BÁo cáo hiện trạng môi trưỜng tỉnh lạng sơn giai đOẠN 2011 2015 MỤc lụC



tải về 4.95 Mb.
trang4/52
Chuyển đổi dữ liệu10.07.2016
Kích4.95 Mb.
#1638
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   52

DANH MỤC KHUNG





Khung 1 1: Núi mẫu Sơn 11

Khung 2 2: Trưởng Ban Kinh tế Trung ương làm việc với Lạng Sơn 22

Khung 2 3: Hội nghị tổng kết công tác năm 2014 36

Khung 2 4: Địa danh du lịch Lạng Sơn 41

Khung 3 5: Lạng Sơn tập trung “hạ nhiệt” các điểm nóng ô nhiễm 52

Khung 3 6: Lạng Sơn - Chuyển biến tích cực trong quản lý tài nguyên nước 95

Khung 5 7: Định hướng hình thành các đô thị mới đến năm 2020 211

Khung 6 8: Nghiên cứu thực trạng và công tác bảo tồn rừng đặc dụng Hữu Liên 227

Khung 6 9: Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Lạng Sơn 228

Khung 7 10: Y tế Lạng Sơn quyết tâm xử lý chất thải y tế 247

Khung 8 11: Lạng Sơn thiệt hại 460 tỷ đồng do trận lụt lịch sử 250

Khung 8 12: Sẵn sàng ứng phó sự cố điện hạt nhân trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn 252

LỜI MỞ ĐẦU

Trong thời kỳ đổi mới, những năm qua tỉnh Lạng Sơn đã tạo được bước phát triển vượt bậc, đã đạt được nhiều thành tựu kinh tế - xã hội quan trọng, GDP của tỉnh Lạng Sơn tăng trưởng trung bình hàng năm 8,59%. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, tỉnh Lạng Sơn còn phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có vấn đề ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh. Nhiều vấn đề môi trường bức xúc đã trở thành những vấn đề nóng và là mối quan tâm của các cấp, các ngành và cộng đồng dân cư.

Trong các năm từ 2011 đến 2015, hàng năm, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lạng Sơn đã xây dựng Báo cáo quan trắc môi trường hàng năm. Báo cáo đánh giá tổng thể và toàn diện về diễn biến các vấn đề môi trường, những kết quả đạt được, thách thức, hạn chế và bài học kinh nghiệm trong công tác bảo vệ môi trường trong 5 năm qua; định hướng những hoạt động trong giai đoạn mới nhằm tạo bước chuyển biến căn bản về nhận thức và trách nhiệm của các nhà quản lý, doanh nghiệp, cộng đồng xã hội đối với công tác bảo vệ môi trường trong thời gian tới.

Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011 - 2015 sử dụng thông tin, số liệu của Sở Tài nguyên và môi trường Lạng Sơn, các Sở, ban, ngành trong tỉnh và các tài liệu có liên quan. Báo cáo được thực hiện với sự tham gia, đóng góp của các cán bộ quản lý, các nhà khoa học và các chuyên gia trong lĩnh vực môi trường.

Với những thông tin hệ thống, tổng hợp, cập nhật hiện trạng môi trường quốc gia, Báo cáo sẽ là tài liệu hỗ trợ hữu ích các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương trong sự nghiệp bảo vệ môi trường, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh và của đất nước, đồng thời là tài liệu quan trọng phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, giáo dục, đào tạo và truyền thông cộng đồng.

TRÍCH YẾU

Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Lạng Sơn giai đoạn năm 2011 - 2015, phân tích tổng thể hiện trạng môi trường tỉnh Lạng Sơn và những nguyên nhân, tác động tiêu cực của ô nhiễm môi trường trong giai đoạn 2011-2015; đánh giá những vấn đề môi trường bức xúc trong những năm qua; đồng thời làm rõ thực trạng và những tồn tại trong công tác quản lý, từ đó đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường cho những năm tới.

Báo cáo được xây dựng theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Thông tư số 08/2010/TT-BTNMT ngày 18/3/2010 quy định việc xây dựng Báo cáo môi trường quốc gia, Báo cáo tình hình tác động môi trường của ngành, lĩnh vực và Báo cáo hiện trạng môi trường cấp tỉnh. Theo đó, báo cáo dựa trên mô hình D-P-S-I-R (Động lực - Áp lực - Hiện trạng - Tác động - Đáp ứng). Động lực là gia tăng dân số, phát triển của của các ngành KT-XH, phát triển đô thị và nông thôn… Các phát triển này đã làm tăng khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, gia tăng phát thải các chất gây ô nhiễm môi trường, gây ra Áp lực rất lớn làm biến đổi hiện trạng môi trường thành phố. Hiện trạng môi trường tỉnh Lạng Sơn được đánh giá thông qua các thông số nhằm đánh giá chất lượng các thành phần môi trường không khí và tiếng ồn; nước mặt lục địa; nước dưới đất; môi trường đất; đa dạng sinh học; chất thải rắn. Những vẫn đề ô nhiễm môi trường đã gây ra những tác động đối với sức khỏe của cộng đồng dân cư, các thiệt hại kinh tế và nảy sinh các vấn đề xã hội. Đáp ứng là các giải pháp tổng hợp nhằm phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường như các chính sách, pháp luật, thể chế có liên quan, các hành động giảm thiểu, các hoạt động về quản lý, kiểm soát ô nhiễm môi trường, để đạt được các mục tiêu về bảo vệ môi trường.

Để đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường, Báo cáo sử dụng các quy chuẩn môi trường dưới đây:

- QCVN 03:2008/BTNMT -Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất.

- QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.

- QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh.

- QCVN 07:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại.

- QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.

- QCVN 09:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm.

- QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.

- QCVN 15:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất.

- QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.

- QCVN 20:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ.

- QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.



Báo cáo gồm 12 chương:

Chương 1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên của tỉnh Lạng Sơn

Diện tích tự nhiên của tỉnh là 832.075,82 ha, toàn tỉnh có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó có 10 huyện và 1 thành phố.

Lạng Sơn có điều kiện địa lý, hệ thống cơ sở hạ tầng đang từng bước phát triển, tạo thuận lợi cho các hoạt động đối ngoại, du lịch và trao đổi, giao lưu về văn hóa giữa các vùng, miền với hai cửa khẩu quốc tế, hai cửa khẩu quốc gia và 7 chợ biên giới, giao lưu đường bộ rất thuận lợi sang Trung Quốc.

Chương 2. Sức ép của phát triển kinh tế - xã hội đối với môi trường

- Dân số của tỉnh Lạng Sơn là 753.697 nghìn người, tỉ lệ gia tăng dân số khá cao (8,32 ‰/năm); mật độ dân số trung bình 90,58 người/km2. Ngoài ra sự tăng dân số cơ học từ các tỉnh khác đến Lạng Sơn sinh sống tại các khu đô thị và vùng cửa khẩu biên giới Việt - Trung.

- Tốc độ tăng trưởng (GDP) bình quân hàng năm giai đoạn 2011-2020 là 9-10%, trong đó: Nông lâm nghiệp tăng 3,5-4%; công nghiệp – xây dựng tăng 13-14%; Dịch vụ tăng 9-10%. Trong đó: Giai đoạn 2011-2015 GDP tăng 9 - 10,24%, trong đó: Nông lâm nghiệp tăng 3,5-4%; công nghiệp - xây dựng tăng 15-16%; Dịch vụ tăng 10-11%. Giai đoạn 2015-2020: GDP tăng 9-10%, trong đó: Nông lâm nghiệp tăng 3,5-4%; công nghiệp - xây dựng tăng 11-12%; Dịch vụ tăng 8-9%.

+ Cơ cấu kinh tế đến năm 2015 là: Nông lâm nghiệp : 34-35%, công nghiệp-xây dựng: 24-25%, dịch vụ: 41-42%. Năm 2020 sẽ là: Nông lâm nghiệp 28-29%; Nông lâm nghiệp: 27-28%; dịch vụ 43-44%.

+ GDP đầu người năm 2020 đạt 2.700 USD, bằng 84% so với cả nước.

+ Vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2011-2020 đạt 107 ngàn tỷ đồng.

Trong đó giai đoạn 2011- 2015 đạt 43-44 nghìn tỷ đồng.

Chương 3. Thực trạng môi trường nước

Chất lượng nước các sông chính tại Lạng Sơn vẫn nằm trong giới hạn cho phép đối với nguồn nước mặt loại B của tiêu chuẩn Việt Nam. Tuy nhiên, tại một số hồ trong khu vực nội thị đã có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ, hàm lượng chất rắn lơ lửng cũng vượt quá tiêu chuẩn cho phép như tại hồ Tam Hoa (huyện Bắc Sơn), hồ Này Cáy, Tà Keo (huyện Lộc Bình).

Nước thải khu vực đô thị: Phần lớn các chỉ tiêu phân tích nước thải đô thị ở Lạng Sơn đều vượt quá giới hạn cho phép, do nước thải không qua xử lý đổ thải trực tiếp ra môi trường. Tại khu vực nội thị của thành phố Lạng Sơn, nước thải bị ô nhiễm nặng BOD5, COD và coliform. Tại một số huyện/thị trấn như: TT.Thất Khê, TT.Na Sầm, huyện Bắc Sơn,… cũng đã có hiện tượng ô nhiễm hữu cơ, coliform.

Nước thải bệnh viện: Phần lớn các chỉ tiêu phân tích chất lượng nước thải bệnh viện, trung tâm y tế của tỉnh đều vượt giới hạn cho phép. Các chỉ tiêu ô nhiễm chủ yếu là: hàm lượng chất rắn lơ lửng (TSS), BOD5, coliform… đây là nguồn gây ô nhiễm đặc biệt nguy hiểm đối với môi trường và là nguồn lây truyền nhiều bệnh nguy hiểm đối với sức khỏe con người nếu không có biện pháp xử lý triệt để. 

Nước thải công nghiệp: Tại các khu- cụm công nghiệp hiện nay chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Đối với các đơn vị, cơ sở sản xuất, mặc dù đã có những cơ sở quan tâm đầu tư hệ thống xử lý nước thải nhưng bên cạnh đó vẫn còn có những cơ sở nước thải chưa được xử lý đạt yêu cầu và thải ra môi trường gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Các thông số đặc trưng cho ô nhiễm đó là: hàm lượng rắn lơ lửng (TSS), các chỉ tiêu về ô nhiễm hữu cơ (BOD5, COD, NO2-…), coliform.

Chương 4. Thực trạng môi trường không khí

Kết quả khảo sát cho thấy, ô nhiễm tiếng ồn tại thành phố Lạng Sơn chủ yếu do các phương tiện giao thông gây ra. Nhiều phương tiện xe quá thời hạn sử dụng hiện còn đang lưu hành, do vậy dẫn đến bụi và khí thải tại nhiều các điểm nút giao thông, khu thương mại cao hơn tiêu chuẩn cho phép.

Tại các khu cửa khẩu như Tân Thanh, Hữu Nghị Quan và một số trung tâm thương mại (chợ Tân Thanh, Chợ Đông Kinh, chợ Đồng Đăng…), do lưu lượng xe vận tải hàng hóa quá cảnh rất lớn dẫn đến ô nhiễm bụi, tiếng ồn và khí thải.

Chương 5. Thực trạng môi trường đất

Môi trường đất đang có xu hướng bị suy thoái do sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học không theo hướng dẫn và quy định. Nạn phá rừng, cháy rừng vẫn đang diễn ra quyết liệt, dẫn đến đất trống và bị xói mòn.



Chương 6. Thực trạng đa dạng sinh học

Qua quá trình điều tra, khảo sát thực tế và phỏng vấn cán bộ các Hạt kiểm lâm của 10 huyện, đồng thời thu thập thông tin từ người dân cho thấy diễn biến suy thoái đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đang ở mức báo động. Trước những năm 1990, tài nguyên thực vật ở các khu rừng đặc dụng như KBTTN Hữu Liên còn rất đa dạng và phong phú nhưng ở thời điểm hiện tại số lượng cá thể loài đã giảm đi đáng kể, những cây quý hiếm hoặc có giá trị đang dần trở nên hiếm hoi và rất ít khi gặp. Một trong những yếu tố chính tác động đến sự suy thoái đa dạng sinh học của khu vực là do đời sống của cư dân địa phương còn thấp, nhận thức chưa tốt về bảo vệ, bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái rừng.



Chương 7. Quản lý chất thải rắn

Theo kết quả thống kê của tỉnh năm 2014, tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt của tỉnh khoảng 48.000 tấn/năm (lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh trên đầu người ở khu vực đô thị trung bình mỗi ngày khoảng 0,9 kg/người/ngày), chất thải công nghiệp khoảng 2.400 tấn/năm và tổng lượng chất thải y tế  khoảng 1.700 tấn/năm (trong đó khoảng 15% là chất thải nguy hại).

Công tác thu gom đã được địa phương thực hiện tương đối hiệu quả (hiệu suất thu gom đạt khoảng 91,2% - đối với khu vực đô thị). Tuy nhiên, việc phân loại rác tại nguồn và áp dụng các biện pháp để xử lý hiệu quả thì vẫn chưa đạt yêu cầu, đặc biệt là đối với các loại chất thải rắn nguy hại.

Chương 8. Tai biến thiên nhiên và sự cố môi trường

Qua báo cáo tổng kết công tác phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứ nạn của Ban chỉ huy PCLB và TKCN tỉnh Lạng Sơn cho thấy thiệt hại về người và tài sản do thiên tai diễn ra trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn từ 2011 – 2014 diễn ra ngày càng nghiêm trọng hơn.

Đặc biệt nghiêm trọng là năm 2014, trận lụt lớn xảy ra trên địa bàn tỉnh (ngày 20/7) đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Ước tính thiệt hại do ảnh hưởng của riêng trật lụt gây ra khoảng 460 tỷ đồng.

Chương 9. Biến đổi khí hậu và các ảnh hưởng

Nhìn chung, mức biến đổi nhiệt độ giữa các kịch bản trong giai đoạn 2020-2050 biến đổi ít, từ giai đoạn 2050-2100, mức biến đổi nhiệt độ giữa các kịch bản thể hiện rõ ràng hơn;

Theo kịch bản B1 (phát thải thấp), nhiệt độ trung bình năm 2020 là 21,70C tăng lên 21,90C (2030) và 22,40C (2050), so sánh với thời điểm hiện tại (2014), mức tăng nhiệt độ đến năm 2020 là 2%; Theo kịch bản B2 (phát thải trung bình), nhiệt độ trung bình năm 2020 là 21,70C tăng lên 21,90C (2030) và 22,50C (2050), so sánh với thời điểm hiện tại (2014), mức tăng nhiệt độ đến năm 2020 là 2%; Theo kịch bản A2 (phát thải cao), nhiệt độ trung bình năm 2020 là 21,80C tăng lên 22,00C (2030) và 22,60C (2050), so sánh với thời điểm hiện tại (2014), mức tăng nhiệt độ đến năm 2020 là 2%;

Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn, hiện nay Lạng Sơn chịu nhiều tác động của BĐKH, bão lụt, hạn hán diễn ra ngày càng khốc liệt hơn trước. BĐKH khiến một số ngành, lĩnh vực ở tỉnh bị tổn thương nhất là: nông nghiệp và an ninh lương thực, tài nguyên nước, tài nguyên đất, đa dạng sinh học, các hệ sinh thái tự nhiên và nơi cư trú, nhất là cộng đồng dân cư sống gần khu vực các sông, hồ và miền núi của tỉnh.



Chương 10. Tác động của ô nhiễm môi trường

Ô nhiễm môi trường nước dẫn tới mất khả năng tự làm sạch của ao hồ, sông ngòi, thiệt hại về nguồn nước phục vụ cho hoạt động tưới tiêu, sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, tốn kém chi phí cho công tác xử lý nguồn nước sinh hoạt cho người dân tại các khu vực xa trung tâm;

Ô nhiễm môi trường không khí, trong đó chủ yếu là khí thải từ các nhà máy công nghiệp, các ngành nghề…làm ảnh hưởng đến dân cư khu vực, làm giảm năng suất các loại cây trồng nông nghiệp;

Chương 11. Thực trạng công tác quản lý môi trường

- Thành quả đạt được

Triển khai có hiệu quả các dự án xử lý ô nhiễm, phục hồi môi trường ở một số địa bàn trọng điểm, như: dự án Xử lý ô nhiễm nền kho thuốc bảo vệ thực vật huyện Hữu Lũng...

Thực hiện tốt công tác kiểm soát ô nhiễm trên địa bàn.

Tập trung chỉ đạo thực hiện các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường triệt để đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

- Khó khăn và thách thức

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật còn thiếu, chồng chéo và nhiều bất cập; Thiếu các cơ chế, chính sách về môi trường đặc thù từ cấp trung ương đến địa phương.

Việc triển khai các dự án đầu tư cho xử lý ô nhiễm môi trường còn chậm triển khai, thu hút các dự án ngoài ngân sách cho đầu tư xử lý môi trường còn ít.

Ý thức chấp hành quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường còn thấp, sự tham gia của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường còn nhiều hạn chế.

Kinh phí đầu tư cho môi trường chưa đáp ứng được yêu cầu.



Chương 12. Các chính sách và giải pháp bảo vệ môi trường

- Các chính sách tổng thể: Không ngừng bảo vệ và cải thiện môi trường nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và sức khoẻ của người dân, bảo đảm sự phát triển kinh tế-xã hội bền vững của tỉnh Lạng Sơn. Trong đó chú trọng ngăn ngừa phát sinh chất thải ra môi trường; kiểm soát, xử lý, giảm thiểu phát sinh các nguồn gây ô nhiễm; cải tạo, phục hồi các khu vực đã bị ô nhiễm; đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật về môi trường; tăng cường bảo tồn đa dạng sinh học, chú trọng sử dụng hợp lý các tài nguyên thiên nhiên, hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng cường năng lực quản lý, tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường và chủ động ứng phó với sự biến đổi khí hậu.

- Các chính sách đối với các vấn đề ưu tiên:

+ Hoàn chỉnh cơ chế phối hợp liên ngành giữa ngành Tài nguyên và Môi trường và các ngành khác có liên quan nhằm thống nhất mục tiêu và hành động trong công tác quản lý nhà nước về BVMT.

+ Tăng cường hiệu quả áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường.

+ Tăng cường công tác điều tra, thống kê, kiểm kê các nguồn thải trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

+ Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, đẩy mạnh các hoạt động bảo vệ môi trường với sự tham gia của cộng đồng.



tải về 4.95 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   52




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương