BẢng tổng hợp hỏI – ĐÁp sau các hội nghị ĐỐi thoại với doanh nghiệp của tổng cục hải quan



tải về 360.51 Kb.
trang1/6
Chuyển đổi dữ liệu08.07.2016
Kích360.51 Kb.
#1602
  1   2   3   4   5   6
BỘ TÀI CHÍNH

TỔNG CỤC HẢI QUAN Hà Nội, ngày tháng 03 năm 2013



BẢNG TỔNG HỢP HỎI – ĐÁP SAU CÁC HỘI NGHỊ

ĐỐI THOẠI VỚI DOANH NGHIỆP CỦA TỔNG CỤC HẢI QUAN




Tổng số 61 câu hỏi, trong đó:

- Các nội dung vướng mắc về thủ tục hải quan gồm: 37 câu (từ câu 01 đến câu 37)

- Các nội dung vướng mắc về thuế gồm: 17 câu (từ câu 38 đến câu 54)

- Các nội dung vướng mắc khác gồm: 07 câu (từ câu 55 đến câu 61)


Phần I. Các nội dung vướng mắc về thủ tục hải quan

Câu 1. (Công ty TNHH Công Nghiệp Brother Việt Nam)

Điều 44 Thông tư 128/2013/TT-BTC về tờ khai hải quan một lần có áp dụng cho hải quan điện tử hay không?

Trả lời

Việc đăng ký tờ khai một lần không áp dụng cho hải quan điện tử vì Thông tư 196/2012/TT-BTC, Thông tư 22/2014/TT-BTC (có hiệu lực kể từ ngày 01/4/2014) không quy định áp dụng đối với trường hợp này.

Việc đăng ký và cấp số tờ khai theo phương thức điện tử được thực hiện nhanh chóng, các chứng từ đã được khai dưới dạng điện tử nên trong trường hợp quy định cho áp dụng tờ khai một lần cũng không thực sự tạo thuận lợi cho doanh nghiệp vì cả doanh nghiệp và cơ quan Hải quan sẽ phải theo dõi trừ lùi theo từng lần xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp.

Câu 2. (Công ty cổ phần CBG Đức Thanh)

1. Trong trường hợp doanh nghiệp chúng tôi có gửi 1 số mẫu không tính tiền cho khách hàng thì khi khai báo điện tử chúng tôi phải khai báo như thế nào? Hiện nay phần mềm hải quan điện tử chưa có mục này.

2. Lệ phí hải quan: khi doanh nghiệp chỉnh sửa nhiều lần trên hệ thống thông tin điện tử thì phát sinh nhiều thông báo lệ phí cho một tờ khai hải quan.

Trả lời

1. Căn cứ quy định tại Điều 1 Thông tư 196/2012/TT-BTC về “Phạm vi áp dụng” đối với thủ tục hải quan điện tử: thủ tục hải quan điện tử không áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại. Trường hợp của Quý Công ty, “hàng mẫu không tính tiền” được hiểu là hàng hóa không nhằm mục đích thương mại, thực hiện theo quy định tại Phần III Thông tư 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính.

2. Lệ phí hải quan khi doanh nghiệp chỉnh sửa nhiều lần trên hệ thống thông tin điện tử thì phát sinh nhiều thông báo lệ phí cho một tờ khai. Vướng mắc này chỉ phát sinh một lần khi triển khai hệ thống thông quan điện tử (ngày 01/01/2013), ngay sau đó Tổng cục Hải quan đã có bản nâng cấp hệ thống để khắc phục lỗi trên. Đến thời điểm hiện tại, không còn lỗi này phát sinh tại Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh.

Câu 3. (Công ty TNHH Maersk VN)

Về ô số 9 tờ khai hải quan xuất theo tiêu chí 1.1.35 và 1.1.36 mẫu số 1. Phụ lục 1 Thông tư 196/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 đối với hàng xuất vào kho CFS là không khả thi do người xuất khẩu chưa thể biết cảng xuất tại thời điểm khai báo hải quan. Đề nghị ô số 9 tờ khai xuất cho hàng đưa vào kho CFS được khai báo tên kho CFS thay vì cảng xuất.

Văn bản số 5116/TCHQ-CCHĐH ngày 28/8/2013 chưa giải quyết dứt điểm.

Trả lời

Ngày 13/11/2013, Bộ Tài chính đã ban hành công văn số 15603/BTC-TCHQ về việc khai báo “cửa khẩu xuất hàng” tại ô số 9 tờ khai hải quan điện tử xuất khẩu HQ/2012-XK đối với hàng hóa đưa vào kho CFS sau đó xuất khẩu, theo đó:

Đối với hàng hóa đưa vào kho CFS sau đó xuất khẩu, người khai hải quan thực hiện khai báo theo quy định hiện hành. Riêng đối với tiêu chí thông tin số 1.1.35 và tiêu chí số 1.1.36 mẫu số 1, Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 196/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính, người khai hải quan khai báo như sau:

- Tiêu chí thông tin số 1.1.35: Khai mã kho CFS;

- Tiêu chí thông tin số 1.1.36: Khai tên kho CFS.

Mã và tên kho CFS được thể hiện tại ô số 9 “cửa khẩu xuất hàng” trên tờ khai hải quan điện tử xuất khẩu HQ/2012-XK.

Ngày 14/2/2014, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 22/2014/TT-BTC quy định thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại có hiệu lực kể từ ngày 01/4/2014. Khi đó, việc khai báo mã địa điểm xếp hàng đã được cơ quan Hải quan mã hóa trong đó có mã của các kho CFS (doanh nghiệp có thể tham khảo trên website Hải quan www.customs.gov.vn) và được quy định tại Phụ lục II (ban hành kèm theo Thông tư này).

Câu 4. (Công ty TNHH Daiwa Plastios Thăng long)

Theo điểm a, khoản 1, Điều 49 Thông tư 128/2013/TT-BTC: Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất phải làm thủ tục hải quan theo quy định đối với từng loại hình xuất khẩu, nhập khẩu. Trường hợp áp dụng phương thức điện tử, các loại hình xuất khẩu, nhập khẩu nêu tại điểm này thực hiện theo quy định tại Thông tư số 196/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính trong trường hợp Thông tư có quy định.

Như vậy, từ ngày 01/11/2013, trường hợp áp dụng phương thức điện tử, thủ tục hải quan đối với hàng hóa của DNCX bán vào nội địa và hàng hóa của doanh nghiệp nội địa cho DNCX sẽ theo hướng dẫn của Thông tư 196/2012/TT-BTC. Cụ thể là: Bước 1: Giao hàng, Bước 2: Làm thủ tục nhập khẩu, Bước 3: Làm thủ tục xuất khẩu.

Cách hiểu của chúng tôi như trên có đúng không?

Trả lời

Để giải quyết vướng mắc cho doanh nghiệp khi thực hiện Điều 45 về thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ quy định tại Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính. Trong khi chờ hướng dẫn của Bộ Tài chính về việc thực hiện thống nhất trình tự thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ giữa thủ tục hải quan điện tử và truyền thống, Tổng cục Hải quan đã ban hành công văn số 6501/TCHQ-GSQL ngày 01/11/2013. Theo đó, tại Mục 2 của công văn hướng dẫn thực hiện như sau:

- Trường hợp doanh nghiệp áp dụng thủ tục hải quan điện tử thì tiếp tục thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 47 Thông tư số 196/2012/TT-BTC;

- Trường hợp doanh nghiệp áp dụng thủ tục hải quan truyền thống thì thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 45 Thông tư số 128/2013/TT-BTC;

- Trường hợp thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ được thực hiện tại 02 đơn vị Hải quan khác nhau nhưng 01 đơn vị Hải quan áp dụng hải quan điện tử, 01 đơn vị Hải quan áp dụng thủ tục hải quan truyền thống thì doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại Điều 45 Thông tư số 128/2013/TT-BTC.

Hướng dẫn này áp dụng đối với cả hàng hóa mua bán giữa DNCX và nội địa.

Tuy nhiên, khi Thông tư 22/2014/TT-BTC quy định thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại có hiệu lực kể từ ngày 01/4/2014 thì trình tự thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ thực hiện theo Thông tư này (Điều 27) và theo phương thức truyền thống được thực hiện thống nhất.

Câu 5. (Công ty TNHH Sai Gon Precision)

Tiêu hủy hàng hóa là hàng tiêu dùng, công cụ, dụng cụ:

Căn cứ vào mục a, Khoản 8, Điều 42 Thông tư 196/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012: Trước khi tiến hành tiêu hủy hàng hóa, Doanh nghiệp chế xuất phải khai thông tin về việc tiêu hủy nguyên liệu vật tư, sản phẩm, phế liệu, phế phẩm, hàng hoá tiêu dùng...cho cơ quan Hải quan, kèm văn bản cho phép tiêu hủy tại Việt Nam của Sở Tài nguyên và Môi trường theo đúng các tiêu chí và khuôn dạng quy định theo mẫu...Trước khi tiêu hủy, Doanh nghiệp phải khai báo cho cơ quan Hải quan biết về việc tiêu hủy này.

Tuy nhiên, để khai báo cho loại hàng này thì chúng tôi cần phải có Tờ khai hải quan nhập khẩu để biết mã hàng, ngày nhập khẩu, số Invoice... Điều này gây khó khăn cho chúng tôi nếu doanh nghiệp làm đúng theo quy định. Cụ thể là các công cụ, dụng cụ tiêu hao, hàng tiêu dùng tham gia vào quá trình sản xuất rất nhiều, do đó số lượng tiêu hao cũng rất lớn. Hơn nữa, chúng tôi không thể nào biết được những hàng hóa tiêu hao, tiêu dùng này thuộc Tờ khai hải quan nhập khẩu nào để khai báo cho cơ quan Hải quan một cách chính xác.

Đề nghị cho phép Doanh nghiệp không cần khai báo với cơ quan Hải quan đối với hàng hóa là dụng cụ tiêu hao, hàng tiêu dùng?

Trả lời

Theo quy định tại điểm h khoản 3 Điều 49 Thông tư số 128/2013/TT-BTC quy định “Việc tiêu huỷ phế liệu, phế phẩm thực hiện theo quy định của pháp luật và có sự giám sát của cơ quan Hải quan trừ trường hợp sơ hủy phế liệu, phế phẩm tại DNCX trước khi chính thức tiêu hủy. Quy định này áp dụng cho cả doanh nghiệp chế xuất thực hiện thủ tục hải quan điện tử theo Chương VI Thông tư số 196/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính”.

Tại điểm b khoản 4 Điều 49 Thông tư số 128/2013/TT-BTC có hướng dẫn hàng tiêu dùng phục vụ cho hoạt động nhà xưởng, sản xuất nhưng không xây dựng được định mức sử dụng theo đơn vị sản phẩm thì DNCX không phải phân chia theo mục đích sử dụng hay nguồn nhập khẩu, không phải đăng ký danh mục, đặt mã quản lý không phải báo cáo nhập-xuất-tồn định kỳ hàng tháng với cơ quan Hải quan (đối với DNCX nằm trong khu chế xuất), đối với DNCX nằm ngoài khu chế xuất nộp báo cáo tổng lượng hàng hóa tiêu dùng được nhập khẩu và mua từ nội địa trong quý. DNCX tự khai và tự chịu trách nhiệm về việc khai và sử dụng hàng hóa đúng mục đích. Quy định này áp dụng đối với cả DNCX thực hiện thủ tục hải quan điện tử theo Chương VI Thông tư số 196/2012/TT-BTC.

Thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của DNCX được thực hiện theo quy định tại Chương VI Thông tư số 196/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính. Những nội dung quy định tại Thông tư 128/2013/TT-BTC áp dụng cho cả thủ tục hải quan điện tử theo Thông tư 196/2012/TT-BTC thì thực hiện theo thông tư số 128/2013/TT-BTC.

Theo quy định tại Thông tư số 196/2012/TT-BTC, thủ tục tiêu hủy được quy định tại khoản 8 Điều 42. Theo đó trước khi tiến hành tiêu hủy hàng hóa, DNCX phải khai thông tin theo mẫu quy định trong đó có khai báo số/ký hiệu tờ khai nhập khẩu.

Căn cứ các quy định dẫn trên:

- Trước thời điểm ngày 01/11/2013 (trước thời điểm Thông tư số 128/2013/TT-BTC có hiệu lực), nếu DNCX thực hiện thủ tục hải quan điện tử theo quy định tại Thông tư số 196/2012/TT-BTC, khi tiêu hủy hàng hóa là hàng tiêu dùng phải khai báo theo quy định tại khoản 8 Điều 42 Thông tư 196/2012/TT-BTC để phục vụ công tác thanh khoản.

- Kể từ thời điểm ngày 01/11/2013 (thời điểm Thông tư số 128/2013/TT-BTC có hiệu lực), nếu DNCX thực hiện thủ tục hải quan điện tử theo quy định tại Thông tư số 196/2012/TT-BTC, khi tiêu hủy hàng hóa là hàng tiêu dùng DNCX không phải khai báo rõ với cơ quan Hải quan về hàng hóa tiêu hủy thuộc tờ khai nhập khẩu nào. Việc tiêu hủy thực hiện theo quy định của pháp luật và có sự giám sát của cơ quan Hải quan.



Câu 6. (Công ty cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành)

Hủy tờ khai hải quan xuất nhập khẩu

Căn cứ mục a, b, Khoản 1 Điều 11 của Thông tư 196/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 có qui định: Trường hợp hủy tờ khai là quá thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký, cấp số tờ khai hải quan mà không xuất trình hồ sơ và chưa xuất trình hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra”. Rồi căn cứ tại mục a, b khoản 2 Điều 11 nếu người khai hải quan không tạo thông tin hủy tờ khai thì cơ quan Hải quan cũng tiến hành hủy tờ khai. Tuy nhiên, thời gian qua doanh nghiệp bị cơ quan Hải quan bắt làm công văn trình lên Lãnh đạo cơ quan Hải quan phê duyệt cho hủy, sau đó doanh nghiệp scan truyền thì cán bộ đăng ký mới hủy (Các tờ khai xuất khẩu hủy là chưa hoàn thành thủ tục đăng ký, các tờ khai xuất khẩu mà doanh nghiệp không xuất là hàng nghiệm thu không đạt, truyền 2 lần (vì gửi lần 1 không thấy phản hồi) với số lượng tờ khai luồng xanh và vàng chiếm khoảng 80%).

Đề nghị nếu có tờ khai xuất khẩu nào quá 15 ngày thì cơ quan Hải quan cũng thực hiện hủy theo mục a, b của Khoản 2 Điều 11 Thông tư 196/2012/TT-BTC cho thuận tiện.

Trả lời

Các trường hợp hủy tờ khai được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 196/2012/TT-BTC, theo đó điểm a, b khoản 1 Điều 11 quy định như sau:

“a) Quá thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày đăng ký, cấp số tờ khai hải quan mà không xuất trình hồ sơ hải quan điện tử trong trường hợp phải xuất trình hồ sơ hải quan điện tử;

b) Quá thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan mà người khai hải quan chưa xuất trình hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra thực tế để cơ quan Hải quan kiểm tra;.........”

Điểm a khoản 2 Điều 11 Thông tư 196/2012/TT-BTC hướng dẫn cụ thể người khai hải quan thực hiện khi hủy tờ khai hải quan.

Theo tiết b1 điểm b khoản 2 Điều 11 thông tư 196/2012/TT-BTC: “Quá thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết hạn tờ khai đối với những tờ khai quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 11 mà người khai hải quan không thực hiện công việc quy định tại điểm a khoản 2 Điều 11, cơ quan Hải quan thực hiện việc hủy tờ khai và phản hồi cho người khai hải quan”. Không phải tất cả các lô hàng quá thời hạn 15 ngày thì cơ quan Hải quan sẽ thực hiện hủy tờ khai.

Mặt khác, theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 11 Thông tư số 196/2012/TT-BTC, khai nhiều tờ khai cho một lượng hàng hóa thuộc trường hợp người khai hải quan phải đề nghị hủy tờ khai hải quan đã đăng ký. Như vậy, những trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 11, cơ quan Hải quan sẽ xem xét, quyết định hủy tờ khai trên cơ sở đề nghị hủy tờ khai hải quan đã đăng ký của người khai hải quan.

Tiết b2 điểm b khoản 2 Điều 11 Thông tư 196/2012/TT-BTC quy định “Công chức Hải quan tiếp nhận thực hiện việc kiểm tra dữ liệu tờ khai hủy, đề xuất Lãnh đạo Chi cục và thực hiện việc hủy trên hệ thống...”. Như vậy, để đảm bảo việc kiểm tra dữ liệu tờ khai hủy, người khai hải quan cần phối hợp với cơ quan Hải quan để xác định thông tin về tờ khai hủy.

Nhằm tăng cường công tác quản lý để đấu tranh với các hành vi lợi dụng thủ tục hải quan điện tử để trục lợi trái pháp luật, Tổng cục Hải quan đã ban hành công văn 962/TCHQ-CCHĐH ngày 24/01/2014 hướng dẫn kiểm tra, xác định tính xác thực của lý do sửa chữa tờ khai và hủy tờ khai khi thực hiện thủ tục hải quan điện tử. Theo đó tại Mục 2 của công văn hướng dẫn, trong trường hợp tờ khai thuộc danh sách hủy thì cơ quan Hải quan yêu cầu người khai hải quan thực hiện theo quy định tại tiết a, khoản 2 Điều 11 Thông tư 196/2012/TT-BTC, đồng thời giải thích lý do xin hủy dưới dạng văn bản giấy và xuất trình các chứng từ chứng minh lý do xin hủy.

Ngày 14/2/2014, Bộ Tài chính đã banh hành Thông tư 22/2014/TT-BTC quy định thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại có hiệu lực kể từ ngày 01/4/2014, đối với tất cả các trường hợp hủy tờ khai. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Thông tư này, người khai hải quan phải có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị huỷ gửi cho Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai. Quy định này trước hết mang lại lợi ích cho chính người khai hải quan đề nghị hủy tờ khai (trong trường hợp đã nộp tiền thuế), đồng thời đảm bảo tính công khai, minh bạch giữa cơ quan Hải quan và doanh nghiệp.



Câu 7. (Công ty cổ phần lọc hóa dầu Nam Việt)

Thủ tục hủy tờ khai hải quan khi doanh nghiệp không nhận hàng? Theo quy định hiện hành thì sau 15 ngày thì tờ khai hải quan được hủy, tuy nhiên đến nay văn bản của Chi cục Hải quan cảng Sài Gòn khu vực III trả lời không được hủy?

Trả lời

Do câu hỏi của Doanh nghiệp chưa rõ ràng nên cơ quan Hải quan chưa đủ cơ sở để trả lời cụ thể. Liên quan tới việc hủy tờ khai hải quan, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:

- Đối với thủ tục hải quan thủ công: Đề nghị doanh nghiệp căn cứ quy định tại Điều 31 Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính để thực hiện, theo đó, các trường hợp được hủy tờ khai gồm:

a) Tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu quá 15 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 18 Luật Hải quan mà chưa làm xong thủ tục hải quan, trừ trường hợp hàng hóa nhập khẩu phải chờ kết quả kiểm tra/giám định của cơ quan quản lý chuyên ngành;



b) Tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã làm thủ tục hải quan, nhưng quá 15 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai không có hàng nhập khẩu đến cửa khẩu nhập hoặc hàng xuất khẩu chưa chịu sự giám sát của cơ quan Hải quan.

c. Người khai hải quan đề nghị hủy tờ khai hải quan đã đăng ký trong các trường hợp sau:

c.1. Khai nhiều tờ khai cho một lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu;

c.2. Tờ khai hàng hóa xuất khẩu đã có hàng hóa chịu sự giám sát hải quan nhưng người khai hải quan không xuất khẩu hàng hóa;”

- Đối với thủ tục hải quan điện tử: thực hiện theo quy định tại Điều 11 Thông tư số 196/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính. Theo đó các trường hợp hủy tờ khai gồm:

a) Quá thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày đăng ký, cấp số tờ khai hải quan mà không xuất trình hồ sơ hải quan điện tử trong trường hợp phải xuất trình hồ sơ hải quan điện tử;

b) Quá thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan mà người khai hải quan chưa xuất trình hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra thực tế để cơ quan Hải quan kiểm tra;

c) Quá thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày đăng ký, cấp số tờ khai hải quan, hàng hóa được miễn kiểm tra thực tế nhưng không có hàng nhập khẩu đến cửa khẩu nhập hoặc hàng xuất khẩu chưa chịu sự giám sát của cơ quan Hải quan;

d) Tờ khai hải quan điện tử đã được đăng ký, cấp số nhưng không tiếp tục thực hiện được thủ tục hải quan do Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan có sự cố hoặc có các sự cố ngoài Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;

đ) Người khai hải quan đề nghị hủy tờ khai hải quan đã đăng ký trong các trường hợp sau:

đ1) Khai nhiều tờ khai cho một lượng hàng hóa;

đ2) Tờ khai hàng hóa xuất khẩu đã có hàng hóa chịu sự giám sát hải quan nhưng người khai hải quan không xuất khẩu hàng hóa;

đ3) Tờ khai hải quan đăng ký không đúng loại hình hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Trong trường hợp này, chỉ được hủy tờ khai trước thời điểm kiểm tra thực tế hàng hóa hoặc quyết định miễn kiểm tra thực tế hàng hóa.”

Câu 8. (Công ty TNHH Công Nghiệp Brother Việt Nam)

Về điểm e3, khoản 3 điều 49, Thông tư 128/2013/TT-BTC

e.3) Đối với hàng hóa luân chuyển giữa các doanh nghiệp chế xuất không cùng một khu chế xuất nhưng các doanh nghiệp chế xuất này thuộc một tập đoàn hay một hệ thống công ty thì được lựa chọn không phải làm thủ tục hải quan hoặc làm thủ tục hải quan theo loại hình xuất nhập khẩu tại chỗ (trừ quy định về điều kiện xuất nhập khẩu tại chỗ). Quy định này áp dụng cho cả các doanh nghiệp chế xuất thực hiện thủ tục hải quan điện tử theo chương VI Thông tư số 196/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính”

Vậy có thể áp dụng đối với các công ty cùng tập đoàn nhưng khác loại hình hàng hóa được không?

Trả lời

Quy định tại điểm e3, khoản 3 Điều 49 Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính được áp dụng cho các doanh nghiệp chế xuất không cùng một khu chế xuất nhưng cùng thuộc một tập đoàn hoặc một hệ thống công ty.



Câu 9. (Công ty cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành)

Khai báo số cont. trên tờ khai khi khai báo hải quan xuất khẩu

Tại ô 25 của mẫu tờ khai số HQ/2012-XK có thể hiện thông tin (a) khai số cont; (b) số lượng kiện trong cont; (c) trọng lượng kiện hàng trong cont; (d) địa điểm đóng hàng. Trong các yêu cầu trên thì yêu cầu (a) khai số cont, khi khai báo truyền tờ khai xuất khẩu qua phần mềm E-Cus là khó khăn thêm cho công tác làm thủ tục (trước đây không có): Doanh nghiệp phải khai báo tờ khai xuất khẩu trước ngày lấy vỏ cont, kéo về nhà máy đóng hàng vài ngày, nên việc khai báo luôn số cont là khó khăn, nếu lấy được số cont sớm khai báo vào tờ khai nhưng sau đó gặp sự cố phải thay đổi lại số cont; rồi trường hợp khai báo số cont nhưng khi kéo về nhà máy phát hiện vỏ cont bị hư hỏng phải kéo đi trả lấy số cont mới; rồi trường hợp lấy số cont về nhưng không đóng đúng mà đảo chuyển qua đóng cont hàng khác (cùng hãng tàu),....cuối cùng để có số cont trên tờ khai khớp với thực tế buộc doanh nghiệp phải khai báo bổ sung lại thông tin, còn không khi kéo cont xuống cửa khẩu thanh lý hải quan và báo tàu không được dẫn tới rớt tàu, điều này làm thiệt hại thêm cho doanh nghiệp.

Trong khi luật cho phép tờ khai xuất khẩu được khai trước 15 ngày kể từ ngày hoàn thành thông quan, như vậy việc doanh nghiệp chủ động khai báo trước không có tác dụng, bên cạnh đó nếu phải khai báo bổ sung lại số cont mà rơi vào ngày nghỉ/tối thì tờ khai xuất khẩu đó không có người duyệt (quy định hiện hành tờ khai xuất khẩu khai báo bổ sung phải do Lãnh đạo Chi cục Hải quan tại nơi khai báo xem xét duyệt, thậm chí bị nâng từ luồng xanh -> vàng -> đỏ). Đây thật sự là khó khăn mà mấy tháng qua doanh nghiệp phải tốn thêm chi phí xin số cont khai báo trước các lô hàng xuất khẩu phải đóng buổi tối/ngày thứ 7/chủ nhật.

Khi doanh nghiệp nhập truyền thông tin và hoàn thành thủ tục đăng ký không cần khai báo số cont, số cont được bổ sung khi đưa hàng tới kiểm tra thực tế (nếu bị kiểm tra), hoặc đưa hàng xuống cảng/cửa khẩu để thông quan, tức làm như trước khi có Thông tư 196/2012/TT-BTC.

(Hiện nay, doanh nghiệp khai tại Cục Hải quan Bình Dương doanh nghiệp phải khai báo số cont, còn các Cục Hải quan nơi khác thì không). Việc này không đồng bộ nên kiến nghị Tổng cục Hải quan xem xét bỏ bớt các quy định không cần thiết để giảm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.

Trả lời

Từ ngày 01/4/2014, Tổng cục Hải quan triển khai thực hiện chính thức hệ thống thông quan điện tử tự động VNACCS.

Theo đó, việc khai số cont đối với hàng hóa xuất khẩu là tiêu chí bắt buộc khi khai hệ thống VNACCS.

Hệ thống VNACCS có nghiệp vụ khai trước EDA, nếu khi khai báo, doanh nghiệp chưa có số cont chính xác thì được khai tạm, khi đã có số cont chính xác thì doanh nghiệp đăng ký khai chính thức EDC cho hàng hóa để thực hiện thủ tục xuất khẩu.



Câu 10. (Công ty TNHH Công Nghiệp Brother Việt Nam)

Điểm b khoản 1 Điều 49 Thông tư 128/2013/TT-BTC quy định: “b. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất làm thủ tục hải quan theo qui định đối với từng loại hình xuất khẩu, nhập khẩu. Trường hợp áp dụng phương thức điện tử, các loại hình xuất khẩu, nhập khẩu nêu tại điểm này thực hiện theo qui định tại Thông tư số 196/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính trong trường hợp Thông tư có quy định”

Trong khi đó khoản 1, Điều 168 quy định: “Thủ tục hải quan đối với một số loại hình hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã hướng dẫn tại Thông tư 196/2012/TT-BTC nhưng được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư này thì thực hiện nội dung sửa đổi, bổ sung tại Thông tư này”

Như vậy doanh nghiệp chế xuất sẽ áp dụng thủ tục hải quan theo qui định nào?

Trả lời

- Về nguyên tắc, thủ tục hải quan điện tử thực hiện theo Thông tư 196/2012/TT-BTC, thủ tục hải quan thủ công thực hiện theo Thông tư số 128/2013/TT-BTC.

+ Trong trường hợp các thủ tục quy định tại Thông tư 128/2013/TT-BTC có quy định cụ thể áp dụng đối với thủ tục hải quan điện tử thì thực hiện theo quy định tại Thông tư số 128/2013/TT-BTC.

+ Trong trường hợp các thủ tục quy định tại Thông tư 128/2013/TT-BTC không quy định cụ thể áp dụng đối với thủ tục hải quan điện tử thì chỉ áp dụng đối với thủ tục hải quan điện tử trong trường hợp thủ tục đó cũng được quy định tại Thông tư 196/2012/TT-BTC.

- Riêng thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ thì thực hiện theo hướng dẫn tại điểm 2 công văn số 6501/TCHQ-GSQL ngày 01/11/2013 của Tổng cục Hải quan. Theo đó, nếu áp dụng thủ tục hải quan điện tử thì thực hiện theo Thông tư 196/2012/TT-BTC, nếu áp dụng thủ tục hải quan truyền thống thì thực hiện theo Thông tư 128/2013/TT-BTC.



tải về 360.51 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương