Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định Đoạt giải thưởng: Giải Nhất



tải về 478.13 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu25.04.2018
Kích478.13 Kb.
#37110



NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG GÂY MÊ NỘI KHÍ QUẢN

K

ẾT HỢP MORPHINE KHOANG DƯỚI NHỆN ĐỂ GÂY MÊ VÀ GIẢM ĐAU TRONG VÀ SAU MỔ TIM HỞ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BÌNH ĐỊNH

Tác giả: Ths.Bs. Nguyễn Thành

Đơn vị công tác: Bệnh viện Đa khoa tỉnh



Bình Định

Đoạt giải thưởng: Giải Nhất



I. Đặt vấn đề

Phẫu thuật tim hở là phẫu thuật lớn, chuyên sâu, đòi hởi người gây mê hồi sức phải có hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực tim mạch và gây mê hồi sức cho mổ tim hở. Các nhà gây mê hồi sức chuyên sâu về tim mạch luôn luôn mong muốn tìm ra được một phương thức gây mê tốt nhất không những nhằm đảm bảo được tính ổn định về huyết động và hô hấp mà còn giảm đau tốt trong và sau mổ. Xu hướng gây mê đa phương thức ra đời nhằm kết hợp các hình thức gây mê, gây tê đã đáp ứng được các yêu cầu trên. Vấn đề kết hợp các phương pháp vô cảm với nhau nhằm giảm bớt lượng thuốc mê, kéo dài thời gian tác dụng giảm đau, và rút nội khí quản sớm đã được nhiều tác giả quan tâm, đặc biệt kết hợp gây mê với tê tủy sống bằng mocphin là phương pháp đơn giản và đáp ứng được yêu cầu đặt ra, do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này



II. Mô tả giải pháp

1. Tính mới của giải pháp

Phương pháp gây mê NKQ phối hợp giảm đau trong và sau mổ bằng morphine không chất bảo quản khoang dưới nhện trong phẫu thuật tim hở có tính mới như:



  • Đây là kỹ thuật mới, kỹ thuật gây mê đa phương thức và là kỹ thuật dễ thực hiện đã và đang được thế giới nghiên cứu và ứng dụng sâu rộng.

  • Phối hợp với kỹ thuật gây mê hồi sức trong phẫu thuật tim hở làm cho huyết động và hô hấp của bệnh nhân trong và sau mổ ổn định hơn.

  • Làm giảm các biến chứng về tim mạch và hô hấp sau phẫu thuật.

  • Giảm đau tốt trong và sau mổ, thời gian giảm đau sau mổ tốt kéo dài từ 18-36 giờ.

  • Cho phép rút nội khí quản sớm, đây là vấn đề mà các nhà gây mê hồi sức quan tâm vì làm giảm các biến chứng về hô hấp do thở máy kéo dài, giảm tỷ lệ tử vong người bệnh trong và sau phẫu thuật.

  • Giảm giá thành điều trị cũng như phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân tốt hơn do: giảm lượng thuốc mê dùng trong mổ và giảm các tai biến, biến chứng trong và sau gây mê phẫu thuật.

2. Khả năng áp dụng:

Phương pháp gây mê nội khí quản phối hợp tê khoang dưới nhên bằng morphine không chất bảo quản cho phép áp dụng tại bệnh viện tỉnh Bình Định và các trung tâm phẫu thuật tim mạch trong nước. Ngoài ra phương pháp này còn áp dụng giảm đau trong và sau mổ các phẫu thuật lớn khác như phẫu thuật lồng ngực, tiêu hóa...



3. Hiệu quả kỹ thuật, kinh tế, xã hội

a- Hiệu quả kỹ thuật:

  • Hiệu quả giảm đau:

  • Rất tốt

  • Kỹ thuật đơn giản dễ thực hiện

  • Kéo dài thời gian giảm đau từ 18-36 giờ sau mổ

  • Giảm thuốc dùng trong gây mê hồi sức và sau mổ

  • Rút nội khí quản sớm

  • Giảm các tai biến trong và sau mổ

  • Tai biến kỹ thuật:

  • Ít hơn các kỹ thuật khác.

  • Tạo sự yên tâm và hài lòng cho phẫu thuật viên, bệnh nhân và an toàn trong và sau phẫu thuật.

  • Giảm sử dụng thuốc mê từ đó giảm ô nhiễm môi trường.

  • Từ làm chủ phẫu thuật tim mạch cho phép triển khai các chuyên ngành tim mạch can thiệp. Nếu không có phẫu thuật tim mạch thì các can thiệp tim mạch khác khi có tai biến chẳng hạn trôi dù do bung dù để bít lỗ thông liên nhĩ, liên thất thì bệnh nhân tử vong nếu không được phẫu thuật tim lấy dù ra.

b- Hiệu quả kinh tế:

Giảm giá thành kinh phí cho bệnh nhân do:



  • Giá phương pháp rẻ hơn so với các phương pháp khác

  • Giảm chi phí điều trị do giảm biến chứng, phục hồi sức khỏe tốt và rút ngắn thời gian nằm viện

  • Giảm lượng thuốc mê dùng trong gây mê phẫu thuật

  • Giảm tỷ lệ tử vong và nặng bệnh trong mổ tim hở và làm cho bệnh nhân tinh thần thoải mái mà không có giá trị nào đo lường đượctỉnh nhàkhác

t.

c- Hiệu quả xã hội: Về xã hội thì vấn đề giảm đau mang tính nhân đạo mà đã được các tổ chức, cá nhân nói đến như sau:

  • Albert schweitzer (1875-1965), ông gọi “ Đau thậm chí còn kinh khủng hơn cái chết”, ông đạt giải Nobel về hòa bình năm 1953 về triết lý “ kính trọng cuộc sống (reverence for life)”.

  • Tuyên bố của Hiệp hội chống đau quốc tế (IASP) 1971; 1981, “ chống đau phải là nhiệm vụ nhân đạo”

  • Bộ Y tế có thông tư 13/2012 “Chống đau phải là một nhiệm vụ quan trọng của người làm Gây mê Hồi sức”

  • Tạo tiếng vang và uy tín cho tỉnh nhà trong việc phát triển các kỹ thuật chuyên sâu ngành y

  • Tăng chỉ số hấp dẫn cho bệnh viện tỉnh

  • Giảm các tai biến, thậm chí cả các tai biến liên quan đến sinh mệnh người bệnh

  • Chóng phục hồi sức khỏe trả lại cho người bệnh trở về sinh hoạt xã hội

  • Làm tinh thần bệnh nhân thoải mái, hài lòng gia đình và người bệnh.

  • Thu hút được một lượng lớn các bệnh nhân ở các tỉnh lân cận về điều trị tất cả các chuyên ngành tại cơ sở y tế tỉnh.

  • Giảm bớt lưu lượng bệnh nhân chuyểnlên tuyến trên điều trị


tải về 478.13 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương