Bình Luận Về Cuốn ‘Tâm Tư Tổng Thống Thiệu’ ls teresa Thu Hương Nguyễn



tải về 20.28 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích20.28 Kb.
#30189
Please wait

Image not available


Bình Luận Về Cuốn ‘Tâm Tư Tổng Thống Thiệu’

LS Teresa Thu Hương Nguyễn

[Phát biểu của Luật sư Teresa Thu Hương Nguyễn tại buổi ra mắt sách "TÂM TƯ TỔNG THỐNG THIỆU" của Gs Nguyễn Tiến Hưng tại San Jose ngày 27 tháng 6, 2010]


****
Mùa hè 2003, chúng tôi đưa 2 con qua East Coast để thăm các trường đại học. Sau  khi rời  Đại học Georgetown ở Washington DC, chúng tôi đến thăm đài tưởng niệm chiến sĩ trận vong đã hy sinh trong cuộc chiến Việt Nam.  Lúc đó trời đã chạng vạng tối, chúng tôi bước chầm chậm vừa ngậm ngùi theo dõi theo những hàng chữ khắc tên các chiến sĩ Hoa Kỳ vừa bàn thảo với nhau 3 vấn đề:
1. Thứ nhất, là người  Mỹ đang đem quân ồ ạt tấn công vào A-phú-hản và Iraq, số thương vong của chiến binh Hoa Kỳ ngày càng tăng, rồi đây sẽ có hay không, một đài tưởng niệm khác cho các chiến sĩ bỏ mình trong cuộc chiến này ?
2. Thứ 2, là khi nào sẽ có 1 đài tưởng niệm chiến sĩ VNCH tại Việtnam ?
3. Thứ 3, là đối với dư luận quần chúng, những vấn nạn về cuộc thất thủ của Miền Nam Việt Nam vẫn chưa được giải đáp thỏa đáng. Cựu Tổng thống Thiệu là người có thể góp phần trong việc làm sáng tỏ các thắc mắc lịch sử trong giai đoạn này lại đã từ trần 2 năm trước mà không để lại hồi ký hoặc các tài liệu nào.
Những năm gần đây, chúng tôi tìm đọc các sử  liệu về cuộc chiến Việt Nam, trong đó có 2 quyển của Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng là “Hồ sơ mật Dinh Độc Lập” và “Khi Đồng Minh Tháo Chạy”. Mới đây, Tiến sĩ Hưng lại cho ra mắt quyển sách mới: “Tâm Tư Tổng Thống Thiệu” trong đó ông viết rất nhiều chi tiết về sự lãnh đạo của TT Thiệu liên quan đến cuộc chiến 1975 đồng thời kẻ lại tâm tư của TT trong những năm sống tại hải ngoại mà ông có nhiều dịp tiếp xúc.
Quyển “Tâm Tư TT Thiệu” được chia làm 4 phần: trước hết là tâm tư TT Thiệu trong cuộc chiến VN, kế đó là tâm tư của T Thống đối với đồng minh, sau nữa là phần cá tính TT Thiệu, và cuối cùng là những thành quả xây dựng được tại miền Nam trước khi bị cưởng chiếm.
Nếu không kể phần phụ lục, tác gia đã dành gần phân nửa nội dung quyển sách cho phần thứ nhất: tâm tư TT Thiệu trong cuộc chiến 1975. Trong phần này, tác giả kể lại chi tiết những sự việc quan trọng chung quanh TT Thiệu mà cho đến nay vẫn còn nhiều bàn cãi, như:
1. Tiểu đề thứ nhất: Cuộc triệt thoái cao nguyên với buổi họp quan trọng tại Cam Ranh và những quân lệnh không được đồng nhất giữa TT Thiệu và Tướng Phú, những diễn tiến bi thảm của việc mất quân khu 2 đưa ảnh hưởng tai hại đến quân khu 1.
2. Tiểu đề thứ thứ hai: Việc bỏ rơi Huế và ý định tử thủ Đà Nẵng với hy vọng được viện binh từ phía Hoa Kỳ, (tương tự cuộc đổ bộ Normandy trong Đệ Nhị thế chiến) và một lần nữa, Tiến Sĩ Hưng ghi lại những khác biệt về quân lệnh của TT Thiệu từ Sài Gòn và Tướng Ngô Quang Trưởng tại quân khu 1.
3. Tiểu đề thứ ba: Sau khi mất Đà Nẵng, trận Xuân Lộc đem đến chút hy vọng mong manh, nhưng rồi cũng tàn lụi. TS Hưng trình bày tiếp về kế hoạch rút về Miền Tây, thu hẹp lãnh thổ của TT Thiệu.
4. Tiểu đề thứ tư: Trong khi Hoa Kỳ cắt giảm viện trợ, tác giả nói về những nỗ lực cuối cùng của TT Thiệu để hy vọng có tiền tiếp tục chiến đấu: như đem dự trữ vàng ra mua tiếp liệu, cuộc thương lượng với Ả-rập Saudi để vay tiền mua vũ khí, cuộc vận động vay tiền Hoa kỳ thay vì xin viện trợ…
5. Tiểu đề thứ  năm: Ở đoạn cuối của phần 1, tác giả viết về những giờ phút gây cấn khi Hoa Kỳ lo sợ VNCH sẽ bắt giữ người Mỹ để làm con tin. Các cố gắng dàn xếp của Đại sứ Martin để ngăn cản việc đem TQLC Mỹ vào Sàigòn trong những giờ phút căng thẳng vì ngại sẽ xãy ra các cuộc bắn nhau giữa TQLC Mỹ và  binh sĩ VNCH.
Phần 2 của quyển sách nói về sự đối phó cũng như tâm tư TT Thiệu đối với đồng minh, dĩ nhiên trong đó Hoa Kỳ là phần chính. Trong 10 năm lãnh đạo Việt Nam Cộng Hòa, TT Thiệu nhận được sự giúp đở và hứa hẹn của 3 vị TT Hoa Kỳ. 
1.  Phần TT Johnson chủ trương vừa đánh vừa đàm, muốn điều đình ở thế mạnh, cùng 1 lúc leo 2 thang: thang chiến tranh và cả thang hòa bình.
2. Đến thời TT Nixon, TT Thiệu nhận được nhiều hứa hẹn, cam kết, những văn kiện tối mật được coi như “Hồ Sơ Thiệu-Nixon” mà TS Hưng đã dùng để trình bày với TT Ford và Quốc Hội Hoa Kỳ để xin viện trợ trong những ngày cuối của cuộc chiến. Trong khi TT Nixon và TS Kissinger bắt tay Trung Cộng, Việt Nam hóa chiến tranh để rút quân khỏi VN, TT Thiệu một mặt phải chiến đấu với Cộng sản, một mặt phải đương đầu với các áp lực của Hoa Kỳ trong việc ký kết Hiệp định Paris.
3. Tháng 9 năm 1974, TT Nixon từ chức, sau đó TT Ford và quốc hội quyết định chấm dứt liên hệ với cuộc chiến VN.
Bước sang phần 3 của quyển sách, tác giả viết về con người TT Thiệu. TS Hưng cho rằng TT Thiệu là một người cẩn thận, đa nghi, đôi khi nghi ngờ cả với những lời cố vấn. Khi quân khu 1 và 2 đã hoàn toàn sụp đỗ, người Mỹ áp lực TT Thiệu rời khỏi VN, từ các hình thức ngoại giao đến các hăm dọa đảo chánh. Dù sao, ở giai đoạn cuối cùng này, TT Thiệu vẫn còn có được 1 người bạn Mỹ tận tình giúp đở ông. Đó là Đại sứ Martin, người đã dàn xếp xử dụng máy bay của mình để đưa TT Thiệu sang Đài Loan an toàn. Có lẽ vì tình cảm tốt đẹp này mà TT Thiệu đã giới thiệu tên mình là Martin với những người ông gặp gần tư gia ở Anh quốc.
Trong thời gian lưu vong, TT Thiệu sống xa cách và không muốn viết hồi ký vì cho rằng ông biết quá nhiều  và không muốn vạch áo cho người xem lưng. Trong cuộc phỏng vấn bởi tạp chí  Đức Der Spiegel vào cuối năm 1979, Ông cay đắng cho rằng Mỹ đã phản bội Việt Nam và qua bài phỏng vấn này, TT Thiệu nhận được một lá thư của TS Kissinger bày tỏ sự “hối hận và kính trọng” đối với TT Thiệu.
  Phần cuối của quyển sách, TS Hưng viết về thành quả của Việt Nam Cộng Hòa đã xây dựng được dưới sự lãnh đạo của TT Thiệu, như chương trình Người Cày Có Ruộng phân chia đất đai cho nông dân, cải tiến kỹ thuật canh tác, trồng lúa Thần-nông để tăng năng xuất, mở Ngân hàng Nông thôn tại hầu hết các tỉnh để giúp vốn cho nông dân mua phân bón, máy cày…. Trong khi đó, ngư nghiệp, lâm sản và chăn nuôi cũng được chú ý phát triển để nâng cao mức sống người dân. Với sự khám phá nguồn dầu hỏa trong thềm lục địa, người dân miền Nam chỉ cần có hòa bình để đi đến phú cường.
  Hòa bình đã đến nhưng không theo cách mà TT Thiệu và đa số người dân miền Nam mong đợi. Tác giả kết thúc quyển sách  bằng việc đưa lên câu hỏi: liệu những bài học gì qua cuộc chiến Việt Nam có thể áp dụng được trong hai cuộc chiến tại Iraq và A-phú-hãn?
  Kính thưa quý vị, ở trang 12 của quyển “Tâm Tư TT Thiệu”, TS Hưng có xác định nguyên văn  “Chúng tôi không phải sử gia nên không có tham vọng viết sử. Hy vọng của chúng tôi khi viết những dòng này là sẽ giúp cho độc giả có thêm dữ kiện để chính độc giả đi đến những kết luận của riêng mình”.
Về phần cá nhân Thu Hương, quyển “Tâm Tư TT Thiệu” đã giãi đáp nhiều thắc mắc của mình. Bây gìờ Thu Hương hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của Hoa Kỳ trong cuộc chiến VN, hiểu tại sao quân đội và chính phủ VNCH không tự quyết định được trong cuộc chiến bảo vệ miền Nam. Thêm vào đó, từ lâu Thu Hương vẫn bực tức cho rằng TT Thiệu và chính quyền miền Nam đã không tận lực để tự túc hoặc tìm các nguồn viện trợ cho cuộc chiến. Qua “Tâm tư TT Thiệu”, Thu Hương hiểu được những cố gắng của VNCH như liên lạc Ả-rập Saudi để xin viện trợ, thương lượng đem vàng dự trử ra mua vũ khí, và khi niềm hy vọng viện trợ bị tiêu tan, VNCH đã đề nghị vay tiền của Hoa Kỳ để chiến đấu.
   Những dữ kiện lịch sử tiếp tục được khám phá và phơi bày theo thời gian. Chúng ta thẩm định lịch sử theo lăng kính riêng của mỗi người. Các tài liệu đứng đắn đều đáng được hoan nghênh và trân quý. Những chi tiết trong quyển sách này, theo Thu Hương, là tài liệu đứng đắn được TS Hưng ghi lại một cách chân thật theo sự hiểu biết của ông. Chúng ta có thể đồng ý hoặc không đồng ý với tác giả, nhưng Thu Hương nghĩ chúng ta nên đón đọc quyển sách được viết rất công phu và quý báu  này một cách cởi mở và thân thiện.
Có người cho rằng quyển sách này viết ra để làm lợi cho TT Thiệu, nhưng đối với Thu Hương, với mục đích đọc sách để mở mang trí tuệ, Thu Hương đã tìm được nhiều giải đáp giá trị trong việc hiểu biết thêm về một giai đoạn lịch sử đau thương của quê nhà. Thu Hương hy vọng đa số quý vị hiện diện nơi đây sẽ đồng ý với Thu Hương.
Xin trân trọng giới thiệu cùng quý vị: “Tâm Tư TT Thiệu” của TS Nguyễn Tiến Hưng.
Каталог: yahoo site admin -> assets -> docs
docs -> Hai Chiến Dịch TruyềnThông Của Đế Quốc Đại Hán
docs -> Con Tem 44 xu “Brothers Always”
docs -> Cách đó không xa, viên sĩ quan phụ tá của tướng Grant, thống lãnh quân đội miển Bắc, bước vào phòng riêng của tướng Grant để đánh thức ông dậy. Người sĩ quan hầu cận vội mang đến tướng Grant một tách cà phê nóng hổi
docs -> Hồi tưởng của một sinh viên trường Luật Sài gòn khóa 1958 ls đoàn Thanh Liêm
docs -> Xây dựng Xã hội từng mảnh một Bài 3 – George Soros và công cuộc Xây dựng Xã hội Mở Toàn cầu
docs -> Nữ danh ca Joan Baez và Những người đã ủng hộ csvn đã thức tỉnh & không còn là bạn của csvn
docs -> Duong Nhu Nguyen Thay lời tựa: “Tôi yêu lắm cái linh hồn
docs -> Tham khảo tại các Thư Viện ở Mỹ
docs -> Trong tương lai nó còn quý hơn cả vàng
docs -> S: Smile (Cười) T: Talk (Nói) R: Raise (Đưa (tay) lên)

tải về 20.28 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương