BÁo cáO ĐỀ xuất quy hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia lĩnh vực trồng trọT ĐẾn năM 2020


- Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính đạt 22 tỷ USD



tải về 1.06 Mb.
trang2/9
Chuyển đổi dữ liệu23.07.2016
Kích1.06 Mb.
#2174
1   2   3   4   5   6   7   8   9

- Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính đạt 22 tỷ USD.

- Giá trị sản lượng trên 1 ha đất trồng trọt bình quân 70 triệu đồng.

b) Tầm nhìn năm 2030:

- Cơ cấu ngành trồng trọt đến năm 2030: cây lương thực 47,5%, cây rau đậu 11%, cây công nghiệp 24,6%, cây ăn quả 15,7%.

- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất trồng trọt 2 - 2,5%/năm.

- Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính đạt 30 tỷ USD.

- Giá trị sản lượng trên 1 ha đất trồng trọt đạt bình quân 100 - 120 triệu đồng.

* Định hướng phát triển sản xuất trồng trọt đến năm 2020

a) Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020:


- Khai hoang mở thêm đất sản xuất trồng trọt từ năm 2011 đến năm 2020 khoảng 197 ngàn ha; bao gồm cho trồng lúa 37 ngàn ha, cây hàng năm 60 ngàn ha, cây lâu năm 100 ngàn ha.

- Đất sản xuất nông nghiệp năm 2015 là 9,72 triệu ha, giảm 409 ngàn ha so với năm 2010; bố trí đất cây hàng năm 6,10 triệu ha, trong đó đất trồng lúa 3,899 triệu ha, đất cây thức ăn chăn nuôi 100 ngàn ha; đất cây lâu năm 3,62 triệu ha.

- Đất sản xuất nông nghiệp năm 2020 là 9,59 triệu ha, giảm 132,2 ngàn ha so với năm 2015; bố trí đất cây hàng năm 6,05 triệu ha, trong đó đất trồng lúa 3,812 triệu ha, đất cây thức ăn chăn nuôi 300 ngàn ha; đất cây lâu năm 3,54 triệu ha.

b) Cây lương thực:

- Cây lúa:

+ Quỹ đất trồng lúa năm 2015 là 3,899 triệu ha, trong đó lúa nước 2 vụ trở lên là 3,258 triệu ha, diện tích gieo trồng 7,3 triệu ha; năm 2020 bảo vệ quỹ đất lúa ổn định là 3,812 triệu ha, trong đó lúa nước 2 vụ trở lên là 3,222 triệu ha, diện tích gieo trồng 7 triệu ha; áp dụng đồng bộ các biện pháp thâm canh tiên tiến để đạt sản lượng từ 41 - 43 triệu tấn vào năm 2015 và 2020; đạt 44 triệu tấn năm 2030, đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu.

+ Vùng sản xuất chính: Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ.

- Cây ngô:

+ Bố trí diện tích canh tác ngô ổn định đến năm 2015 và 2020 khoảng 500 ngàn ha. Mở rộng diện tích gieo trồng ngô bằng cách tăng diện tích vụ Đông ở Đồng bằng sông Hồng, tăng diện tích trên đất một vụ lúa ở các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc, Tây Nguyên.

+ Năm 2015 diện tích gieo trồng đạt 1,2 triệu ha, sản lượng 6 triệu tấn và ổn định diện tích từ sau năm 2020 khoảng 1,44 triệu ha; thâm canh ngô để đạt sản lượng 7,5 triệu tấn phấn đấu đáp ứng khoảng 80% nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi.

+ Vùng sản xuất chính ở các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Duyên hải Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ;

- Cây có củ

+ Cây sắn: Giảm dần diện tích trồng sắn xuống còn 500 ngàn ha vào năm 2015 và ổn định diện tích 450 ngàn ha vào năm 2020; thâm canh sắn để đạt sản lượng khoảng 11 triệu tấn để làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi và nhiên liệu sinh học; sử dụng đất có độ dốc dưới 150, tầng dày trên 35cm chủ yếu ở Trung du miền núi phía Bắc, Duyên hải Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ để sản xuất.

+ Cây khoai lang: Mở rộng diện tích trồng khoai lang bằng việc tăng diện tích vụ Đông ở vùng Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, Lâm Đồng phấn đấu đến năm 2015 ổn định diện tích 180 ngàn ha, sản lượng 1,8 triệu tấn; đến năm 2020, sản lượng 2,7 triệu tấn phục vụ chế biến, thức ăn chăn nuôi và tiến tới xuất khẩu. Vùng sản xuất chính: Bắc Trung Bộ, Miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, Lâm Đồng

c) Cây rau, đậu các loại

- Năm 2015 diện tích đất canh tác rau, đậu các loại khoảng 365 ngàn ha, tăng diện tích rau vụ Đông và tăng vụ trên đất khác đảm bảo diện tích gieo trồng đạt 1 triệu ha, sản lượng khoảng 16,5 triệu tấn; Năm 2020 diện tích đất canh tác khoảng 400 ngàn ha, diện tích gieo trồng khoảng 1,2 triệu ha, sản lượng khoảng 20 triệu tấn;

- Sản xuất rau, đậu hướng vào nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm, xây dựng các vùng sản xuất rau tập trung, áp dụng công nghệ cao, sản xuất theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP), hữu cơ.

d) Cây công nghiệp ngắn ngày

+ Cây đậu tương: Năm 2015 bố trí diện tích đất canh tác khoảng 80 ngàn ha; tận dụng tăng vụ trên đất trồng lúa để tăng diện tích gieo trồng lên 300 ngàn ha, sản lượng 510 ngàn tấn; năm 2020 bố trí diện tích canh tác khoảng 100 ngàn ha, tận dụng tăng vụ trên đất trồng lúa để tăng diện tích gieo trồng khoảng 350 ngàn ha, sản lượng 700 ngàn tấn. Vùng sản xuất chính là Đồng bằng sông Hồng, Trung du miền núi phía Bắc, Tây Nguyên.

+ Cây lạc: Đến năm 2015, bố trí diện tích đất canh tác khoảng 120 ngàn ha, diện tích gieo trồng 260 ngàn ha, sản lượng 603 ngàn tấn; năm 2020, bố trí diện tích đất canh tác khoảng 150 ngàn ha, diện tích gieo trồng đạt 300 ngàn ha, sản lượng 810 ngàn tấn. Vùng sản xuất chính: Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng.

+ Cây mía: Ổn định diện tích trồng mía khoảng 300 ngàn ha, năm 2015 sản lượng mía cây: 21,6 triệu tấn, năm 2020 đạt 25,5 triệu tấn (khoảng 2,5 triệu tấn đường). Vùng sản xuất chính: Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.

+ Cây bông:

- Phát triển cây bông vải để thay thế một phần nguyên liệu bông xơ nhập khẩu; đến năm 2015 ổn định diện tích 40 ngàn ha, sản lượng 80 ngàn tấn; năm 2020, sản lượng 100 ngàn tấn.

- Phát triển cây bông vụ mưa nhờ nước trời ở các tỉnh Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam trung Bộ, Trung du miền núi phía Bắc. Tập trung phát triển bông có tưới bằng phương pháp tưới nhỏ giọt tại các tỉnh Tây Nguyên; bằng hệ thống giếng khoan tại các tỉnh Duyên hải miền Trung; bằng hệ thống thủy lợi tại các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận.

+ Thuốc lá: Diện tích quy hoạch ổn định 40 ngàn ha, đáp ứng 90% nguyên liệu cho các nhà máy thuốc lá hiện có. Phát triển sản xuất chủ yếu ở Trung du miền núi phía Bắc, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên.

đ) Hoa cây cảnh: Ổn định diện tích 15 ngàn ha. Vùng sản xuất chính: Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, Đà Lạt (Lâm Đồng) và các vùng tiểu khí hậu phù hợp, vùng ven đô thị.

e) Cây thức ăn chăn nuôi

Diện tích đất bố trí năm 2015 là 100 ngàn ha, đến năm 2020 là 300 ngàn ha. Vùng sản xuất chính gắn với vùng chăn nuôi gia súc lớn là Trung du miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên.

g. Nhóm cây công nghiệp lâu năm

+ Cây chè:

- Từ năm 2015 ổn định diện tích 135 ngàn ha, sản lượng chè búp tươi năm 2015 đạt 900 ngàn tấn, năm 2020 diện tích đất bố trí ổn định lâu dài 140 ngàn ha, sản lượng chè búp tươi đạt 1 triệu tấn; xuất khẩu 120 ngàn tấn năm 2015 và 130 ngàn tấn năm 2020.

- Áp dụng quy trình sản xuất chè sạch, đảm bảo an toàn thực phẩm, sử dụng các giống chè mới năng suất và chất lượng cao để trồng mới và trồng tái canh.

- Vùng sản xuất chính: Trung du miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ.

+ Cây cà phê: Giảm diện tích xuống còn 550 ngàn ha vào năm 2015, thâm canh tăng năng suất lên 21,8 tạ/ha, sản lượng đạt 1,12 triệu tấn, xuất khẩu 950 ngàn tấn; đến năm 2020 giảm diện tích xuống còn 500 ngàn, trong đó diện tích cà phê chè khoảng 60 ngàn ha; phấn đấu tăng năng suất lên 23 tạ/ha , sản lượng 1,1 triệu tấn, xuất khẩu 1 triệu tấn. Vùng sản xuất chính: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ.

+ Cây cao su: Giữ nguyên mục tiêu ổn định diện tích 800 ngàn ha và định hướng quy hoạch ở các vùng như Quyết định số 750/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch phát triển cao su đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Sau năm 2015, trên cơ sở đánh giá hiệu quả diện tích cao su đã trồng và quỹ đất của các vùng để xem xét điều chỉnh quy mô diện tích cao su phù hợp, hiệu quả và bền vững.

+ Cây dừa: Ổn định diện tích 140 ngàn ha; đến năm 2015, sản lượng năm 1,2 triệu tấn; năm 2020, sản lượng 1,3 triệu tấn. Vùng sản xuất chính: Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.




tải về 1.06 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương