Bảng 16. Dự báo nhu cầu lao động trong du lịch ở Quảng Trị thời kỳ đến 2030 4


Các chỉ tiêu phát triển du lịch chủ yếu



tải về 1.55 Mb.
trang4/13
Chuyển đổi dữ liệu28.11.2017
Kích1.55 Mb.
#34727
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13

2. Các chỉ tiêu phát triển du lịch chủ yếu 


2.1. Thống kê khách du lịch và thị trường khách du lịch

2.1.1. Số lượng: Trong những năm gần đây, nhờ chính sách đổi mới, mở cửa của Đảng và Nhà nước (đặc biệt từ khi có Nghị quyết 45/CP của Chính phủ về đổi mới quản lý và phát triển ngành du lịch và Chỉ thị 46/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng) hoạt động kinh doanh du lịch Quảng Trị bước đầu đạt kết quả đáng khích lệ. Tốc độ phát triển du lịch đạt cao, duy trì trong nhiều năm liên tục; các điểm danh thắng được tôn tạo, nâng cấp; hệ thống các cơ sở lưu trú du lịch được quan tâm đầu tư phát triển...

Trong giai đoạn 2005 - 2016, tốc độ tăng trưởng lượng khách trung bình năm đạt 18,6% - đây thực sự là một tín hiệu đáng mừng đối với du lịch Quảng Trị nói riêng và vùng Bắc Trung Bộ nói chung.



Bảng 1: Hiện trạng khách du lịch đến Quảng Trị giai đoạn 2005-2016

Đơn vị tính: Lượt khách

Năm

Lượt khách

Trong đó

Khách Quốc tế

Khách Nội địa

Tổng số

Tỷ trọng(%)

Tổng số

Tỷ trọng(%)

2005

338.000

71.000

21,0

267.000

79,0

2006

403.000

80.000

19,9

323.000

80,1

2007

509.000

101.000

19,8

408.000

80,2

2008

602.000

107.000

17,8

495.000

82,2

2009

745.000

124.000

16,6

621.000

83,4

2010

915.000

143.000

15,6

772.000

84,4

2011

1.066.000

157.000

14,7

909.000

85,3

2012

1.235.000

170.000

13,8

1.065.000

86,2

2013

1.325.000

183.000

13,8

1.142.000

86,2

2014

1.600.000

190.000

11,9

1.410.000

88,1

2015

1.615.000

192.000

11,8

1.423.000

88,2

2016

1.140.000

145.000

12,7

995.000

87,3

Tốc độ TTBQ

18,62%/năm

12,6%/năm

-

19,9%/năm

-

Nguồn: Sở TM-DL Quảng Trị 2005- 2007, Sở VHTTDL tỉnh Quảng Trị 2008-2016

Triển khai thực hiện Kết luận 05 của Tỉnh ủy tổng kết 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 02-NQ/TU về phát triển du lịch Quảng Trị đến năm 2010 và Chương trình nhiệm vụ phát triển du lịch đến 2016, Chương trình kích cầu du lịch của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, ngành du lịch Quảng Trị tiếp tục đạt được những kết quả khả quan trên nhiều mặt. Năm 2015, lượng khách du lịch đến Quảng Trị đạt 1.615.000 lượt khách (tăng trên 4,7 lần so với năm 2005) với tốc độ tăng trưởng hàng năm tương đối ổn định. Tính chung cho cả giai đoạn 2005 - 2016, lượng khách du lịch đến Quảng Trị có nhịp tăng trưởng tương đối bền vững 18,62%/năm, mặc dù vậy lượng khách tham quan vẫn chiếm tỷ trọng lớn, khoảng trên 50% tổng lượng khách du lịch đến Quảng Trị1.



Du lịch Quảng Trị hiện mới ở giai đoạn đầu của sự phát triển và so với các địa phương trong khu vực Bắc Trung Bộ thì hoạt động du lịch Quảng Trị còn khá khiêm tốn. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng khách du lịch đến Quảng Trị tương đối cao so với tốc độ tăng trung bình của vùng du lịch Bắc Trung Bộ (giai đoạn 2005 - 2016 tốc độ tăng trung bình đạt 18,62%/năm so với vùng Bắc Trung Bộ là 15,0%/năm). Năm 2005 khách du lịch đến Quảng Trị mới chỉ chiếm tỷ trọng 7,6%, đến năm 2010 lượng khách đến Quảng Trị chiếm tỷ trọng 8,9% và năm 2014 tổng lượng khách du lịch đến Quảng Trị chiếm 9,7% tổng lượt khách đến các tỉnh thuộc vùng du lịch Bắc Trung Bộ.

Bảng 2: Hiện trạng khách du lịch đến Quảng Trị và vùng du lịch Bắc Trung Bộ,

giai đoạn đến 2016 (khách có lưu trú)

Đơn vị: Ngn lượt khách

Điểm đến

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

Tăng TB

Quảng Trị

430

532

615

691

724

760

820

560

16,4%

% so với vùng

5,5

5,2

5,1

5,1

5,3

4,7

4,3

3,4

-

Vùng BTB

7.878,3

10.212,0

11.997,9

13.630,1

13.596,8

16.528,1

18.745,0

16.445,1

15,0%

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Trị và Viện NCPT Du lịch.

* Thị trường khách du lịch quốc tế



Những năm gần đây khách du lịch quốc tế đến Quảng Trị tăng mạnh về số lượng do gần đây Quảng Trị được lựa chọn là điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch quốc tế trên hành trình du lịch DMZ và du lịch quá cảnh trên Hành lang Kinh tế Đông Tây với thương hiệu “Ngày ăn cơm 3 nước Việt Nam - Lào - Thái Lan”, du lịch Caravan hiện đang phát triển mạnh mẽ qua Hành lang kinh tế Đông - Tây, trong đó Quảng Trị là điểm dừng chân lý tưởng.

Bảng 3. Khách du lịch quốc tế đến Quảng Trị, giai đoạn 2007 - 2016

Đơn vị: Nghìn lượt khách

Hạng mục

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

Khách quốc tế

101

107

124

143

157

170

183

190

192

145

% so với tổng

19,8

17,8

16,6

15,6

14,7

13,8

13,8

11,9

11,8

12,7

Tổng số

509

602

745

915

1.066

1.235

1.325

1.600

1.615

1.140

Ngày khách TB

1,20

1,25

1,27

1,30

1,30

1,39

1,59

1,59

1,60

1,60

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Trị và Viện NCPT Du lịch.

Thị trường khách theo quốc tịch: Khách quốc tế đến Quảng Trị chủ yếu từ các nước Đông Nam Á, trong đó thị trường khách Lào, Thái Lan chiếm tỷ lệ tương đối lớn đến 35,7%, tiếp theo là thị trường khách Mỹ, Australia, Tây Âu, các nước Đông Bắc Á,... Đây là các thị trường khách chủ yếu tham gia các chương trình du lịch tham quan chiến trường xưa, Khu phi quân sự (DMZ), tìm hiểu văn hóa tôn giáo.



Bảng 4: Cơ cấu nguồn khách du lịch quốc tế hiện nay của Quảng Trị

STT

Quốc tịch

Thị phần (%)

1

Lào

20,5

2

Thái Lan

15,2

3

Các thị trường khác

64,3%

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Trị

Từ năm 2005 cho đến nay, lượng khách Thái Lan, Lào đến Quảng Trị liên tục tăng trưởng. Đáng chú ý, từ tháng 10/2005 Chính phủ Việt Nam cho phép các đoàn caravan của Thái Lan vào Việt Nam, thông qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo. Ngoài ra, Lào bỏ visa đối với khách qua Lào và nhập cảnh vào Việt Nam (trung bình mỗi khách xuất cảnh qua Lào vào Việt Nam tiết kiệm được khoảng 60 USD/người cho hai lần qua cửa khẩu); tháng 11/2006, Bộ Giao thông Vận tải ba nước Việt Nam - Lào - Thái Lan tổ chức lễ thông xe thực hiện Hiệp định tạo thuận lợi vận tải người và hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (Hiệp định GMS); tháng 12 năm 2006, cầu Hữu Nghị II bắc qua sông Mê Kông nối liền tỉnh Savannakhet (Lào) với tỉnh Mukdahan (Thái Lan) hoàn thành và đưa vào sử dụng trên tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây đã thu hút lượng khách du lịch nước thứ ba vào Việt Nam tham quan du lịch chủ yếu qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo ngày càng tăng, thành phần quốc tịch đa dạng, đã mở ra thị trường mới cho du lịch Quảng Trị.



Tuy vậy, so với cả vùng thì tốc độ tăng trưởng của thị trường khách quốc tế của Quảng Trị còn thấp hơn mức trung bình và chỉ cao hơn Nghệ An. Tỷ trọng khách quốc tế trong tổng lượng khách đến Quảng Trị đang có xu hướng giảm, một trong nhiều nguyên nhân cơ bản là Quảng Trị thiếu sản phẩm du lịch đặc trưng, thiếu các khu nghỉ dưỡng chất lượng cao, thiếu dịch vụ bổ sung để thu hút và giữ chân được khách du lịch quốc tế lưu trú lại lâu hơn.

Bảng 5. Khách quốc tế lưu trú tại các tỉnh Bắc Trung Bộ

Đơn vị: Nghìn lượt khách

Địa phương

2005

2007

2009

2011

2012

2013

2014

2015

2016

Tăng TB

Quảng Trị

47,0

71,0

84,0

108,0

121,0

110,0

110,0

120,0

90,0

11,2%

Thanh Hóa

6,7

14,0

19,6

43,0

60,1

85,0

100,7

127,0

154,5

36,9%

Nghệ An

40,9

69,7

86,9

105,3

97,7

60,6

64,5

65,0

72,9

5,0%

Hà Tĩnh

6,0

7,7

12,2

13,1

15,4

17,9

16,3

23,0

18,0

14,6%

Quảng Bình

12,2

23,6

17,6

25,0

29,6

34,2

43,3

46,4

38,7

14,7%

TT - Huế

369,1

666,6

602,1

806,4

867,9

927,8

1.007,3

1.023,0

1.053,0

12,9%

Toàn vùng

481,9

852,6

822,4

1.100,8

1.191,7

1.235,5

1.342,1

1.404,4

1.427.1

13,1%

Nguồn: Viện NCPT Du lịch và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Trị.

* Mục đích chuyến đi: Quảng Trị có nhiều sản phẩm du lịch độc đáo, nhiều danh thắng đẹp nổi tiếng và có những địa danh mang dấu ấn về quá khứ của chiến tranh như: Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải, Thành cổ Quảng Trị, hàng rào điện tử Mc.Namara, địa đạo Vịnh Mốc, sân bay Tà Cơn, căn cứ Làng Vây, căn cứ Cồn Tiên, Dốc Miếu, đảo Cồn Cỏ,... Những di tích lịch sử này đã trở thành “thương hiệu” du lịch của Quảng Trị khi được kết nối trong một chương trình du lịch nổi tiếng và rất đặc biệt mà không thể tìm thấy ở bất kỳ một tour nào khác trong cả nước: Du lịch vùng phi quân sự DMZ (Demilitarized Zone). Tour du lịch DMZ thường được ưu tiên hàng đầu đối với khách du lịch quốc tế khi đến Quảng Trị và để lại ấn tượng mạnh trong lòng du khách quốc tế, đặc biệt là các cựu binh đã từng tham chiến tại Việt Nam. Những năm vừa qua, do đặc điểm thị trường khách của sản phẩm DMZ, tỷ trọng lượng khách này đã giảm, nhưng vẫn là một trong những thị trường quan trọng nhất của tỉnh.

* Thị trường khách du lịch nội địa

Khách du lịch nội địa là thị trường khách chủ yếu của tỉnh, trung bình hàng năm chiếm khoảng 85% tổng lượng khách du lịch đến Quảng Trị.

Đối với thị trường khách du lịch nội địa, loại hình Du lịch văn hoá - lịch sử với Chương trình du lịch “Hoài niệm về chiến trường xưa và đồng đội”, “Con đường huyền thoại” được tạo nên bởi hệ thống di tích chiến tranh đồ sộ và độc đáo. Các di tích lịch sử nổi tiếng là: Địa đạo Vịnh Mốc, Thành cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm năm 1972, Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải, Hàng rào điện tử Mc.Namara, sân bay Tà Cơn, Đường 9 - Khe Sanh, đường Hồ Chí Minh huyền thoại, Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn và Đường 9... đã để lại dấu ấn sâu sắc cho nhiều du khách.

Quảng Trị là một trong các địa phương đầu tiên tập trung khai thác loại hình du lịch hoài niệm. Theo thống kê, hằng năm, hàng triệu lượt du khách trong nước tới đây để tìm hiểu về truyền thống lịch sử cách mạng, thăm lại chiến trường xưa và tri ân các anh hùng liệt sĩ. Mỗi du khách đến đây không chỉ để tham quan thiên nhiên, tìm hiểu con người của vùng đất “kiên trung” mà còn để hoài niệm về một thời đã xa, để lật giở từng trang lịch sử qua những chứng tích chiến tranh còn lại. Đặc biệt vào các dịp lễ lớn như: Ngày Chiến thắng (30/4), Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27-7), Ngày Quốc khánh (2-9),... lượng khách đổ về mảnh đất lửa tăng đột biến. Điều đó cũng nghĩa rằng, trong tương lai thị trường khách nội địa vẫn sẽ đóng vai trò quan trọng, quyết định sự phát triển của du lịch Quảng Trị.

Bảng 6. Khách du lịch nội địa đến Quảng Trị, giai đoạn 2007 - 2016

Đơn vị: Ngàn lượt khách

Hạng mục

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

Khách nội địa

408

495

621

772

909

1.065

1.142

1.410

1.423

995

% so với tổng

80,2

82,2

83,4

84,4

85,3

86,2

86,2

88.1

88.2

87,3

Tổng số

509

602

745

915

1.066

1.235

1.325

1.600

1.615

1.140

Ngày khách TB

1,17

1,18

1,20

1,20

1,25

1,27

1,22

1,25

1,26

1,25


Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Trị và Viện NCPT Du lịch.

Khách du lịch nội địa đến Quảng Trị thường đi theo đoàn do các công ty du lịch, lữ hành tổ chức hoặc do các tổ chức Công đoàn của các cơ quan, trường học, xí nghiệp tổ chức hoặc tự tổ chức theo các nhóm đến từ các thị trường chủ yếu Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Huế, Tp. Hồ Chí Minh,...



Bảng 7. Khách nội địa có lưu trú tại các tỉnh Bắc Trung Bộ

Đơn vị: Ngàn lượt khách

Địa phương

2005

2007

2009

2011

2012

2013

2014

2015

2016

Tăng TB

Quảng Trị

267

238

347

507

570

614

650

700

470

19,9%

Thanh Hóa

1.028

1.736

2.490

3.322

3.639

4.005

4.435

5.403

6.123

18,5%

Nghệ An

1.360

1.853

2.115

4.191

3.975

3.193

3.486

3.610

3.147

11,3%

Hà Tĩnh

140

238

413

741

908

1.076

1.284

1.576

1.082

29,0%

Quảng Bình

498

569

588

936

1.173

1.200

2.712

3.145

1.991

11,6%

TT-Huế

681

851

829

951

1.600

1.695

1.899

2.100

2.205

12,1%

Toàn vùng

3.973

5.655

7.056

11.051

12.360

12.311

14.466

16.534

15.018

15,2%

Nguồn: Viện NCPT Du lịch và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Trị.

Nằm ở vùng kinh tế Bắc Trung Bộ, Quảng Trị có lợi thế về vị trí địa lý so với nhiều tỉnh trong vùng để đón các dòng khách du lịch đi lại trong vùng. Lượng khách du lịch nội địa đến Quảng Trị trong những năm qua so với toàn vùng Bắc Trung Bộ còn rất thấp, do vậy muốn thu hút được khách du lịch đến với Quảng Trị cũng cần phải xem lại việc phát triển sản phẩm du lịch của tỉnh. Đặc biệt là lượng khách có lưu trú. Điều này cho thấy chất lượng cơ sở vật chất và các dịch vụ bổ trợ có tác động lớn đến hiệu quả kinh doanh du lịch do không giữ được chân du khách.



2.1.2. Ngày lưu trú trung bình: Theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Trị, chỉ tiêu về ngày lưu trú của khách đang có xu hướng tăng lên: năm 2005 khách quốc tế lưu trú tại Quảng Trị vào khoảng 1,15 ngày, đến năm 2007 tăng lên 1,2 ngày, năm 2010 là 1,3 và đến năm 2016 là 1,6 ngày. Lượng khách du lịch nội địa tăng mạnh, chỉ tiêu về ngày lưu trú trung bình của khách nội địa tuy thấp hơn so với khách quốc tế nhưng cũng tăng dần qua từng năm, năm 2005 là 1,15 ngày, đến 2010 là 1,2 ngày và đến 2016 cũng đạt xấp xỉ 1,25 ngày. Đây là một tín hiệu tích cực của ngành du lịch nói chung và kinh doanh dịch vụ lưu trú nói riêng.

2.2. Tổng thu từ khách du lịch và GRDP du lịch

2.2.1. Tổng thu từ khách du lịch

Tổng thu từ khách du lịch của Quảng Trị không ngừng gia tăng và tốc độ tăng trưởng ngày càng cao. Giai đoạn 2005 - 2015, tăng trưởng bình quân về thu nhập du lịch ước đạt trên 20%/năm (thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng trung bình của vùng – 31,5%); năm 2016 du lịch chiếm tỷ trọng 4,7% GRDP toàn tỉnh. Với xu thế gia tăng của số lượng khách, tổng thu từ khách du lịch của Quảng Trị duy trì được mức tăng, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương (Bảng 8).



Bảng 8. Tổng thu từ khách du lịch Quảng Trị giai đoạn 2007 - 2016

Đơn vị: Tỷ đồng






Danh mục

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

Tăng TB

1.

Thu nhập

450

540

711

875

946

1.050

1.198

1.270

1.300

1.045

20,8%

2.

Cơ cấu dịch vụ




Lưu trú

105,0

120,0

168,0

201,0

225,0

267,0

279,0

312,0

320,0

196

25,3%




Ăn uống

129,0

160,5

147,6

161,0

153,5

151,7

155,0

283,2

392,0

339,6

6,1%




V/chuyển

54,0

55,0

52,0

55,3

48,6

48,6

49,0

115,0

117,6

84,0

2,8%




Lữ hành

12,6

12,5

11,9

23,6

24,2

29,8

36,2

40,0

45,3

32,0

22,5%




Mua sắm

12,0

12,0

11,0

12,1

10,7

10,9

13,8

210,8

215,6

195,5

14,0%




Khác

137,4

180,0

320,5

422,0

484,0

542,0

665,0

309,0

209,5

197,9

32,3%

Nguồn: Viện NCPT Du lịch và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Trị.

Kết quả thống kê cho thấy có sự thay đổi về cơ cấu chi tiêu của khách theo hướng giảm dần tỷ lệ tổng thu từ khách du lịch qua những khoản chi tiêu từ lưu trú và ăn uống; tăng dần sang tổng thu từ lữ hành - vận chuyển, tổng thu từ bán hàng, tổng thu các dịch vụ bổ sung khác. Với sự thay đổi cơ cấu chi tiêu này sẽ là điều kiện tốt để gia tăng tổng thu nhập của các hoạt động du lịch. Tuy nhiên do mức chi tiêu bình quân của khách còn thấp nên thu nhập du lịch nhìn chung còn hạn chế.



Xem xét thu nhập từ du lịch Quảng Trị trong mối tương quan với các địa phương trong vùng du lịch Bắc Trung Bộ (Bảng 9) có thể thấy hiệu quả hoạt động du lịch Quảng Trị còn khá khiêm tốn.

Bảng 9. Thu nhập du lịch các tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ

Đơn vị: Tỷ đồng

Địa phương

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

Quảng Trị

332

450

540

711

875

946

1.050

1.198

1.270

1.300

1.045

Thanh Hóa

385

523

755

910

1.200

2.245

2.550

3.050

3.690

5.180

6.298

Nghệ An

419

532

686

720

1.003

2.207

2.544

3.421

3.920

4.560

3.759

Hà Tĩnh

71

95

120

155

223

265

403

415

306

421

252

Quảng Bình

80

111

115

137

150

628

996

1.871

3.235

3.180

2.257

TT- Huế

731

1.060

1.143

1.203

1.381

4.143

5.522

6.102

6.767

7.462

8.007

Tổng cộng

2.018

2.771

3.359

3.836

4.832

10.434

13.065

16.057

19.188

22.103

21.618

Nguồn: Viện NCPT Du lịch và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Trị.

*Mức chi tiêu của khách du lịch: Theo số liệu năm 2016 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Trị thì chi tiêu của khách du lịch tại một số điểm danh lam thắng cảnh và khách sạn, trung bình một khách quốc tế chi tiêu từ 0,7 triệu VND/ngày; khách du lịch nội địa chi trong khoảng 1 triệu VND/ngày.

Trong các khoản chi tiêu của du khách, khoản chi cho phương tiện đi lại chiếm lớn nhất, khoảng 32%; chi cho cơ sở lưu trú để nghỉ ngơi khoảng 22% và chi cho ăn uống, mua sắm hàng hóa, quà tặng, quà lưu niệm chỉ chiếm dưới 17%. Qua khảo sát sơ bộ thị trường hàng hóa lưu niệm tại Quảng Trị cho thấy, cần làm cho các sản phẩm này phong phú, đa dạng, có chiều sâu văn hóa khiến cho du khách sẵn sàng bỏ tiền ra mua. Các sản phẩm hàng lưu niệm du lịch phải mang được đậm đà bản sắc văn hóa của địa phương, phải bền vững để có thể mang về tặng bạn bè và trưng bày nhiều năm để kỷ niệm một chuyến đi. Những du khách khó lòng có thể tìm thấy cái hồn văn hóa trong các hàng chợ mà người sản xuất ra các sản phẩm này mang bán cho họ. Đó là tất cả những gì khiến cho số tiền chi tiêu mua sắm của du khách tại Quảng Trị còn thấp, chỉ chiếm khoảng 8% tổng chi tiêu của khách du lịch.



2.2.2. Giá trị gia tăng (GRDP) du lịch

Giá trị gia tăng ngành du lịch Quảng Trị năm 2005 đạt 180 tỷ đồng, năm 2007 đạt xấp xỉ 300 tỷ, năm 2010 đạt 590 tỷ đồng và năm 2016 đạt khoảng 1.045 tỷ đồng (chiếm 4,7% GRDP của tỉnh). Tốc độ tăng trưởng trung bình 20%/năm.

Việc thống kê doanh thu từ du lịch chưa phản ánh đúng thực trạng của ngành. Nếu tính thu nhập xã hội từ du lịch thì con số trên sẽ lớn hơn nhiều, theo đó GDP du lịch cũng cao hơn.

2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

Cơ sở vật chất kỹ thuật đóng góp một phần quan trọng trong quá trình phục vụ khách du lịch. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đáp ứng các nhu cầu của khách du lịch về lưu trú, ăn uống, vận chuyển, các điều kiện về vui chơi giải trí và các dịch vụ khác. Việc đánh giá về cơ sở vật chất kỹ thuật phải bao gồm cả đánh giá về số lượng và chất lượng. Chất lượng của cơ sở vật chất kỹ thuật có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch.



2.3.1. Cơ sở lưu trú

Cơ sở lưu trú du lịch bao gồm, khách sạn, làng du lịch, biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, bãi cắm trại du lịch, nhà nghỉ du lịch... Việc thiết kế và phát triển các loại hình cơ sở lưu trú du lịch hợp lý không những sẽ tạo ra sự độc đáo, hấp dẫn của khu du lịch, mà còn nâng cao hiệu quả kinh tế và hiệu quả đầu tư.

Cùng với sự phát triển chung của kinh tế cả nước, nền kinh tế của tỉnh Quảng Trị cũng đạt được những thành tựu đáng kể và chính nhờ sự tích lũy nội bộ nền kinh tế tỉnh và sự hỗ trợ đầu tư của Trung ương nên về cơ sở hạ tầng nói chung của tỉnh đã được đầu tư nâng cấp về cơ bản, làm nền tảng vững chắc cho sự phát triển kinh tế những giai đoạn tiếp theo. Tuy nhiên do xuất phát điểm ban đầu thấp nên cho đến nay cơ sở vật chất kỹ thuật chung của toàn tỉnh vẫn còn thấp so với các tỉnh trong vùng. Trong bối cảnh chung như vậy, cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch vẫn chưa thể đáp ứng đầy đủ yêu cầu phục vụ khách du lịch, dịch vụ phục vụ chưa đồng bộ. Sự thiếu vắng các cơ sở lưu trú có chất lượng cao trong các năm trước đây, chất lượng chung còn thấp kém của cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như chất lượng dịch vụ là một trong những hạn chế lớn nhất đối với phát triển du lịch Quảng Trị hiện nay.

Trong giai đoạn 2006 - 2016, hệ thống cơ sở lưu trú tỉnh Quảng Trị đã phát triển với tốc độ khá nhanh. Năm 2006, chỉ có 63 cơ sở lưu trú đi vào hoạt động với 1.250 buồng ngủ. Đến năm 2016 đã tăng lên 178 cơ sở lưu trú với tổng số 3.017 buồng ngủ. Tốc độ tăng trưởng trung bình cho giai đoạn 2006 - 2016 về cơ sở lưu trú du lịch là 12,92%/năm, về số buồng ngủ là 11,02%/năm (Bảng 10).



Bảng 10. Hiện trạng cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Trị 2006 - 2016

Cơ sở LT

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

Số cơ sở

63

70

76

78

82

85

120

156

167

165

178

Số buồng

1.250

1.390

1.460

1.530

1.451

1.680

2.020

2.423

2.450

2.746

3.017

Số giường

1.650

1.787

1.959

2.072

2.586

2.771

3.227

4.382

4.403

4.808

5.260

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Trị

Tốc độ xây dựng các khách sạn tư nhân trong những năm vừa qua tăng đột biến. Trên địa bàn có nhiều dự án đầu tư về lĩnh vực khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên đang được tiến hành xây dựng tại các trung tâm thành phố Đông Hà, khu Thương mại đặc biệt Lao Bảo, các khu du lịch biển Cửa Tùng, Cửa Việt… Tuy nhiên, hầu hết hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Trị chưa thật chuyên nghiệp, quy mô nhỏ, chất lượng kinh doanh dịch vụ lưu trú chưa cao, hạn chế trong việc đáp ứng nhu cầu của du khách.

- Công suất sử dụng buồng ngủ: Theo kết quả điều tra cơ sở lưu trú năm 2005 (do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Trị phối hợp với Viện NCPT Du lịch thực hiện) thì công suất sử dụng buồng trung bình năm của hệ thống cơ sở lưu trú chỉ đạt 36,7%. Tuy nhiên, việc điều tra này mới chỉ thực hiện ở một số cơ sở lưu trú lớn, có khách lưu trú quanh năm và số liệu thu thập được về hệ thống cơ sở lưu trú tại một số địa bàn có điều kiện hạ tầng khó khăn còn chưa đầy đủ nên chưa phản ánh đúng thực tế của toàn bộ hệ thống cơ sở lưu trú trên địa bàn. Trên thực tế, theo các số liệu của Sở thì công suất năm 2015 đạt khoảng 65,0% và năm 2016 giảm còn 42% do ảnh hưởng sự cố môi trường biển Fomosa.



- Sự phân bố các cơ sở lưu trú ở Quảng Trị: Tập trung chủ yếu ở thành phố Đông Hà, thị xã Quảng Trị, Khu dịch vụ du lịch Cửa Việt - Cửa Tùng, Khu thương mại Lao Bảo. Ở một số thị trấn trên địa bàn tỉnh hiện cũng có cơ sở lưu trú, tuy nhiên phần lớn là nhà nghỉ chưa đủ tiêu chuẩn xếp hạng.

- Quy mô, chất lượng, cơ sở lưu trú: Hầu hết các cơ sở lưu trú đều đã được quan tâm nâng cao chất lượng dịch vụ như tăng cường trang thiết bị, tiện nghi phục vụ; đào tạo lao động; đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ hướng tới tính chuyên nghiệp trong hoạt động kinh doanh, phục vụ khách. Hiện nay (năm 2016), Quảng Trị có 178 cơ sở lưu trú du lịch với 3.017 buồng ngủ và 5.260 gường (trong đó có 02 khách sạn 04 sao, 08 khách sạn 03 sao, 12 khách sạn 02 sao, 117 nhà nghỉ du lịch).

Phần lớn cơ sở lưu trú du lịch trong tỉnh qui mô nhỏ (dưới 50 buồng) thuộc các hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nguồn nhân lực phần lớn được đào tạo từ các chuyên ngành khác chuyển sang hoạt động kinh doanh du lịch, trình độ quản trị du lịch, khách sạn còn yếu. Do vậy việc tổ chức kinh doanh du lịch nói chung còn nhiều hạn chế về nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học, quảng bá, xúc tiến, xây dựng thị trường và phát triển sản phẩm du lịch. Chất lượng của nhóm các cơ sở lưu trú du lịch này nhìn chung còn kém và chỉ đáp ứng được các nhu cầu tối thiểu của khách du lịch. Trang thiết bị ở một số khách sạn đã cũ không đồng bộ cần nâng cấp. Một số phòng nghỉ ở các khách sạn tư nhân còn hẹp, bài trí thiết kế nội ngoại thất không hợp lý, vệ sinh chưa đảm bảo theo yêu cầu.



2.3.2 . Cơ sở vui chơi giải trí

Các cơ sở vui chơi giải trí - thể thao, dịch vụ phục vụ khách du lịch ở Quảng Trị nhìn chung còn rất hạn chế. Thời gian gần đây các khách sạn lớn đã bổ sung các dịch vụ massage, tennis, bể bơi, karaoke,... Tỉnh cũng đã chú trọng quy hoạch một số khu vui chơi giải trí, các dự án này tập trung chủ yếu ở thành phố Đông Hà, Khu kinh tế Thương mại đặc biệt Lao Bảo và một số thị trấn, thị xã, các khu du lịch nhưng quy mô còn nhỏ, một số đang trong quá trình triển khai... Sự hạn chế về các cơ sở vui chơi giải trí - thể thao, một mặt đã không kích thích được khả năng chi tiêu của khách, mặt khác đã hạn chế khả năng thu hút và thời gian lưu trú của họ. Đây là một nguyên nhân khiến khách du lịch chỉ đi về trong ngày, hoặc những khách đi theo tour, tuyến du lịch xuyên suốt chưa coi Quảng Trị là điểm dừng chân.

Hiện tại, các cơ sở vui chơi giải trí, thể thao chưa đáp ứng yêu cầu nhưng trong thời gian tới, các dự án đang xây dựng được hoàn thành đưa vào sử dụng sẽ làm phong phú thêm cho hệ thống sản phẩm du lịch của Quảng Trị góp phần phát triển du lịch bền vững.



2.3.3. Hệ thống cơ sở kinh doanh ăn uống

Các cơ sở ăn uống rất phong phú, đa dạng về loại hình bao gồm nhà hàng, cà phê, quán Bar, quán ăn nhanh... Dịch vụ ăn uống có thể nằm trong các cơ sở lưu trú nhằm phục vụ nhu cầu ăn uống, nghỉ ngơi, hội họp và giao lưu của khách đang lưu trú tại các khách sạn. Ngoài ra còn có các cửa hàng ăn uống tư nhân nhỏ phục vụ chủ yếu các món ăn Việt Nam bình dân nằm ở khu vực thành phố Đông Hà, thị xã Quảng Trị, khu vực Lao Bảo, khu dịch vụ - du lịch Cửa Việt- Cửa Tùng, các bãi biển và thị trấn.



Hệ thống nhà hàng có nhiều biến đổi, cung cách phục vụ được chú trọng hơn, đội ngũ tay nghề qua đào tạo được nâng lên một bước. Hiện nay, toàn tỉnh có hơn 3.400 nhà hàng phục vụ ăn uống với 414.000 chỗ ngồi đáp ứng đủ nhu cầu của người dân địa phương và khách du lịch. Cùng với xu thế phát triển chung của ngành du lịch, việc đầu tư phát triển hệ thống các cơ sở ăn uống phục vụ du lịch cũng được chú trọng hơn.

2.4. Lao động ngành du lịch

Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có gần 20.000 lao động đang trực tiếp và gián tiếp tham gia hoạt động du lịch. Lao động ngành du lịch làm việc tại các đơn vị kinh doanh du lịch, phần lớn là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh cá thể kinh doanh lưu trú du lịch, tại các khu vực vui chơi giải trí, các dịch vụ bổ sung khác.



Số liệu thống kê tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Trị cho thấy nếu năm 2006 tổng số lao động xã hội trong ngành du lịch là 15.860 người thì đến năm 2016 con số này đã tăng lên 19.207 người, với tốc độ tăng trường bình quân đạt 8,11%/năm. Những số liệu nêu trên cho thấy nhu cầu sử dụng nhân lực trong ngành trên địa bàn tỉnh đang có xu hướng tăng lên khá nhanh.

Bảng 11. Cơ cấu nguồn nhân lực du lịch của tỉnh Quảng Trị

Đơn vị tính: Người

Chỉ tiêu

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

Tổng số

15.860

16.300

16.500

17.000

18.000

18.700

23.800

25.000

25.055

25.232

19.207

ĐH và trên ĐH

210

215

250

300

500

600

750

870

885

965

942

Cao đẳng, trung cấp

350

400

450

520

600

830

900

1.130

1.135

1.170

1.045

Đào tạo khác

850

900

910

1.000

1.100

1.500

2.400

2.900

2.920

2.950

2.570

Chưa qua đào tạo

14.450

14.785

14.890

15.180

15.800

15.770

19.750

20.100

20.115

20.150

14.650

LĐ trong các DNDL

1.350

1.500

1.690

1.800

1.900

2.730

3.025

3.137

3.187

3.367

3.515

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Trị

Do đặc thù tính chất ngành nghề nên trong cơ cấu lao động du lịch phân theo giới tính thì tỷ lệ lao động nữ luôn cao hơn so với lao động nam (chiếm trên 65% tổng số lao động), mức chênh lệch không có nhiều biến động theo các năm.



- Lao động phân theo ngành nghề

Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Trị, lao động làm việc trong các cơ sở lưu trú du lịch chiếm tỷ trọng cao nhất 89,4%, lao động làm việc trong lĩnh vực lữ hành chiếm 6,7%, thấp nhất là lao động làm việc trong lĩnh vực vận chuyển khách, chiếm 3,9%.

Tỷ lệ lao động trong các cơ sở lưu trú du lịch là cao nhất, tương xứng với sự gia tăng của các đơn vị lưu trú qua các năm. Tỷ lệ lao động lữ hành và vận chuyển khách chiếm tỷ trọng thấp trong tổng số lao động hoạt động trong ngành du lịch phản ánh một cách chính xác về thực trạng phát triển ngành kinh doanh lữ hành của tỉnh còn hạn chế.

Đến nay, tỉnh Quảng Trị đã cấp 139 thẻ hướng dẫn viên du lịch, trong đó có 107 thẻ hướng dẫn viên quốc tế (ngoại ngữ chủ yếu là tiếng Thái Lan và tiếng Anh), 32 thẻ hướng dẫn viên nội địa. Số hướng dẫn viên này chủ yếu công tác tại các doanh nghiệp lữ hành Quảng Trị và các tỉnh miền Trung, khai thác thị trường khách nội địa, Thái Lan, Lào, Campuchia.

Như vậy, qua số liệu thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Trị cũng như số liệu điều tra thực tế, có thể thấy rằng số lượng lao động trong ngành du lịch có xu hướng tăng lên và nhu cầu về nguồn nhân lực du lịch ngày càng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch của tỉnh Quảng Trị.

- Lao động phân theo trình độ độ học vấn, chuyên môn được đào tạo:

Qua bảng số liệu trên, lao động tốt nghiệp đại học và trên đại học chiếm tỷ lệ thấp nhất với 6,3%; tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp, sơ cấp chiếm 7,9%; trong khi đó tỷ lệ lao động người chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ quá cao đến 70% trong tổng số lao động. Lao động phổ thông tập trung ở các doanh nghiệp nhỏ, các dịch vụ bổ trợ du lịch. Đây là một hạn chế lớn của nguồn nhân lực của tỉnh Quảng Trị. Do đó ngành du lịch tỉnh Quảng Trị cần phải gấp rút đào tạo đội ngũ cán bộ công chức, viên chức du lịch và nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch. Có chính sách thu hút những cán bộ làm công tác quản lý và nhân viên trong ngành đ­ược đào tạo nghiệp vụ du lịch. Tổ chức giáo dục cho đội ngũ làm công tác du lịch giao tiếp có văn hóa, lịch sự và am hiểu nghề du lịch để thu hút du khách.

Một trong những yếu tố quan trọng góp phần hoàn thiện chất lượng nguồn nhân lực du lịch đó chính là trình độ ngoại ngữ. Thực trạng về trình độ ngoại ngữ của nguồn nhân lực du lịch tỉnh Quảng Trị hiện nay chưa tương xứng với hoạt động du lịch cũng như tiềm năng du lịch của tỉnh. Số lao động chưa qua đào tạo ngoại ngữ tương đối cao, chiếm 73,6%. Trong khi đó, cơ cấu về ngôn ngữ lại chưa hợp lý, khách du lịch quốc tế đến Quảng Trị ngày càng đa dạng, từ nhiều quốc gia khác nhau, nhưng ngoại ngữ của nhân lực du lịch Quảng Trị chủ yếu là tiếng Anh. Đây là một hạn chế của lao động trực tiếp trong ngành du lịch của tỉnh.

- Về đào tạo nhân lực du lịch:

Công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực bước đầu được chú trọng. Trong những năm qua, ngành du lịch Quảng Trị đã sử dụng nhiều nguồn lực phối hợp với Đại học Huế, Trường quản lý văn hoá, thể thao và du lịch, Trường Cao đẳng Nghề du lịch Huế, các tổ chức nước ngoài, liên kết các tỉnh Đông bắc Thái Lan để đào tạo bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực du lịch. Đã tổ chức nhiều lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ hướng dẫn viên, thuyết minh viên, quản lý khách sạn… cho cán bộ, nhân viên các doanh nghiệp du lịch; thuyết minh viên tại các điểm tham quan du lịch, di tích, bảo tàng; cán bộ cơ sở các xã, phường, huyện, thị, thành phố trên địa bàn tỉnh.

Nhìn chung, nhân lực du lịch Quảng Trị vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành du lịch. Số lao động có đào tạo chuyên ngành về du lịch còn thấp, phần lớn lao động có trình độ trung cấp, sơ cấp và đào tạo ngắn hạn, số lao động phổ thông chiếm tỷ lệ cao. Đội ngũ hướng dẫn viên phần lớn từ các trường đại học mới ra chưa có kinh nghiệm, ngoại ngữ còn hạn chế nên hiện nay đội ngũ này được bổ sung nhiều nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu, còn thiếu nhiều hướng dẫn viên Tiếng Nhật, Hàn Quốc, Đức... Tại các cơ sở lưu trú, nhà hàng còn rất nhiều hạn chế trong quy trình phục vụ khách, chuyên môn nghiệp vụ chủ yếu dựa vào các kinh nghiệm thực tiễn, do đó chưa thể đảm bảo phục vụ khách theo đúng tiêu chuẩn, đặc biệt là phục vụ khách quốc tế.

2.5. So sánh một số chỉ tiêu phát triển chủ yếu với Quy hoạch trước

So sánh một số chỉ tiêu phát triển chủ yếu của du lịch Quảng Trị với các chỉ tiêu dự báo trong quy hoạch trước có thể thấy du lịch Quảng Trị đã có bước phát triển mạnh hơn. Cụ thể, so sánh với phương án cao trong quy hoạch trước, lượng khách quốc tế tăng vượt chỉ tiêu dự báo 43%, lượng khách nội địa vượt 3 lần so với chỉ tiêu dự báo, giá trị tổng thu từ khách du lịch cũng vượt 31% so với mức dự báo. Đây là những kết quả hết sức đáng khích lệ, khẳng định tiềm năng phát triển của du lịch Quảng Trị trong những năm tới.

Hệ thống sản phẩm du lịch của Quảng Trị cũng đã phát triển tương đối phù hợp với định hướng trước đây, tuy nhiên mức độ đầu tư cho một số sản phẩm trọng điểm du lịch biển đảo vẫn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Các hoạt động du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng cũng chưa được quan tâm đầu tư phát triển.



tải về 1.55 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương