BẢn tin thị trưỜng tháng 5/2016 I/ Tình hình thị trường tháng 4/2016



tải về 72.44 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích72.44 Kb.
#22168


BẢN TIN THỊ TRƯỜNG

Tháng 5/2016



I/ Tình hình thị trường tháng 4/2016:

1) Tổng quan thị trường:

Thị trường Nam Phi trong tháng 4/2016 nổi bật với sản xuất và tiêu thụ hàng công nghiệp tăng nhẹ. Sản xuất hàng nông lâm ngư nghiệp giảm, tiêu thụ hàng nông lâm ngư nghiệp tăng. Xuất nhập khẩu giảm. Tồn kho nông sản tăng. Đồng Rand mất giá.

Tháng 4/2016 so với tháng 3/2016 chỉ số giá sản xuất công nghiệp tăng 0,8 %. Chỉ số giá sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp giảm 1,7 % trong đó nông nghiệp giảm 2,8 %.

Bán buôn giảm 2,1 điểm, tiêu thụ ô tô giảm 2,2 điểm.

Lạm phát là 6,2 %, tăng 0,8 % so với tháng 3/2016. Giá thực phẩm và đồ uống không cồn tăng 1,9 %. Giá thuốc lá và đồ uống có cồn tăng 0,9 %. Giá cước vận tải tăng 2,6 %.

Đồng Rand mất giá 7,95 %. Tỷ giá Rand/USD tại thời điểm 03/06/2016 là 15,61 so với 14,46 tại thời điểm 03/05/2016.

Xuất khẩu tháng 4/2016 đạt R 92 220 035 525, giảm 3,2 % so với tháng trước. Xuất khẩu 4 tháng đạt R 347 466 115 841, tăng 8 % so với cùng kỳ năm trước.

Nhập khẩu tháng 4/2016 đạt R 91 789 494 119, giảm 1,5 % so với tháng trước. Nhập khẩu 4 tháng đạt R 366 131 438 882, tăng 3,5 % so với cùng kỳ năm trước.


Việt nam xuất khẩu sang Nam Phi tháng 4/2016 đạt R 1 851 070 455, giảm 13,4 % so với tháng trước. Xuất khẩu 4 tháng đạt R 7 446 554 326, tăng 29,5 % so với cùng kỳ năm trước.

Việt nam nhập khẩu từ Nam Phi tháng 4/2016 đạt R 185 234 559, tăng 1,6 % so với tháng trước. Nhập khẩu 4 tháng đạt R 757 790 776, tăng 29,3 % so với cùng kỳ năm trước.


2) Chi tiết thị trường:

Tháng 4/2016 so với tháng 3/2016 sản xuất công nghiệp tăng 0,8 % trong đó: Nhóm hàng thực phẩm và đồ uống tăng 3,6 %. Nhóm hàng dệt may giầy dép tăng 1,2 %. Nhóm hàng gỗ giấy giảm 5 %. Nhóm hàng xăng dầu hóa chất cao su nhựa giảm 0,2 %. Nhóm hàng thủy tinh và khoáng sản phi kim loại tăng 1 %. Nhóm hàng kim loại máy móc tăng 0,6 %. Nhóm hàng thiết bị điện tăng 0,4 %. Nhóm hàng điện tử giảm 0,2 %. Nhóm hàng phương tiện vận tải tăng 1,9 %. Nhóm hàng nội thất tăng 11,2 %.

Tháng 4/2016 so với tháng 3/2016 tiêu thụ hàng công nghiệp tăng 0,5 % trong đó: Nhóm hàng thực phẩm và đồ uống tăng 0,5 %. Nhóm hàng dệt may giầy dép tăng 0,9 %. Nhóm hàng gỗ giấy giảm 4,4 %. Nhóm hàng xăng dầu hóa chất cao su nhựa giảm 2,1 %. Nhóm hàng thủy tinh và khoáng sản phi kim loại tăng 2,4 %. Nhóm hàng kim loại máy móc tăng 2,7 %. Nhóm hàng thiết bị điện giảm 2,3 %. Nhóm hàng điện tử giảm 1,2 %. Nhóm hàng phương tiện vận tải tăng 4,4 %. Nhóm hàng nội thất tăng 1,6 %.

Ngô: Tổng cung tăng, ước đạt 12,62 triệu tấn bao gồm 2,48 triệu tấn tồn kho tại thời điểm 01/05/2016, 6,73 triệu tấn thu hoạch vụ này, 3,3 triệu tấn nhập khẩu. Tổng cầu giảm, ước đạt 11,21 triệu tấn bao gồm tiêu thụ nội địa 10,43 triệu tấn (4,67 triệu tấn là lương thực cho người, 5,43 triệu tấn dùng làm thức ăn gia súc và nguyên liệu công nghiệp), xuất khẩu 780 nghìn tấn (600 nghìn tấn ngô nguyên hạt và 180 nghìn tấn sản phẩm ngô). Tồn kho tăng, ước tại thời điểm 30/04/2017 là 1,41 triệu tấn tương đương 51 ngày nhu cầu.

Lúa mỳ: Tổng cung giảm, ước tính 3,9 triệu tấn bao gồm tồn kho 596,8 nghìn tấn tại thời điểm 01/10/2015, thu hoạch vụ này 1,41 triệu tấn, và nhập khẩu 1,9 triệu tấn. Tổng cầu giảm, ước đạt 3,27 triệu tấn bao gồm 3,17 triệu tấn tiêu thụ nội địa (3,15 triệu tấn dùng làm lương thực cho người, 3 nghìn tấn dùng làm thức ăn gia súc, 17 nghìn tấn hạt giống), xuất khẩu 82 nghìn tấn (62 nghìn tấn nguyên hạt và 20 nghìn tấn sản phẩm chế biến). Tồn kho giảm, ước tính tại mốc 30/09/2016 là 640 nghìn tấn tương đương 74 ngày nhu cầu.

Cao lương: Tổng cung giảm, ước đạt 210 nghìn tấn bao gồm 83 nghìn tấn tồn kho tại mốc 01/03/2016, 86 nghìn tấn thu hoạch vụ này, nhập khẩu 40 nghìn tấn. Tổng cầu không tăng không giảm, ước đạt 194 nghìn tấn bao gồm tiêu thụ nội địa 159 nghìn tấn, xuất khẩu 25 nghìn tấn. Tồn kho giảm, ước đạt tại mốc 28/02/2017 là 16,9 nghìn tấn tương đương 38 ngày nhu cầu.

Hạt hướng dương: Tổng cung tăng, ước tính 840,4 nghìn tấn bao gồm tồn kho tại mốc 01/03/2016 là 45,9 nghìn tấn, thu hoạch vụ này 742,8 nghìn tấn, và nhập khẩu 45 nghìn tấn. Tổng cầu tăng, ước tính 761,3 nghìn tấn trong đó tiêu thụ nội địa là 753 nghìn tấn (850 tấn dùng cho con người, 12 nghìn tấn dùng cho gia súc, 740 nghìn tấn dùng để ép dầu). Xuất khẩu 100 tấn. Tồn kho tăng, ước tính tại mốc 28/02/2016 là 79,17 nghìn tấn tương đương 38 ngày nhu cầu.

Đậu tương: Tổng cung tăng, ước tính 1,06 triệu tấn bao gồm tồn kho tại mốc 01/03/2016 là 89 nghìn tấn, thu hoạch vụ này 697 nghìn tấn, nhập khẩu 265 nghìn tấn. Tổng cầu tăng, ước tính 978 nghìn tấn bao gồm 960 nghìn tấn tiêu thụ trong nước (25 nghìn tấn dùng cho con người, 115 nghìn tấn dùng cho gia súc, 820 nghìn tấn dùng để ép dầu), xuất khẩu 4.500 tấn. Tồn kho tăng, ước tính tại mốc 28/02/2017 là 80,8 nghìn tấn tương đương 31 ngày nhu cầu.

Lạc dự kiến thu hoạch 31,6 nghìn tấn, giảm 49,28 % so với vụ trước. Năng suất dự kiến đạt 1,40 tấn/ha.

Đỗ đậu các loại dự kiến thu hoạch 38,10 nghìn tấn, giảm 48,09 % so với vụ trước. Năng suất dự kiến đạt 1,11 tấn/ha.

Giá hợp đồng kỳ hạn ngô trắng tại thời điểm 03/06/2016 là 4.801 Rand/tấn, tăng 6,5 % so với thời điểm 03/05/2016; Ngô vàng 3.762 Rand /tấn, tăng 17,34 %; Lúa mỳ 5.056 Rand/tấn, tăng 8,13 %; Hạt hướng dương 6.351 Rand/tấn, tăng 1,53 %; Đậu tương 7.742 Rand/tấn, tăng 22,99 %.

Xuất khẩu: So với tháng 3/2016, tháng 4/2016 xuất khẩu khoáng sản giảm 3 %, xuất khẩu hóa chất giảm 13 %, xuất khẩu kim loại quý và đá quý giảm 10 %, xuất khẩu sắt thép kim loại mầu giảm 6 %, xuất khẩu phương tiện vận tải tăng 13 %.

Nhập khẩu: So với tháng 3/2016, tháng 4/2016 nhập khẩu rau quả giảm 34 %, nhập khẩu khoáng sản giảm 3 %, nhập khẩu sản phẩm cao su nhựa giảm 6 %, nhập khẩu máy móc và hàng điện tử tăng 3 %, nhập khẩu vật tư ngành ảnh giảm 10 %.

Nhập khẩu lúa mỳ từ 26/09/2015-27/05/2016 đạt 1,328 triệu tấn trong đó nhập khẩu từ Nga chiếm 42,98 %, Đức 17,38 %, Ba lan 9,23 %, Lithuania 8,46 %, Canada 7,53 %, Ukraine 4,60 %, Ác-hen-ti-na 3,73 %, Mỹ 3,20 %, Úc 2,89 %. Xuất khẩu lúa mỳ đạt 38,13 nghìn tấn trong đó 52,55 % xuất khẩu sang Zimbabwe, 40,22 % xuất khẩu sang các nước BLNS, 6,53 % xuất khẩu sang Mozambique, 0.71 % xuất khẩu sang Zambia.

Xuất khẩu ngô trắng từ 30/04-27/05/2016 đạt 40,64 nghìn tấn trong đó xuất khẩu sang Zimbabwe chiếm 49,99 %, các nước láng giềng BLNS chiếm 39,38 %, Mozambique 10,63 %. Nhập khẩu ngô trắng đạt 22,26 nghìn tấn từ Mỹ. Xuất khẩu ngô vàng đạt 17,18 nghìn tấn trong đó xuất khẩu sang 4 nước láng giềng BLNS chiếm 63,67 %, xuất khẩu sang Mozambique 19,11 %, Zimbabwe 17,22 %. Nhập khẩu ngô vàng đạt 147,30 nghìn tấn từ Ác-hen-ti-na.

Dự kiến vụ mùa 2015/16 xuất khẩu ngô trắng đạt 553,56 nghìn tấn, giảm 13,62 % so với vụ trước. Xuất khẩu ngô vàng đạt 321 nghìn tấn, giảm 78,81 %.



Các mặt hàng xuất nhập khẩu Việt nam-Nam Phi 4 tháng 2016:

STT

Mặt hàng

VNXK

(Rand)

STT

Mặt hàng

VNNK

(Rand)

1

Hàng tươi sống

R 6 223 330

1

Hàng tươi sống

R 287 307 837

2

Rau củ quả

R 325 279 539

2

Rau củ quả

R 109 014 635

3

Dầu ăn

 

3

Dầu ăn

 

4

Thực phẩm chế biến

R 14 905 841

4

Thực phẩm chế biến

R 25 590 941

5

Khoáng sản

R 163 134

5

Khoáng sản

R 86 853 619

6

Hóa chất

R 84 268 833

6

Hóa chất

R 28 433 249

7

Cao su và sản phẩm nhựa

R 38 031 135

7

Cao su và sản phẩm nhựa

R 41 985 992

8

Da sống và da thuộc

R 32 026 657

8

Da sống và da thuộc

R 34 145 551

9

Sản phẩm gỗ

R 5 445 820

9

Sản phẩm gỗ

R 12 641 440

10

Giấy và bột giấy

R 3 796 020

10

Giấy và bột giấy

R 5 056 998

11

Dệt may

R 177 918 189

11

Dệt may

R 5 144 783

12

Giầy dép

R 721 047 341

12

Giầy dép

 

13

Vật liệu xây dựng

R 17 453 935

13

Vật liệu xây dựng

R 5 540

14

Kim loại quý

R 10 126 677

14

Kim loại quý

 

15

Sắt thép

R 34 715 309

15

Sắt thép

R 104 556 669

16

Máy móc thiết bị

R 5 844 031 596

16

Máy móc thiết bị

R 12 720 807

17

Phương tiện vận tải

R 7 003 627

17

Phương tiện vận tải

R 4 185 011

18

Thiết bị ảnh và y tế

R 21 843 940

18

Thiết bị ảnh và y tế

R 196

20

Đồ chơi và dụng cụ thể thao

R 81 876 419

20

Đồ chơi và dụng cụ thể thao

R 147 508

21

Hàng thủ công mỹ nghệ

R 16 078

21

Hàng thủ công mỹ nghệ

 

22

Hàng hóa khác

R 100 605

22

Hàng hóa khác

 

23

Thiết bị lẻ

R 20 280 301













Tổng cộng:

R 7 446 554 326




Tổng cộng:

R 757 790 776

II/ Dự báo tình hình thị trường tháng 5/2016:

Cung-cầu sản phẩm công nghiệp giảm. Cung sản phẩm nông nghiệp giảm, cầu sản phẩm nông nghiệp tăng. Xuất nhập khẩu tăng. Tồn kho giảm. Đồng Rand tiếp tục mất giá.



III/ Thông báo:

1/ Tìm người bán:

1/

Nhu cầu: Clothes



Địa chỉ liên hệ:
YUSUPH  N TUGUTU

Financial Attache

Permanent Mission of Tanzania to the United Nations

307 East 53 rd Street 500

New York,NY 10022

USA


Tel.  +1 212 697 3612

Fax. +1 212 697 3618

Mobile +1 646 491 8888

tugutu@yahoo.co.uk; Joymgonja@gmail.com



2/ Tìm người mua:
VI/ Thông tin chuyên đề:

Thị trường Zimbabwe:

Tổng nhập khẩu của Zimbabwe năm 2014 là 6,4 tỷ USD trong đó nhập khẩu xăng dầu đạt 1,6 tỷ USD, máy móc thiết bị đạt 0,6 tỷ USD, ô tô đạt 0,5 tỷ USD, hàng điện tử đạt 0,4 tỷ USD, lương thực đạt 0,3 tỷ USD, phân bón đạt 0,27 tỷ USD, dược phẩm đạt 0,26 tỷ USD, đồ nhựa đạt 0,23 tỷ USD, giấy đạt 0,14 tỷ USD, sắt thép đạt 0,13 tỷ USD, sản phẩm sắt thép đạt 0,11 tỷ USD, dụng cụ đo lường đạt 0,1 tỷ USD, dầu mỡ động thực vật đat 0,1 tỷ USD, gạo đạt 115 triệu USD, lốp ô tô đạt 53 triệu USD, bánh các loại đạt 44 triệu USD, kẹo các loại đạt 42 triệu USD, vật liệu xây dựng đạt 37 triệu USD, xi măng đạt 4,8 triệu USD, cao su đạt 1,7 triệu USD, cá phi-lê đạt 1,3 triệu USD, cà phê đạt 512 nghìn USD, hạt điều đạt 113 nghìn USD, hạt tiêu đạt 377 nghìn USD.

Việt nam xuất khẩu sang Zimbabwe năm 2014 đạt 2 triệu USD trong đó xuất khẩu thuốc lá đạt 843 nghìn USD, gạo đạt 727 nghìn USD, đồ nhựa đạt 103 nghìn USD, hàng điện tử đạt 98 nghìn USD, rau quả hộp 19 nghìn USD, thực phẩm đóng hộp 47 nghìn USD, tinh dầu 26 nghìn USD, máy móc thiết bị 86 nghìn USD.

Như vậy ta mới chỉ xuất khẩu được thuốc lá, gạo. Cần thúc đẩy xuất khẩu hàng điện tử, xi măng và vật liệu xây dựng, lốp ô tô, bánh kẹo, gạo, cà phê, cao su, cá tra.

Tổng xuất khẩu của Zimbabwe đạt 3,1 tỷ USD trong đó xuất khẩu kim cương đạt 0,91 tỷ USD, nguyên liệu thuốc lá đạt 0,84 tỷ USD, khoáng sản đạt 0,37 tỷ USD, sắt thép đạt 0,28 tỷ USD, đường đạt 0,15 tỷ USD, bông đạt 79 triệu USD, nguyên liệu da giầy đạt 38 triệu USD, gỗ đạt 25 triệu USD, ngô đạt 682 nghìn USD.

Việt nam nhập khẩu từ Zimbabwe đạt 35 USD gồm nguyên liệu thuốc lá.



Như vậy về nhập khẩu Zimbabwe có khả năng cung cấp cho Việt nam khoáng sản, nguyên liệu thuốc lá.
Каталог: Images -> editor -> files
files -> PHỤ LỤc I danh mục các tthc công bố BỔ sung
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập- tự do- hạnh phúc
files -> TRƯỜng đÀo tạO, BỒi dưỠng cán bộ CÔng thưƠng trung ưƠNG
files -> BỘ giao thông vận tải báo cáo chuyêN ĐỀ
files -> THỐng kê SỐ liệu chậm hủy chuyến bay của các hàng hkvn
files -> BỘ giao thông vận tải cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> BỘ giao thông vận tảI
files -> Danh sách cấp giấy phép sản xuất phân bón vô CƠ
files -> CHƯƠng trình hội nghị đánh giá kết quả công tác 6 tháng đầu năm
files -> BẢn tin thị trưỜng tháng 3/2014 I/ Tình hình thị trường tháng 2/2014

tải về 72.44 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương