BÁo cáO ĐỀ xuất quy hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia lĩnh vực trồng trọT ĐẾn năM 2020



tải về 1.06 Mb.
trang3/9
Chuyển đổi dữ liệu23.07.2016
Kích1.06 Mb.
#2174
1   2   3   4   5   6   7   8   9

+ Cây hồ tiêu: Ổn định 50 ngàn ha như hiện nay, đến năm 2015 sản lượng 140 ngàn tấn, xuất khẩu 120 ngàn tấn; đến 2020, sản lượng 145 ngàn tấn, xuất khẩu 130 ngàn tấn. Vùng sản xuất chính: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.

+ Cây điều: Tiếp tục trồng mới từ nay đến năm 2020 khoảng 40 ngàn ha, chủ yếu sử dụng đất chưa sử dụng. Phấn đấu diện tích đến năm 2015 đạt 380 ngàn ha , sản lượng đạt 500 ngàn tấn, xuất khẩu hạt điều nhân 200 ngàn tấn; đến năm 2020, diện tích đạt 400 ngàn ha, sản lượng 600 ngàn tấn, xuất khẩu 250 ngàn tấn. Vùng sản xuất chính: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ.

+ Cây ca cao: Chủ yếu trồng xen canh; đến năm 2015, diện tích 33 ngàn ha, sản lượng 23 ngàn tấn; năm 2020, diện tích 50 ngàn ha, sản lượng 46 ngàn tấn.Vùng sản xuất chính: Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung Bộ.

h) Nhóm cây ăn quả

+ Diện tích bố trí năm 2015 là 850 ngàn ha, năm 2020 khoảng 910 ngàn ha, trong đó 810 ngàn ha các cây ăn quả chủ lực như vải, nhãn, chuối, xoài, thanh long, chôm chôm, cam, quýt, bưởi, dứa. Các vùng trồng chủ yếu là Trung du miền núi phía Bắc; Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.

+ Sản xuất các loại cây ăn quả phải hướng tới mở rộng áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP), đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Để đạt được mục tiêu, định hướng phát triển trên, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã đưa ra 11 nhóm giải pháp chủ yếu. Tăng cường quản lý nhà nước về trồng trọt, trong đó việc rà soát và bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn thuộc lĩnh vực trồng trọt là một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện Đề án phát triển ngành trồng trọt đến 2020 và tầm nhìn 2030.


2. Quan điểm quy hoạch tiêu chuẩn, quy chuẩn lĩnh vực trồng trọt:

Hoạt động về tiêu chuẩn, quy chuẩn luôn gắn liền với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, vì vậy định hướng quy hoạch phát triển hệ thống TCVN, QCVN phải đảm bảo góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh tế, xã hội, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ trên thị trường trong nước và quốc tế.

Định hướng quy hoạch phát triển hệ thống TCVN, QCVN lĩnh vực trồng trọt phải căn cứ và phù hợp với định hướng và quy hoạch phát triển ngành trồng trọt đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, trên cơ sở xem xét, đánh giá hiện trạng hệ thống TCVN, QCVN hiện hành nhằm đảm bảo phục vụ có hiệu quả việc triển khai thực hiện chiến lược, quy hoạch phát triển của ngành trồng trọt.

Hệ thống TCVN, QCVN lĩnh vực trồng trọt được định hướng quy hoạch phải đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, phù hợp với quy hoạch hệ thống TCVN, QCVN của Việt Nam và yêu cầu hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài tiên tiến nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu về tiêu chuẩn, quy chuẩn cho các đối tượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ chủ lực của ngành trồng trọt và phục vụ có hiệu quả cho việc hội nhập kinh tế của ngành trồng trọt nói riêng và của nền kinh tế đất nước nói chung.



3. Mục tiêu quy hoạch tiêu chuẩn, quy chuẩn lĩnh vực trồng trọt:

a) Mục tiêu tổng quát:

Mục tiêu cơ bản của quy hoạch phát triển hệ thống QCVN, TCVN lĩnh vực trồng trọt là đưa ra nội dung và lộ trình phát triển hệ thống QCVN, TCVN phù hợp với định hướng phát triển của ngành trồng trọt nói riêng và chiến lược phát triển kinh tế xã hội nói chung. Đến năm 2020, hệ thống QCVN, TCVN cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và phục vụ quản lý nhà nước lĩnh vực trồng trọt.



b) Mục tiêu cụ thể:

Phấn đấu đến năm 2020, số lượng QCVN, TCVN liên quan đến lĩnh vực trồng trọt được ban hành, công bố áp dụng, là 486 TCVN, QCVN. Trong đó:

- Số lượng QCVN được ban hành là 174 QCVN;

- Số lượng TCVN được công bố là 312 TCVN.



4. Định hướng quy hoạch tiêu chuẩn, quy chuẩn lĩnh vực trồng trọt

- Đáp ứng đủ nhu cầu về lĩnh vực và đối tượng tiêu chuẩn hóa liên quan đến lĩnh vực trồng trọt.

- Quy hoạch phát triển hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn lĩnh vực trồng trọt phải bám sát vào định hướng quy hoạch phát triển cho các nhóm đối tượng và đối tượng cụ thể của lĩnh vực tiêu chuẩn hóa.

- Định hướng theo thứ tự ưu tiên phù hợp với các ưu tiên trong chiến lược và quy hoạch phát triển ngành trồng trọt.

- Phương pháp cơ bản được dùng để phát triển hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn là tăng cường chấp nhận các tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực và nước ngoài tiên tiến một cách có chọn lọc để nâng cao tỷ lệ hài hoà với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực trên cơ sở đánh giá sự phù hợp của các tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực và tiêu chuẩn nước ngoài đó với đặc điểm về địa lý, khí hậu, kỹ thuật, công nghệ của Việt Nam và lợi ích quốc gia.

- Chú trọng đồng bộ hóa các tiêu chuẩn, quy chuẩn cho một hoặc một nhóm đối tượng tiêu chuẩn hóa để đảm bảo tiêu chuẩn có thể phát huy hiệu quả cao nhất khi đưa vào áp dụng.

- Tính đến yếu tố khả thi của nền kinh tế và doanh nghiệp trong nước lĩnh vực trồng trọt.

- Tập trung xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn đối với những đối tượng chủ lực đã được xác định trong định hướng, chiến lược phát triển của ngành trồng trọt, trong đó ưu tiên xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn về chất lượng và đảm bảo an toàn thực phẩm.

- Việc phân định lĩnh vực và đối tượng tiêu chuẩn hoá được thực hiện dựa trên cơ sở danh mục lĩnh vực/nhóm sản phẩm hàng hóa tại Phụ lục 1 Quyết định số 3257/QĐ-BKHCN ngày 24/11/2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia đến năm 2020.

5. Quy hoạch hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn lĩnh vực trồng trọt

5.1. Lĩnh vực cần quy hoạch:

Căn cứ lĩnh vực tiêu chuẩn được quy hoạch thuộc 8 chuyên ngành với 94 lĩnh vực/nhóm sản phẩm, hàng hóa do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành tại Quyết định số 3257/QĐ-BKHCN ngày 24/11/2014 phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia đến năm 2020, các lĩnh vực/nhóm sản phẩm liên quan đến sản xuất trồng trọt cần quy hoạch gồm:

- Giống cây trồng;

- Nông sản (quá trình sản xuất, thu hoạch sản phẩm trồng trọt, an toàn thực phẩm lĩnh vực trồng trọt);

- Phân bón (phân bón hữu cơ và phân bón khác, vi sinh vật trong phân bón) và chất cải tạo đất.

- Chất lượng đất (đất nông nghiệp, vi sinh vật trong đất nông nghiệp).



5.2. Đối tượng cần quy hoạch:

- Đối với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: đối tượng cần quy hoạch xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thuộc Danh mục sản phẩm hàng hóa nhóm 2 (ban hành tại Thông tư số 50/2009/TT-BNNPTNT ngày 18/8/2009 ban hành Danh mục sản phẩm hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Nông nghiệp và PTNT và Thông tư số 50/2010/TT-BNNPTNT ngày 30/8/2010 sửa đổi, bổ sung Danh mục sản phẩm hàng hóa nhóm 2 ban hành kèm theo Thông tư số 50/2009/TT-BNNPTNT) gồm các đối tượng sau:

+ Giống cây trồng gồm: lúa, ngô, lạc, đậu tương, khoai tây.

+ Sản xuất sản phẩm trồng trọt: rau, quả, chè, cà phê, điều, tiêu.

+ Phân bón: phân bón hữu cơ và phân bón khác.

(Các đối tượng này sẽ thay đổi khi Danh mục sản phẩm hành hóa nhóm 2 được sửa đổi, bổ sung).

- Đối với Tiêu chuẩn quốc gia: đối tượng cần quy hoạch là toàn bộ giống cây trồng nông nghiệp, phân bón hữu cơ và phân bón khác, vi sinh vật trong phân bón, đất nông nghiệp, vi sinh vật trong đất nông nghiệp, quá trình sản xuất sản phẩm trồng trọt, an toàn thực phẩm lĩnh vực trồng trọt, trong đó tập trung vào các đối tượng sau:

+ Giống cây trồng: giống cây lương thực (lúa, ngô); cây có củ (sắn, khoai lang); rau, đậu các loại; cây công nghiệp ngắn ngày (đậu tương, lạc, mía, bông, thuốc lá); hoa cây cảnh; cây thức ăn chăn nuôi; cây công nghiệp lâu năm (chè, cà phê, cao su, dừa, hồ tiêu, điều, ca cao); cây ăn quả.

+ Sản xuất sản phẩm trồng trọt, an toàn thực phẩm đối với các đối tượng: rau, quả, chè, lúa,cà phê, điều, tiêu.

+ Phân bón hữu cơ, phân bón khác và chất cải tạo đất;

+ Đất nông nghiệp.



5.3. Phương thức xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn

- Các phương thức xây dựng QCVN, TCVN có thể lựa chọn là:

+ Xây dựng mới các QCVN, TCVN

+ Chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài.

+ Sửa đổi, bổ sung QCVN, TCVN đã ban hành, công bố.

+ Thay thế các QCVN, TCVN đã ban hành, công bố.

- Việc xây dựng QCVN được dựa trên một hoặc những căn cứ sau đây:

+ Tiêu chuẩn quốc gia;

+ Tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài;

+ Kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, tiến bộ kỹ thuật;

+ Kết quả đánh giá, khảo nghiệm, thử nghiệm, kiểm tra, giám định.

- Việc xây dựng TCVN được xây dựng dựa trên một hoặc những căn cứ sau đây:

+ Tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài;

+ Kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, tiến bộ kỹ thuật;

+ Kinh nghiệm thực tiễn;

+ Kết quả đánh giá, khảo nghiệm, thử nghiệm, kiểm tra, giám định.

- Các tiêu chuẩn quốc tế được sử dụng để xây dựng QCVN, TCVN:

+ Tiêu chuẩn quốc tế: ISO (International Organization for Standardization – Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế); IEC (International Electrotechnical Commission - Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế), CODEX (Codex Alimentarius Commission - Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm), AOAC (Association of Official Analytical Chemists - Hiệp hội các nhà hoá phân tích chính thống), UPOV (Union internationale pour la protection desobtentions végétales – Hiệp hội quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới), ISTA (International Seed Testing Association - Hiệp hội thử nghiệm hạt giống quốc tế)...

+ Tiêu chuẩn khu vực: EN; ASEAN;...

+ Tiêu chuẩn nước ngoài: Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc, các nước Đông Nam Á,...



5.4. Đề xuất quy hoạch xây dựng TCVN, QCVN lĩnh vực trồng trọt

- Danh mục TCVN, QCVN đề xuất sửa đổi, bổ sung, thay thế giai đoạn 2015-2020: Phụ lục 2;

- Danh mục TCVN, QCVN đề xuất xây dựng mới giai đoạn 2015-2020: Phụ lục 3.

5.5. Nguồn lực cho việc thực hiện quy hoạch

- Cục Trồng trọt là đơn vị chủ trì đề xuất với Bộ Nông nghiệp và PTNT kế hoạch thực hiện và tổ chức xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn lĩnh vực trồng trọt sau khi được Bộ phê duyệt kế hoạch thực hiện. Các Viện nghiên cứu, Trường đại học có liên quan đến lĩnh vực trồng trọt thuộc Bộ, các đơn vị thuộc Cục Trồng trọt là đơn vị trực tiếp xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn lĩnh vực trồng trọt.

- Kinh phí phục vụ việc xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn chủ yếu từ nguồn ngân sách nhà nước và một phần kinh phí hỗ trợ từ các chương trình, dự án trong và ngoài nước.

5.6. Lộ trình thực hiện quy hoạch

Tùy theo số lượng QCVN, TCVN cần xây dựng cho từng nhóm đối tượng và thứ tự ưu tiên theo định hướng chiến lược phát triển của ngành trồng trọt để đưa ra lộ trình thực hiện quy hoạch hệ thống QCVN, TCVN trong giai đoạn 2016 – 2020 một cách phù hợp.

Các dự án QCVN, TCVN được quy hoạch xây dựng cho giai đoạn 2016 – 2020 sẽ được đưa vào kế hoạch xây dựng hàng năm, có tính đến sự xuất hiện của các nhu cầu mới (nhu cầu quản lý, sản xuất kinh doanh, hài hòa tiêu chuẩn, tiêu chuẩn quốc tế mới được công bố ...).

6. Các giải pháp thực hiện quy hoạch

6.1. Giải pháp về mặt tổ chức

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần rà soát lại đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn và phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ để bồi dưỡng nghiệp vụ xây dựng tiêu chuẩn cho các cán bộ có liên quan.

Cải tiến cơ chế phối hợp, làm việc giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ/Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng; giữa Bộ Nông nghiệp và PTNT với Cục Trồng trọt, giữa Cục Trồng trọt với các đơn vị trực tiếp xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn để tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng các TCVN phù hợp đáp ứng được với các đòi hỏi, yêu cầu khách quan của đời sống kinh tế, xã hôi.

Tuyên truyền, phổ biến quy hoạch hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn đến các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân có liên quan để khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tích cực tham gia vào hoạt động xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn với vai trò là thành viên của Ban kỹ thuật, Tiểu ban kỹ thuật để nâng cao chất lượng và tính khả thi của tiêu chuẩn, quy chuẩn được xây dựng.



6.2. Giải pháp về mặt tài chính

Bên cạnh nguồn vốn ngân sách cấp hàng năm cho hoạt động xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn, các đơn vị xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn cần chủ động, tăng cường tìm và thu hút nguồn tài chính từ các dự án trong và ngoài nước, tiếp cận để thu hút nguồn đầu tư, đóng góp, hỗ trợ từ các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có liên quan.



6.3. Giải pháp về mặt kỹ thuật

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân để tổ chức lớp đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ, chuyên gia kỹ thuật để tham gia các Ban kỹ thuật, Tiểu ban kỹ thuật xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn trong lĩnh vực trồng trọt. Cần nâng cao khả năng ngoại ngữ cho các chuyên gia vì căn cứ để xây dựng tiêu chuẩn có thể là tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài có liên quan.



Ưu tiên tiến hành soát xét, sửa đổi, bổ sung các tiêu chuẩn, quy chuẩn đã công bố và xây dựng mới các tiêu chuẩn, quy chuẩn làm căn cứ cho quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, an toàn vệ sinh thực phẩm.

Phụ lục 1

DANH MỤC QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA, TIÊU CHUẨN QUỐC GIA ĐÃ BAN HÀNH, CÔNG BỐ VÀ ĐANG XÂY DỰNG

(Kèm theo Báo cáo đề xuất quy hoạch hệ thống tiêu chuẩn,

quy chuẩn lĩnh vực trồng trọt)

STT

Tên QCVN/TCVN

Số hiệu

Loại QCVN/TCVN

Ghi chú

A.

Giống cây trồng










I

Quy chuẩn kỹ thuật










1

QCVN về chất lượng hạt giống ngô thụ phấn tự do

QCVN 01-47: 2011/BNNPTNT

Chất lượng giống




2

QCVN về chất lượng hạt giống lạc

QCVN 01-48: 2011/BNNPTNT

Chất lượng giống




3

QCVN về chất lượng hạt giống đậu tương

QCVN 01-49: 2011/BNNPTNT

Chất lượng giống




4

QCVN về chất lượng hạt giống lúa lai ba dòng

QCVN 01-50: 2011/BNNPTNT

Chất lượng giống




5

QCVN về chất lượng hạt giống lúa lai hai dòng

QCVN 01-51: 2011/BNNPTNT

Chất lượng giống




6

QCVN về chất lượng củ giống khoai tây

QCVN 01-52: 2011/BNNPTNT

Chất lượng giống




7

QCVN về chất lượng hạt giống ngô lai

QCVN 01-53: 2011/BNNPTNT

Chất lượng giống




8

QCVN về chất lượng hạt giống lúa

QCVN 01-54: 2011/BNNPTNT

Chất lượng giống




9

QCVN về điều kiện bảo quản hạt giống lúa, ngô, rau

QCVN 01-158 : 2014/BNNPTNT

Chất lượng giống




10

QCVN về khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống cải bắp

QCVN 01-120:2013 /BNNPTNT

Khảo nghiệm VCU




11

QCVN về khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống mía

QCVN 01-131:2013 /BNNPTNT

Khảo nghiệm VCU




12

QCVN về khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống dâu

QCVN 01-147:2013 /BNNPTNT

Khảo nghiệm VCU




13

QCVN về khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống lúa

QCVN 01-55: 2011/BNNPTNT

Khảo nghiệm VCU




14

QCVN về khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống ngô

QCVN 01-56: 2011/BNNPTNT

Khảo nghiệm VCU




15

QCVN về khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống lạc

QCVN 01-57: 2011/BNNPTNT

Khảo nghiệm VCU




16

QCVN về khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống đậu tương

QCVN 01-58: 2011/BNNPTNT

Khảo nghiệm VCU




17

QCVN về khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống khoai tây

QCVN 01-59: 2011/BNNPTNT

Khảo nghiệm VCU




18

QCVN về khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống khoai lang

QCVN 01-60: 2011/BNNPTNT

Khảo nghiệm VCU




19

QCVN về khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống sắn

QCVN 01-61: 2011/BNNPTNT

Khảo nghiệm VCU




20

QCVN về khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống đậu xanh

QCVN 01-62: 2011/BNNPTNT

Khảo nghiệm VCU




21

QCVN về khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống cà chua

QCVN 01-63: 2011/BNNPTNT

Khảo nghiệm VCU




22

QCVN về khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống ớt

QCVN 01-64: 2011/BNNPTNT

Khảo nghiệm VCU




23

QCVN về khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống bông

QCVN 01-84: 2012/BNNPTNT

Khảo nghiệm VCU




24

QCVN về khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống thuốc lá

QCVN 01-85: 2012/BNNPTNT

Khảo nghiệm VCU




25

QCVN về khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống dưa chuột

QCVN 01-87: 2012/BNNPTNT

Khảo nghiệm VCU




26

QCVN về khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống su hào

QCVN 01-88: 2012/BNNPTNT

Khảo nghiệm VCU




27

QCVN về khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống dưa hấu

QCVN 01-91: 2012/BNNPTNT

Khảo nghiệm VCU




28

QCVN về khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống dưa hấu

QCVN 01-121:2013 /BNNPTNT

Khảo nghiệm DUS




29

QCVN về khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống nho

QCVN 01-122:2013 /BNNPTNT

Khảo nghiệm DUS




30

QCVN về khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống bông

QCVN 01-123:2013 /BNNPTNT

Khảo nghiệm DUS




31

QCVN về khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống chè

QCVN 01-124:2013 /BNNPTNT

Khảo nghiệm DUS




32

QCVN về khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống mía

QCVN 01-125:2013 /BNNPTNT

Khảo nghiệm DUS




33

QCVN về khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống nhãn

QCVN 01-128:2013 /BNNPTNT

Khảo nghiệm DUS




34

QCVN về khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống thanh long

QCVN 01-129:2013 /BNNPTNT

Khảo nghiệm DUS




35

QCVN về khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống lúa

QCVN 01-65: 2011/BNNPTNT

Khảo nghiệm DUS




36

QCVN về khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống ngô

QCVN 01-66: 2011/BNNPTNT

Khảo nghiệm DUS




37

QCVN về khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống lạc

QCVN 01-67: 2011/BNNPTNT

Khảo nghiệm DUS




38

QCVN về khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống đậu tương

QCVN 01-68: 2011/BNNPTNT

Khảo nghiệm DUS




39

QCVN về khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống khoai tây

QCVN 01-69: 2011/BNNPTNT

Khảo nghiệm DUS




40

QCVN về khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống cà chua

QCVN 01-70: 2011/BNNPTNT

Khảo nghiệm DUS




41

QCVN về khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống hoa lily

QCVN 01-86: 2012/BNNPTNT

Khảo nghiệm DUS




42

QCVN về khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống hoa cúc

QCVN 01-89: 2012/BNNPTNT

Khảo nghiệm DUS




43

QCVN về khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống hoa đồng tiền

QCVN 01-90: 2012/BNNPTNT

Khảo nghiệm DUS




44

QCVN về khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống cải bắp

QCVN 01-92: 2012/BNNPTNT

Khảo nghiệm DUS




45

QCVN về khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống dưa chuột

QCVN 01-93: 2012/BNNPTNT

Khảo nghiệm DUS




46

QCVN về khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống su hào

QCVN 01-94: 2012/BNNPTNT

Khảo nghiệm DUS




47

QCVN về khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống hoa hồng

QCVN 01-95: 2012/BNNPTNT

Khảo nghiệm DUS




48

QCVN về khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống ớt

QCVN 01-96: 2012/BNNPTNT

Khảo nghiệm DUS




49

QCVN về khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống cà rốt

QCVN 01-97: 2012/BNNPTNT

Khảo nghiệm DUS




50

QCVN về khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống mướp đắng

QCVN 01-153 : 2014/BNNPTNT

Khảo nghiệm DUS




51

QCVN về khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống bí ngô

QCVN 01-154 : 2014/BNNPTNT

Khảo nghiệm DUS




52

QCVN về khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống hoa cẩm chướng

QCVN 01-155 : 2014/BNNPTNT

Khảo nghiệm DUS




53

QCVN về khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống rau dền

QCVN 01-156 : 2014/BNNPTNT

Khảo nghiệm DUS




54

QCVN về khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống thu hải đường

QCVN 01-157 : 2014/BNNPTNT

Khảo nghiệm DUS




55

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản xuất hạt giống ngô lai




Chất lượng giống

Đang xây dựng

56

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản xuất hạt giống lúa lai




Chất lượng giống

Đang xây dựng

57

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản xuất hạt giống cây tự thụ phấn




Chất lượng giống

Đang xây dựng

58

QCVN về khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống đậu đũa




Khảo nghiệm DUS

Đang xây dựng

59

QCVN về khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống đậu cô ve




Khảo nghiệm DUS

Đang xây dựng

60

QCVN về khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống trinh nữ hoàng cung




Khảo nghiệm DUS

Đang xây dựng

61

QCVN về khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống mướp khía




Khảo nghiệm DUS

Đang xây dựng

62

QCVN về khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống bí xanh




Khảo nghiệm DUS

Đang xây dựng

63

QCVN về khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống vải




Khảo nghiệm DUS

Đang xây dựng

64

QCVN về khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống rau tai voi




Khảo nghiệm DUS

Đang xây dựng

65

QCVN về khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống rau tai sóc




Khảo nghiệm DUS

Đang xây dựng


tải về 1.06 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương