ y, bác sĩ. Toàn tỉnh hiện có 3.082 nhân viên y tế, trong đó có 16 bác sĩ tốt nghiệp từ chương trình đào tạo của tỉnh.


4.4. Văn hóa, thể thao:


Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động văn hóa, thể thao tiếp tục được hoàn thiện. Đã hoàn thành đưa vào hoạt động các công trình: Trung tâm Văn hóa tỉnh, Nhà bảo tàng tỉnh, Trụ sở Đoàn ca múa nhạc của tỉnh, Đền thờ Côn Đảo, Nhà Bảo tàng Côn Đảo, Trung tâm văn hóa - thể thao các huyện Tân Thành và Đất Đỏ.

Hệ thống sở vật chất văn hóa thể thao cơ bản hoàn chỉnh theo thiết chế. Tuyến tỉnh đã có Nhà Văn hóa tỉnh, Nhà Thi đấu thể dục thể thao, Nhà Văn hóa Thanh niên, Nhà Văn hóa Thiếu nhi, Thư viện tỉnh và Nhà Văn hóa của Xí nghiệp Liên doanh Dầu khí Vietsovpetro. Tuyến huyện, có 07/08 huyện, thành phố được đầu tư hoàn thiện Trung tâm văn hóa, thể thao và Thư viện huyện. Tuyến xã, có 68/82 xã, phường, thị trấn có Trung tâm văn hóa học tập cộng đồng. Ngoài ra, mạng lưới Câu lạc bộ thể dục thể thao ở cơ sở cũng phát triển mạnh mẽ với hơn 500 câu lạc bộ có quy mô vừa và lớn sinh hoạt thường xuyên. Các cơ sở văn hóa, thể thao đã thường xuyên tổ chức các hoạt động phục vụ nhân dân. Đến năm 2015, mức hưởng thụ văn hóa của người dân đạt 42 lần/người/năm (NQ đến năm 2015 đạt 42 lần/người/năm); tỷ lệ người dân tham gia luyện tập thể dục thể thao thường xuyên đạt 35% (NQ đến năm 2015 đạt 35%). Hoạt động tôn giáo, đời sống tín ngưỡng của nhân dân được tôn trọng, phù hợp với chính sách của Nhà nước. Các công trình di tích văn hóa, lịch sử được quan tâm trùng tu tôn tạo vừa nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử, đồng thời tạo điểm đến thu hút du khách góp phần phát triển du lịch tỉnh.

Các cơ quan thông tin - truyền thông đã thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng. Đã hoàn thiện và đưa vào sử dụng khối nhà Trung tâm sản xuất chương trình tại Đài phát thanh – truyền hình tỉnh; duy trì phát sóng phát thanh và truyền hình 24 giờ/ngày.

Công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực thể thao của tỉnh được quan tâm. Triển khai Đề án phát triển nguồn nhân lực thể thao thành tích cao tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2011 – 2015, đã đào tạo được 42 huấn luyện viên và 222 vận động viên. Hàng năm, các vận động viên của tỉnh tham gia thi đấu tại hầu hết các giải thể dục thể thao cấp quốc gia và khu vực.


4.5. Thực hiện các chính sách an sinh xã hội:


- Các chính sách ưu đãi đối với người có công17; chăm sóc, hỗ trợ đối với trẻ em và các đối tượng bảo trợ xã hội18 đều được quan tâm thực hiện. Chương trình giảm nghèo được chú trọng triển khai, đạt kết quả tốt19. Trong 5 năm đã thoát nghèo cho 25.969 hộ nghèo theo chuẩn tỉnh và 8.649 hộ nghèo theo chuẩn Quốc gia. Đến cuối năm 2015, số hộ nghèo theo chuẩn tỉnh giảm còn 2.894 hộ (đầu năm 2011 là 26.841 hộ), tỷ lệ hộ nghèo đạt 1,17% và số hộ nghèo theo chuẩn Quốc gia giảm còn 1.065 hộ (đầu năm 2011 là 9.430 hộ), tỷ lệ hộ nghèo đạt 0,43%.

- Mạng lưới cơ sở dạy nghề được củng cố và phát triển, đến năm 2015 toàn tỉnh có 35 cơ sở dạy nghề, trong đó có 04 trường cao đẳng, 03 trường trung cấp nghề, 06 trung tâm dạy nghề và 22 cơ sở khác có tham gia dạy nghề. Trong 5 năm các cơ sở đã tổ chức đào tạo nghề cho 148.132 lao động, trong đó đào tạo dài hạn 13.952 lao động, ngắn hạn 134.180 lao động. Các ngành nghề đào tạo chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực như kỹ thuật công nghiệp (93%); du lịch, khách sạn, nhà hàng (4%); nông nghiệp (2%); kế toán và công nghệ thông tin (3%). Thực hiện chính sách hỗ trợ dạy nghề cho lao động nông thôn, đã tổ chức đào tạo nghề cho 17.266 lao động; trong đó đào tạo nghề nông nghiệp cho 5.661 lao động, đào tạo nghề phi nông nghiệp cho 11.605 lao động.

- Công tác giải quyết việc làm trong 5 năm đã tổ chức 56 phiên giao dịch việc làm với 1.365 đơn vị tham gia và 54.850 lượt lao động tham dự; xét duyệt cho vay vốn giải quyết việc làm cho 14.538 dự án. Kết quả đã giải quyết việc làm cho 201.936 lượt lao động.

- Các chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động được thông tin, tuyên truyền đầy đủ và kịp thời đến mọi đối tượng20.

- Chính sách đối với đồng bào dân tộc: Trong giai đoạn 2011 - 2015, đã đầu tư 446,4 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách để triển khai các chương trình, đề án phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tình hình kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiếu số, vùng đặc biệt khó khăn ngày càng được cải thiện, đã có 4/5 xã thoát khỏi xã đặc biệt biệt khó khăn; tỷ lệ hộ nghèo là đồng bào dân tộc hàng năm giảm bình quân 5%; đời sống vật chất, tinh thần cũng như trình độ dân trí của đồng bào các dân tộc ngày càng được nâng lên. Cơ sở hạ tầng thiết yếu vùng đồng bào dân tộc, vùng đặc biệt khó khăn được quan tâm đầu tư. Đến nay 99,67% tỷ lệ hộ đồng bào có điện lưới quốc gia phục vụ cho sinh hoạt; 98% hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh; trên 70% hộ có hố xí hợp vệ sinh đạt chuẩn; các công trình trạm y tế được nâng cấp, sửa chữa đáp ứng cho nhu cầu khám và chữa bệnh tuyến cơ sở; 100% đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống tại địa bàn các xã khó khăn, đặc biệt khó khăn được mua thẻ bảo hiểm y tế; tỷ lệ người được khám chữa bệnh thường xuyên đạt 65,97%; phần lớn các thôn, ấp nơi đồng bào dân tộc sinh sống có nhà trẻ, trường mẫu giáo, các xã đều đã có trường tiểu học và trung học cơ sở; học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số được hỗ trợ tập vở, sách giáo khoa và trợ cấp học phí. Nhà ở của đồng bào dân tộc nghèo đã được xây mới và sửa chữa khang trang.

4.6. Phòng chống tệ nạn xã hội:


Các chương trình làm giảm tội phạm ma túy và tệ nạn mại dâm được triển khai tích cực21. Trong 5 năm, đã phát hiện 2.167 vụ và bắt giữ 3.947 đối tượng vi phạm pháp luật về ma túy; tăng 1.246 vụ và 2.207 đối tượng so với cùng kỳ; đưa đi cai nghiện 1.424 người, tăng 759 người so với cùng kỳ. Tập trung truy quét tệ nạn mại dâm trên địa bàn, đã phát hiện 39 vụ và bắt giữ 122 đối tượng hoạt động mại dâm, giảm 78 vụ và 165 đối tượng so với cùng kỳ.



tải về 392.4 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương