BẢng so sánh nghị định số 55/2011/NĐ-cp với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 55/2011/NĐ-cp



tải về 313.77 Kb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích313.77 Kb.
#23069
  1   2   3


BẢNG SO SÁNH

Nghị định số 55/2011/NĐ-CP với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 55/2011/NĐ-CP

(Phần in nghiêng là phần được sửa đổi, bổ sung)


Nghị định số 55/2011/NĐ-CP

Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 55/2011/NĐ-CP

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ năm 2001;

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 03 tháng 6 năm 2008;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày năm 2004

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008;


Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012;

Căn cứ Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước ngày 18 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012;




Căn cứ Luật Doanh nghiệp năm 2014;




Căn cứ Pháp lệnh hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật năm 2012




Căn cứ Pháp lệnh pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật năm 2012;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

Điều 1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh

Nghị định này quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế ở Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh), doanh nghiệp nhà nước và quản lý nhà nước về công tác pháp chế.




Điều 1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh

Phương án 1: Sửa đổi, bổ sung Điều 1 như sau:

Nghị định này quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế ở Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh), đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước, và quản lý nhà nước về công tác pháp chế.



Phương án 2: Giữ nguyên quy định của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP.

Điều 2. Vị trí, chức năng của tổ chức pháp chế

1. Tổ chức pháp chế ở Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là đơn vị chuyên môn, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc quản lý nhà nước bằng pháp luật trong phạm vi ngành, lĩnh vực được giao và tổ chức thực hiện công tác pháp chế quy định tại Nghị định này.

2. Tổ chức pháp chế ở doanh nghiệp nhà nước là đơn vị chuyên môn, có chức năng tham mưu, tư vấn cho Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp về những vấn đề pháp lý liên quan đến tổ chức, quản lý và hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.


Điều 2. Vị trí, chức năng của tổ chức pháp chế

Phương án 1: Bổ sung khoản 1a Điều 2 như sau

1. Giữ nguyên



1a. Tổ chức pháp chế ở các đơn vị sự nghiệp công lập là đơn vị chuyên môn, có chức năng tham mưu, tư vấn cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập về những vấn đề pháp lý liên quan đến tổ chức, quản lý và hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.”

2. Giữ nguyên



Phương án 2: Giữ nguyên quy định của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP.

Điều 3. Nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức pháp chế ở Bộ, cơ quan ngang Bộ

Điều 3. Nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức pháp chế ở Bộ, cơ quan ngang Bộ

1. Về công tác xây dựng pháp luật

1. Về công tác xây dựng pháp luật

a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ gửi Bộ Tư pháp để lập dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội; lập đề nghị xây dựng nghị định của Chính phủ trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ gửi Văn phòng Chính phủ và Bộ Tư pháp để lập dự kiến chương trình xây dựng nghị định của Chính phủ; tổ chức việc hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, báo cáo tình hình, tiến độ thực hiện các chương trình sau khi được phê duyệt;

b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan lập dự kiến chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật dài hạn, hàng năm của Bộ, cơ quan ngang Bộ; tổ chức việc hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và báo cáo tình hình, tiến độ thực hiện chương trình, kế hoạch sau khi được phê duyệt;

c) Chủ trì hoặc tham gia soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật theo phân công của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ;

d) Chủ trì thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các đơn vị thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ hoặc do cơ quan thuộc Chính phủ hoạt động trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ soạn thảo trước khi trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ký ban hành;

đ) Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức chuẩn bị hồ sơ dự thảo văn bản quy phạm pháp luật để Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ đề nghị các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân tham gia góp ý hoặc đề nghị Bộ Tư pháp thẩm định trước khi trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

e) Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị liên quan giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ tham gia góp ý đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được gửi xin ý kiến;

g) Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị liên quan giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ trong việc đàm phán, ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước, thỏa thuận quốc tế trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ theo quy định của pháp luật.


  1. Giữ nguyên



  1. Giữ nguyên



  1. Giữ nguyên

  2. Giữ nguyên

đ) Giữ nguyên

e) Giữ nguyên



g) Giữ nguyên




1a. Về công tác kiểm soát thủ tục hành chính




1a. Về công tác kiểm soát thủ tục hành chính

a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng, trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ phê duyệt kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính hàng năm của Bộ, cơ quan ngang Bộ và tổ chức thực hiện kế hoạch sau khi được phê duyệt;

b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ rà soát, đánh giá thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý ngành, lĩnh vực của Bộ, cơ quan ngang Bộ theo quy định của pháp luật;

c) Cho ý kiến nội dung quy định về thủ tục hành chính trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quang Bộ hoặc văn bản quy phạm pháp luật khác do Bộ, cơ quan ngang Bộ chủ trì xây dựng; thẩm định về quy định thủ tục hành chính trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ;

d) Đôn đốc các đơn vị có liên quan thực hiện việc công bố các thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế, thủ tục hành chính bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ; kiểm soát chất lượng và nhập dữ liệu thủ tục hành chính, văn bản liên quan đã được công bố vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính; tích hợp dữ liệu thủ tục hành chính của Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính với cổng thông tin điện tử của các Bộ, ngành, địa phương; theo dõi, đôn đốc các đơn vị có liên quan thực hiện việc niêm yết, công khai thủ tục hành chính tại nơi tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính và tình hình, kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại các đơn vị có liên quan;

đ) Tham mưu, giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ hướng dẫn, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ về kiểm soát thủ tục hành chính thuộc phạm quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

e) Tổ chức nghiên cứu, đề xuất, trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ các sáng kiến cải cách thủ tục hành chính thuộc phạm vi, thẩm quyền của Bộ, cơ quan ngang Bộ để tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống của người dân;

g) Giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ kiểm tra việc thực hiện hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ theo quy định của pháp luật;

h) Tổ chức tiếp nhận, nghiên cứu và đề xuất việc phân công xử lý các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính thuộc phạm vi thẩm quyền của Bộ, cơ quan ngang Bộ; theo dõi, đôn đốc việc xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính tại các đơn vị có liên quan;

i) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan định kỳ xây dựng báo cáo 6 tháng hoặc theo yêu cầu đột xuất về tình hình, kết quả thực hiện hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính và việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ xem xét, quyết định gửi Bộ Tư pháp tổng hợp.

2. Về công tác rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật và pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật

2. Về công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật

a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ và hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch sau khi được phê duyệt;

b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ theo kế hoạch sau khi được phê duyệt;

c) Định kỳ 6 tháng, hàng năm trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ và phương án xử lý những quy phạm pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo, trái pháp luật hoặc không còn phù hợp;

d) Xây dựng báo cáo về kết quả công tác rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ gửi Bộ Tư pháp tổng hợp, báo cáo Chính phủ;



Giữ nguyên

đ) Chủ trì thực hiện pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ theo quy định của pháp luật

Bãi bỏ




2a. Về công tác hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật




a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch công tác hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật và tổ chức thực hiện kế hoạch sau khi được phê duyệt;

b) Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện việc hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật do Bộ, cơ quan ngang Bộ ban hành, văn bản liên tịch do Bộ, cơ quan ngang Bộ chủ trì soạn thảo theo quy định của pháp luật về hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật;

c) Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị chức năng thuộc Bộ Tư pháp hướng dẫn, bồi dưỡng về kỹ năng, nghiệp vụ hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật;

d) Chủ trì tổ chức theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật do các đơn vị thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ thực hiện;

đ) Chủ trì với các đơn vị có liên quan cập nhật văn bản hợp nhất trên cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật và phối hợp với các đơn vị có liên quan đăng tải văn bản hợp nhất trên công báo, cổng thông tin điện tử của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

e) Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị có liên quan kịp thời kiến nghị xử lý sai sót trong văn bản hợp nhất thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; tham mưu giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ kiến nghị đến cơ quan thực hiện việc hợp nhất để kịp thời xử lý trong trường hợp phát hiện có sai sót trong văn bản hợp nhất;

g) Chủ trì xây dựng báo cáo kết quả hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật hàng năm của Bộ, cơ quan ngang Bộ.




2b. Về công tác pháp điển quy phạm pháp luật




a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch công tác pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật và tổ chức thực hiện kế hoạch sau khi được phê duyệt;

b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan lập đề nghị xây dựng đề mục trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ xem xét, quyết định, gửi Bộ Tư pháp để tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;

c) Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện pháp điển quy phạm pháp luật theo đề mục;

d) Chủ trì, phối hợp với đơn vị chức năng thuộc Bộ Tư pháp hướng dẫn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ thực hiện pháp điển trong phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

đ) Tổ chức theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc pháp điển do các đơn vị thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ thực hiện;

e) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổng hợp báo cáo hàng năm kết quả về công tác pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật, trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ xem xét, quyết định, gửi Bộ Tư pháp tổng hợp, báo cáo Chính phủ.”

3. Về công tác kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật

3. Về công tác kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý theo quy định của pháp luật.


a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ và tổ chức thực hiện sau khi phê duyệt;

b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ thực hiện việc kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ theo quy định của pháp luật về kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật;

c) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ trong việc xử lý văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật theo quy định của pháp luật về xử lý văn bản quy phạm pháp luật;

d) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng và quản lý hệ cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật trong phạm vi thẩm quyền của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

đ) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác kiểm tra văn bản; tổ chức và quản lý đội ngũ cộng tác viên kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

e) Đề xuất với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ thực hiện việc sơ kết, tổng kết về công tác kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật, khen thưởng, kỷ luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền;

g) Chủ trì, phối hợp với đơn vị có liên quan xây dựng báo cáo 6 tháng, hàng năm về công tác kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ xem xét, quyết định gửi Bộ Tư pháp xây dựng báo cáo, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật trong phạm vi toàn quốc.”

4. Về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

4. Về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

a) Chủ trì lập chương trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật dài hạn, hàng năm trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch sau khi được phê duyệt;

b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật về ngành, lĩnh vực quản lý; hướng dẫn, kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của các đơn vị thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ và cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

c) Định kỳ 6 tháng, hàng năm tiến hành kiểm tra, sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật báo cáo Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ;

d) Định kỳ 6 tháng, hàng năm xây dựng báo cáo về kết quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ gửi Bộ Tư pháp tổng hợp, báo cáo Chính phủ.




a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng chương trình, kế hoạch dài hạn, hàng năm về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch sau khi được phê duyệt với nội dung và hình thức phù hợp;

b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng, tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ báo cáo viên pháp luật của Bộ, cơ quan ngang Bộ; hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc các đơn vị thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ trong việc thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; tổ chức phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ, cơ quan ngang Bộ chủ trì soạn thảo bằng hình thức phù hợp;

c) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

d) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu cho Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ chỉ đạo các trường, cơ sở dạy nghề thuộc phạm vi quản lý tổ chức giáo dục pháp luật trong cơ sở giáo dục, cơ sở dạy nghề; bố trí chuẩn hóa, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy môn giáo dục công dân, giáo viên, giảng viên dạy pháp luật;

đ) Phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện thông tin, phổ biến pháp luật trên trang thông tin điện tử và các ấn phẩm báo của Bộ, cơ quan ngang Bộ theo quy định của pháp luật;

e) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng, quản lý khai thác tủ sách pháp luật, tủ sách pháp luật điện tử trong các cơ quan, đơn vị, cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

g) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện việc sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở Bộ, cơ quan ngang Bộ;

h) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổng hợp, định kỳ 6 tháng, hàng năm xây dựng báo cáo về công tác phổ biến giáo dục pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ xem xét, gửi Bộ Tư pháp tổng hợp, xây dựng báo cáo trình Chính phủ.”

5. Về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật và kiểm tra việc thực hiện pháp luật

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ thực hiện công tác kiểm tra, theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ theo quy định của pháp luật.



5. Về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật và kiểm tra việc thực hiện pháp luật

a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ và tổ chức thực hiện kế hoạch sau khi được phê duyệt;

b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện việc xem xét, đánh giá tình hình thi hành pháp luật về ngành, lĩnh vực quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ theo quy định của pháp luật;

c) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật về ngành, lĩnh vực quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ theo quy định của pháp luật;

d) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng báo cáo hàng năm của Bộ, cơ quan ngang Bộ về công tác theo dõi thi hành pháp luật; hàng tháng xây dựng báo cáo về tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên về ngành, lĩnh vực quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ, gửi Bộ Tư pháp để tổng hợp.”




5a. Về quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính

a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ thực hiện các nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

b) Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị có liên quan giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ thực hiện việc thống kê về xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

c) Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền xử phạt của Bộ, cơ quan ngang Bộ và tích hợp thông tin vào cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính theo sự phân công của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ;

d) Chủ trì, giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ thực hiện kiểm tra tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

đ) Chủ trì, giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ thực hiện các nhiệm vụ phổ biến, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

e) Chủ trì, giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ xây dựng báo cáo 6 tháng và hàng năm về tình hình xử phạt vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của Bộ, cơ quan ngang Bộ, gửi Bộ Tư pháp.”


tải về 313.77 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương