BÁo cáo hiện trạng môi trưỜng tỉnh lạng sơn giai đOẠN 2011 2015 MỤc lụC



tải về 4.95 Mb.
trang5/52
Chuyển đổi dữ liệu10.07.2016
Kích4.95 Mb.
#1638
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   52

TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN



Điều kiện địa lý tự nhiên

Vị trí địa lý


Lạng Sơn là tỉnh miền núi biên giới, thuộc vùng Đông Bắc- Bắc Bộ, có tọa độ địa lý từ 1060 06’07” đến 1070 21’45” độ kinh Đông và 210 19’00” đến 220 27’30” độ vĩ Bắc, tiếp giáp như sau:

- Phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng;

- Phía Đông giáp tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) và tỉnh Quảng Ninh;

- Phía Tây giáp tỉnh Bắc Cạn và tỉnh Thái Nguyên;

- Phía Nam giáp tỉnh Bắc Giang.

Diện tích tự nhiên của tỉnh là 832.075,82 ha, toàn tỉnh có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó có 10 huyện và 1 thành phố. Lạng Sơn có 2 cửa khẩu quốc tế (cửa khẩu đường sắt Đồng Đăng và cửa khẩu đường bộ Hữu Nghị), 2 cửa khẩu quốc gia (cửa khẩu Chi Ma - Lộc Bình và cửa khẩu Bình Nghi - Tràng Định) và 7 cặp chợ biên giới với Trung Quốc. Nên đã tạo cho tỉnh Lạng Sơn có một vị thế chiến lược quan trọng của vùng Đông Bắc Tổ quốc Việt Nam.

Tất cả 11 huyện, thành phố của tỉnh đều có các tuyến quốc lộ quan trọng đi qua, đó là các quốc lộ 1A (Lạng Sơn- Mũi Cà Mau), 1B (Lạng Sơn- Thái Nguyên), 4A ( Lạng Sơn- Cao Bằng), 4B (Lạng Sơn-Quảng Ninh). Mặt khác, tuyến đường sắt liên vận quốc tế, là điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, khoa học công nghệ với các tỉnh, thành trong cả nước, Trung Quốc và các nước khác.



Hình 1 1: Bản đồ hành chính tỉnh Lạng Sơn

Địa hình, địa mạo


Lạng Sơn có địa hình phức tạp, bao gồm vùng núi cao, núi thấp, núi đá vôi và vùng đất canh tác nằm xen kẽ ở các thung lũng. Phía Đông Bắc là những dãy núi kế tiếp nhau thuộc vùng biên giới Việt Trung. Phía Tây Nam là vùng núi đá vôi, có độ dốc lớn, nhiều hang động, khe rãnh. Phía Đông Nam là vùng đồi bát úp chủ yếu thuộc hai huyện Lộc Bình và Đình Lập.

Địa hình Lạng Sơn thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc tạo thành các lòng máng, hình thành 2 con sông lớn là sông Kỳ Cùng và sông Thương. Liền kề với các dãy núi có các thung lũng tương đối bằng phẳng, trong đó cánh đồng Thất Khê là vùng bằng phẳng lớn nhất tỉnh, đây là vùng đất canh tác quý giá của tỉnh Lạng Sơn.

Nghiên cứu bản đồ độ dốc của tỉnh Lạng Sơn cho thấy:

- Đất có độ dốc < 50 chiếm 14,25% diện tích tự nhiên;

- Đất có độ dốc < 5 - 80 chiếm 5,74% diện tích tự nhiên;

- Đất có độ dốc < 8 - 150 chiếm 6,77% diện tích tự nhiên;

- Đất có độ dốc < 15 - 250 chiếm 41,54% diện tích tự nhiên;

-


Khung 1 1: Núi mẫu Sơn

Mẫu Sơn là vùng núi cao chạy theo hướng đông-tây, nằm ở phía đông bắc tỉnh Lạng Sơn thuộc địa phận chính của 3 xã: Mẫu Sơn, Công Sơn huyện Cao Lộc và xã Mẫu Sơn huyện Lộc Bình, nằm cách thành phố Lạng Sơn 30 km về phía đông, giáp với biên giới Việt-Trung. Đây là vùng núi cao của tỉnh, có địa hình đa dạng, độ cao trung bình 800 – 1.000 m so với mặt nước biển, bao gồm một quần thể 80 ngọn núi lớn nhỏ với đỉnh cao nhất là Phia Po (1.541 m, còn gọi là đỉnh Công hay Công Sơn), đỉnh Pia mê cao 1520 m... Diện tích khu Mẫu Sơn khoảng 550 km². Khu dân cư sống rải rác gần khu rừng trồng, thuộc vành đai thấp với độ cao không quá 700 m so với mặt nước biển.

Về mùa đông nhiệt độ ở Mẫu Sơn xuống tới nhiệt độ âm, thường xuyên có băng giá và có thể có tuyết rơi. Nhiệt độ trung bình ở đây là 15,5 °C, đỉnh núi quanh năm có mây phủ.

Vùng núi này là nơi cư trú của các dân tộc Dao, Nùng, Tày.Từ năm 1925-1926 ở đây đã có 16 km đường giao thông nối từ quốc lộ 4a lên đến đỉnh núi. Năm 1935 người Pháp đã quy hoạch và xây dựng tại đây nhiều nhà nghỉ. Ngày nay tỉnh Lạng Sơn đang cho xây dựng những công trình phục vụ cho việc nghỉ dưỡng và đón khách du lịch.



Nguồn: Tổng hợp
Đất có độ dốc > 250 chiếm 31,70% diện tích tự nhiên.

Đặc trưng khí hậu

Khí tượng


Lạng Sơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa mang nét đặc trưng của vùng núi phía bắc, mùa đông lạnh, thời tiết khô hanh ít mưa, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều, có năm chịu ảnh hưởng của bão.

Lạng Sơn có nền nhiệt tương đối thấp, nhiệt độ trung bình thấp nhất trong tháng 1 là 10,6oC, nhiệt độ cao nhất vào tháng 7 là 26,8oC đến 27,6oC, biên độ dao động ngày và đêm cũng như các tháng trong năm khá lớn. Độ ẩm không khí trung bình là 83%, cao nhất vào tháng 8 là 90%, thấp nhất vào tháng 1 là 73%. Lượng mưa trung bình 1200- 1600 mm/năm.

Phân vùng khí hậu: Dựa trên những đặc trưng khí hậu quan trọng nhất, có thể phân Lạng Sơn thành 3 vùng khí hậu như sau:

- Vùng khí hậu núi cao Mẫu Sơn: Vùng này chiếm một phần diện tích rất nhỏ của Lạng Sơn, nền nhiệt độ thấp, tổng nhiệt lượng năm dưới 7000oC, lượng mưa trên 2000 mm, chỉ số ẩm ướt cao, hàng năm có nhiệt độ âm, nhiều năm có sương muối và mưa tuyết.

- Vùng khí hậu núi vừa, núi thấp phía bắc và phía đông, bao gồm tiểu vùng khí hậu Tràng Định- Bình Gia; tiểu vùng khí hậu Văn Lãng, Văn Quan, Cao lộc, Lộc Bình và thành phố Lạng Sơn; tiểu vùng khí hậu Bắc Sơn và tiểu vùng khí hậu Đình Lập. Đặc điểm chung của vùng này là lạnh hơn vùng núi thấp Tây Nam, mùa đông có nền nhiệt độ âm, mùa hè tương đối mát mẻ, nhiệt độ và lượng mưa phân bố không đồng đều.

- Vùng khí hậu núi thấp phía Nam bao gồm tiểu vùng khí hậu Chi Lăng và tiểu vùng khí hậu Hữu Lũng. Đặc điểm chung của vùng là tổng nhiệt độ lớn hơn 8000oC, nhiệt độ tháng 1 xấp xỉ 15oC.



Bảng 1 1: Đặc trưng cơ bản của các vùng khí hậu Lạng Sơn

Tên vùng

Tổng nhiệt độ năm

Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối

Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối

Đặc điểm chính

Vùng khí hậu núi cao Mẫu Sơn

< 7000

< 35

< - 5

Nền nhiệt độ thấp, mùa hè mát mẻ, mùa đông lạnh, nhiều năm có nhiệt độ âm, có sương muối và mưa tuyết

Vùng khí hậu núi vừa, núi thấp phía bắc và phía đông

7000 ÷ 8000

35- 39

-1,5 ÷ -5

Nền nhiệt độ không cao, mùa hè mát mẻ, mùa đông lạnh, có năm có nhiệt độ âm và sương muối

Vùng khí hậu núi thấp phía nam

> 8000

39- 41

> 1,5

Nền nhiệt độ tương đối cao, mùa hè nhiệt độ cao nhất tới 40oC, mùa đông không có nhiệt độ âm, có năm có sương muối.

Thủy văn


  1. Hệ thống sông

Lạng Sơn có mạng lưới sông, suối khá phát triển. Mật độ mạng lưới sông, suối của Lạng Sơn dao động trung bình từ 0,6km2 -1,2 km/km2. Lạng Sơn có 5 con sông chính là sông Kỳ Cùng, sông Thương, sông Lục Nam và sông Đồng Quy. Sông Kỳ Cùng chảy về lưu vực sông Tây Giang (Trung Quốc), sông Thương và sông Lục Nam chảy về lưu vực sông Thái Bình, sông Đồng Quy chảy về địa phận tỉnh Quảng Ninh.

  • Sông Kỳ Cùng

- Sông Kỳ Cùng thuộc hệ thống sông Tây Giang (Trung Quốc). Sông bắt nguồn từ vùng núi Bắc Xa (Đình Lập), chảy từ Đông Nam lên Tây. Sông Kỳ Cùng có 77 phụ lưu, mật độ lưới sông trung bình là 0,88 km/km2, bao gồm 26 sông nhánh cấp I; 34 sông nhánh cấp II; 16 sông nhánh cấp III và 1 sông nhánh cấp IV.

- Sông Kỳ Cùng là sông lớn nhất của tỉnh Lạng Sơn có chiều dài 243km, diện tích lưu vực là 6.660 km2, trong đó phần nội tỉnh 6.532 km2. Lưu lượng dòng chảy trung bình năm là 2.300 m3/s, modul dòng chảy là 17,5 lit/s/km2.



Bảng 1 2: Đặc trưng hình thái lưu vực sông Kỳ Cùng

Chiều dài (km)

Diện tích lưu vực (km2)

Độ caoTB lưu vực (m)

Độ dốc (%)

Độ rộngTB lưu vực (km)

Hệ số tập trung nước chảy

Hệ số không cân bằng nước sông

Hệ số uốn khúc TB

Mật độ lưới sông (km/km2)

243

6.660

386

18,8

50

2,3

6,14

2,11

0,83

(Nguồn: Đặc điểm khí tượng thuỷ văn tỉnh Lạng Sơn, Đài KTTV Lạng Sơn, 1989).

  • Sông Lục Nam

Thượng nguồn của sông Lục Nam và cửa sông Cẩm Đàn (phụ lưu sông Lục Nam) chảy trên địa phận Lạng Sơn. Sông Lục Nam với tên Lục Ngạn ở thượng nguồn, bắt nguồn từ vùng núi Kham Sau Chôm, cao 700m tại huyện Đình Lập, phía Đông Nam tỉnh Lạng Sơn. Từ Đình Lập, sông chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam qua vùng đồi núi thấp chảy vào tỉnh Bắc Giang. Chiều dài sông trên địa phận Lạng Sơn là 28km, phần thượng nguồn lòng sông hẹp, uốn khúc, độ dốc lớn.

  • Sông Bắc Giang

Sông Bắc Giang dài 114km, có diện tích lưu vực là 2.670 km2 và là phụ lưu cấp 1 lớn nhất của sông Kỳ Cùng. Sông Bắc Giang bắt nguồn từ Đèo Gió, cao 1.180m ở phía Tây Bắc lưu vực, chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam và nhập vào sông Kỳ Cùng ở bờ trái tại Sóc Giang, cách cửa sông chính 46km ở huyện Tràng Định. Đặc trưng hình thái sông Bắc Giang được thể hiện trong Bảng sau:

Bảng 1 3: Đặc trưng hình thái lưu vực sông Bắc Giang

Chiều dài (km)

Diện tích lưu vực (km2)

Độ caoTB lưu vực (m)

Độ dốc (%)

Độ rộngTB lưu vực (km)

Hệ số tập trung nước chảy

Hệ số không cân bằng nước sông

Hệ số uốn khúc TB

Mật độ lưới sông (km/km2)

114

2.670

465

23,5

29

1,82

0,41

1,82

1,01

(Nguồn: Đặc điểm khí tượng thuỷ văn tỉnh Lạng Sơn, Đài KTTV Lạng Sơn, 1989).



  • Sông Bắc Khê

Sông Bắc Khê dài 53,5km, có diện tích lưu vực của sông là 801 km2 là phụ lưu cấp 1, lớn thứ hai của sông Kỳ Cùng. Sông Bắc Khê bắt nguồn sườn Đông dải Ngân Sơn, chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, gần song song với sông Bắc Giang, đổ vào bờ trái sông Kỳ Cùng ở bản Chiêu, xã Đại Đồng, huyện Tràng Định. Đặc trưng hình thái sông Bắc Khê được thể hiện trong Bảng sau:

Bảng 1 4: Đặc trưng hình thái lưu vực sông Bắc Khê

Chiều dài (km)

Diện tích lưu vực (km2)

Độ caoTB lưu vực (m)

Độ dốc (%)

Độ rộngTB lưu vực (km)

Hệ số tập trung nước chảy

Hệ số không cân bằng nước sông

Hệ số uốn khúc TB

Mật độ lưới sông (km/km2)

53,5

801

378

19,3

19

1,52

1,54

1,43

0,91

(Nguồn: Đặc điểm khí tượng thuỷ văn tỉnh Lạng Sơn, Đài KTTV Lạng Sơn, 1989).

  • Sông Ba Thín

Sông Ba Thín dài 52km, diện tích lưu vực là 320 km2. Sông có độ cao trung bình lưu vực là 390m, độ dốc trung bình lưu vực nhỏ bằng 14,6%; độ rộng lưu vực hẹp 10,2 km. Sông Ba Thín bắt nguồn từ vùng núi cao bản Xung, cao 889m ở tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) gần biên giới Việt – Trung, chảy theo hướng Tây Nam – Đông Bắc và đổ vào bờ phải của sông Kỳ Cùng ở xã Khuất Xá, huyện Lộc Bình. Đặc trưng hình thái lưu vực sông Ba Thín được thể hiện trong Bảng sau:

Bảng 1 5: Đặc trưng hình thái lưu vực sông Ba Thín

Chiều dài (km)

Diện tích lưu vực (km2)

Độ caoTB lưu vực (m)

Độ dốc (%)

Độ rộngTB lưu vực (km)

Hệ số tập trung nước chảy

Hệ số không cân bằng nước sông

Hệ số uốn khúc trung bình

Mật độ lưới sông (km/km2)

52

320

390

14,6

10,2

1,5

0,38

2,0

0,67

(Nguồn: Đặc điểm khí tượng thuỷ văn tỉnh Lạng Sơn, Đài KTTV Lạng Sơn, 1989).

  • Sông Thương

Sông Thương là sông lớn thứ hai của tỉnh Lạng Sơn. Phần thượng lưu và trung lưu của sông Thương nằm trong địa phận tỉnh Lạng Sơn và phần hạ lưu chảy trên địa phận tỉnh Bắc Giang. Sông Thương bắt nguồn từ dãy núi Na Pa Phước, cao 600m gần Ba Thín thuộc huyện Chi Lăng. Sông Thương chảy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam rồi chảy vào tỉnh Bắc Giang tại xã Hoà Thắng, huyện Hữu Lũng. Sông Thương có chiều dài 157km, phần dòng chảy ở Lạng Sơn dài 70km. Đặc trưng hình thái lưu vực sông Thương được thể hiện trong Bảng sau:

Bảng 1 6: Đặc trưng hình thái lưu vực sông Thương

Chiều dài (km)

Diện tích lưu vực (km2)

Độ caoTB lưu vực (m)

Độ dốc (%)

Độ rộngTB lưu vực (km)

Hệ số tập trung nước chảy

Hệ số không cân bằng nước sông

Hệ số uốn khúc trung bình

Mật độ lưới sông (km/km2)

157

6.640

190

13,3

67,1

1,87

-

1,87

0,82

(Nguồn: Đặc điểm khí tượng thuỷ văn tỉnh Lạng Sơn, Đài KTTV Lạng Sơn, 1989).

  • Sông Trung

Sông Trung nằm ở hữu ngạn sông Thương, bắt nguồn từ vùng núi Võ Nhai, thuộc Thái Nguyên và đổ vào sông Thương tại Na Hoa, huyện Hữu Lũng, cách cửa sông Thương 97km. Đặc trưng hình thái sông được trình bày trong Bảng sau:

Bảng 1 7: Đặc trưng hình thái lưu vực sông Trung

Chiều dài (km)

Diện tích lưu vực (km2)

Độ caoTB lưu vực (m)

Độ dốc (%)

Độ rộngTB lưu vực (km)

Hệ số tập trung nước chảy

Hệ số không cân bằng nước sông

Hệ số uốn khúc trung bình

Mật độ lưới sông (km/km2)

65

1.270

258

12,8

19,3

1,51

-

1,40

0,71

(Nguồn: Đặc điểm khí tượng thuỷ văn tỉnh Lạng Sơn, Đài KTTV Lạng Sơn, 1989).

  • Sông Hoá

Sông Hoá là phụ lưu lớn thứ hai của sông Thương, sau sông Trung. Sông Hoá bắt nguồn từ vùng núi Khuổi Ma, cao 475m, chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Sông Hoá nhập vào bờ trái của sông Thương ở Hữu Lũng. Đặc trưng hình thái lưu vực sông Hoá được trình bày trong Bảng sau:

Bảng 1 8: Đặc trưng hình thái lưu vực sông Hoá

Chiều dài (km)

Diện tích lưu vực (km2)

Độ caoTB lưu vực (m)

Độ dốc (%)

Độ rộngTB lưu vực (km)

Hệ số tập trung nước chảy

Hệ số không cân bằng nước sông

Hệ số uốn khúc trung bình

Mật độ lưới sông (km/km2)

47

385

211

27,5

10,3

1,28

-

16,8

0,97

(Nguồn: Đặc điểm khí tượng thuỷ văn tỉnh Lạng Sơn, Đài KTTV Lạng Sơn, 1989).

  • Sông Đồng Quy

Sông Đồng Quy là một nhánh của sông Ba Chẽ, bắt nguồn xã Cường Lợi, huyện Đình Lập ở toạ độ N21030’00” vĩ độ Bắc và E107003’50” kinh độ Đông. Sông có chiều dài 25km, diện tích lưu vực là 108km2, phần ở Lạng Sơn có diện tích lưu vực là 104 km2.

  1. Hệ thống hồ

Lạng Sơn có các hồ chính là hồ Thâm Luông ở xã Hùng Sơn, huyện Tràng Định; hồ Tam Hoa ở xã Hưng Vũ, huyện Bắc Sơn; hồ Phai Danh ở Bình Gia; hồ Bản Quyền ở thị trấn Tu Đồn (TT.Văn Quan), huyện Văn Quan; hồ nông trường chè Thái Bình ở Đình Lập; hồ Nà Cáy ở TT. Na Dương, huyện Lộc Bình; hồ Tà Keo ở xã Sàn Viên, huyện Lộc Bình; hồ Phai Loạn, hồ Phai Món, hồ Nà Chuông, hồ Nà Tâm và hồ Pò Luông ở thành phố Lạng Sơn. Nhìn chung các hồ ở Lạng Sơn đều có trữ lượng nước lớn, cung cấp nước cho sinh hoạt và tưới tiêu cho các vùng trên địa bàn tỉnh.

  1. Các suối ở Lạng Sơn

Các suối chính chảy trên địa phận tỉnh Lạng Sơn bao gồm: suối Bông Lau ở xã Chi Lăng, huyện Tràng Định; suối Khuổi Ngàn ở Tràng Định; suối Pác Luống, suối Tà Lài ở xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng; suối Đồng Ý ở xã Đồng Ý, huyện Bắc Sơn; suối Tân Văn ở Bình Gia, suối Nà Hoan ở xã Hoàng Văn Thụ, huyện Bình Gia; suối Bản Giềng ở TT. Văn Quan, huyện Văn Quan; suối Cầu Ngầm, suối Chợ Bái ở Văn Quan; suối Đình Lập, suối Tà Hón ở huyện Đình Lập; suối Tòng Già ở TT.Na Dương, huyện Lộc Bình, suối Cơn Quắc ở Lộc Bình; suối Cầu Đen, suối Đồng Đăng ở huyện Cao Lộc; suối Mai Sao ở TT.Đồng Mỏ, huyện Chi Lăng; suối Ngọc Tuyền, suối Lao Ly ở TP.Lạng Sơn. Phần lớn các suối ở Lạng Sơn là các suối tiếp nhận nước thải của các đô thị, thị trấn, thị tứ đổ vào rồi đổ ra các sông chính trên địa phận tỉnh Lạng Sơn.


tải về 4.95 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   52




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương