BẢng so sánh nghị định số 55/2011/NĐ-cp với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 55/2011/NĐ-cp



tải về 313.77 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích313.77 Kb.
#23069
1   2   3

6. Về công tác bồi thường của Nhà nước

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường của Nhà nước trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ theo quy định của pháp luật.




6. Về công tác bồi thường của Nhà nước

a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm bồi thường thực hiện việc giải quyết bồi thường theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của nhà nước; cung cấp thông tin và hướng dẫn thủ tục hỗ trợ người bị thiệt hại thực hiện quyền yêu cầu bồi thường;

b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan theo dõi, kiểm tra, thanh tra việc giải quyết bồi thường trong phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

c) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường trong trường hợp người bị thiệt hại yêu cầu hoặc không có sự thống nhất về trách nhiệm bồi thường giữa các đơn vị thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ;

d) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ giải quyết bồi thường cho cán bộ, công chức thực hiện công tác giải quyết bồi thường trong phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan ngang

đ) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

e) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan định kỳ 6 tháng và hàng năm thống kê, tổng kết, đánh giá việc thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ xem xét, quyết định gửi Bộ Tư pháp tổng hợp.

7. Về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc tổ chức hoặc tham gia thực hiện hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp thuộc trách nhiệm của Bộ, cơ quan ngang Bộ theo quy định của pháp luật.



7. Về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp

a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng chương trình, kế hoạch công tác hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp hàng năm trong phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ và tổ chức thực hiện sau khi chương trình, kế hoạch được phê duyệt;



b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan biên soạn tài liệu giới thiệu, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành trong phạm vi ngành, lĩnh vực do mình quản lý liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp;

c) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ tổ chức việc xây dựng và thực hiện chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

d) Chủ trì tiếp nhận đề nghị và giải đáp cho doanh nghiệp về pháp luật có liên quan đến lĩnh vực quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ trong trường hợp việc giải đáp của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp;

đ) Chủ trì với các đơn vị có liên quan cập nhật cơ sở dữ liệu về văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp để đăng tải trên trang thông tin điện tử của Bộ, cơ quan ngang Bộ trừ văn bản thuộc danh mục bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật;

e) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan với xây dựng báo cáo hàng năm về việc thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, tổng kết công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp hoặc theo yêu cầu của Bộ Tư pháp để trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ xem xét, quyết định gửi Bộ Tư pháp.”


8. Về công tác tham mưu về các vấn đề pháp lý và tham gia tố tụng

a) Tham gia ý kiến về mặt pháp lý đối với việc xử lý các vấn đề thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ; có ý kiến về mặt pháp lý đối với quyết định, văn bản chỉ đạo, điều hành quan trọng của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ;

b) Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu cho Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ về các vấn đề pháp lý khi tham gia tố tụng để bảo vệ lợi ích hợp pháp của Bộ, cơ quan ngang Bộ theo quy định của pháp luật;

c) Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị có liên quan tham gia xử lý, đề xuất, kiến nghị các biện pháp phòng ngừa, khắc phục hậu quả các vi phạm pháp luật, nội quy, quy chế theo sự phân công của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ.



8. Về công tác tham mưu về các vấn đề pháp lý và tham gia tố tụng

Giữ nguyên

9. Về hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác pháp chế

Hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác pháp chế đối với tổ chức pháp chế ở các Tổng cục và tương đương, Cục thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các doanh nghiệp mà Bộ, cơ quan ngang Bộ là đại diện chủ sở hữu phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp.



9. Về hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác pháp chế

Giữ nguyên

10. Về thi đua khen thưởng trong công tác pháp chế

Phối hợp với các đơn vị có liên quan đề xuất với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ khen thưởng hoặc để Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ đề nghị cơ quan có thẩm quyền khen thưởng đối với cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác pháp chế.



10. Về thi đua khen thưởng trong công tác pháp chế

Giữ nguyên



11. Về hợp tác với nước ngoài về pháp luật

Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác với nước ngoài về pháp luật theo sự phân công của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ và theo quy định của pháp luật.



11. Về hợp tác với nước ngoài về pháp luật

Giữ nguyên



12. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ giao hoặc theo quy định của pháp luật.

12. Giữ nguyên

Điều 4. Nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức pháp chế ở cơ quan thuộc Chính phủ

Điều 4. Nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức pháp chế ở cơ quan thuộc Chính phủ

1. Giúp Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều 3 Nghị định này, trừ các nhiệm vụ quy định tại điểm d khoản 1, điểm đ khoản 2 và khoản 3.

2. Tham gia ý kiến đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các đơn vị khác soạn thảo trước khi trình Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ.



1. Giữ nguyên

2. Giữ nguyên




3. Phối hợp với tổ chức pháp chế của Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực và các đơn vị liên quan của cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật, kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của pháp luật.


3. “Chủ trì hoặc phối hợp với tổ chức pháp chế của Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực và các đơn vị liên quan của cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật, pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật, kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của pháp luật.”

4. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ giao hoặc theo quy định của pháp luật.

4. Giữ nguyên

Điều 5. Nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức pháp chế ở Tổng cục và tương đương, Cục thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ

Điều 5. Nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức pháp chế ở Tổng cục và tương đương, Cục thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ

1. Về công tác xây dựng pháp luật

1. Về công tác xây dựng pháp luật

a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan giúp Tổng cục trưởng, Cục trưởng lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước chuyên sâu;

b) Giúp Tổng cục trưởng, Cục trưởng phối hợp với Vụ Pháp chế của Bộ, cơ quan ngang Bộ lập dự kiến chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hàng năm của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

c) Chủ trì hoặc tham gia soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật theo sự phân công của Tổng cục trưởng, Cục trưởng;

d) Tham gia ý kiến đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các đơn vị khác soạn thảo trước khi trình Tổng cục trưởng, Cục trưởng xem xét, quyết định việc đề nghị Vụ Pháp chế của Bộ, cơ quan ngang Bộ thẩm định;

đ) Chủ trì hoặc phối hợp chuẩn bị hồ sơ dự thảo văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước chuyên sâu trình Tổng cục trưởng, Cục trưởng đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia góp ý hoặc đề nghị Vụ Pháp chế của Bộ, cơ quan ngang Bộ thẩm định;

e) Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị liên quan giúp Tổng cục trưởng, Cục trưởng góp ý dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan khác gửi lấy ý kiến.



a) Giữ nguyên

b) Giúp Tổng cục trưởng, Cục trưởng phối hợp với Vụ, Cục Pháp chế và tương đương của Bộ, cơ quan ngang Bộ lập dự kiến chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hàng năm của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

c) Giữ nguyên

d) Tham gia ý kiến đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các đơn vị khác soạn thảo trước khi trình Tổng cục trưởng, Cục trưởng xem xét, quyết định việc đề nghị Vụ, Cục Pháp chế và tương đương của Bộ, cơ quan ngang Bộ thẩm định;

đ) Chủ trì hoặc phối hợp chuẩn bị hồ sơ dự thảo văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước chuyên sâu trình Tổng cục trưởng, Cục trưởng đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia góp ý hoặc đề nghị Vụ, Cục Pháp chế và tương đương của Bộ, cơ quan ngang Bộ thẩm định;

e) Giữ nguyên






1a. Về công tác kiểm soát thủ tục hành chính

Giúp Tổng cục trưởng, Cục trưởng phối hợp với Vụ, Cục Pháp chế và tương đương của Bộ, cơ quan ngang Bộ tổ chức thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính và xử lý các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính theo quy định của pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước chuyên sâu.”

2. Về công tác rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật và pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật

2. “Về công tác rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật và pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật”.

a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thường xuyên rà soát, định kỳ hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước chuyên sâu; định kỳ 6 tháng, hàng năm xây dựng báo cáo trình Tổng cục trưởng, Cục trưởng gửi Vụ Pháp chế của Bộ, cơ quan ngang Bộ tổng hợp, trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật và đề xuất phương án xử lý những quy phạm pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo, trái pháp luật hoặc không còn phù hợp;

a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thường xuyên rà soát, định kỳ hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước chuyên sâu; định kỳ 6 tháng, hàng năm xây dựng báo cáo trình Tổng cục trưởng, Cục trưởng gửi Vụ, Cục Pháp chế và tương đương của Bộ, cơ quan ngang Bộ tổng hợp, trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật và đề xuất phương án xử lý những quy phạm pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo, trái pháp luật hoặc không còn phù hợp;

b) Thực hiện pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước chuyên sâu theo quy định của pháp luật.

b) Giữ nguyên





c) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan giúp Tổng cục trưởng, Cục trưởng phối hợp với tổ chức pháp chế các Bộ, cơ quan ngang Bộ giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ thực hiện việc hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước chuyên sâu.

3. Về công tác kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật

3. Về công tác kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật

Chủ trì giúp Tổng cục trưởng, Cục trưởng phối hợp với Vụ Pháp chế Bộ, cơ quan ngang Bộ kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của pháp luật

Chủ trì giúp Tổng cục trưởng, Cục trưởng phối hợp với Vụ, Cục Pháp chế và tương đương của Bộ, cơ quan ngang Bộ kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của pháp luật

4. Về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

4. Về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan lập kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm, dài hạn trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước chuyên sâu trình Tổng cục trưởng, Cục trưởng và tổ chức thực hiện kế hoạch sau khi được phê duyệt;

“a) Giữ nguyên


b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu, giúp Tổng cục trưởng, Cục trưởng định kỳ 6 tháng, hàng năm tiến hành kiểm tra, tổng kết tình hình thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; báo cáo Vụ Pháp chế Bộ, cơ quan ngang Bộ về kết quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật để tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ.

b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu, giúp Tổng cục trưởng, Cục trưởng định kỳ 6 tháng, hàng năm tiến hành kiểm tra, tổng kết tình hình thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; báo cáo Vụ, Cục Pháp chế và tương đương của Bộ, cơ quan ngang Bộ về kết quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật để tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ.




c) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng, tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ báo cáo viên pháp luật của Tổng cục, Cục; hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc các đơn vị của Tổng cục, Cục trong việc thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;

d) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục, Cục;

đ) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện việc sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở Tổng cục, Cục;

5. Về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật và kiểm tra việc thực hiện pháp luật

5. Về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật và kiểm tra việc thực hiện pháp luật

a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu, giúp Tổng cục trưởng, Cục trưởng thực hiện công tác kiểm tra, theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước chuyên sâu theo quy định của pháp luật

a) Giữ nguyên

b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan đôn đốc, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện pháp luật;

b) Giữ nguyên

c) Chủ trì xây dựng báo cáo theo dõi tình hình thi hành pháp luật và kiểm tra việc thực hiện pháp luật trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước chuyên sâu trình Tổng cục trưởng, Cục trưởng gửi Vụ Pháp chế Bộ, cơ quan ngang Bộ tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ.

c) Chủ trì xây dựng báo cáo theo dõi tình hình thi hành pháp luật và kiểm tra việc thực hiện pháp luật trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước chuyên sâu trình Tổng cục trưởng, Cục trưởng gửi Vụ, Cục Pháp chế và tương đương của Bộ, cơ quan ngang Bộ tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ.




d) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan giúp Tổng cục trưởng, Cục trưởng xây dựng kế hoạch công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục và tương đương, Cục thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ và tổ chức thực hiện kế hoạch sau khi được phê duyệt;

đ) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan giúp Tổng cục trưởng, Cục trưởng xem xét, đánh giá tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi quản lý của Tổng cục và tương đương, Cục thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ;

e) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật về ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước chuyên sâu của Tổng cục và tương đương, Cục thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ theo quy định của pháp luật.”




5a. Về quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính

a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan giúp Tổng cục trưởng, Cục trưởng phối hợp Vụ, Cục Pháp chế và tương đương của Bộ, cơ quan ngang Bộ thực hiện các nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi quản lý nhà nước chuyên sâu của Tổng cục và tương đương, Cục thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ;

b) Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị có liên quan giúp Tổng cục trưởng, Cục trưởng thực hiện việc thống kê về xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi quản lý của Tổng cục và tương đương, Cục thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, gửi Vụ, Cục Pháp chế và tương đương của Bộ, cơ quan ngang Bộ tổng hợp;

c) Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị có liên quan giúp Tổng cục trưởng, Cục trưởng phối hợp với Vụ, Cục Pháp chế và tương đương của Bộ, cơ quan ngang Bộ xây dựng, duy trì cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền xử phạt của Tổng cục và tương đương, Cục thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ và tích hợp thông tin vào cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính theo sự phân công của Tổng cục trưởng, Cục trưởng;

d) Chủ trì, phối hợp với Vụ, Cục Pháp chế và tương đương của Bộ, cơ quan ngang Bộ giúp Tổng cục trưởng, Cục trưởng thực hiện kiểm tra tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Tổng cục và tương đương, Cục thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ;

đ) Chủ trì, giúp Tổng cục trưởng, Cục trưởng phối hợp với Vụ, Cục Pháp chế và tương đương của Bộ, cơ quan ngang Bộ thực hiện các nhiệm vụ phổ biến, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền quản lý của Tổng cục và tương đương, Cục thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ;

e) Chủ trì, giúp Tổng cục trưởng, Cục trưởng xây dựng báo cáo 6 tháng và hàng năm về tình hình xử phạt vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của Tổng cục và tương đương, Cục thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, gửi Vụ, Cục Pháp chế và tương đương của Bộ, cơ quan ngang Bộ tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ.”

6. Về công tác bồi thường của Nhà nước

6. Về công tác bồi thường của Nhà nước

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan giúp Tổng cục trưởng, Cục trưởng thực hiện công tác bồi thường của Nhà nước trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước chuyên sâu theo quy định của pháp luật.


a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm bồi thường thực hiện việc giải quyết bồi thường, chi trả tiền bồi thường và thực hiện trách nhiệm hoàn trả quy định của pháp luật; cung cấp thông tin và hướng dẫn thủ tục hỗ trợ người bị thiệt hại thực hiện quyền yêu cầu bồi thường;

b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan theo dõi, kiểm tra, thanh tra việc giải quyết bồi thường trong phạm vi quản lý nhà nước chuyên sâu của Tổng cục, Cục thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ;

c) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan giúp Tổng cục trưởng, Cục trưởng phối hợp với Vụ, Cục Pháp chế và tương đương của Bộ, cơ quan ngang Bộ xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường trong trường hợp người bị thiệt hại yêu cầu hoặc không có sự thống nhất về trách nhiệm bồi thường giữa các đơn vị thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ;

d) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan giúp Tổng cục trưởng, Cục trưởng phối hợp với phối hợp với Vụ, Cục Pháp chế và tương đương của Bộ, cơ quan ngang Bộ tổ chức bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ giải quyết bồi thường cho cán bộ, công chức thực hiện công tác giải quyết bồi thường trong phạm vi quản lý;

đ) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan giúp Tổng cục trưởng, Cục trưởng phối hợp với Vụ, Cục Pháp chế và tương đương của Bộ, cơ quan ngang Bộ trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong phạm vi quản lý nhà nước chuyên sâu;

e) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan định kỳ 6 tháng và hàng năm thống kê, tổng kết, đánh giá việc thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong phạm vi quản lý nhà nước chuyên sâu trình Tổng cục trưởng, Cục trưởng xem xét, quyết định gửi Vụ, Cục Pháp chế và tương đương của Bộ, cơ quan ngang Bộ tổng hợp”.

7. Về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp

7. Về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp

Chủ trì giúp Tổng cục trưởng, Cục trưởng phối hợp với Vụ Pháp chế Bộ, cơ quan ngang Bộ trong việc thực hiện hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật

a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng chương trình, kế hoạch công tác hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp hàng năm trong phạm vi quản lý nhà nước chuyên sâu của Tổng cục và tương đương, Cục thuộc Bộ cơ quan ngang Bộ và tổ chức thực hiện sau khi chương trình, kế hoạch được phê duyệt;

b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan giúp Tổng cục trưởng, Cục trưởng phối hợp với Vụ, Cục Pháp chế và tương đương của Bộ, cơ quan ngang Bộ xây dựng tài liệu giới thiệu, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành; tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước chuyên sâu;

c) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan giúp Tổng cục trưởng, Cục trưởng phối hợp với Vụ, Cục Pháp chế và tương đương của Bộ, cơ quan ngang Bộ thực hiện việc giải đáp cho doanh nghiệp về pháp luật có liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước chuyên sâu của Tổng cục và tương đương, Cục thuộc Bộ cơ quan ngang Bộ trong trường hợp việc giải đáp của cơ quan chuyên môn ở địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp và tổ chức việc tiếp nhận, tổng hợp kiến nghị của doanh nghiệp liên quan đến các quy định pháp luật để sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật;

d) Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị có liên quan giúp Tổng cục trưởng, Cục trưởng phối hợp với Vụ, Cục Pháp chế và tương đương của Bộ, cơ quan ngang Bộ trong việc xây dựng, duy trì, cập nhật cơ sở dữ liệu về văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý chuyên sâu có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp;

đ) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan giúp Tổng cục trưởng, Cục trưởng phối hợp với Vụ, Cục Pháp chế và tương đương của Bộ, cơ quan ngang Bộ trong việc xây dựng báo cáo hàng năm về việc thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, tổng kết công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.”

8. Về công tác tham mưu về các vấn đề pháp lý và tham gia tố tụng

8. Về công tác tham mưu về các vấn đề pháp lý và tham gia tố tụng

a) Tham gia ý kiến về mặt pháp lý đối với việc xử lý các vấn đề thuộc trách nhiệm quản lý của Tổng cục trưởng, Cục trưởng; có ý kiến về mặt pháp lý đối với quyết định, văn bản chỉ đạo, điều hành quan trọng của Tổng cục trưởng, Cục trưởng;

a) Giữ nguyên

b) Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu cho Tổng cục trưởng, Cục trưởng về các vấn đề pháp lý khi tham gia tố tụng để bảo vệ lợi ích hợp pháp của Tổng cục và tương đương, Cục thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ theo quy định của pháp luật;

b) Giữ nguyên

c) Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị có liên quan tham gia xử lý, đề xuất, kiến nghị các biện pháp phòng ngừa, khắc phục hậu quả các vi phạm pháp luật, nội quy, quy chế theo sự phân công của Tổng cục trưởng, Cục trưởng.

c) Giữ nguyên

9. Về thi đua khen thưởng trong công tác pháp chế

Phối hợp với các đơn vị có liên quan đề xuất với Tổng cục trưởng, Cục trưởng khen thưởng hoặc để Tổng cục trưởng, Cục trưởng đề nghị cơ quan có thẩm quyền khen thưởng đối với cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác pháp chế.



9. Giữ nguyên

10. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục trưởng, Cục trưởng giao hoặc theo quy định của pháp luật.


10. Giữ nguyên


Điều 6. Nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức pháp chế ở cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Điều 6. Nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức pháp chế ở cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

1. Về công tác xây dựng pháp luật

1. Về công tác xây dựng pháp luật

a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan giúp Thủ trưởng cơ quan lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương;

b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan giúp Thủ trưởng cơ quan phối hợp với Sở Tư pháp lập dự kiến chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hàng năm của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

c) Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị liên quan chuẩn bị hồ sơ dự thảo văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương trình Thủ trưởng cơ quan đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia góp ý hoặc đề nghị Sở Tư pháp thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

d) Chủ trì hoặc tham gia soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật theo sự phân công của Thủ trưởng cơ quan;

đ) Tham gia ý kiến đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các đơn vị khác soạn thảo trước khi trình Thủ trưởng cơ quan xem xét, quyết định việc đề nghị Sở Tư pháp thẩm định;

e) Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị liên quan giúp Thủ trưởng cơ quan góp ý dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan khác gửi lấy ý kiến.



Giữ nguyên




1a. Về công tác kiểm soát thủ tục hành chính

1a. Về công tác kiểm soát thủ tục hành chính



a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan giúp Thủ trưởng cơ quan xây dựng chương trình, kế hoạch hàng năm về công tác kiểm soát thủ tục hành chính liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương;

b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan giúp Thủ trưởng cơ quan phối hợp với Sở Tư pháp kiểm soát việc thực hiện thủ tục hành chính thuộc phạm vi, thẩm quyền quản lý nhà nước của cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp luật;

c) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan giúp Thủ trưởng cơ quan xử lý các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính thuộc phạm vi, thẩm quyền quản lý của cơ quan chuyên môn;

d) Đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị có liên quan thực hiện việc rà soát, đánh giá tác động thủ tục hành chính, công bố, công khai thủ tục hành chính và việc giải quyết thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật về kiểm soát thủ tục hành chính;

đ) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan phối hợp với Sở Tư pháp kiểm soát chất lượng và nhập dữ liệu thủ tục hành chính, văn bản liên quan đã được công bố vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính;

g) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan giúp Thủ trưởng cơ quan xây dựng báo cáo 6 tháng hoặc theo yêu cầu đột xuất về tình hình và kết quả thực hiện việc kiểm soát thủ tục hành chính và việc tiếp nhận, xử lý các phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính gửi Sở Tư pháp tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.”

2. Về công tác rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật

2. Về công tác rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật

a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thường xuyên rà soát, định kỳ hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương


a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước ở địa phương của cơ quan chuyên môn và tổ chức thực hiện kế hoạch sau khi được phê duyệt;

b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan giúp Thủ trưởng cơ quan chuyên môn chủ trì, phối hợp với Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan liên quan thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có nội dung điều chỉnh những vấn đề thuộc phạm vi quản lý nhà nước ở địa phương của cơ quan chuyên môn;

c) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện việc rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật, kiến nghị xử lý kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật thuộc trách nhiệm của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

d) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng thuộc Sở Tư pháp hướng dẫn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật;

b) Định kỳ 6 tháng, hàng năm xây dựng báo cáo trình Thủ trưởng cơ quan gửi Sở Tư pháp để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật và đề xuất phương án xử lý những quy phạm pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo, trái pháp luật hoặc không còn phù hợp.


đ) Định kỳ 6 tháng, hàng năm xây dựng báo cáo trình Thủ trưởng cơ quan gửi Sở Tư pháp để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật và đề xuất phương án xử lý những quy phạm pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo, trái pháp luật hoặc không còn phù hợp.

3. Về công tác kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật

3. Về công tác kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật

a) Chủ trì giúp Thủ trưởng cơ quan phối hợp với Sở Tư pháp kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của pháp luật;

b) Xây dựng báo cáo kết quả kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật trình Thủ trưởng cơ quan để gửi Sở Tư pháp tổng hợp, báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.




a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan giúp Thủ trưởng cơ quan phối hợp với Sở Tư pháp trong việc xây dựng kế hoạch công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật và tổ chức thực hiện kế hoạch sau khi phê duyệt;

b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan giúp Thủ trưởng cơ quan phối hợp với Sở Tư pháp thực hiện việc kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của pháp luật về kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật;

c) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan giúp Thủ trưởng cơ quan phối hợp với Sở Tư pháp đề xuất biện pháp xử lý văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật theo quy định của pháp luật về xử lý văn bản quy phạm pháp luật;

d) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan giúp Thủ trưởng cơ quan phối hợp với Sở Tư pháp trong việc tổ chức mạng lưới thông tin, xây dựng và quản lý hệ cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác kiểm tra và xử lý văn bản trong phạm vi thẩm quyền của cơ quan chuyên môn;

đ) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan giúp Thủ trưởng cơ quan phối hợp với Sở Tư pháp xây dựng báo cáo 6 tháng, hàng năm hoặc đột xuất về công tác kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật.”

4. Về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

4. Về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan lập kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật dài hạn, hàng năm trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương trình Thủ trưởng cơ quan và tổ chức thực hiện kế hoạch sau khi được phê duyệt;

b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương; hướng dẫn, kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của các đơn vị thuộc cơ quan;

c) Chủ trì và phối hợp với các đơn vị tổ chức xây dựng, quản lý và khai thác tủ sách pháp luật tại cơ quan;

d) Chủ trì và phối hợp với các đơn vị tham mưu, giúp Thủ trưởng cơ quan định kỳ 6 tháng, hàng năm tiến hành kiểm tra, tổng kết tình hình thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; báo cáo Sở Tư pháp về kết quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật để Sở Tư pháp tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tư pháp.



a) Giữ nguyên

b) Giữ nguyên

c) Giữ nguyên

d) Giữ nguyên







đ) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan giúp Thủ trưởng cơ quan phối hợp với Sở Tư pháp xây dựng, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ báo cáo viên pháp luật của cơ quan;

e) Phối hợp với các đơn vị có liên quan giúp Thủ trưởng cơ quan kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước ở địa phương.

5. Về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật và kiểm tra việc thực hiện pháp luật


5. Về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật và kiểm tra việc thực hiện pháp luật

a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan giúp Thủ trưởng cơ quan thực hiện công tác kiểm tra, theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương theo quy định của pháp luật;


Giữ nguyên

b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan giúp Thủ trưởng cơ quan đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện pháp luật;

c) Chủ trì xây dựng báo cáo kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật và kiểm tra việc thực hiện pháp luật trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương trình Thủ trưởng cơ quan chuyên môn gửi Sở Tư pháp.




Giữ nguyên

Giữ nguyên






d) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan giúp Thủ trưởng cơ quan xây dựng kế hoạch công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương, trình Thủ trưởng cơ quan chuyên môn gửi Sở Tư pháp và tổ chức thực hiện kế hoạch sau khi được phê duyệt;

đ) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan giúp Thủ trưởng cơ quan xem xét, đánh giá tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương;

e) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật về ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương.”




5a. Về quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính

a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan, giúp Thủ trưởng cơ quan thực hiện việc theo dõi công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương;

b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan giúp Thủ trưởng cơ quan phối hợp với Sở Tư pháp thực hiện các nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính về ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương;

c) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan phối hợp Sở Tư pháp phổ biến, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính về ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương;

d) Phối hợp với Sở Tư pháp thực hiện việc thống kê về xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương;

đ) Phối hợp với Sở Tư pháp xây dựng, duy trì cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương;

e) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan giúp Thủ trưởng cơ quan chuyên môn xây dựng báo cáo 6 tháng, hàng năm về công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương, trình Thủ trưởng cơ quan gửi Sở Tư pháp tổng hợp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.”

6. Về công tác bồi thường của Nhà nước

6. Về công tác bồi thường của Nhà nước

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan giúp Thủ trưởng cơ quan thực hiện công tác bồi thường của Nhà nước theo quy định của pháp luật.


a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan giúp Thủ trưởng cơ quan phối hợp với Sở Tư pháp trong việc tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước ở địa phương về công tác bồi thường của Nhà nước;

b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan hướng dẫn các đơn vị thuộc cơ quan có trách nhiệm bồi thường thực hiện giải quyết bồi thường;

c) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các đơn vị thuộc cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc giải quyết bồi thường;

d) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan theo dõi, kiểm tra việc giải quyết bồi thường trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương;

đ) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan giúp Thủ trưởng cơ quan phối hợp với Sở Tư pháp tham mưu cho Ủy ban nhân dân xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường trong trường hợp người bị thiệt hại yêu cầu hoặc không có sự thống nhất về trách nhiệm bồi thường giữa các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện;

e) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan giúp Thủ trưởng cơ quan phối hợp với Sở Tư pháp tổ chức bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ giải quyết bồi thường cho các cán bộ, công chức thực hiện công tác giải quyết bồi thường;

g) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước theo quy định của pháp luật;h) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan định kỳ 6 tháng và hàng năm thống kê, tổng kết, đánh giá việc thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong phạm vi quản lý nhà nước ở địa phương của cơ quan chuyên môn, trình Thủ trưởng cơ quan xem xét, quyết định gửi Sở Tư pháp tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.”

7. Về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp

7. Về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp

Chủ trì giúp Thủ trưởng cơ quan phối hợp với Sở Tư pháp trong việc thực hiện hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.


a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan giúp Thủ trưởng cơ quan phối hợp với Sở Tư pháp trong việc xây dựng chương trình, kế hoạch công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch sau khi được phê duyệt;

b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; tiếp nhận, giải đáp về pháp luật cho doanh nghiệp trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương của cơ quan chuyên môn;

c) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan giúp Thủ trưởng cơ quan phối hợp với Sở Tư pháp xây dựng, duy trì, cập nhật cơ sở dữ liệu về văn bản quy phạm pháp luật trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp;

d) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan giúp Thủ trưởng cơ quan phối hợp với Sở Tư pháp xây dựng báo cáo hàng năm về hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, tổng kết công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại địa phương.”

8. Về công tác tham mưu về các vấn đề pháp lý và tham gia tố tụng

8. Về công tác tham mưu về các vấn đề pháp lý và tham gia tố tụng

a) Tham gia ý kiến về mặt pháp lý đối với việc xử lý các vấn đề trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương; có ý kiến về mặt pháp lý đối với các quyết định, văn bản chỉ đạo, điều hành quan trọng của Thủ trưởng cơ quan;

b) Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu cho Thủ trưởng cơ quan về các vấn đề pháp lý khi tham gia tố tụng để bảo vệ lợi ích hợp pháp của cơ quan theo quy định của pháp luật;

c) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tham gia xử lý, đề xuất, kiến nghị các biện pháp phòng ngừa, khắc phục hậu quả các vi phạm pháp luật, nội quy, quy chế theo sự phân công của Thủ trưởng cơ quan.


a) Giữ nguyên

b) Giữ nguyên

c) Giữ nguyên


9. Về thi đua khen thưởng trong công tác pháp chế

9. Về thi đua khen thưởng trong công tác pháp chế

Phối hợp với các đơn vị có liên quan đề xuất với Thủ trưởng cơ quan khen thưởng hoặc để Thủ trưởng cơ quan đề nghị cơ quan có thẩm quyền khen thưởng đối với cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác pháp chế.

Giữ nguyên


10. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ trưởng cơ quan giao hoặc theo quy định của pháp luật.

10. Giữ nguyên




Phương án 1: Bổ sung Điều 6a như sau:

Điều 6a. Nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức pháp chế ở đơn vị sự nghiệp công lập



a) Chủ trì, phối hợp với các bộ phận liên quan tư vấn, giúp Thủ trưởng đơn vị xây dựng và ban hành nội quy, quy chế của đơn vị, kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập;

b) Chủ trì, phối hợp với các bộ phận có liên quan thường xuyên rà soát, hệ thống hóa văn bản nội bộ của đơn vị và đề xuất, tư vấn và giúp lãnh đạo đơn vị sửa đổi, bổ sung các văn bản hành của đơn vị sự nghiệp công lập;

c) Chủ trì hoặc tham gia soạn thảo các loại mẫu hợp đồng; có ý kiến về mặt pháp lý và thẩm định dự thảo các hợp đồng do các bộ phận khác của đơn vị soạn thảo trước khi trình Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập;

d) Chủ trì, phối hợp với các bộ phận có liên quan giúp Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập góp ý đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan, tổ chức xin ý kiến;

đ) Chủ trì hoặc phối hợp với các bộ phận có liên quan tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật, nội quy, quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập;

e) Chủ trì, phối hợp với các bộ phận liên quan giúp Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện pháp luật, nội quy, quy chế của đơn vị; tổng kết, đánh giá thực trạng hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật của người lao động trong đơn vị sự nghiệp công lập;

g) Tư vấn hoặc tham mưu việc thuê tư vấn pháp luật đối với các vấn đề liên quan đến hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập;

h) Chủ trì hoặc phối hợp với các bộ phận có liên quan giúp Thủ trưởng đơn vị tham gia giải quyết tranh chấp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đơn vị; tham gia tố tụng hặc tham mưu thuê luật sư tham gia tố tụng với tư cách người đại diện theo ủy quyền của đơn vị để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đơn vị sự nghiệp công lập;

i) Xây dựng báo cáo về tình hình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị

sự nghiệp công lập, gửi tổ chức pháp chế của cơ quan chủ quản cấp trên tổng hợp;

k) Thực hiện nhiệm vụ khác do Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập giao và theo quy định của pháp luật.”.

Phương án 2: Không bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức pháp chế ở đơn vị sự nghiệp công lập.

Điều 7. Nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức pháp chế ở doanh nghiệp nhà nước

Điều 7. Giữ nguyên

Điều 8. Tổ chức pháp chế ở Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

1. Bộ, cơ quan ngang Bộ có Vụ Pháp chế.

Vụ Pháp chế ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ chịu sự quản lý, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác pháp chế của Bộ Tư pháp.


Điều 8. Tổ chức pháp chế ở Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

Bộ, cơ quan ngang Bộ có Vụ, Cục Pháp chế hoặc tương đương.



Vụ, Cục Pháp chế hoặc tương đương ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ chịu sự quản lý, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác pháp chế của Bộ Tư pháp.”.

2. Cơ quan thuộc Chính phủ có Ban Pháp chế hoặc Phòng Pháp chế trực thuộc Văn phòng.

Tổ chức pháp chế ở cơ quan thuộc Chính phủ chịu sự quản lý, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác pháp chế của Bộ Tư pháp.



2. Giữ nguyên

3. Căn cứ vào nhu cầu công tác pháp chế, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc thành lập tổ chức pháp chế ở các Tổng cục và tương đương thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ.

Căn cứ vào nhu cầu công tác pháp chế, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quyết định việc thành lập tổ chức pháp chế hoặc quyết định việc bố trí công chức pháp chế chuyên trách ở các Cục thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ

Tổ chức pháp chế ở Tổng cục và tương đương, Cục thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác pháp chế của Vụ Pháp chế thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ.


3. Giữ nguyên

Điều 9. Tổ chức pháp chế ở cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

1. Phòng Pháp chế được thành lập ở các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sau đây:a) Sở Nội vụ;

b) Sở Kế hoạch và Đầu tư;

c) Sở Tài chính;

d) Sở Công Thương;

đ) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

e) Sở Giao thông vận tải;

g) Sở Xây dựng;

h) Sở Tài nguyên và Môi trường;

i) Sở Thông tin và Truyền thông;

k) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

l) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

m) Sở Khoa học và Công nghệ;

n) Sở Giáo dục và Đào tạo;

0) Sở Y tế.


Điều 9. Tổ chức pháp chế ở cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

1. Giữ nguyên



2. Căn cứ vào nhu cầu công tác pháp chế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc thành lập Phòng Pháp chế hoặc quyết định việc bố trí công chức pháp chế chuyên trách ở các cơ quan chuyên môn được thành lập theo đặc thù riêng của từng địa phương và ở các cơ quan chuyên môn ngoài các cơ quan chuyên môn quy định tại khoản 1 Điều này

2. Giữ nguyên

3. Phòng Pháp chế, công chức pháp chế chuyên trách ở các cơ quan chuyên môn chịu sự quản lý, kiểm tra về công tác pháp chế của Sở Tư pháp và chịu sự hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác pháp chế của Vụ Pháp chế thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ.

3. Giữ nguyên




Bổ sung Điều 9a như sau:

Phương án 1: Bổ sung Điều 9a như sau:

Điều 9a. Tổ chức pháp chế ở các đơn vị sự nghiệp công lập

Căn cứ vào nhu cầu công tác pháp chế, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định việc thành lập tổ chức pháp chế hoặc quyết định việc bố trí người làm công tác pháp chế chuyên trách hoặc kiêm nhiệm.

Tổ chức pháp chế ở các đơn vị sự nghiệp công lập ở Trung ương chịu sự quản lý, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác pháp chế của tổ chức pháp chế thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ.

Tổ chức pháp chế ở các đơn vị sự nghiệp công lập ở địa phương chịu sự quản lý, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ trong tác pháp chế của tổ chức pháp chế của cơ quan chủ quản cấp trên.”

Phương án 2: Không quy định về tổ chức của tổ chức pháp chế ở các đơn vị sự nghiệp công lập.


Điều 10. Tổ chức pháp chế ở doanh nghiệp nhà nước

1. Căn cứ vào nhu cầu công tác pháp chế, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chỉ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp nhà nước quyết định việc thành lập tổ chức pháp chế hoặc quyết định việc bố trí nhân viên pháp chế chuyên trách.



Điều 10. Tổ chức pháp chế ở doanh nghiệp nhà nước

Giữ nguyên



2. Tổ chức pháp chế ở doanh nghiệp nhà nước chịu sự hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác pháp chế của Vụ Pháp chế thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ và chịu sự quản lý về công tác pháp chế của Bộ Tư pháp.

Tổ chức pháp chế các doanh nghiệp nhà nước ở địa phương chịu sự quản lý, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác pháp chế của Sở Tư pháp.



Điều 11. Người làm công tác pháp chế

Người làm công tác pháp chế bao gồm:

1. Công chức pháp chế được tuyển dụng, bổ nhiệm vào tổ chức pháp chế ở Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân cấp tỉnh.

2. Cán bộ pháp chế được điều động, tuyển dụng vào tổ chức pháp chế ở các đơn vị quân đội, công an nhân dân.

3. Viên chức pháp chế được tuyển dụng, bổ nhiệm vào tổ chức pháp chế ở đơn vị sự nghiệp công lập.

4. Nhân viên pháp chế được tuyển dụng theo chế độ hợp đồng lao động, vào tổ chức pháp chế ở doanh nghiệp nhà nước.



Điều 11. Người làm công tác pháp chế

Giữ nguyên




Điều 12. Tiêu chuẩn, chế độ của người làm công tác pháp chế

Điều 12. Tiêu chuẩn, chế độ của người làm công tác pháp chế

1. Tiêu chuẩn của người làm công tác pháp chế

1. Tiêu chuẩn của người làm công tác pháp chế

a) Công chức pháp chế quy định tại khoản 1 Điều 11 của Nghị định này phải là công chức từ ngạch chuyên viên và tương đương, có trình độ cử nhân luật trở lên.

Viên chức pháp chế quy định tại khoản 3 Điều 11 của Nghị định này là viên chức có chức danh nghề nghiệp, có trình độ cử nhân luật trở lên.

b) Người đứng đầu tổ chức pháp chế phải có trình độ cử nhân luật trở lên và có ít nhất năm năm trực tiếp làm công tác pháp luật.


Phương án 1: Sửa đổi, bổ sung điểm a, điểm b khoản 1 Điều 12 như sau:

a) Công chức pháp chế được tuyển dụng, bổ nhiệm vào tổ chức pháp chế ở Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ phải là công chức từ ngạch chuyên viên và tương đương, có trình độ cử nhân luật trở lên.



Công chức pháp chế được tuyển dụng, bổ nhiệm vào các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh là công chức từ ngạch chuyên viên và tương đương, có trình độ cử nhân luật trở lên, trường hợp chưa có trình độ cử nhân luật thì phải có trình độ cử nhân chuyên ngành và có thời gian ít nhất ba năm làm công tác pháp luật.

Viên chức pháp chế quy định tại khoản 3 Điều 11 của Nghị định này là viên chức có chức danh nghề nghiệp, có trình độ cử nhân luật trở lên, trường hợp chưa có trình độ cử nhân luật thì phải có trình độ cử nhân chuyên ngành và có thời gian ít nhất ba năm làm công tác pháp luật.

b) Người đứng đầu tổ chức pháp chế các Bộ, cơ quan ngang Bộ có trình độ cử nhân luật trở lên và có ít nhất năm năm làm công tác pháp luật.

Người đứng đầu tổ chức pháp chế ở các cơ quan thuộc Chính phủ, Tổng cục và tương đương, Cục thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trình độ cử nhân luật trở lên và có ít nhất ba năm làm công tác pháp luật.”


tải về 313.77 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương