Bảng 16. Dự báo nhu cầu lao động trong du lịch ở Quảng Trị thời kỳ đến 2030 4


III. CƠ HỘI, THÁCH THỨC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUẢNG TRỊ TRONG GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2025 VÀ 2030



tải về 1.55 Mb.
trang7/13
Chuyển đổi dữ liệu28.11.2017
Kích1.55 Mb.
#34727
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   13

III. CƠ HỘI, THÁCH THỨC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUẢNG TRỊ TRONG GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2025 VÀ 2030

1. Những cơ hội, thuận lợi


Vị trí địa lý là một lợi thế đặc biệt của Quảng Trị. Quảng Trị nằm ở điểm giao cắt của các tuyến quốc lộ quan trọng nhất của Việt Nam và khu vực - trục Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh giao cắt với Hành lang kinh tế Đông - Tây. Hành lang kinh tế Đông - Tây từ vai trò là một hành lang giao thông đã dần trở thành một hành lang kinh tế quan trọng nhất của vùng GMS. Hành lang này cũng thể hiện rõ nhất tính liên kết, đa dạng của vùng trên các tuyến đường bộ. Bên cạnh Hành lang kinh tế Đông - Tây, sự hình thành của tuyến hành lang PARA-EWEC từ Ubon Ratchathani đi Champasak qua Cửa khẩu Quốc tế La Lay đến Quảng Trị cũng mở ra những cơ hội mới cho phát triển du lịch tỉnh Quảng Trị, bổ sung tích cực cho sự phát triển của hành lang EWEC.

Hệ thống tài nguyên du lịch đa dạng của Quảng Trị cũng là một lợi thế vô cùng quan trọng. Bên cạnh tính đa dạng của tài nguyên (từ tài nguyên du lịch tự nhiên như biển đảo, núi rừng, sông hồ tới các văn hóa, lịch sử cách mạng) thì tính nổi trội, đặc sắc, độc đáo của tài nguyên du lịch lịch sử - cách mạng lại mang lại vị trí đặc biệt của Quảng Trị trong hệ thống sản phẩm du lịch của Việt Nam. Có lẽ không ở đâu, cả trong nước và quốc tế, mật độ tài nguyên du lịch, di tích gắn với một cuộc chiến tranh lại dày đặc và tính chất sâu sắc như ở đây.

Là một tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, nằm ở trung tâm vùng Bắc Trung Bộ, giữa các tỉnh Quảng Bình và Thừa Thiên - Huế (xa hơn nữa là Quảng Nam) là các tỉnh có di sản thế giới với các tính chất khác nhau, Quảng Trị đóng vai trò cầu nối, hình thành một trong những cụm điểm đến quan trọng nhất của Việt Nam. Tuy nhiên không chỉ có những đóng góp về vị trí, hệ thống tài nguyên du lịch đặc sắc cũng khẳng định vị trí quan trọng của du lịch Quảng Trị, mang lại những giá trị khác biệt và những đóng góp quan trọng vào khả năng liên kết phát triển và năng lực cạnh tranh của cả khu vực.

Bên cạnh hệ thống hạ tầng đường bộ và đường sắt ngày càng được cải thiện, các dự án phát triển hạ tầng đầu mối giao thông quan trọng khác như cảng hàng không tại Gio Linh, cảng hành khách tại Cửa Việt và Mỹ Thủy cũng góp phần tăng cường khả năng tiếp cận trực tiếp của khách du lịch từ các thị trường nguồn tới tỉnh Quảng Trị.

Sự phát triển kinh tế và hợp tác đa phương ngày càng mạnh mẽ của Việt Nam với các nước trong khu vực GMS, đặc biệt với sự hình thành của Cộng đồng ASEAN vào 2015 cũng là một trong những cơ hội lớn đối với phát triển du lịch Quảng Trị.

Đánh giá chung cho thấy Quảng Trị có khả năng hấp dẫn, thu hút khách du lịch cao với nhiều tài nguyên du lịch đa dạng và hết sức có giá trị, ngoài ra khả năng tiếp cận bằng các loại hình giao thông khác nhau cũng như từ các hướng khác nhau cũng hết sức thuận tiện.


2. Những khó khăn, thách thức


Vị trí địa lý là một thuận lợi quan trọng của du lịch Quảng Trị đồng thời cũng là một khó khăn trong việc cạnh tranh với những trung tâm phát triển du lịch lớn ở khu vực, đặc biệt trong lĩnh vực lưu trú. Khoảng cách địa lý tương đối gần các trung tâm du lịch Huế, Đà Nẵng,... nên lượng khách du lịch có sử dụng dịch vụ lưu trú của Quảng Trị còn thấp, du lịch chưa phát huy được hiệu quả tương xứng với tiềm năng.

Mặc dù có hệ thống tài nguyên du lịch vừa phong phú, vừa đặc sắc, tuy nhiên hệ thống sản phẩm du lịch của Quảng Trị chưa hấp dẫn do chưa xây dựng được những dự án hấp dẫn khách du lịch. Quảng Trị cũng chưa thu hút được nhiều những nhà đầu tư chiến lược với tiềm lực tài chính và năng lực triển khai các dự án đầu tư các tổ hợp du lịch mang tính đột phá.

Điều kiện khí hậu khắc nghiệt không thực sự thuận lợi đối với phát triển du lịch cũng là một trong những thách thức không nhỏ. Quảng Trị chịu nhiều ảnh hưởng của bão, có tác động trực tiếp tới hoạt động du lịch vào các tháng 9 và 10. Với điều kiện địa hình nhiều núi nằm sát biển, tình hình lũ lụt cũng có khả năng ảnh hưởng mạnh tới các hoạt động kinh tế - xã hội trong đó có du lịch. Các điều kiện khí hậu được dự kiến là sẽ ngày càng khắc nghiệt với các hiện tượng thời tiết cực đoan hơn do tác động của biến đổi khí hậu.

Mặc dù được quan tâm đầu tư nhiều trong các năm qua, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng đô thị cũng như hạ tầng môi trường của Quảng Trị vẫn còn nhiều bất cập, chưa theo kịp nhu cầu phát triển, đặc biệt là cảng biển và cảng hàng không.

Quảng Trị chưa có các khu công nghiệp quy mô lớn. Khu kinh tế cửa khẩu Lao Bảo chưa phát triển tương xứng với tiềm năng cũng là những khó khăn không nhỏ đối với phát triển du lịch Quảng Trị, đặc biệt đối với việc thu hút khách du lịch thương mại - công vụ, du lịch đường biên.

Sự cố môi trường biển thời gian qua tại các tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ cho thấy đặc điểm dễ tổn thương của hoạt động du lịch đối với các biến động về môi trường. Từ sự việc này có thể thấy cần đặc biệt chú trọng công tác đảm bảo môi trường trong tất cả các hoạt động kinh tế - xã hội, công tác thông tin môi trường cũng như công tác xử lý rủi ro, quản trị khủng hoảng.

Có thể thấy thách thức lớn nhất hiện nay đối với du lịch Quảng Trị là mặc dù có hệ thống tài nguyên du lịch phong phú, giao thông thuận tiện nhưng khả năng giữ chân khách và cung cấp các dịch vụ, sản phẩm du lịch khác bên cạnh những sản phẩm du lịch chính còn hạn chế, do vậy hiệu quả thực sự của hoạt động du lịch chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh.

PHẦN THỨ HAI

NỘI DUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH

QUẢNG TRỊ ĐẾN NĂM 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030



I. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUẢNG TRỊ

1. Quan điểm phát triển


Kinh tế du lịch có vị trí hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Trị. Phát triển du lịch thực sự là ngành kinh tế tổng hợp, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng; có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả, có thương hiệu; khả năng cạnh tranh cao, có tính xã hội hóa cao.

Chú trọng phát triển cả du lịch nội địa và du lịch quốc tế. Phát triển du lịch trên cơ sở khai thác hiệu quả lợi thế, sự đặc thù, tính khác biệt từ tiềm năng du lịch của tỉnh và phải gắn kết chặt chẽ với các ngành, lĩnh vực khác trong xây dựng và hình thành chuỗi giá trị các sản phẩm du lịch. Phát triển du lịch bền vững, bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa, truyền thống tốt đẹp của con người và quê hương Quảng Trị, đảm bảo giữ vững quốc phòng, an ninh.

Phát triển du lịch là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, phát huy mạnh mẽ vai trò của doanh nghiệp và cộng đồng dân cư.

2. Mục tiêu phát triển 


2.1. Mục tiêu chung

Đẩy mạnh phát triển du lịch, phấn đấu đến năm 2020, du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiếm tỷ trọng 7-8% GRDP của tỉnh; đến năm 2025, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỷ trọng trên 10% tổng GRDP của tỉnh; góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, tạo bước đột phá trong phát triển cho giai đoạn tiếp theo.

Xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch Quảng Trị là "Ký ức chiến tranh - Khát vọng hòa bình"; "Cửa ngõ du lịch Hành lang kinh tế Đông - Tây” kết nối, liên kết du lịch “Con đường Di sản", “Con đường Huyền thoại” của khu vực.

2.2. Mục tiêu cụ thể

a) Phát triển khu, tuyến, điểm và hạ tầng du lịch:

+ Đến năm 2020: hình thành khu du lịch quốc gia Cửa Việt - Cửa Tùng – Cồn Cỏ - Địa đạo Vịnh Mốc - Đôi bờ Hiền Lương Bến Hải.

+ Đến năm 2025: Hoàn thành về cơ bản đầu tư hạ tầng kỹ thuật du lịch, nhất là tại các khu, điểm du lịch trọng điểm; hình thành các tour, tuyến du lịch chủ đạo, xây dựng và khẳng định thương hiệu các sản phẩm du lịch của tỉnh

+ Đến năm 2030: Hoàn thành về cơ bản việc đầu tư kết cấu hạ tầng du lịch; Khai thác, phát huy hiệu quả thương hiệu du lịch của tỉnh, toạ bước phát triển đột phá cho giai đoạn tiếp theo.



b) Các chỉ tiêu phát triển chủ yếu (Phương án chọn):

- Về khách du lịch:

+ Đến năm 2020: thu hút 370 nghìn lượt khách quốc tế (tốc độ tăng trưởng trung bình 10%/năm) và 2 triệu lượt khách nội địa (tốc độ tăng trưởng trung bình 7,4%/năm).

+ Đến năm 2025: thu hút 550 nghìn lượt khách quốc tế (tốc độ tăng trưởng trung bình 8,2%/năm) và 2,7 triệu lượt khách nội địa (tốc độ tăng trưởng trung bình 6,2%/năm).

+ Đến năm 2030: thu hút 740 nghìn lượt khách quốc tế (tốc độ tăng trưởng trung bình 6,0%/năm) và 3,5 triệu lượt khách nội địa (tốc độ tăng trưởng trung bình 5,3%/năm).

- Về tổng thu từ khách du lịch: mục tiêu tăng trưởng chính trong giai đoạn đến 2030 của du lịch Quảng Trị như sau:

+ Năm 2020 đạt 3.302 tỷ đồng; tương đương 150 triệu USD (tốc độ tăng trưởng trung bình 16,7%/năm).

+ Năm 2025 đạt 6.553 tỷ đồng; tương đương 298 triệu USD (tốc độ tăng trưởng trung bình 13,6%/năm).

+ Phấn đấu năm 2030 đạt 11.693 tỷ đồng; tương đương 531 triệu USD (tốc độ tăng trưởng trung bình 12,5%/năm).

- Giá trị GRDP du lịch:

+ Năm 2020, GRDP du lịch đạt 1.980 tỷ đồng (tương đương 90 triệu USD).

+ Năm 2025, GRDP du lịch đạt 3.916 tỷ đồng (tương đương 178 triệu USD).

+ Năm 2030, GRDP du lịch đạt 7.040 tỷ đồng (tương đương 320 triệu USD).

- Tăng cường năng lực cơ sở vật chất kỹ thuật ngành, cơ sở lưu trú du lịch:



+ Năm 2020 có tổng số 4.700 - 5.000 buồng lưu trú.

+ Năm 2025 có tổng số 7.000 buồng lưu trú.

+ Năm 2030 sẽ có 9.500 buồng lưu trú.

- Phát triển du lịch nhằm tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội: Năm 2020 cần 21.000 lao động, trong đó có 7.000 lao động trực tiếp trong ngành du lịch; Đến năm 2025 cần 33.600 lao động, trong đó có 11.200 lao động trực tiếp; Năm 2030 cần 45.600 lao động, trong đó có 15.200 lao động trực tiếp trong ngành du lịch.

- Nhu cầu vốn đầu tư cho giai đoạn đến 2020 là 3.168 tỷ đồng (tương đương 144 triệu USD), giai đoạn 2021-2025 là 6.776 tỷ đồng (tương đương 308 triệu USD), giai đoạn 2025 - 2030 là 9.372 tỷ đồng (tương đương 426 triệu USD).

Tổng hợp dự báo các chỉ tiêu phát triển chủ yếu (Phương án chọn)






Hạng mục

2020

2025

2030

Khách quốc tế

Số lượt khách (ngàn)

370

550

740

Ngày lưu trú trung bình (ngày)

2,0

2,2

2,5

Tổng số ngày khách (ngàn)

740

1.210

1.850

Khách nội địa

Số lượt khách (ngàn)

2.000

2.700

3.500

Ngày lưu trú trung bình (ngày)

1,7

2,0

2,2

Tổng số ngày khách (ngàn)

3.400

5.400

7.700

Thu nhập du lịch

Từ khách du lịch quốc tế

1.058,2/48,10

2.395,8/108,9

4.070,0/185,0

Từ khách du lịch nội địa

2.244,0/102,00

4.158,0/189,0

7.623,0/346,5

Tổng cộng (tỷ đồng/triệu USD)

3.302,2/150,10

6.553,8/297,9

11.693,0/531,5

GRDP du lịch và nhu cầu đầu tư phát triển du lịch

GRDP du lịch Quảng Trị (tỷ đồng/triệu USD)

1.980,0/90,0

3.916,0/178,0

7.040,0/320,0

Nhu cầu đầu tư tính cho từng giai đoạn (tỷ đồng/triệu USD)

3.168,0/144,0

6.776,0/308,0

9.372,0/426,0

Nhu cầu khách sạn

Nhu cầu KS cho khách quốc tế

1.600

2.400

3.500

Nhu cầu KS cho khách nội địa

3.100

4.600

6.000

Tổng cộng

4.700

7.000

9.500

Lao động

Lao động trực tiếp trong du lịch

7.000

11.200

15.200

Lao động gián tiếp ngoài xã hội

14.000

22.400

30.400

Tổng cộng

21.000

33.600

45.600


tải về 1.55 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương