Bảng 16. Dự báo nhu cầu lao động trong du lịch ở Quảng Trị thời kỳ đến 2030 4



tải về 1.55 Mb.
trang10/13
Chuyển đổi dữ liệu28.11.2017
Kích1.55 Mb.
#34727
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13

III. CÁC ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

1. Định hướng phát triển thị trường khách du lịch


Căn cứ vào các tiềm năng và tài nguyên du lịch cũng như hiện trạng và xu hướng phát triển của các thị trường khách du lịch có thể xác định những định hướng thu hút thị trường khách du lịch chủ yếu của Quảng Trị gồm:

  • Khai thác với quy mô hợp lý các thị trường khách du lịch truyền thống hiện nay trên cơ sở kết hợp tiềm năng phát triển du lịch lịch sử - cách mạng với các sản phẩm du lịch khác của tỉnh

  • Tăng cường khai thác các thị trường inbound trực tiếp

  • Thu hút thị trường với các sản phẩm liên kết trong vùng và trên Hành lang kinh tế Đông - Tây

  • Thu hút thị trường đối với các sản phẩm mới nhằm đa dạng hóa thị trường du lịch

  • Sử dụng chiến lược phát triển thị trường phân biệt.

Những thị trường trọng điểm, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu khách quốc tế đến Quảng Trị là thị trường Đông Nam Á trong đó chủ yếu là Thái Lan và Lào chiếm tới 39% tổng lượt khách; tiếp đến là các nước Tây Âu và Bắc Mỹ, châu Đại Dương. Trong tương lai thị trường các nước ASEAN sẽ ngày càng có vai trò quan trọng đối với Quảng Trị cùng với những nỗ lực thúc đẩy phát triển kinh tế - thương mại - du lịch trên Hành lang Đông Tây cũng như các dự án phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Thị trường này sẽ mở rộng thêm các nước Myanmar, Malaysia, Campuchia và Singapore bên cạnh Lào và Thái Lan. Với đặc thù nằm dọc biên giới với Lào và là điểm đầu của Hành lang kinh tế Đông - Tây trên lãnh thổ Việt Nam, thì Lào và Thái Lan không chỉ là thị trường gửi khách mà còn là nơi trung chuyển khách quốc tế, điểm đến kết nối trên các tour du lịch quốc tế theo đường bộ.

Trong những năm tới, các nhóm thị trường Bắc Mỹ, Đông Bắc Á, Tây Âu vẫn giữ vai trò quan trọng, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu khách quốc tế đến vùng. Tuy nhiên, với những biến động gần đây có thể thấy thị trường Tây Âu sẽ suy giảm nhường chỗ cho thị trường Đông Bắc Á. Sự biến động này cũng phù hợp với xu thế đi du lịch chung là khách sẽ tham gia nhiều hơn vào các chuyến đi ngắn ngày và tới những điểm đến có khoảng cách gần hơn.

Như vậy có thể xác định thị trường quốc tế quan trọng về lâu dài là thị trường các nước ASEAN, đặc biệt là các quốc gia Tiểu vùng sông Mekong mở rộng và Hành lang kinh tế Đông - Tây và thị trường Đông Bắc Á. Các nỗ lực quảng bá xúc tiến cũng cần tập trung vào những thị trường trọng điểm này.

Bên cạnh các thị trường ưu tiên kể trên, Quảng Trị có tiềm năng phát triển các thị trường mở rộng bao gồm các thị trường Trung Đông, Nam Á, Đông Âu. Thị trường Nam Á có thể được khai thác trên tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây kéo dài trong khuôn khổ hợp tác sông Hằng - sông Mekong.

Các dòng khách du lịch quốc tế đến Quảng Trị cần tập trung khai thác là:

- Dòng khách thứ nhất: Là dòng khách đi đường bộ và đường sắt trên các trục Bắc Nam từ Hà Nội tới TP Hồ Chí Minh;

- Dòng khách thứ hai: Hà Nội (hoặc các sân bay khác) tới Quảng Trị theo đường hàng không qua các sân bay Phú Bài và Đồng Hới;

- Dòng khách thứ ba: Khách từ Lào, Thái Lan và các quốc gia khác tới Quảng Trị qua các cửa khẩu quốc tế đường bộ Lao Bảo và La Lay.

Trên cơ sở sản phẩm du lịch hiện trạng và tiềm năng của Quảng Trị, hiện trạng thị trường khách nội địa... định hướng ưu tiên đầu tư cho các đối tượng khách nội địa theo từng loại sản phẩm du lịch như sau:

- Khách du lịch tìm hiểu lịch sử - cách mạng.

- Khách nghỉ dưỡng biển.

- Khách du lịch tìm hiểu văn hóa.

- Khách thương mại, công vụ.

- Khách du lịch sinh thái.

Với điều kiện tài nguyên, tiềm năng du lịch, Quảng Trị có thực lực thu hút khách du lịch nội địa từ mọi miền của đất nước, tuy nhiên thị trường Hà Nội và các tỉnh phía Bắc vẫn sẽ là thị trường có tính chất ưu tiên hơn so với các địa phương ở khu vực phía Nam.

Chiến lược phát triển thị trường chính của Quảng Trị sẽ là thu hút khách bằng những sản phẩm du lịch chính kết hợp với các sản phẩm khác và khai thác hiệu quả thị trường bằng hệ thống các sản phẩm đa dạng với mục tiêu kéo dài thời gian lưu lại và gia tăng mức chi tiêu của khách du lịch.

Ma trận phân tích tổng hợp mối quan hệ sản phẩm du lịch và thị trường du lịch có tại Bảng 17.

Bảng 17: Phân tích tổng hợp sản phẩm - thị trường du lịch

Sản phẩm du lịch

Thị trường khách quốc tế

Thị trường khách nội địa




Thị trường ưu tiên nhất

Thị trường ưu tiên

Thị trường ưu tiên nhất

Thị trường ưu tiên

Du lịch tìm hiểu truyền thống lịch sử - cách mạng

- Khách thị trường: Mỹ, Úc, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản theo đường hàng không. Trung niên, hưu trí. Thu nhập trung bình cao.

- Khách thị trường Tây Âu, ASEAN. Trung niên, hưu trí. Thu nhập trung bình cao.

- Khách học sinh, sinh viên đi theo tổ chức. Thu nhập thấp, trung bình.

-Khách thuộc các tổ chức đoàn thể, câu lạc bộ. Thu nhập trung bình.



- Khách thuộc các cơ quan, đơn vị. Trung niên. Thu nhập trung bình.

Du lịch sinh thái

- Khách thị trường gần: Thái Lan, Campuchia, Lào theo đường bộ ; Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc theo đường không kết hợp với các địa phương khác theo tour 4-7 ngày. Thanh niên, sinh viên, trung niên. Thu nhập trung bình, cao.

- Khách thị trường xa phân phối trực tiếp hoặc qua cửa ngõ phía Bắc: Anh, Mỹ, Úc, Pháp, Bắc Âu. Thanh niên, trung niên. Thu nhập cao.



- Thị trường khai thác kết hợp với các địa phương trong vùng Bắc Trung bộ: thị trường gần Thái Lan, Lào, Myanmar theo đường bộ ; thị trường xa: Anh, Mỹ, Úc, Bắc Âu. Thanh niên, sinh viên, trung niên. Thu nhập trung bình, cao.


- Khách đi đôi, gia đình, bạn bè từ Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Thanh niên, trung niên. Thu nhập trung bình cao.

- Khách đi theo cơ quan, tổ chức từ Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Thu nhập trung bình cao.




- Khách đi theo cơ quan, tổ chức từ các tỉnh phía Nam. Thu nhập trung bình cao.

- Khách đi đôi, gia đình, bạn bè từ các tỉnh phía Nam. Thanh niên, trung niên. Thu nhập trung bình cao.

- Khách gia đình, bạn bè trong nội vùng. Thu nhập trung bình.


Du lịch nghỉ dưỡng biển

Thị trường Lào và các tỉnh Đông Bắc Thái Lan đi đường bộ. Thanh niên, gia đình có con cái. Thu nhập trung bình.

Khách đi đoàn theo các tour trọn gói.



Khách đi lẻ và các đoàn caravan.

- Khách gia đình, bạn bè đi nghỉ hè từ Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Thu nhập trung bình.

- Khách gia đình, bạn bè trong nội vùng. Thu nhập trung bình.

- Khách đi theo cơ quan, tổ chức nghỉ hè từ Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Thu nhập trung bình cao.


- Khách tổ chức hội nghị, giao lưu. Thanh niên, trung niên. Thu nhập trung bình cao.

Du lịch tìm hiểu truyền thống văn hóa lịch sử

- Khách thị trường gần khai thác trực tiếp: Thái Lan, Campuchia, Lào theo đường bộ ; Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc theo đường không kết hợp với các địa phương khác trong vùng theo tour 4-7 ngày. Thu nhập TB.

- Khách thị trường xa phân phối trực tiếp hoặc qua cửa ngõ phía Bắc và miền Trung: Pháp, Anh, Mỹ, Úc, Hà Lan theo đường hàng không. Trung niên, hưu trí. Thu nhập trung bình cao.



- Thị trường khách đại trà theo tour xuyên Việt 14 ngày. Thanh niên, trung niên. Thu nhập trung bình.

- Thị trường khai thác kết hợp vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc: thị trường gần: Thái Lan, Lào, Myanmar theo đường bộ ; thị trường xa: Pháp, Anh, Đức, Mỹ, Úc. Trung niên. Thu nhập trung trình.




- Khách gia đình, bạn bè từ Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Thu nhập trung bình.

- Khách gia đình, bạn bè trong nội vùng. Thu nhập trung bình.

- Khách đi theo cơ quan, tổ chức từ Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Thu nhập trung bình.


- Khách đi theo cơ quan, tổ chức từ các tỉnh phía Nam. Thu nhập trung bình.

- Khách tổ chức hội nghị, giao lưu. Thu nhập trung bình cao.




Du lịch biên mậu và thương mại công vụ

- Khách thị trường các nước ASEAN, đặc biệt là Thái Lan, Singapore.

- Khách thị trường Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Bắc Mỹ.

- Khách các doanh nghiệp, hiệp hội, tổ chức. Trung niên. Thu nhập cao.

- Các doanh nhân. Trung niên. Thu nhập cao.

2. Định hướng phát triển sản phẩm du lịch


Phát triển loại hình và sản phẩm du lịch là yêu cầu quan trọng đối với sự phát triển du lịch. Loại hình và sản phẩm du lịch được xây dựng trên cơ sở đặc điểm tài nguyên du lịch và nhu cầu thị trường khách. Chính vì vậy, đối với du lịch cả nước nói chung và Quảng Trị nói riêng, loại hình và sản phẩm du lịch được phát triển theo hai hướng: theo lãnh thổ du lịch và theo thị trường khách du lịch.

2.1. Phát triển loại hình và sản phẩm du lịch theo lãnh thổ

Từ nay đến năm 2030, ngành du lịch Quảng Trị cần tổ chức và xây dựng các loại hình du lịch trên cơ sở thế mạnh địa phương để phát huy lợi thế và khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch. Ngoài ra cần nghiên cứu đặc điểm tài nguyên du lịch khu vực để phát triển các loại hình du lịch mang tính điển hình, đồng thời đa dạng hoá hệ thống sản phẩm du lịch.

Căn cứ vào sự phân bố tiềm năng tài nguyên du lịch và các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng trên địa bàn, những loại hình du lịch chủ yếu của Quảng Trị có thể tổ chức được bao gồm:

- Du lịch lịch sử - cách mạng: tập trung phát triển ở khu vực dọc quốc lộ 1A trên địa bàn Vĩnh Linh, Gio Linh và thị xã Quảng Trị, dọc đường Hồ Chí Minh (nhánh Đông và Tây), dọc quốc lộ 9 trên địa bàn Đakrông và Hướng Hóa. Trong đó địa đạo Vịnh Mốc, cụm di tích Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải và Thành Cổ Quảng Trị có vị trí đặc biệt quan trọng.

- Du lịch văn hoá - tâm linh: Chú trọng tâm linh hoá loại hình du lịch lịch sử - cách mạng, ưu tiên phát triển hiệu quả loại hình du lịch văn hoá tâm linh tín ngưỡng tôn giáo, trung tâm hành hương Đức mẹ La vang, Tổ đình Sắc tứ Tịnh quang, hệ thống di tích lịch sử văn hoá Chúa tiên Nguyễn Hoàng gắn với tìm hiểu văn hóa dân tộc Pa Cô - Vân Kiều, làng cổ Hội Kỳ và các điểm du lịch tâm linh tại các địa bàn Cam Lộ, Đakrông, Hướng Hóa, Triệu Phong và Hải Lăng, Thị xã Quảng Trị. Bên cạnh các loại hình du lịch tâm linh gắn với lịch sử chiến tranh, du lịch tâm linh gắn với tôn giáo, tín ngưỡng cũng cần được phát triển mạnh mẽ như một số sản phẩm gắn với nhà thờ La Vang, các chùa chiền Phật giáo... có thể khai thác nhiều thị trường quốc tế, đặc biệt là thị trường các quốc gia Phật giáo trên hành lang Đông Tây.

- Du lịch nghỉ dưỡng biển đảo ở khu vực Vĩnh Thái, Vĩnh Kim, Cửa Tùng, Cửa Việt, Triệu An, Triệu Vân, Triệu Lăng, Hải An, Hải Khê và Cồn Cỏ.

- Du lịch biên mậu và du lịch thương mại - công vụ tập trung ở khu vực Lao Bảo, La Lay, Đông Hà và khu kinh tế Đông Nam.

- Du lịch sinh thái: tại các khu vực Đakrông, Hướng Hóa, Cồn Cỏ và các điểm cụ thể như rừng Rú Lịnh, trằm Trà Lộc, khu cảnh quan đường Hồ Chí Minh huyền thoại, tham quan, du lịch mạo hiểm (hệ thống hang động, thác nước tại Brai - Tà Puồng, xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hoá) du lịch đường sông, du lịch tham quan hồ, du lịch sinh thái - cộng đồng, tham quan suối nước nóng...



2.2. Phát triển loại hình và sản phẩm du lịch theo nhu cầu thị trường

Sản phẩm và thị trường du lịch có mối quan hệ hữu cơ, trong đó thị trường khách là yếu tố quyết định để xây dựng các sản phẩm du lịch cần phải đáp ứng và ngược lại sản phẩm du lịch phải được xây dựng phù hợp với từng thị trường khách du lịch khác nhau. Chính vì vậy, cần nắm bắt đặc điểm thị trường để phát triển loại hình và sản phẩm du lịch.

Đối với Quảng Trị, du lịch lịch sử - cách mạng đóng vai trò đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa với cả vùng Bắc Trung Bộ và cả nước. Loại hình sản phẩm này đáp ứng cả nhu cầu của thị trường khách quốc tế và nội địa. Tuy nhiên cần lưu ý tới những khác biệt và quan tâm riêng đối với từng thị trường.

- Đối với thị trường khách quốc tế: Cần đẩy mạnh phát triển các loại hình sản phẩm du lịch thăm chiến trường xưa, du lịch sinh thái, du lịch tìm hiểu văn hóa dân tộc và du lịch thương mại - công vụ.

- Đối với thị trường trong nước: Khách du lịch Việt Nam có thể tham gia nhiều loại hình du lịch phong phú. Hướng khai thác đối với thị tr­ường khách nội địa là đẩy mạnh các tour kết hợp nhiều sản phẩm trong tỉnh cũng như các tour kết nối trong vùng. Mua sắm là một nhu cầu quan trọng của thị trường khách du lịch nội địa.

Những phân tích trên cho thấy có thể phát triển các loại hình du lịch sau:



*Loại hình du lịch lịch sử - cách mạng: Là loại hình du lịch đặc sắc nhất của Quảng Trị. Đây cũng là loại hình du lịch đang có nhu cầu rất cao đối với các thị trường, tuy nhiên cần kết hợp khai thác với các loại hình sản phẩm khác để nâng cao hiệu quả của hoạt động du lịch. Đây là loại hình du lịch có sức thu hút thị trường lớn nhất của Quảng Trị hiện nay.

*Loại hình du lịch văn hóa - tâm linh: Các loại hình du lịch này khá đa dạng, phục vụ các thị trường và phân đoạn thị trường khác nhau. Du lịch tâm linh tại Quảng Trị cũng nằm trong 2 nhóm khác biệt: du lịch tâm linh gắn với lịch sử chiến tranh và du lịch tâm linh gắn với tôn giáo, tín ngưỡng. Các thị trường quốc tế quan tâm hơn tới việc tìm hiểu văn hóa dân tộc, làng nghề, trong khi thị trường nội địa là thị trường rất quan trọng đối với du lịch tâm linh. Nhà Thờ La Vang, Tổ đình Sắc Tứ Tịnh Quang, các di tích Chúa tiên Nguyễn Hoàng và hệ thống chùa của Quảng Trị cũng có khả năng thu hút khách du lịch tâm linh cả nội địa và quốc tế, đặc biệt là thị trường khách từ các quốc gia Phật giáo trên Hành lang Đông Tây. Đây là loại hình du lịch nổi trội, đặc trưng của tỉnh, có vị trí quan trọng đối với nhiệm vụ đa dạng hóa sản phẩm du lịch của Quảng Trị.

* Loại hình du lịch nghỉ dưỡng, biển: Du lịch nghỉ dưỡng, biển luôn giữ vai trò quan trọng, đặc biệt đối với khách nội địa. Du lịch nghỉ dưỡng biển của Quảng Trị hướng tới việc khai thác các thị trường các tỉnh phía Bắc của Việt Nam, các tỉnh thuộc khu vực Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan. Đây là loại hình du lịch đặc biệt quan trọng, có nhiều tiềm năng phát triển và cần tập trung phát triển khu vực Cửa Việt - Cửa Tùng - đảo Cồn Cỏ thành vùng động lực.

* Loại hình du lịch biên mậu và du lịch thư­ơng mại - công vụ: Cần chú ý khai thác các sản phẩm du lịch phục vụ cho du lịch biên mậu và du lịch thương mại - công vụ. Du lịch biên mậu có sức hấp dẫn lớn đối với thị trường nội địa và thị trường Lào. Du lịch thương mại công vụ có sức hấp dẫn lớn đối với thị trường các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, thị trường Thái Lan, Malaysia, Singapore, Nhật Bản và Hàn Quốc. Đối với sản phẩm này cần có những chính sách ưu đãi đặc biệt để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển du lịch biên mậu và thương mại.

* Loại hình du lịch sinh thái - sông suối và cảnh quan

Đối với thị trường nội địa, du lịch sinh thái có sức hấp dẫn lớn đối với phân khúc thanh thiếu niên, học sinh sinh viên; du lịch sinh thái cũng hấp dẫn các thị trường quốc tế đến từ Tây Âu và Nhật Bản. Du lịch sinh thái có thể kết hợp khai thác hiệu quả với du lịch tìm hiểu văn hóa dân tộc và du lịch cộng đồng.



Một số sản phẩm du lịch cụ thể cần chú trọng phát triển:

- Các sản phẩm du lịch lịch sử - cách mạng: Ký ức chiến tranh và khát vọng hòa bình (thăm lại chiến trường xưa, hoài niệm chiến trường xưa, tri ân đồng đội, tham quan di tích lịch sử - cách mạng, trải nghiệm đường mòn Trường Sơn, thăm chiến khu Ba Lòng, tham quan nhà tù Lao Bảo, trải nghiệm làng địa đạo Vịnh Mốc, tham quan và trải nghiệm khu phi quân sự DMZ...)

- Các sản phẩm du lịch văn hóa - tâm linh: du lịch tìm hiểu văn hóa truyền thống các dân tộc Pa Cô - Vân Kiều, du lịch cộng đồng, du lịch tìm hiểu văn hóa Chăm cổ, tri ân các Anh hùng liệt sỹ, tham quan các công trình tôn giáo, tìm hiểu về tôn giáo và tham dự các lễ hội tôn giáo (Phật giáo và Thiên chúa giáo) tại các điểm di tích tôn giáo nổi tiếng như Tổ đình Sắc Tứ Tịnh Quang, Nhà thờ La Vang...

- Các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng, biển - đảo: nghỉ dưỡng biển (với các cấp độ chất lượng đa dạng phục vụ các phân khúc thị trường khác nhau), du lịch cuối tuần, vui chơi giải trí và thể thao nước, lướt ván, đua thuyền buồm, dù lượn ...

- Các sản phẩm du lịch biên mậu và du lịch thương mại - công vụ: tìm hiểu cơ hội đầu tư, phát triển thương mại, MICE, mua sắm, du lịch đường biên (du lịch quá cảnh), du lịch Hành lang Đông Tây, "Ngày ăn cơm ba nước"...

- Các sản phẩm du lịch sinh thái: tham quan, nghiên cứu các khu bảo tồn tự nhiên (Đakrông và Bắc Hướng Hóa), các hoạt động thể thao mạo hiểm gắn với sông suối, thác nước, hang động, đi bộ băng rừng (Hệ sinh thái cảnh quan đường Hồ Chí Minh Nhánh Tây, Thác Chênh Vênh, Thác Ba Vòi, Tà Puồng, Động Brai), tham quan các khu tự nhiên ven biển (Rú Lịnh, Trằm Trà Lộc), du lịch đường sông, du lịch tham quan hồ, du lịch sinh thái - cộng đồng, tham quan suối nước nóng...


3. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh du lịch


Phát triển hoạt động kinh doanh du lịch là một trong những nhiệm vụ then chốt của việc triển khai thực hiện quy hoạch, đưa quy hoạch vào đời sống, biến các định hướng quy hoạch thành các thành quả kinh tế cụ thể.

Các lĩnh vực kinh doanh du lịch chính bao gồm:

- Kinh doanh lưu trú

- Kinh doanh lữ hành, vận tải vận chuyển khách du lịch

- Kinh doanh ăn uống

- Các dịch vụ hỗ trợ

- Tham quan, vui chơi giải trí

- Mua sắm

- Tư vấn phát triển, quảng bá, xúc tiến

Định hướng chính đối với lĩnh vực kinh doanh lưu trú du lịch là nhằm xây dựng hệ thống lưu trú đa dạng, có chất lượng đáp ứng các yêu cầu cụ thể của từng phân đoạn thị trường. Chất lượng dịch vụ tại các cơ sở lưu trú là yếu tố then chốt trong đánh giá chất lượng của điểm đến, do vậy việc nâng cao chất lượng dịch vụ tại các cơ sở lưu trú là đặc biệt quan trọng đối với phát triển du lịch. Tuy nhiên không nhất thiết tất cả các cơ sở lưu trú phải đạt tiêu chuẩn cao cấp, mà vấn đề quan trọng là có các cơ sở lưu trú đa dạng phù hợp với từng thị trường và nhất là phải đạt và vượt chuẩn về chất lượng dịch vụ.

Đối với lĩnh vực lữ hành, Quảng Trị cần có đội ngũ các doanh nghiệp lữ hành địa phương mạnh để có thể tự phát triển các sản phẩm du lịch của tỉnh, nếu không các sản phẩm du lịch của Quảng Trị sẽ chỉ đóng tỷ trọng nhỏ trong các sản phẩm du lịch tổng hợp của các doanh nghiệp lớn ngoài tỉnh. Chỉ khi có các doanh nghiệp lữ hành địa phương có khả năng cạnh tranh cao thì các sản phẩm du lịch của Quảng Trị mới có vị trí vững chắc trên thị trường cũng như du lịch mới có thể mang lại hiệu quả thực tế cho kinh tế địa phương cũng như cho cộng đồng.

Các dịch vụ ăn uống là yếu tố quan trọng trong cơ cấu sản phẩm du lịch, vừa đáp ứng nhu cầu của du khách, vừa góp phần giới thiệu, quảng bá cho văn hóa và truyền thống địa phương. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống phục vụ khách du lịch cần đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo tính cạnh tranh bền vững lâu dài thể hiện qua giá cả hợp lý và đặc biệt là vừa có tính "địa phương" cao, vừa có thể phù hợp với thị hiếu và khẩu vị của khách du lịch.

Khách du lịch có nhu cầu và thị hiếu đối với các hoạt động vui chơi giải trí khác với người dân địa phương. Do vậy, việc phát triển các hoạt động vui chơi giải trí phục vụ khách du lịch cần có sự tham gia của các đơn vị, tổ chức có nhiều kinh nghiệm phục vụ khách du lịch, đặc biệt là đối với các thị trường trọng điểm của Quảng Trị để đảm bảo hiệu quả kinh tế lâu dài.

Dịch vụ thương mại - mua sắm là một phần quan trọng của hoạt động du lịch, thực hiện hiệu quả tổ chức hoạt động thương mại phục vụ khách du lịch sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế chung của hoạt động du lịch. Với lợi thế có 2 cửa khẩu quốc tế, đặc biệt cửa khẩu Lao Bảo là một trong những cửa ngõ thương mại đường bộ lớn nhất cả nước, Quảng Trị có nhiều tiềm năng phát triển các cơ sở thương mại, trung tâm mua sắm phục vụ khách du lịch. Tuy nhiên, bên cạnh các sản phẩm hàng hóa tiêu dùng, các sản phẩm lưu niệm cũng cần được quan tâm, đặc biệt các sản phẩm lưu niệm của địa phương sẽ có đóng góp trực tiếp cho việc nâng cao thu nhập của người dân.

Không chỉ chú trọng tới các dịch vụ liên quan trực tiếp tới khách du lịch, các dịch vụ hỗ trợ khách du lịch cũng đóng vai trò quan trọng và đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cho địa phương, các dịch vụ này bao gồm các dịch vụ hành chính (như thị thực, thuế quan...), dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ y tế, dịch vụ viễn thông... Các nhóm dịch vụ hỗ trợ này cũng cần được quan tâm khuyến khích phát triển nhằm tạo thuận lợi cho khách du lịch cũng như góp phần tăng khả năng thu hút khách du lịch của cả tỉnh như một điểm đến hoàn chỉnh.

Bên cạnh các hoạt động trên, các dịch vụ khác như tư vấn đầu tư phát triển, quảng bá, xúc tiến du lịch cũng cần được khuyến khích phát triển nhằm chuyên nghiệp hóa cũng như nâng cao chất lượng công tác quảng bá, xúc tiến. Đối với các hoạt động này, việc tìm khả năng liên doanh liên kết với các đơn vị, tổ chức trong nước và quốc tế có nhiều kinh nghiệm để có thể nhanh chóng trưởng thành đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch.


4. Tổ chức không gian phát triển du lịch


Trên cơ sở phân bố tài nguyên du lịch, thực trạng và các dự án phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật đặc biệt là hệ thống giao thông, định hướng phát triển đô thị, các hướng tiếp cận của các dòng khách chính xây dựng định hướng tổ chức không gian du lịch Quảng Trị đến năm 2025, tầm nhìn 2030 bao gồm việc xác định các không gian phát triển du lịch, định hướng phát triển hệ thống khu, điểm, tuyến du lịch phù hợp với định hướng chung của ngành du lịch vùng và quốc gia, với phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

4.1. Phát triển du lịch theo vùng

Phát triển không gian du lịch Quảng Trị trước hết là nghiên cứu xác định vị trí chức năng du lịch của Quảng Trị đối với vùng Bắc Trung Bộ, trong đó cần coi trọng mối quan hệ Quảng Bình - Quảng Trị - Thừa Thiên Huế; ngoài ra cần xem xét trong mối quan hệ tổng thể trên tuyến đường Hà Nội - Quảng Trị - TP Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, không gian du lịch cũng phải phù hợp với không gian phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, định hướng phát triển hệ thống đô thị vì hoạt động du lịch luôn đan xen với các ngành dịch vụ khác và là yếu tố cấu thành trong cơ cấu kinh tế - văn hóa - xã hội của địa phương, chịu ảnh h­ưởng của nhịp độ phát triển đô thị và sự hình thành, phát triển của các trung tâm sản xuất hàng hóa dịch vụ.v.v…

Về mối liên hệ du lịch quốc gia và vùng: Du lịch Quảng Trị giữ vai trò quan trọng là điểm đầu của Hành lang kinh tế Đông - Tây trên lãnh thổ nước ta, đồng thời là địa phương có hệ thống các di tích lịch sử - cách mạng đồ sộ nhất trong cả nước. Đối với du lịch Việt Nam, du lịch Quảng Trị cũng nằm trên tuyến du lịch Quốc gia trên Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh. Quảng Trị cũng là điểm giao cắt giữa tuyến du lịch Quốc gia này với tuyến quốc tế Hành lang kinh tế Đông - Tây.

Chiến lược phát triển không gian đô thị của Quảng Trị được xây dựng trên cơ sở các định hướng chủ yếu là phát triển chuỗi đô thị trên 4 trục dọc Quốc lộ 1A, Quốc lộ 9, trục đường Hồ Chí Minh và ven biên giới, trục hành lang La Lay - cảng Mỹ Thủy và trục đô thị ven biển với các mục tiêu cụ thể là:

- Thành phố Đông Hà đô thị loại II;

- Thị xã Quảng Trị cơ bản đạt tiêu chí đô thị loại III;

- Thị trấn Khe Sanh, Lao Bảo, Hồ Xá và Cam Lộ nâng lên đô thị loại IV.

Các đô thị trên sẽ là các đô thị động lực phát triển của Quảng Trị, ngoài ra các thị trấn tham gia vào các cực tăng trưởng của các tiểu vùng là: Thị trấn Hải Lăng, thị trấn Ái Tử, thị trấn Gio Linh, thị trấn Cửa Việt, thị trấn Cửa Tùng, thị trấn Bến Quan, thị trấn Krông Klang và 07 trung tâm xã nâng lên thị trấn: Bồ Bản, Hướng Phùng, Tà Rụt, Mỹ Thủy, A Túc, Mỹ Chánh, La Vang.

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Quảng Trị xác định các chiến lược phát triển cho ba vùng là vùng núi, vùng đồng bằng, vùng ven biển và đảo Cồn Cỏ. Kết nối giữa các vùng là hành lang đường 9, hành lang Quốc lộ 1A, hành lang ven biển và hành lang đường Hồ Chí Minh và hành lang Cửa khẩu Quốc tế La Lay - Cảng Mỹ Thủy - Khu kinh tế Đông Nam. Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Đông Nam cũng xác định diện tích dành cho phát triển du lịch là 53,8ha.

Phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức không gian phát triển du lịch được hình thành trên cơ sở 4 cụm du lịch là: Cụm trung tâm, Cụm phía Bắc, Cụm phía Nam và Cụm phía Tây.



4.1.1. Cụm du lịch trung tâm:

Cụm du lịch trung tâm và là đầu mối điều phối các dòng khách đến Quảng Trị. Cụm du lịch trung tâm bao gồm thành phố Đông Hà và huyện Cam Lộ.

Ngoài nhiệm vụ điều phối, cụm du lịch trung tâm cũng đóng vai trò là trung tâm lưu trú chính của du lịch Quảng Trị, đặc biệt đối với khách du lịch hoài niệm chiến trường xưa và du lịch thương mại - công vụ.

Các tài nguyên du lịch chính của Cụm là: Bảo tàng tỉnh Quảng Trị, Quảng trường và Nhà văn hoá trung tâm, Khu công viên lâm viên Cọ Dầu, Trung tâm trưng bày bom mìn chiến tranh, Nghĩa trang Liệt sỹ đường 9, khu Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam, Cầu cảng quân sự Đông Hà, Di tích lịch sử căn cứ thành Tân Sở, Đình làng Nghĩa An và các giếng Chăm cổ, nước khoáng Tân Lâm, Hang Dơi và các hang động Lèn Tân Lâm, chợ phiên Cam Lộ... Sắp tới, sau khi hoàn thành, Khu du lịch văn hóa tâm linh, an dưỡng cao cấp và bảo tồn sinh thái tự nhiên Tuyền Lâm (Cam Lộ và Đakrông) cũng sẽ là một điểm tài nguyên quan trọng của cụm.

Định hướng phát triển chính là các dịch vụ lưu trú, du lịch lịch sử - cách mạng (tri ân liệt sỹ), vui chơi giải trí, tham quan, du lịch thương mại - công vụ, du lịch quá cảnh. Đây sẽ là nơi tập trung các dịch vụ vui chơi giải trí, trung tâm mua sắm, ẩm thực.

4.1.2. Cụm du lịch phía Bắc:

Đây là Cụm du lịch đặc biệt quan trọng, tập trung hầu hết các tài nguyên du lịch quan trọng nhất của Quảng Trị và nằm ngay trên cửa ngõ của tỉnh trên Quốc lộ 1A.

Cụm du lịch phía Bắc nằm trên các huyện Vĩnh Linh và Gio Linh với các tài nguyên du lịch chủ yếu là: tam giác du lịch biển Cửa Việt - Cửa Tùng - Cồn Cỏ và bãi biển Vĩnh Thái, Vĩnh Kim, Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải, Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn, địa đạo Vịnh Mốc, hàng rào điện tử Mc.Namara, di tích Cồn Tiên, Dốc Miếu, Rú Lịnh, các làng nghề Lâm Xuân (Gio Mai, Gio Linh), nước mắm (Cửa Tùng, Cửa Việt, Vĩnh Thái), nghề đan lát Lan Đình - Gio Linh...

Định hướng phát triển chính là du lịch lịch sử - cách mạng, tri ân liệt sỹ, du lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch sinh thái (rừng và biển), thể thao biển, du lịch làng nghề, lễ hội truyền thống cách mạng. Với sự hình thành sân bay tại Gio Linh, dự án mở rộng cảng Cửa Việt, Cụm phía Bắc sẽ có vị trí quan trọng hơn đối với du lịch tỉnh Quảng Trị trong tương lai.

Đối với định hướng phát triển du lịch biển đảo, khu vực Cửa Tùng - Cửa Việt sẽ là trung tâm du lịch biển đảo lớn nhất đồng thời là điểm xuất phát đi Cồn Cỏ. Cửa Việt sẽ phục vụ các đối tượng khách đại trà, các đoàn lớn. Khu vực Vĩnh Thái và Cửa Tùng (khi bãi biển tự nhiên được phục hồi và cảnh quan trên bờ được chỉnh trang phù hợp) sẽ phát triển các khu nghỉ dưỡng cao cấp. Đảo Cồn Cỏ sẽ phát triển du lịch biển đảo và vui chơi giải trí cao cấp, du lịch sinh thái biển kết hợp du lịch tìm hiểu lịch sử - cách mạng. Đảo Cồn Cỏ gắn với Cửa Tùng, Cửa Việt và Địa đạo Vịnh Mốc, cụm Hiền Lương - Bến Hải sẽ hình thành tam giác du lịch biển đảo trọng điểm của Quảng Trị và vùng Bắc Trung Bộ và có thể trở thành khu du lịch Quốc gia của tỉnh Quảng Trị.

4.1.3. Cụm du lịch phía Tây:

Đây là cụm du lịch gắn với các tài nguyên du lịch lịch sử - cách mạng nổi trội với các di tích chiến trường xưa, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, tìm hiểu văn hóa dân tộc và tiềm năng phát triển du lịch biên mậu. Trong đó lợi thế phát triển du lịch Hành lang kinh tế Đông - Tây, biên mậu, sinh thái, khám phá thiên nhiên, nghiên cứu khoa học là hết sức căn bản.

Cụm du lịch phía Tây nằm trên địa bàn hai huyện Đăkrông và Hướng Hóa.

Các tài nguyên du lịch chủ yếu là: cứ điểm Khe Sanh, Làng Vây, sân bay Tà Cơn, cao điểm 544, Động Tri, nhà tù Lao Bảo; các điểm di tích trên đường Hồ Chí Minh huyền thoại, chiến khu Ba Lòng; các làng văn hóa dân tộc Bản Cát và Klu; suối nước nóng Đakrông, thác Ồ Ồ, khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông, khu bảo tồn thiên nhiên Hướng Hóa, hang động Brai - Tà Puồng, làng nghề Tăng Quan 1 và Kỳ Rỹ - A Xin, khu du lịch sinh thái Rào Quán, hang động Polyhong và tiềm năng phát triển du lịch biên mậu tại khu vực Lao Bảo và La Lay.

Định hướng phát triển chính là du lịch biên mậu, du lịch lịch sử - cách mạng (thăm chiến trường xưa), du lịch sinh thái rừng, du lịch mạo hiểm, du lịch cộng đồng kết hợp với du lịch tìm hiểu văn hóa dân tộc, du lịch quá cảnh.

Cụm du lịch phía Tây kết nối với Cụm trung tâm bằng Quốc lộ 9 và có thể kết nối với cụm phía Nam theo sông Thạch Hãn, đây sẽ là tuyến kết nối đường sông hết sức thú vị của du lịch Quảng Trị.



4.1.4. Cụm du lịch phía Nam:

Cụm du lịch phía Nam thuộc địa bàn các huyện Hải Lăng, Triệu Phong và thị xã Quảng Trị. Yếu tố trung tâm của cụm là Thành Cổ Quảng Trị và các địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm năm 1972. Ngoài ra, các tài nguyên du lịch của Cụm cũng rất phong phú với bãi biển Triệu An, Triệu Vân, Triệu Lăng (huyện Triệu Phong) và Hải An, Hải Khê (huyện Hải Lăng), Nhà lưu niệm Tổng Bí thư Lê Duẩn, tượng đài Mai quốc ca, điểm du lịch sinh thái và vui chơi giải trí Trằm Trà Lộc, đặc biệt các điểm du lịch văn hoá tâm linh như: nhà thờ La Vang, Tổ đình Sắc Tứ Tịnh Quang, các di tích lịch sử Chúa tiên Nguyễn Hoàng, sông Thạch Hãn, Nghĩa Trũng Đàn (Thị xã Quảng Trị), Cảng Mỹ Thủy, Khu kinh tế Đông Nam, làng cổ Hội Kỳ (xã Hải Chánh, Hải Lăng)… Khả năng kết nối thuận tiện với làng cổ Phước Tích của Thừa Thiên - Huế cũng là một điểm mạnh của Cụm phía Nam.

Sự hình thành và phát triển của Khu kinh tế Đông Nam cũng mang lại những cơ hội và hướng phát triển mới cho Cụm du lịch phía Nam, đặc biệt trong tương lai sẽ có trục giao thông kết nối trực tiếp cảng Mỹ Thủy (có quy hoạch bến cảng hành khách) với khu kinh tế cửa khẩu La Lay. Cảng Mỹ Thủy với bến cảng hành khách sẽ là sự bổ sung quan trọng đối với du lịch Quảng Trị trong thu hút khách du lịch tàu biển, một thị trường hết sức tiềm năng hiện nay.

Hướng phát triển chính của du lịch Cụm phía Nam là du lịch lịch sử - cách mạng, du lịch tâm linh, du lịch nghỉ dưỡng biển và vui chơi giải trí (phục vụ Khu kinh tế Đông Nam), du lịch thương mại - công vụ.

Cụm phía Nam và cụm phía Tây còn kết nối với nhau thông qua trục hành lang La Lay - cảng Mỹ Thủy.

4.2. Hệ thống tuyến, điểm du lịch

4.2.1. Các tuyến du lịch

Căn cứ sự phân bố các địa bàn trọng điểm, khu, điểm du lịch và hệ thống giao thông hiện có và hướng phát triển trong tương lai, hệ thống tuyến du lịch Quảng Trị được xác định gồm: các tuyến du lịch nội tỉnh, các tuyến du lịch liên vùng và quốc gia, các tuyến du lịch quốc tế, các tuyến du lịch đường sắt, đường biển, hàng không và các tuyến du lịch chuyên đề.



a) Các tuyến du lịch nội tỉnh:

Tuyến du lịch nội tỉnh là những lộ trình xuất phát từ các trung tâm du lịch của Quảng Trị tới các khu, điểm du lịch khác để tạo thành tuyến du lịch hoàn chỉnh hoặc có vai trò kết nối với các tuyến du lịch khác để trở thành tuyến du lịch bổ trợ.

Do đặc điểm địa hình, sự phân bố mạng lưới giao thông và các trung tâm đô thị, vị trí các tài nguyên du lịch của Quảng Trị, hệ thống tuyến du lịch nội tỉnh bao gồm tuyến du lịch sau:

- Tuyến Đông Bắc: Tuyến Đông Hà - Cửa Việt - Cửa Tùng - Vnh Mốc - Hồ Xá - cầu Hiền Lương - Gio Linh - Đông Hà.

- Tuyến Tây Bắc: Tuyến Đông Hà - Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia đường 9 - Cam Lộ - Cồn Tiên - Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc giaTrường Sơn - Bến Quan - Hồ Xá - Đông Hà.

- Tuyến phía Nam: Tuyến Đông Hà - Thị xã Quảng Trị - Triệu Phong - Hải Lăng - Đông Hà. Tuyến này có thể kéo dài sâu về phía Nam kết hợp khai thác với - Làng cổ Hội Kỳ (Hải Chánh, Hải Lăng) và làng cổ Phước Tích (Phong Điền, TT - Huế). Một kết nối quan trọng của tuyến phía Nam là với Cảng Mỹ Thủy - Khu kinh tế Đông Nam.

- Tuyến phía Tây: Tuyến Đông Hà - Cam Lộ - Krông Klang - Khe Sanh - Lao Bảo. Ngoài ra từ tuyến này có nhánh đi xuống phía Nam tới cửa khẩu La Lay và tuyến đi hang động Brai - Tà Puồng.

- Tuyến Tây Tây Bắc: Đông Hà - Khe Sanh - Hướng Phùng - Hướng Lập (Brai - Tà Puồng - Chênh Vênh): đây là tuyến du lịch nội tỉnh đặc biệt quan trọng, hướng tới các trọng điểm phát triển du lịch trong tương lai của tỉnh;

- Tuyến Tây Tây Nam: Đông Hà - Đăkrông - Tà Rụt - La Lay.

- Tuyến Hồ Xá - Bến Quan - Vĩnh Hà - Hướng Việt - Khe Sanh (tương lai).



- Tuyến Cảng Đông Hà - Cửa Việt - Cồn Cỏ.

Trong tương lai, với việc hình thành Khu kinh tế cửa khẩu La Lay và tuyến đường chiến lược phía Nam của Quảng Trị kết nối trực tiếp cửa khẩu La Lay với cảng Mỹ Thủy, đây sẽ là một tuyến du lịch nội tỉnh quan trọng đồng thời là tuyến quốc tế kết nối với Lào, Campuchia và Thái Lan.



b) Các tuyến du lịch liên vùng và quốc gia:

Các tuyến du lịch liên vùng và quốc gia đi qua địa bàn tỉnh Quảng Trị gồm các tuyến du lịch đi theo các tuyến quốc lộ trục dọc Bắc Nam:

- Trục quốc lộ 1A: TP Hà Nội - TP Thanh Hóa - TP Vinh - TP Hà Tĩnh - TP Đồng Hới - TP Đông Hà - TP Huế - TP Đà Nẵng - TP Hồ Chí Minh

- Trục đường Hồ Chí Minh: Hà Nội - Cẩm Thủy, Yên Cát (Thanh Hóa) - Thái Hòa, Tân Kỳ (Nghệ An) - Phố Châu, Hương Khê (Hà Tĩnh) - Xóm Mít, Liêm Phú, Phúc Trạch (Quảng Bình) - từ vị trí này, đường chia thành 2 nhánh Đông và Tây:

+ Nhánh Đông: từ Phúc Trạch chạy gần QL1A và kết nối với đường 9 tại Cam Lộ.

+ Nhánh Tây: từ Phúc Trạch - Tăng Ký (Quảng Bình) - Khe Sanh - Li Tôn (Quảng Trị) - A Lưới, Phú Lộc (TT-Huế) - Đà Nẵng - Quảng Nam - Tây Nguyên - TP Hồ Chí Minh: đây là tuyến chính đường Hồ Chí Minh ở khu vực này.

- Trong tương lai sẽ hình thành tuyến hành lang ven biển kết nối dải ven biển của Quảng Trị với các khu vực ven biển khác của Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế và các địa phương khác và tuyến Cam Lộ - La Sơn - Túy Loan.

c) Các tuyến du lịch quốc tế:

Nằm trên trục Đường 9, là điểm đầu của Hành lang kinh tế Đông - Tây trên lãnh thổ Việt Nam, Quảng Trị nằm trên một trong những tuyến du lịch quốc tế quan trọng nhất của Tiểu vùng sông Mekong mở rộng: Mawlamyine (Myanmar) - Tak, Sukhothai, Kalasin, Phitsanulok, Khon Kaen, Yasotho, Mukdahan (Thái Lan) - Savannakhet (Lào) - Quảng Trị - Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng. Trong tương lai tuyến này còn có thể kéo dài tới Ấn Độ hình thành tuyến du lịch sông Hằng - sông Mekong. Trước mắt tuyến du lịch "ngày ăn cơm ba nước" là một tuyến du lịch và sản phẩm du lịch độc đáo, đặc sắc của Quảng Trị và Lào, Thái Lan trên Hành lang kinh tế Đông - Tây.

Việc nâng cấp cửa khẩu quốc tế La Lay tạo điều kiện thuận lợi phát triển thêm tuyến du lịch quốc tế kết nối Quảng Trị (Việt Nam) với Salavan, Attapu, Champasak (Lào) và Stung Treng, Seam Reap, Phnom Penh (Campuchia).

d) Các tuyến du lịch đường sắt và đường biển:

Quảng Trị nằm trên trục đường sắt Thống nhất Bắc - Nam là một thuận lợi lớn để khai thác tuyến du lịch đường sắt từ Hà Nội - Vinh - Đông Hà - Đà Nẵng - TP Hồ Chí Minh. Trong tương lai tuyến đường sắt này sẽ kết nối với Trung Quốc, Nga, châu Âu cũng như Campuchia, Thái Lan và các quốc gia Đông Nam Á (Đông Hà - Lao Bảo - Savannakhet - Mukdahan).

Với hệ thống các cảng biển Quảng Trị cũng có thể phát triển các tuyến du lịch đường biển xuất phát từ Cửa Việt, Cồn Cỏ và Mỹ Thủy.

Cho đến nay Quảng Trị chưa có sân bay, tuy nhiên với khoảng cách không quá xa tới các sân bay Phú Bài và Đồng Hới, khách du lịch có thể đến Quảng Trị tương đối thuận lợi bằng đường không. Khi hoàn thành, sân bay Quảng Trị tại Gio Linh sẽ là cửa ngõ hàng không quan trọng của du lịch Quảng Trị.



đ) Các tuyến du lịch chuyên đề:

Tuyến hành lang ven biển: kết nối các khu nghỉ dưỡng ven biển của tỉnh Quảng Trị.

Tuyến du lịch sinh thái: kết nối Đông Hà với các khu bảo tồn tự nhiên Đăkrông và Bắc Hướng Hóa.

Tuyến du lịch hoài niệm chiến trường xưa: TP Đông Hà - Thị xã Quảng Trị - Hướng Hóa - Đăkrông - Cam Lộ - Gio Linh - Vĩnh Linh.

Tuyến đường Trường Sơn: ở khu vực phía Tây của tỉnh có thể khai thác phát triển các tuyến du lịch trên các cung đường Trường Sơn lịch sử. Các phương tiện khai thác trên các tuyến du lịch này cũng đa dạng, có thể là ô tô, xe máy hoặc xe đạp.

Quảng Trị cũng sẽ phát triển các tuyến du lịch đường sông dựa trên các con sông chính của Quảng Trị là sông Bến Hải, sông Hiếu, sông Thạch Hãn. Trong đó tuyến du lịch sông Bến Hải là tuyến lịch sử nằm trên vĩ tuyến 17; tuyến sông Thạch Hãn kết nối với Ba Lòng, Đakrông là tuyến sông có nhiều cảnh quan đẹp, đồng thời đi qua nhiều địa danh lịch sử như Chiến khu Ba Lòng và đặc biệt là Thành Cổ Quảng Trị; tuyến sông Hiếu kết nối cụm trung tâm du lịch Đông Hà, Cam Lộ với khu dịch vụ du lịch Cửa Việt - Cửa Tùng - Cồn Cỏ.



4.2.2. Các trọng điểm phát triển du lịch và các điểm du lịch

Quảng Trị phát triển du lịch dựa trên bốn khu vực trọng điểm phát triển bao gồm:

- Khu vực thành phố Đông Hà: phát triển dịch vụ lưu trú, vui chơi giải trí, đầu mối trung chuyển khách du lịch

- Khu vực Cửa Tùng - Cửa Việt - Cồn Cỏ - Vịnh Mốc - Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải: phát triển du lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch lịch sử - cách mạng và du lịch sinh thái. Trong khu vực trọng điểm này, xác định tam giác Cửa Việt - Cửa Tùng - Cồn Cỏ có thể trở thành khu du lịch quốc gia tiềm năng với quan điểm phát triển du lịch và kinh tế - xã hội góp phần thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, quốc phòng.

- Khu vực Khe Sanh - Lao Bảo: phát triển du lịch lịch sử - cách mạng, du lịch biên mậu và quá cảnh, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng.

- Khu vực Thành Cổ Quảng Trị - Khu kinh tế Đông Nam: phát triển du lịch lịch sử cách mạng, du lịch văn hoá tâm linh và du lịch thương mại công vụ, nghỉ dưỡng.

Đây là những khu vực cần được ưu tiên đầu tư trước làm đòn bẩy thúc đẩy phát triển du lịch của toàn tỉnh.

Hệ thống các khu, điểm du lịch của Quảng Trị bao gồm:



- Các khu du lịch: Khu dịch vụ - du lịch Cửa Việt, khu dịch vụ - du lịch dọc tuyến đường ven biển Cửa Tùng - Cửa Việt, khu du lịch Cửa Tùng, khu dịch vụ - du lịch dọc tuyến đường ven biển Cửa Tùng - Vịnh Mốc, khu dịch vụ - du lịch Vĩnh Thái, Vĩnh Kim, khu dịch vụ - du lịch Trường Sơn, khu dịch vụ - du lịch Hải Khê, Khu du lịch sinh thái Trà Lộc, khu dịch vụ - du lịch Triệu Lăng, Khu du lịch văn hóa tâm linh, an dưỡng cao cấp và bảo tồn sinh thái tự nhiên Tuyền Lâm - Khe Gió (Cam Lộ và Đăkrông), khu du lịch động Brai - Tà Puồng, Khu du lịch Văn hoá lịch sử di tích Chúa tiên Nguyễn Hoàng. Trong đó Cửa Việt - Cửa Tùng - Địa đạo Vịnh Mốc - Đôi bờ Hiền Lương - Cồn Cỏ là tam giác du lịch biển đảo trọng tâm của Quảng Trị và vùng Bắc Trung Bộ, có thể xem xét đề nghị đưa vào danh mục các khu du lịch quốc gia tiềm năng. Đặc biệt tại Cồn Cỏ sẽ phát triển du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái biển đảo và vui chơi giải trí cao cấp, bổ sung thêm một sản phẩm du lịch cao cấp, gắn với một địa danh anh hùng của dân tộc, đồng thời góp phần quan trọng vào việc lưu giữ khách du lịch ở lại lâu hơn tại Quảng Trị.

- Các điểm du lịch về di tích lịch sử văn hoá: Thành cổ Quảng Trị và các di tích 81 ngày đêm (điểm du lịch quốc gia), Nghĩa Trũng Đàn, Khe Sanh, Sân bay Tà Cơn, sân bay Ái Tử, Làng Vây, Nhà tù Lao Bảo, các di tích đường Hồ Chí Minh trên đất Quảng Trị, Rockpile, 241, Trụ sở Chính phủ CMLTCHMN Việt Nam, Cồn Tiên, Dốc Miếu, khu vực đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải, địa đạo Vịnh Mốc, cảng Đông Hà, cảng Cửa Việt, chiến khu Ba Lòng, Căn cứ Khu uỷ Trị Thiên, di tích lịch sử căn cứ thành Tân Sở, Nhà thờ La Vang, Tổ đình Sắc Tứ Tịnh Quang, hệ thống giếng cổ Gio An. Đặc biệt có các di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị và các địa điểm ghi dấu 81 ngày đêm năm 1972, địa đạo Vịnh Mốc, đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải, làng cổ Hội Kỳ.

- Các điểm danh lam thắng cảnh: Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông, bãi tắm Cửa Tùng, Cửa Việt, Mỹ Thuỷ, Triệu Lăng, Rú Lịnh, Trằm Trà Lộc, Khu thương mại Lao Bảo, Khe Sanh, Bản Cát, bản Klu, Nghĩa trang liệt sỹ Đường 9, Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn, Hang động Apôlyhông, đảo Cồn Cỏ và các hồ như: Bảo Đài, Trung Chỉ, Khe Mây, Ái Tử, Thạch Hãn, La Ngà, Rào Quán, hang động Brai - Tà Puồng (thôn A Xóc, xã Hướng Lập)…

4.3. Nhu cầu sử dụng đất phát triển du lịch

Căn cứ Nghị quyết 12/2012/NQ-HĐND ngày 17/8/2012 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Trị về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) của tỉnh Quảng Trị, nhu cầu đất cho việc xây dựng các công trình cơ sở vật chất ngành Du lịch Quảng Trị đến năm 2020 là 3.435 ha (chiếm 0,72% diện tích tự nhiên toàn tỉnh). Nhu cầu sử dụng đất đến năm 2015 là 2.092ha. Các khu vực ven biển, khu danh thắng, di tích là những khu vực cần ưu tiên sử dụng đất cho phát triển du lịch. Căn cứ các quy hoạch chi tiết, dự án phát triển du lịch, cập nhật các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng đất cho phát triển du lịch và cân đối với nhu cầu sử dụng đất các ngành, lĩnh vực khác.

Tuy nhiên những diện tích này chỉ dành cho xây dựng phát triển các cơ sở vật chất chuyên ngành du lịch, chưa tính diện tích đất cho các hoạt động và mục đích khác như các khu di tích, các khu thắng cảnh, khu bảo tồn tự nhiên... là các khu vực có hoạt động du lịch.

5. Định hướng đầu tư phát triển du lịch 


5.1. Các khu vực ưu tiên đầu tư

Những mục tiêu cụ thể cần hướng tới trong công tác đầu tư đối với du lịch Quảng Trị từ nay đến năm 2030 được xác định như sau:

- Phát triển Quảng Trị trở thành một điểm đến quan trọng trên tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây và điểm kết nối - trung chuyển giữa Hành lang kinh tế Đông - Tây và trục Bắc Nam.

- Tập trung phát triển du lịch lịch sử - cách mạng, du lịch tâm linh và du lịch nghỉ dưỡng biển.

- Tăng cường khả năng kết nối giữa các hành lang giao thông và các loại hình giao thông.

- Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch tại các đô thị và các khu nghỉ dưỡng biển.

- Phát triển đa dạng các loại hình du lịch biên mậu, du lịch thương mại - công vụ và du lịch sinh thái

- Bảo tồn, tôn tạo và phát triển các di tích lịch sử - văn hóa - cách mạng, làng văn hóa dân tộc, làng cổ, các làng nghề...



5.2. Các lĩnh vực ưu tiên đầu tư

Để đạt được mục tiêu trên, ngành du lịch Quảng Trị cần chú trọng ưu tiên đầu tư vào các lĩnh vực sau:



5.2.1. Phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch: Hiện nay hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch như hệ thống cơ sở lưu trú, các cơ sở dịch vụ, công trình vui chơi giải trí, nhà hàng... ở Quảng Trị còn thiếu và chất lượng chưa cao, vì vậy để tăng cường thu hút khách du lịch cần thiết tập trung đầu tư phát triển về số lượng và nâng cao chất lượng.

- Phát triển hệ thống hạ tầng: Tập trung đầu tư phát triển hạ tầng phục vụ phát triển du lịch với các ưu tiên cụ thể: i) hạ tầng tiếp cận các điểm du lịch và hạ tầng giao thông tĩnh tại các khu điểm du lịch; ii) hạ tầng kết nối giao thông hàng không tại Gio Linh; iii) hạ tầng kết nối giao thông đường biển tại hai bờ Cửa Việt và Mỹ Thủy; và iv) hạ tầng bến bãi du lịch đường sông.



- Phát triển hệ thống cơ sở lưu trú: Tiếp tục đầu tư phát triển về số lượng và nâng cao chất lượng hệ thống các cơ sở lưu trú đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du lịch theo dự báo của phương án chọn.

+ Về số lượng: Phát triển đủ số lượng theo dự báo của điều chỉnh quy hoạch qua các giai đoạn.

+ Về chất lượng: hình thành hệ thống cơ sở lưu trú với các tiêu chuẩn chất lượng đa dạng, đáp ứng nhu cầu của các thị trường khác nhau.

- Phát triển các cơ sở dịch vụ: Song song với việc phát triển số lượng và nâng cao chất lượng cơ sở lưu trú là việc phát triển hệ thống nhà hàng, các khu hội chợ, triển lãm, hội nghị, hội thảo đang còn là một trong những hạn chế đối với du lịch Quảng Trị nói riêng và du lịch cả nước nói chung. Để góp phần đa dạng hoá các loại hình và sản phẩm du lịch của Quảng Trị, một trong những định hướng đầu tư xây dựng quan trọng là ưu tiên xem xét các dự án đầu tư xây dựng các công trình phục vụ phát triển du lịch thương mại - công vụ tại Đông Hà, Lao Bảo và Khu kinh tế Đông Nam.

Với đặc thù có nhiều tài nguyên du lịch đa dạng và phân bố tương đối rộng khắp trên toàn tỉnh, Quảng Trị cũng cần phát triển hệ thống các trung tâm thông tin du lịch tại các điểm đầu mối quan trọng như thành phố Đông Hà, thị xã Quảng Trị... cũng như vận hành, khai thác hiệu quả trung tâm thông tin du lịch Lao Bảo.



- Phát triển các công trình vui chơi giải trí: Hoạt động vui chơi giải trí là một phần quan trọng của hoạt động du lịch góp phần hấp dẫn và kéo dài thời gian lưu lại của du khách cũng như đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của người dân trong tỉnh. Các công trình vui chơi giải trí cần được phát triển tại Đông Hà, Cửa Việt, Cửa Tùng, Lao Bảo và khu Đông Nam

- Phát triển hệ thống khu, điểm du lịch: Quảng Trị cũng cần quan tâm phát triển hệ thống các khu, điểm du lịch trên cơ sở hệ thống tài nguyên du lịch sẵn có của địa phương.

5.2.2. Phát triển loại hình và sản phẩm du lịch: Tập trung đầu tư phát triển sản phẩm du lịch theo hướng ưu tiên khai thác thế mạnh, lợi thế về tiềm năng du lịch nổi trội, khác biệt, về bề dày, chiều sâu giá trị và truyền thống văn hoá của tỉnh kết hợp đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch:

- Du lịch lịch sử - cách mạng: tập trung phát triển ở khu vực Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ, Hướng Hóa, Thị xã Quảng Trị, chú trọng Khu cảnh quan Đường Hồ Chí Minh huyền thoại. Xây dựng sản phẩm du lịch “Ký ức chiến tranh - khát vọng hoà bình” trở thành thương hiệu du lịch mạnh, nổi tiếng có khả năng liên kết, cạnh tranh với các thương hiệu du lịch trong khu vực, trong vùng.

- Du lịch biển đảo: Tập trung khu vực Cửa Việt, Cửa Tùng, Cồn Cỏ, Vĩnh Thái, Vĩnh Kim, Triệu An, Triệu Vân, Triệu Lăng, Hải An - Hải Khê, trong đó tiếp tục ưu tiên tập trung khu vực Cửa Việt - Cửa Tùng - Cồn Cỏ.

- Du lịch biên mậu, du lịch thương mại - công vụ: ở khu vực Lao Bảo, La Lay, Khu kinh tế Đông Nam và thành phố Đông Hà; tiếp tục chú trọng xây dựng thương hiệu: “Du lịch Quảng Trị - Cửa ngõ Hành lang kinh tế Đông - Tây”.

- Du lịch văn hoá - tâm linh: Thành Cổ Quảng Trị và các địa điểm ghi dấu sự kiện 81 ngày đêm năm 1972, Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Đường 9, Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn, Nhà thờ La Vang, Tổ đình Sắc Tứ Tịnh Quang, các di tích Chúa tiên Nguyễn Hoàng, sông Thạch Hãn, Nghĩa Trũng Đàn (Thị xã Quảng Trị), Khu du lịch văn hóa tâm linh, an dưỡng cao cấp và bảo tồn sinh thái tự nhiên Tuyền Lâm (Cam Lộ và Đakrông), làng cổ Hội Kỳ (Hải Lăng), các làng, bản dân tộc Vân Kiều - Pa Cô ở huyện Đăkrông và Hướng Hóa,...

- Du lịch sinh thái - sông suối và cảnh quan: khu bảo tồn thiên nhiên Đăkrông và Bắc Hướng Hóa, Rú Lịnh, Trằm Trà Lộc, du lịch cộng đồng suối nước nóng Đăkrông...



5.2.3. Phát triển nguồn nhân lực, nâng cao trình độ quản lý và nghiệp vụ du lịch cho cán bộ và lao động ngành du lịch: Đào tạo trình độ Đại học và tăng cường khả năng nghiên cứu về du lịch; đào tạo trình độ trung học và học nghề về du lịch; tăng cường năng lực cho cán bộ quản lý du lịch ở các cấp.

Du lịch đòi hỏi trình độ nghiệp vụ và quản lý ngày càng cao đặc biệt trong xu thế hội nhập vì vậy việc đào tạo nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, trình độ quản lý (cả quản lý nhà nước và quản lý doanh nghiệp) luôn là yêu cầu cấp thiết đối với việc phát triển du lịch bền vững. Những nội dung chính của hướng đầu tư này bao gồm việc tổ chức các lớp đào tạo:

- Đào tạo tại chức (đào tạo lại) về quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ đối với các cán bộ và lao động hiện đang công tác trong ngành du lịch Quảng Trị đảm bảo những tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế.

- Đào tạo mới lao động chuyên ngành trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng, đại học, đặc biệt chú trọng đào tạo kỹ năng nghiệp vụ du lịch.

- Tập huấn, trang bị kỹ năng nghiệp vụ cho các cơ sở khai thác du lịch cộng đồng và các cơ sở dịch vụ có liên quan tới du lịch.

- Tổ chức các khóa tập huấn nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên, đặc biệt đội ngũ thuyết minh viên tại các điểm di tích lịch sử cách mạng, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa cộng đồng.



5.2.4. Xúc tiến tuyên truyền quảng bá: Tăng cường công tác quảng bá và xúc tiến du lịch trong nước và quốc tế để mở rộng thị trường, kêu gọi đầu tư và thu hút khách du lịch.

5.2.5. Bảo vệ và tôn tạo tài nguyên và môi trường du lịch: Các hướng chính của công tác đầu tư bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch bao gồm:

- Đầu tư cải thiện chất lượng môi trường đô thị (vệ sinh môi trường và trật tự, an toàn xã hội), chú trọng phát triển hệ thống nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn phục vụ khách du lịch.

- Tôn tạo, nâng cấp hệ thống tài nguyên du lịch đặc biệt đối với các di tích văn hoá - lịch sử - cách mạng, các làng nghề truyền thống, làng văn hóa phục vụ du lịch. Cụ thể:

+ Bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá dân gian, dân tộc, lễ hội theo hướng phục vụ khai thác du lịch bền vững;

+ Tiếp tục tôn tạo, nâng cấp các hệ thống di tích văn hoá lịch sử, cách mạng;

+ Tiếp tục phát triển các hoạt động lễ hội, festival.

- Cải thiện môi trường tự nhiên khu vực hoạt động du lịch tập trung;

- Giáo dục và nâng cao ý thức cộng đồng dân cư về bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch nói riêng và nhận thức về du lịch nói chung.



5.3. Các dự án ưu tiên đầu tư

Tính toán dự báo cho thấy tổng nhu cầu đầu tư cho phát triển du lịch Quảng Trị từ nay đến 2030 là 19.316 tỷ đồng (tương đương 878 triệu USD). Phân kỳ đầu tư:

- Giai đoạn đến 2020: Tổng vốn đầu tư là 3.168 tỷ đồng (144 triệu USD)

- Giai đoạn 2021-2025: Tổng vốn đầu tư là 6.776 tỷ đồng (308 triệu USD)

- Giai đoạn 2026-2030: Tổng vốn đầu tư là 9.372 tỷ đồng (426 triệu USD)

Trước mắt, tập trung cho việc đầu tư một số dự án trọng điểm như phát triển khu du lịch biển Cửa Việt, Cửa Tùng, Cồn Cỏ, trung tâm dịch vụ du lịch Lao Bảo, La Lay, hệ thống cơ sở vật chất du lịch Đông Hà... Các dự án này là các dự án trọng điểm trong giai đoạn đến 2020. Các dự án đầu tư mạnh trong giai đoạn sau năm 2020 là dự án còn lại, đặc biệt là các dự án ở Khu kinh tế Đông Nam.

Nguồn vốn đầu tư cho phát triển du lịch được thực hiện theo các chương trình:

- Đầu tư cơ sở hạ tầng và đô thị phục vụ phát triển du lịch.

- Đầu tư phát triển hệ thống cơ sở vật chất du lịch.

- Chương trình xúc tiến quảng bá du lịch.

- Chương trình phát triển nguồn nhân lực du lịch.

- Chương trình bảo vệ môi trường, bảo tồn tôn tạo tài nguyên du lịch.



Bảng 18: Khái toán nguồn vốn các chương trình, dự án trọng điểm

STT

Chương trình, dự án đầu tư

Nhu cầu đầu tư

Phân đoạn đầu tư (triệu USD)

Tỷ đồng

Triệu USD

Đến 2020

2021-2025

2026-2030

A

Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
















1

Trọng điểm phát triển du lịch Đông Hà và phụ cận

2.200

100

25

50

25

2

Trọng điểm phát triển du lịch Cửa Tùng - Cửa Việt - Vịnh Mốc - Cồn Cỏ

7.700

350

25

70

255

3

Trọng điểm phát triển du lịch Thành cổ Quảng Trị - Khu KT Đông Nam

2.200

100

20

50

30

4

Trọng điểm phát triển Khe Sanh - Lao Bảo

1.980

90

15

20

55

5

Các dự án đầu tư các khu, điểm du lịch khác

1.320

60

10

20

30

B

Các chương trình khác
















1

Chương trình bảo vệ môi trường, bảo tồn, tôn tạo tài nguyên du lịch

880

40

5

15

20

2

Chương trình phát triển nguồn nhân lực du lịch và nâng cao nhận thức

110

5

2

2

1

3

Chương trình quảng bá xúc tiến du lịch, trong đó:

220

10

2

4

4




- Xây dựng (và rà soát, cập nhật định kỳ) Chiến lược sản phẩm - thị trường

11

0,5

0,3

0,1

0,1




- Xây dựng trung tâm thông tin du lịch

77

3,5

0,7

1,4

1,4




- Tổ chức các hoạt động xúc tiến, quảng bá, VP đại diện du lịch Quảng Trị tại các thị trường trọng điểm.

132

6,0

1,2

2,5

2,5

4

Chương trình phát triển hạ tầng phục vụ du lịch

2.706

123

40

77

6




Tổng số

19.316

878

144

308

426

Nguồn vốn ngân sách (bao gồm vốn ngân sách Trung ương, địa phương và vốn ODA) chủ yếu tập trung cho các chương trình đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực và bảo vệ môi trường, bảo tồn tôn tạo tài nguyên hỗ trợ công tác quảng bá xúc tiến du lịch (chiếm 15% tổng nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển du lịch). Nguồn vốn đầu tư cho cơ sở vật chất, cho quảng bá xúc tiến (và một phần nguồn vốn phát triển nguồn nhân lực) chủ yếu là vốn doanh nghiệp, vốn xã hội hóa và vốn đầu tư nước ngoài (chiếm 85% tổng vốn đầu tư).

Bảng 19: Phân bổ nguồn vốn các chương trình, dự án trọng điểm

Đơn vị: tỷ đồng



STT

Chương trình, dự án đầu tư

Tổng nhu cầu đầu tư

Phân bổ nguốn vốn đầu tư

Ngân sách

Ngoài NS

A

Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch










1

Trọng điểm phát triển du lịch Đông Hà và phụ cận

2.200

220

1.980

2

Trọng điểm phát triển du lịch Cửa Tùng - Cửa Việt - Vịnh Mốc - Cồn Cỏ

7.700

220

7.480

3

Trọng điểm phát triển du lịch Thành Cổ Quảng Trị - Khu Đông Nam

2.200

110

2.090

4

Trọng điểm phát triển Khe Sanh - Lao Bảo

1.980

110

1.870

5

Các dự án đầu tư các khu, điểm du lịch khác

1.320

44

1.276

B

Các chương trình khác










1

Chương trình bảo vệ môi trường, bảo tồn, tôn tạo tài nguyên du lịch

880

550

330

2

Chương trình phát triển nguồn nhân lực du lịch và nâng cao nhận thức

110

66

44

3

Chương trình quảng bá xúc tiến du lịch, trong đó

220

110

110

4

Chương trình phát triển hạ tầng phục vụ du lịch

2.706

1.467

1.239




Tổng số

19.316

2.897

16.419

Để hướng tới mục tiêu đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, căn cứ vào hiện trạng công tác đầu tư phát triển và tiềm năng, tài nguyên, trong giai đoạn từ nay đến 2020, hướng đầu tư trọng tâm là tập trung đầu tư phát triển du lịch ở khu vực Cụm phía Bắc gồm việc phát triển du lịch biển đảo Vĩnh Thái - Cửa Tùng - Cửa Việt và Cồn Cỏ, cùng với đó là việc đầu tư khai thác hiệu quả các tài nguyên du lịch lịch sử - cách mạng của cụm này, trong đó quan trọng nhất là cụm di tích đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải và địa đạo Vịnh Mốc. Cũng trong giai đoạn này các bước chuẩn bị và khởi động cần thiết cho việc phát triển du lịch sinh thái, mạo hiểm ở Cụm phía Tây cũng được triển khai.

Trong giai đoạn 2020 - 2030 du lịch biển đảo sẽ được phát triển mở rộng ở khu vực phía Nam của tỉnh phù hợp với tiến độ đầu tư và sự phát triển của Khu kinh tế Đông Nam. Du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng ở khu vực phía Tây sẽ được đầu tư phát triển mạnh mẽ ở giai đoạn này.




tải về 1.55 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương