Bảng 16. Dự báo nhu cầu lao động trong du lịch ở Quảng Trị thời kỳ đến 2030 4


Mục tiêu và quan điểm lập quy hoạch



tải về 1.55 Mb.
trang3/13
Chuyển đổi dữ liệu28.11.2017
Kích1.55 Mb.
#34727
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13

3. Mục tiêu và quan điểm lập quy hoạch


3.1. Mục tiêu

Làm cơ sở để quản lý, lập các kế hoạch trung hạn và ngắn hạn đầu tư phát triển du lịch bền vững; lập mới và điều chỉnh các quy hoạch chi tiết và các dự án phát triển du lịch tỉnh Quảng Trị phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ mới.



3.2. Quan điểm lập quy hoạch

- Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Trị phải phù hợp với Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam; Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Trị phải phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh được phê duyệt tại Quyết định 321/QĐ-TTg ngày 3/2/2011 của Thủ tướng Chính phủ và định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực khác của tỉnh Quảng Trị.

- Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Trị phải phù hợp tình hình phát triển kinh tế và du lịch hiện nay của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước, phù hợp với tiềm năng lợi thế của tỉnh và nhu cầu của thị trường du lịch.


4. Nhiệm vụ và nội dung Quy hoạch


Nhiệm vụ quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Trị có những nội dung chủ yếu sau:

- Xác định vị trí, vai trò của du lịch Quảng Trị trong sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cũng như trong bối cảnh phát triển du lịch của vùng Bắc Trung Bộ.

- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tiềm năng du lịch tỉnh.

- Đánh giá hiện trạng phát triển du lịch.

- Đánh giá hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch.

- Xác định vị trí, quan điểm và mục tiêu phát triển du lịch Quảng Trị giai đoạn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

- Nghiên cứu phát triển du lịch Quảng Trị giai đoạn đến năm 2025 và một số định hướng chính đến năm 2030.

- Đề xuất chính sách, giải pháp thực hiện quy hoạch.


5. Giới hạn, phạm vi lập quy hoạch


5.1. Về không gian: Lãnh thổ khu vực nghiên cứu là toàn bộ tỉnh Quảng Trị, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Bình, phía Nam giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, phía Tây giáp nước CHDCND Lào và phía Đông giáp Biển Đông. Diện tích tự nhiên 4.737,44 km2; dân số trên 620 ngàn người.

5.2. Về thời gian

- Số liệu hiện trạng: đến năm 2015, cập nhật số liệu năm 2016.

- Quy hoạch đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.

6. Phương pháp lập quy hoạch


Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Trị đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 được xây dựng dựa trên việc sử dụng tổng hợp các phương pháp sau:

- Phương pháp thực địa: Bao gồm các khảo sát, thu thập thông tin tư liệu để rà soát, bổ sung, đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh giai đoạn đến năm 2016.

- Phương pháp tổng hợp, phân tích: Tổng hợp và phân tích số liệu hiện trạng, đánh giá những kết quả đạt được, những tồn tại yếu kém, các xu hướng phát triển du lịch của khu vực và thế giới trong hoàn cảnh mới từ đó đề xuất các định hướng và giải pháp phát triển du lịch Quảng Trị trong giai đoạn đến 2025 và 2030 phù hợp tình hình, nhiệm vụ mới.

- Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến đánh giá của chuyên gia ở Trung ương và địa phương trong lĩnh vực du lịch cũng như các lĩnh vực liên quan dưới các hình thức hội thảo khoa học, trao đổi kinh nghiệm.

- Phương pháp kế thừa: Kế thừa các kết quả nghiên cứu của các quy hoạch, các đề án có liên quan trên địa bàn và mô hình phát triển du lịch của một số địa phương có điều kiện tự nhiên tương tự.

- Phương pháp sơ đồ, bản đồ: Sử dụng phần mềm hệ thống thông tin địa lý MapInfo xây dựng hệ thống bản đồ quy hoạch.

PHẦN THỨ NHẤT

ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ NGUỒN LỰC VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH QUẢNG TRỊ



I. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUẢNG TRỊ

1. Vị trí, vai trò của du lịch


Quảng Trị là tỉnh có diện tích không lớn, mật độ dân cư không cao, nằm ở khu vực còn nhiều khó khăn, đặc biệt những hậu quả chiến tranh còn lại từ thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Tài nguyên tự nhiên, khoáng sản không có nhiều, chủ yếu phục vụ công nghiệp sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng. Điều kiện thời tiết, khí hậu của Quảng Trị cũng tương đối khắc nghiệt. Tuy nhiên, vị trí địa lý chiến lược và tài nguyên du lịch hết sức đặc sắc là tiềm năng lợi thế quan trọng đối với phát triển kinh tế du lịch của Quảng Trị. Với nguồn tài nguyên du lịch khá phong phú từ các tài nguyên du lịch tự nhiên và đặc biệt là các tài nguyên du lịch nhân văn gắn với lịch sử kháng chiến chống Mỹ hào hùng, du lịch Quảng Trị có tiềm năng phát triển mạnh mẽ để ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Nguồn tài nguyên du lịch đó có thể được khai thác phát triển thuận lợi dựa trên vị trí hết sức chiến lược, là giao cắt của hai trục hành lang giao thông và kinh tế quan trọng nhất của cả nước và khu vực là trục Bắc - Nam và Hành lang kinh tế Đông - Tây.

Trong tổng thể kinh tế xã hội, mặc dù tỷ trọng chung của khối dịch vụ có giảm nhẹ so với trước do sự phát triển mạnh của khối công nghiệp - xây dựng, tuy nhiên tốc độ phát triển của du lịch lại tương đối cao (năm 2016 giá trị gia tăng ngành du lịch chiếm khoảng 4,7% giá trị GRDP của cả tỉnh). Tốc độ tăng trưởng của khách du lịch cũng như giá trị tổng thu từ khách du lịch đạt trung bình khoảng 20%/năm trong suốt 10 năm vừa qua là sự khẳng định khả năng phát triển, vai trò vị trí ngày càng quan trọng của du lịch đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Với sự đầu tư đồng bộ, định hướng khai thác hợp lý, bền vững, du lịch cùng với thương mại, dịch vụ hoàn toàn có tiềm năng thực sự trở thành ngành kinh tế quan trọng trong những động lực phát triển của Quảng Trị.

Du lịch Quảng Trị còn có vai trò, ý nghĩa trong tổng thể phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ được xác định rõ trong "Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030" đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Về vị trí địa lý trong vùng, Quảng Trị là điểm đầu của Hành lang kinh tế Đông - Tây của Tiểu vùng sông Mekong mở rộng, là giao điểm của các trục giao thông đường bộ, đường sắt quan trọng nhất của quốc gia và khu vực.

Tài nguyên du lịch của Quảng Trị đa dạng, nhưng đóng góp quan trọng nhất với vùng Bắc Trung Bộ và cả nước là các tài nguyên du lịch gắn với thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Đây là sự khác biệt cơ bản và nổi trội của tài nguyên du lịch Quảng Trị và khẳng định tầm quan trọng của nó trong hệ thống tài nguyên du lịch và sản phẩm du lịch của cả vùng cũng như cả nước.




tải về 1.55 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương