BẢng so sánh nghị định số 55/2011/NĐ-cp với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 55/2011/NĐ-cp



tải về 313.77 Kb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích313.77 Kb.
#23069
1   2   3

Phương án 2: Giữ nguyên quy định của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP.

c) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, căn cứ vào tiêu chuẩn của công chức, viên chức pháp chế quy định tại điểm a và điểm b khoản này, hướng dẫn cụ thể về tiêu chuẩn đối với cán bộ pháp chế trong quân đội và công an nhân dân

c) Giữ nguyên

2. Công chức, cán bộ và viên chức pháp chế quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 11 được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề.

Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với người làm công tác pháp chế.



2. Giữ nguyên


3. Doanh nghiệp nhà nước có thể vận dụng tiêu chuẩn, chế độ của người làm công tác pháp chế quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này để lựa chọn, bố trí, sử dụng và quyết định chế độ đối với nhân viên pháp chế.

3. Giữ nguyên


Điều 13. Trách nhiệm của Bộ Tư pháp

1. Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác pháp chế trong phạm vi cả nước.

2. Trong phạm vi chức năng của mình, Bộ Tư pháp có trách nhiệm:

a) Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về công tác pháp chế;

b) Ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền hướng dẫn thi hành văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác pháp chế;

c) Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch triển khai công tác pháp chế;

d) Phổ biến, giáo dục pháp luật về công tác pháp chế;

đ) Chủ trì hoặc phối hợp với các Bộ, ngành hướng dẫn, tổ chức bồi dưỡng kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ về công tác pháp chế; định kỳ hàng quý tổ chức sinh hoạt pháp chế;

e) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành kiểm tra công tác pháp chế trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý;

g) Định kỳ hàng năm tổng kết, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về kết quả công tác pháp chế;

h) Phối hợp thực hiện công tác pháp chế ở các cơ quan nhà nước, cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong việc thực hiện công tác pháp chế.


Điều 13. Trách nhiệm của Bộ Tư pháp

1. Giữ nguyên

2. Giữ nguyên


Điều 14. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

1. Trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm:

a) Xây dựng, củng cố các tổ chức pháp chế;

­b) Chỉ đạo, hướng dẫn việc thực hiện công tác pháp chế;

c) Chủ trì hoặc phối hợp với Bộ Tư pháp tổ chức bồi dưỡng kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ về công tác pháp chế;

d) Bảo đảm biên chế, kinh phí và các điều kiện cần thiết cho hoạt động của tổ chức pháp chế;

đ) Báo cáo về công tác pháp chế theo định kỳ hàng năm hoặc theo yêu cầu đột xuất để Bộ Tư pháp tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ trực tiếp chỉ đạo về công tác pháp chế trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý.



Điều 14. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

  1. Giữ nguyên

2. Giữ nguyên



Điều 15. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Điều 15. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Trong phạm vi quản lý nhà nước ở địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:

a) Xây dựng, củng cố tổ chức pháp chế;

b) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện công tác pháp chế;

c) Chủ trì hoặc phối hợp với các Bộ, ngành hướng dẫn, tổ chức bồi dưỡng kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ về công tác pháp chế;



Trong phạm vi quản lý nhà nước ở địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:

a) Giữ nguyên;

b) Giữ nguyên;

c) Giữ nguyên;




d) Bảo đảm biên chế, kinh phí và các điều kiện cần thiết khác cho hoạt động của tổ chức pháp chế;


d) Rà soát, sắp xếp, bố trí biên chế, công chức thực hiện công tác pháp chế trong tổng số biên chế công chức, viên chức của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phù hợp với chức năng và bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Bố trí kinh phí và các điều kiện cần thiết khác cho hoạt động của tổ chức pháp chế”.

đ) Báo cáo về công tác pháp chế theo định kỳ hàng năm hoặc theo yêu cầu đột xuất để Bộ Tư pháp tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

đ) Giữ nguyên

2. Chủ tịch Ủy ban nhân cấp tỉnh trực tiếp chỉ đạo công tác pháp chế trong phạm vi quản lý nhà nước ở địa phương.

Sở Tư pháp có trách nhiệm chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan có liên quan giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc quản lý công tác pháp chế ở địa phương.



2. Giữ nguyên


Điều 16. Trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp nhà nước

1. Xây dựng và củng cố tổ chức pháp chế ở doanh nghiệp nhà nước.

2. Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện công tác pháp chế ở doanh nghiệp nhà nước.

3. Bố trí đủ nhân viên pháp chế, bảo đảm kinh phí, tạo điều kiện cần thiết cho hoạt động của tổ chức pháp chế ở doanh nghiệp nhà nước.

4. Báo cáo về công tác pháp chế theo định kỳ hàng năm hoặc theo yêu cầu đột xuất gửi Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ là đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp và gửi Bộ Tư pháp.


Điều 16. Trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp nhà nước

Giữ nguyên




Điều 17. Quy định chuyển tiếp

1. Trong thời hạn mười hai tháng, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân cấp tỉnh và các doanh nghiệp nhà nước hoàn thành việc kiện toàn tổ chức pháp chế thuộc phạm vi quản lý của mình.




Điều 17 . Quy định chuyển tiếp

1. Giữ nguyên




2. Đối với những người hiện đang làm công tác pháp chế mà chưa có trình độ cử nhân luật thì phải tham gia chương trình đào tạo về pháp luật và bồi dưỡng kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ về công tác pháp chế do Bộ Tư pháp tổ chức.

Sau năm năm, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, người làm công tác pháp chế phải có trình độ cử nhân luật.




Phương án 1: Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 17 như sau:

2. Đối với những người hiện đang làm công tác pháp chế ở Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ mà chưa có trình độ cử nhân luật thì phải tham gia chương trình đào tạo về pháp luật và bồi dưỡng kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ về công tác pháp chế do Bộ Tư pháp tổ chức.



Sau năm năm, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, người làm công tác pháp chế phải có trình độ cử nhân luật.”

Phương án 2: Giữ nguyên quy định của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP.




Điều 2. Thay thế cụm từ “Vụ Pháp chế” bằng cụm từ “Vụ, Cục Pháp chế hoặc tương đương” tại điểm b, điểm d, điểm đ khoản 1 Điều 5; điểm a khoản 2 Điều 5; khoản 3 Điều 5; điểm b, khoản 4 Điều 5; điểm c, khoản 5 Điều 5; khoản 7 Điều 5; khoản 3 Điều 8 và khoản 3 Điều 9, khoản 2 Điều 10.

Điều 18. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng 8 năm 2011 và thay thế Nghị định số 122/2004/NĐ-CP ngày 18 ngày 5 năm 2004 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức pháp chế các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và doanh nghiệp nhà nước.

2. Bộ trưởng Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành Nghị định này.

3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm thi hành Nghị định này./.



Điều 3. Điều khoản thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày tháng năm 2015. Bãi bỏ khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 4 Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính.





tải về 313.77 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương