BÁo cáO ĐỀ xuất quy hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia lĩnh vực trồng trọT ĐẾn năM 2020



tải về 1.06 Mb.
trang1/9
Chuyển đổi dữ liệu23.07.2016
Kích1.06 Mb.
#2174
  1   2   3   4   5   6   7   8   9


BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CỤC TRỒNG TRỌT

BÁO CÁO

ĐỀ XUẤT QUY HOẠCH XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA, QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA LĨNH VỰC TRỒNG TRỌT ĐẾN NĂM 2020

Hà Nội, 2015

Phần I: Mở đầu

Sản xuất trồng trọt có tầm quan trọng đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp, vì trực tiếp đóng góp cho đảm bảo an ninh lương thực Quốc gia, tăng trưởng kinh tế nông nghiệp, nông thôn và xóa đói giảm nghèo.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xác định mục tiêu phát triển ngành trồng trọt đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 là: “Phát triển ngành trồng trọt theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn; tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực Quốc gia cả trước mắt và lâu dài, đáp ứng nhu cầu đa dạng trong nước và xuất khẩu; nâng cao hiệu quả sử dụng đất, nước, lao động và nguồn vốn; nâng cao thu nhập và đời sống của nông dân”.

Để thực hiện mục tiêu trên, việc rà soát, xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực trồng trọt nói chung và rà soát, xây dựng, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn nói riêng phục vụ hoạt động quản lý nhà nước có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ đầu năm 2007. Thực hiện Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, các bộ ngành đã và đang tích cực tiến hành rà soát chuyển đổi các tiêu chuẩn ngành (TCN), tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) thành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN), tiêu chuẩn quốc gia; loại bỏ các TCN, TCVN đã lạc hậu, hoặc không phù hợp với đối tượng của tiêu chuẩn hoá theo yêu cầu phát triển; xây dựng mới các TCVN, QCVN; đẩy mạnh việc nghiên cứu để dần dần đưa những vấn đề kỹ thuật, nghiệp vụ trong xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn tiếp cận với thông lệ quốc tế.

Quá trình chuyển đổi cũng như xây dựng mới các QCVN, TCVN lĩnh vực trồng trọt trong thời gian qua đã đáp ứng cơ bản yêu cầu của hoạt động quản lý nhà nước nhưng vẫn còn nhiều bất cập. Việc rà soát, xây dựng các TCQC mới chỉ được lên kế hoạch hàng năm, tuy đã đáp ứng được phần nào tính cấp thiết nhưng chưa đáp ứng được tính đồng bộ, thống nhất, tính khoa học, ổn định về lâu dài và có tầm chiến lược. Trong khi đó nhu cầu của sản xuất phát triển không ngừng, sự thay đổi liên tục của các văn bản pháp luật, phương pháp quản lý (nhất là lĩnh vực phân bón, thực hiện quản lý bằng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, bỏ danh mục phân bón) đòi hỏi phải có định hướng dài hạn cho công tác tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong ngành trồng trọt.

Vì vậy việc đề xuất quy hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia lĩnh vực trồng trọt đến năm 2020 là rất cần thiết nhằm thực hiện mục tiêu phát triển ngành trồng trọt đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

Phần II: Tổng quan về các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia,

tiêu chuẩn quốc gia hiện có

1. Tổng hợp các QCVN, TCVN hiện có trong nước liên quan đến lĩnh vực trồng trọt

Thực hiện Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, từ năm 2009-2011, Bộ Nông nghiệp và PTNT tập trung vào công tác chuyển đổi các tiêu chuẩn ngành thành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc tiêu chuẩn quốc gia (từ năm 2008 - 2011) và từ năm 2012 đến nay thực hiện xây dựng mới các tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Kết quả như sau:

1.1. Chuyển đổi


  • Đã chuyển đổi từ 114 TCN thành 45 QCVN và 63 TCVN, trong đó:

+ 45 TCN chuyển đổi thành 45 QCVN giống cây trồng;

+ 23 TCN chuyển đổi thành 17 TCVN giống cây trồng;

+ 23 TCN chuyển đổi thành 23 TCVN phân bón;

+ 07 TCN chuyển đổi thành 07 TCVN vi sinh vật nông nghiệp;

+13 TCN chuyển đổi thành 13 TCN đất nông nghiệp;

+ 03 TCN chuyển đổi thành 03 TCVN SPCT&ATTP.



  • Đang thực hiện chuyển đổi 19 TCN thành 12 TCVN, QCVN, trong đó:

+ 15 TCN thành 8 TCVN giống cây trồng;

+ 02 TCN thành 02 QCVN giống cây trồng;

+ 02 TCN thành 02 QCVN phân bón.

1.2. Xây dựng mới

- Đã xây dựng mới 24 TCVN, QCVN, trong đó:

+ 09 QCVN giống cây trồng;

+ 02 QCVN về SPCT&ATTP;

+ 03 TCVN về giống cây trồng;

+ 10 TCVN về phân bón.


  • Đang xây dựng 50 TCVN, QCVN, trong đó

+ 20 QCVN về giống cây trồng;

+ 03 QCVN về SPCT&ATTP;

+ 02 QCVN về phân bón;

+ 09 TCVN về giống cây trồng;

+ 04 TCVN về SPCT&ATTP;

+ 06 TCVN về phân bón;

+ 06 TCVN về đất.

1.3. Ngoài các QCVN, TCVN trên, hiện nay có 76 TCVN còn hiệu lực được công bố trước khi Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật được ban hành và 20 TCVN do các Bộ ngành khác xây dựng sau khi Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật được ban hành có liên quan đến lĩnh vực đất, phân bón, vi sinh vật gồm: 11 TCVN về phân bón (1TCVN công bố năm 2010; 11 TCVN công bố trước khi Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật được ban hành); 77 TCVN về đất (19 TCVN công bố từ năm 2007-2010; 58 TCVN công bố trước khi Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật được ban hành) và 7 TCVN về vi sinh vật (công bố trước khi Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật được ban hành).

Như vậy, tính đến năm 2015 có 300 TCVN, QCVN đã, đang được xây dựng và ban hành liên quan đến lĩnh vực trồng trọt (Danh mục các TCVN, QCVN theo từng lĩnh vực được tổng hợp tại Phụ lục 1).

2. Đánh giá sự phù hợp của các TCVN, QCVN hiện có

Nhìn chung, hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn lĩnh vực trồng trọt hiện có đã cơ bản phù hợp với trình độ sản xuất và đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước lĩnh vực trồng trọt.



* Về giống cây trồng:

Hiện nay, lĩnh vực giống cây trồng đã ban hành/công bố 54 QCVN, 21 TCVN; đang xây dựng 22 QCVN và 16 TCVN.

- Đối với giống cây trồng thuộc Danh mục sản phẩm hàng hóa có khả năng gây mất an toàn (nhóm 2), trong 05 loài cây trồng (lúa, ngô, lạc, đậu tương, khoai tây): đã ban hành/công bố 18 QCVN (08 QCVN về chất lượng giống cây trồng và 10 QCVN về khảo nghiệm DUS, VCU) và 03 TCVN (về phương pháp kiểm nghiệm, kiểm định giống cây trồng, phương pháp kiểm tra tính đúng giống và độ thuần của lô hạt giống); đang xây dựng 03QCVN (về sản xuất giống lúa, ngô, đậu đỗ). Các quy chuẩn, tiêu chuẩn phục vụ quản lý giống cây trồng thuộc Danh mục sản phẩm hàng hóa nhóm 2 đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu phục vụ quản lý nhà nước, nâng cao chất lượng các giống cây trồng chính góp phần tăng năng suất, chất lượng sản phẩm.

- Đối với các giống cây trồng khác: để nâng cao chất lượng giống cây trồng trong sản xuất, các tiêu chuẩn, quy chuẩn về quản lý giống cây trồng đã và đang được xây dựng như:

Cây lương thực và cây thực phẩm:

+ Đã có 09 TCVN về chất lượng giống (đậu xanh, đậu các loại, rau họ cà, rau họ bầu bí, dưa chuột, dưa hấu, su hào, cải bắp, cải củ); 07 QCVN về khảo nghiệm VCU giống cây trồng (đậu xanh, dưa hấu, dưa chuột, cải bắp, su hào, cà chua, khoai lang); 16 QCVN về khảo nghiệm DUS giống cây trồng (bí ngô, mướp đắng, dưa hấu, dưa chuột, cải bắp, su hào, ớt, cà chua, cà rốt, rau dền, hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền, hoa cẩm chướng, lily, thu hải đường);

+ Đang xây dựng 13 QCVN về khảo nghiệm DUS (đậu đũa, cô ve, mướp khía, bí xanh, xích đồng nam, chùm ngây, bầu, cải thảo, cần tây, đậu bắp, cà, súp lơ, sắn); 02 TCVN về chất lượng giống (rau muống, vừng).

Cây công nghiệp, cây ăn quả:

+ Đã có 07 TCVN về chất lượng giống (bông, dâu, dứa, cây có múi (cam, quýt, bưởi), bơ, ca cao), 04 QCVN về khảo nghiệm VCU giống cây trồng (mía, thuốc lá, bông, dâu), 06 QCVN về khảo nghiệm DUS giống cây trồng (mía, bông, chè, nho, nhãn, thanh long);

+ Đang xây dựng 10 tiêu chuẩn về chất lượng giống cây trồng, tiêu chuẩn cây đầu dòng (chất lượng giống: thuốc lá, chè, cà phê, cao su, mía, điều, tiêu, dừa, xoài, sầu riêng, nhãn, vải, măng cụt, hồng ăn quả, chuối tiêu nuôi cấy mô; tiêu chuẩn cây đầu dòng: Cà phê, cao su, điều, chè, ca cao, Nhãn, vải, cây có múi, xoài, sầu riêng và măng cụt,); 03 TCVN về vườn ươm, bầu ươm cây giống cây ăn quả; 06 QCVN về khảo nghiệm DUS (vải, trinh nữ hoàng cung, cam, quýt, lê, dứa).

Các tiêu chuẩn quốc gia này làm cơ sở cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh giống cây trồng áp dụng hoặc xây dựng tiêu chuẩn cơ sở để công bố chất lượng giống cây trồng của mình khi đưa ra thị trường.

Tuy nhiên, các tiêu chuẩn đó được xây dựng một cách đơn lẻ cho từng loài cây trồng, trong đó một số loài có đặc điểm tương tự nhau, các chỉ tiêu chất lượng cũng tương tự nhau dẫn đến số lượng tiêu chuẩn lớn nhưng vẫn thiếu đối với một số đối tượng cây trồng, nhất là các cây trồng chủ lực, cho giá trị kinh tế cao hiện nay và gây khó khăn cho các tổ chức, cá nhân khi áp dụng. Do đó, thời gian tới cần quy hoạch lại hệ thống các tiêu chuẩn này theo hướng gộp các tiêu chuẩn của từng loài cây trồng thành từng nhóm và sẽ bổ sung các tiêu chuẩn của các loài vào các nhóm này theo yêu cầu sản xuất.



* Về sản xuất sản phẩm trồng trọt và ATTP:

Theo Thông tư số 50/2009/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và PTNT, có 06 loại sản phẩm trồng trọt thuộc Danh mục sản phẩm hàng hóa có khả năng gây mất an toàn (nhóm 2) gồm rau, quả, chè, cà phê, điều, tiêu được quản lý bằng quy chuẩn kỹ thuật.

- Hiện nay, đã có 01 QCVN về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với rau, quả, chè búp tươi trong quá trình sản xuất, sơ chế; 02 TCVN về lấy mẫu rau tươi, quả tươi trên đồng ruộng.

- Đang xây dựng 03 QCVN về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cà phê, điều, tiêu trong quá trình sản xuất, sơ chế.;

Như vậy, các tiêu chuẩn, quy chuẩn để quản lý 06 sản phẩm trồng trọt đảm bảo an toàn thực phẩm theo Thông tư 50/2009/TT-BNNPTNT đã và đang được hoàn thiện.

* Về phân bón hữu cơ, phân bón khác và chất cải tạo đất:

- Theo Nghị định số 202/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ, phân bón thuộc Danh mục sản phẩm hàng hóa nhóm 2. Để quản lý chất lượng phân bón hữu cơ và phân bón khác theo Nghị định 202/2013/NĐ-CP, Cục Trồng trọt đang xây dựng 04 QCVN (QCVN về điều kiện sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác; QCVN về chất lượng phân bón hữu cơ và phân bón khác, QCVN về khảo nghiệm phân bón cho cây hàng năm, QCVN về khảo nghiệm phân bón cho cây lâu năm). Ngoài ra, trong những năm qua, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã cùng các Bộ ngành khác xây dựng và công bố 08 TCVN về chất lượng phân bón đối với một số loại phân bón như Ure, phân lân nung chảy, supephotphat đơn, diamoni photphat (DAP), phân vi sinh vật, chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulo, phân bón vi sinh vật cố định nitơ, phân bón vi sinh vật phân giải các hợp chất photphat khó tan.

- Hầu hết phép thử các chỉ tiêu chất lượng, đặc biệt là các chỉ tiêu chất lượng chính đã được xây dựng và công bố với 48 TCVN đã được công bố; 13 TCVN đang xây dựng.

- Cơ bản các QCVN, TCVN đã và đang được xây dựng phù hợp với tiêu chuẩn của khu vực và quốc tế. Trong những năm qua, đặc biệt từ năm 2009 cho đến nay, việc biên soạn TCVN về phương pháp đánh giá chất lượng phân bón đã có nhiều cố gắng. Nói chung hầu hết TCVN dùng để đánh giá chất lượng phân bón được chuyển đổi từ tiêu chuẩn ngành và biên soạn mới đều phù hợp và về cơ bản là dựa trên nền tảng của tiêu chuẩn quốc tế như ISO và tiêu chuẩn AOAC của Hoa Kỳ; nhìn chung các tiêu chuẩn này phù hợp với điều kiện khoa học công nghệ, thực tiễn sản xuất của nước ta.

- Tuy nhiên, một số tiêu chuẩn quốc gia được công bố từ rất lâu nên cần được soát xét lại cho phù hợp với điều kiện hiện nay và hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế.

- Các TCVN về đánh giá vi sinh vật trong phân bón chỉ đánh giá mật độ vi sinh vật theo hoạt tính sinh học, chưa đánh giá cụ thể mật độ vi sinh vật theo từng chủng/nhóm chủng vi sinh vật. Theo qui định trước đây, việc đăng ký chất lượng phân bón trong Danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam phải đăng ký cụ thể tên chủng/nhóm chủng vi sinh vật. Vì vậy, khó khăn cho công tác quản lý và kiểm tra chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, hiện nay hầu như chưa có TCVN về phân tích vi sinh vật cho phân bón mà đang thực hiện theo phương pháp phân tích đối với thức ăn chăn nuôi….

- Mặt khác, xét về số lượng chúng ta còn thiếu một số tiêu chuẩn kỹ thuật và cần phải biên soạn tiếp nhằm đáp ứng yêu cầu của hiện tại và trong tương lai.

* Về đất nông nghiệp:

Hệ thống tiêu chuẩn quốc gia lĩnh vực đất nông nghiệp đã khá hoàn chỉnh với tổng số 90 TCVN đã được công bố, trong đó có 80 TCVN về phương pháp thử trong phân tích chất lượng đất; 05 TCVN về lấy mẫu đất; 02 TCVN về quy hoạch sử dụng đất; 02 TCVN về thuật ngữ liên quan đến lấy mẫu đất, bảo vệ và ô nhiễm đất; 01 TCVN về hồ sơ.

Đa phần các TCVN trong lĩnh vực đất đều được biên soạn dựa trên tiêu chuẩn quốc tế ISO. Trong tổng số 96 TCVN được biên soạn cho đến nay chỉ có khoảng 36 TCVN được biên soạn trên cơ sở chuyển đổi từ TCN và từ các tài liệu nước ngoài tương ứng. Chính vì thế, hầu hết các TCVN trong lĩnh vực đất đã được biên soạn vẫn còn phù hợp với các tiêu chuẩn của khu vực và quốc tế. Các tiêu chuẩn này đã phục vụ tốt cho việc quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp.

Tuy nhiên, nhiều tiêu chuẩn phân tích đất và đánh giá đất đã được biên soạn từ rất lâu, nên có thể có những phương pháp này đã trở nên lạc hậu, thiếu chính xác hoặc tốn nhiều công sức và gây ô nhiễm môi trường. Đi kèm với công cụ phân tích hiện đại, chính xác hơn là những phương pháp phân tích mới có nhiều tính ưu việt hơn, những quan điểm đánh giá chất lượng đất mới chưa được bổ sung, cập nhật.

Nhiều tiêu chuẩn phân tích đất và đánh giá chất lượng đất mới phát sinh do sự phát triển của ngành nông nghiệp, do vấn đề môi trường và để đáp ứng cho những nghiên cứu chuyên sâu, nghiên cứu phát triển, nghiên cứu bền vững... chưa được cập nhật đầy đủ.

Phần III: Định hướng quy hoạch hệ thống QCVN, TCVN

lĩnh vực trồng trọt đến năm 2020

1. Định hướng, chiến lược phát triển chuyên ngành

Tại Đề án phát triển ngành trồng trọt đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã xác định:



* Quan điểm phát triển ngành trồng trọt:

- Phát triển sản xuất trồng trọt phải gắn kết chặt chẽ với công nghiệp bảo quản, chế biến; tập trung ruộng đất, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung.

- Tái cơ cấu ngành trồng trọt phải theo chiều sâu, tăng giá trị gia tăng và bền vững bằng việc tăng năng suất, chất lượng, giảm giá thành, thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP), hữu cơ, phù hợp thị hiếu của người tiêu dùng.

- Phát triển sản xuất trồng trọt phải trên cơ sở đổi mới tư duy, tiếp cận thị trường; ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học về giống, công nghệ sinh học, công nghệ cao, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất, nước, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường sinh thái.

- Phát triển sản xuất trồng trọt phải gắn với chuyển đổi cơ cấu lao động trong nông nghiệp, nông thôn, cùng với nguồn nhân lực được đào tạo, đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng hóa với trình độ kỹ thuật và công nghệ ngày càng cao.

- Phát triển sản xuất trồng trọt phải đảm bảo huy động cao các nguồn lực xã hội, phát huy sức mạnh hội nhập quốc tế và chính sách hỗ trợ của nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.



* Mục tiêu phát triển ngành trồng trọt:

- Mục tiêu tổng quát: Phát triển ngành trồng trọt theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn; tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực Quốc gia cả trước mắt và lâu dài, đáp ứng nhu cầu đa dạng trong nước và xuất khẩu; nâng cao hiệu quả sử dụng đất, nước, lao động và nguồn vốn; nâng cao thu nhập và đời sống của nông dân.

- Một số chỉ tiêu cụ thể:

a) Thời kỳ 2011-2020:

- Cơ cấu ngành trồng trọt đến năm 2020: cây lương thực 50,7%, cây rau đậu 9,7%, cây công nghiệp 24,0%, cây ăn quả 14,4%.

- Tốc độ tăng trưởng GTSXTrồng trọt bình quân đạt 2,0-2,5%/năm.

- Sản lượng lương thực có hạt đạt 49,5 triệu tấn, trong đó lúa 42 triệu tấn, ngô 7,5 triệu tấn.



tải về 1.06 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương