BẢn tin thị trưỜng tháng 4/2016 I/ Tình hình thị trường tháng 3/2016



tải về 73.85 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu15.08.2016
Kích73.85 Kb.
#20314


BẢN TIN THỊ TRƯỜNG

Tháng 4/2016



I/ Tình hình thị trường tháng 3/2016:

1) Tổng quan thị trường:

Thị trường Nam Phi trong tháng 3/2016 nổi bật với sản xuất hàng công nghiệp giảm, tiêu thụ hàng công nghiệp tăng. Sản xuất và tiêu thụ hàng nông lâm ngư nghiệp giảm. Xuất nhập khẩu tăng. Tồn kho nông sản giảm. Đồng Rand tăng giá.

Tháng 3/2016 so với tháng 2/2016 chỉ số giá sản xuất công nghiệp tăng 0,7 %. Chỉ số giá sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp giảm 1,8 % trong đó nông nghiệp giảm 1,8 %.

Bán buôn điểm, bán lẻ điểm, tiêu thụ ô tô giảm 4,1 điểm.

Lạm phát là 6,3 %, giảm 0,7 % so với tháng 2/2016. Giá thực phẩm và đồ uống không cồn tăng 1,6 %. Giá thuốc lá và đồ uống có cồn tăng 1,4 %. Giá nhà và điện nước tăng 0,8 %. Học phí tăng 4,6 %. Giá cước vận tải giảm 0,8 %.

Đồng Rand tăng giá 5,57 %. Tỷ giá Rand/USD tại thời điểm 04/04/2016 là 14,75 so với 15,62 tại thời điểm 04/3/2016.

Xuất khẩu tháng 3/2016 đạt R 96 133 727 769 , tăng 6,3 % so với tháng trước. Xuất khẩu 3 tháng đạt R 256 345 140 551, tăng 7,7 % so với cùng kỳ năm trước.

Nhập khẩu tháng 3/2016 đạt R 93 217 937 557, tăng 1,6 % so với tháng trước. Nhập khẩu 3 tháng đạt R 274 306 476 202, tăng 2,6 % so với cùng kỳ năm trước.

Việt nam xuất khẩu sang Nam Phi tháng 3/2016 đạt R 2,137,023,451, tăng 11,5 % so với tháng trước. Xuất khẩu 3 tháng đạt R 5,595,483,871, tăng 39 % so với cùng kỳ năm trước.

Việt nam nhập khẩu từ Nam Phi tháng 3/2016 đạt R 182,390,224, giảm 12 % so với tháng trước. Nhập khẩu 3 tháng đạt R 572,556,217, tăng 54 % so với cùng kỳ năm trước.


2) Chi tiết thị trường:

Tháng 3/2016 so với tháng 2/2016 sản xuất công nghiệp giảm 0,3 % trong đó: Nhóm hàng thực phẩm và đồ uống giảm 2,8 % %. Nhóm hàng dệt may giầy dép giảm 1,8 %. Nhóm hàng gỗ giấy tăng 2,9 %. Nhóm hàng xăng dầu hóa chất cao su nhựa tăng 1,4 %. Nhóm hàng thủy tinh và khoáng sản phi kim loại tăng 0,3 %. Nhóm hàng kim loại máy móc giảm 2 %. Nhóm hàng thiết bị điện tăng 1,3 %. Nhóm hàng điện tử giảm 0,2 %. Nhóm hàng phương tiện vận tải tăng 7,6 %. Nhóm hàng nội thất giảm 13,4 %.

Tháng 3/2016 so với tháng 2/2016 tiêu thụ hàng công nghiệp tăng 0,6 % trong đó: Nhóm hàng thực phẩm và đồ uống tăng 3,8 %. Nhóm hàng dệt may giầy dép tăng 0,6 %. Nhóm hàng gỗ giấy tăng 2,7 %. Nhóm hàng xăng dầu hóa chất cao su nhựa giảm 2,5 %. Nhóm hàng thủy tinh và khoáng sản phi kim loại giảm 0,7 %. Nhóm hàng kim loại máy móc giảm 2,3 %. Nhóm hàng thiết bị điện tăng 6,2 %. Nhóm hàng điện tử tăng 0,5 %. Nhóm hàng phương tiện vận tải tăng 3,6 %. Nhóm hàng nội thất giảm 1,9 %.

Ngô: Tổng cung không tăng không giảm, ước đạt 12,49 triệu tấn bao gồm 1,7 triệu tấn tồn kho tại thời điểm 01/05/2016, 6,8 triệu tấn thu hoạch vụ này, 3,9 triệu tấn nhập khẩu. Tổng cầu tăng, ước đạt 11,25 triệu tấn bao gồm tiêu thụ nội địa 10,44 triệu tấn (4,72 triệu tấn là lương thực cho người, 5,38 triệu tấn dùng làm thức ăn gia súc và nguyên liệu công nghiệp), xuất khẩu 810 nghìn tấn (620 nghìn tấn ngô nguyên hạt và 190 nghìn tấn sản phẩm ngô). Tồn kho giảm, ước tại thời điểm 30/04/2017 là 1,24 triệu tấn tương đương 45 ngày nhu cầu.

Lúa mỳ: Tổng cung không tăng không giảm, ước tính 4,03 triệu tấn bao gồm tồn kho 596,8 nghìn tấn tại thời điểm 01/10/2015, thu hoạch vụ này 1,43 triệu tấn, và nhập khẩu 2 triệu tấn. Tổng cầu không tăng không giảm, ước đạt 3,31 triệu tấn bao gồm 3,18 triệu tấn tiêu thụ nội địa (3,15 triệu tấn dùng làm lương thực cho người, 3 nghìn tấn dùng làm thức ăn gia súc, 20 nghìn tấn hạt giống), xuất khẩu 118 nghìn tấn (100 nghìn tấn nguyên hạt và 18 nghìn tấn sản phẩm chế biến). Tồn kho tăng, ước tính tại mốc 30/09/2016 là 721,8 nghìn tấn tương đương 84 ngày nhu cầu.

Cao lương: Tổng cung giảm, ước đạt 213 nghìn tấn bao gồm 80,3 nghìn tấn tồn kho tại mốc 01/03/2016, 90,9 nghìn tấn thu hoạch vụ này, nhập khẩu 40 nghìn tấn. Tổng cầu giảm, ước đạt 194 nghìn tấn bao gồm tiêu thụ nội địa 159 nghìn tấn, xuất khẩu 29 nghìn tấn. Tồn kho giảm, ước đạt tại mốc 28/02/2017 là 19,2 nghìn tấn tương đương 44 ngày nhu cầu.

Hạt hướng dương: Tổng cung tăng, ước tính 826,4 nghìn tấn bao gồm tồn kho tại mốc 01/03/2016 là 44,2 nghìn tấn, thu hoạch vụ này 687 nghìn tấn, và nhập khẩu 90 nghìn tấn. Tổng cầu tăng, ước tính 758,3 nghìn tấn trong đó tiêu thụ nội địa là 750 nghìn tấn (850 tấn dùng cho con người, 9000 tấn dùng cho gia súc, 740 nghìn tấn dùng để ép dầu). Xuất khẩu 100 tấn. Tồn kho tăng, ước tính tại mốc 29/02/2016 là 68,1 nghìn tấn tương đương 33 ngày nhu cầu.

Đậu tương: Tổng cung giảm, ước tính 983,9 nghìn tấn bao gồm tồn kho tại mốc 01/03/2016 là 83,3 nghìn tấn, thu hoạch vụ này 692,6 nghìn tấn, nhập khẩu 200 nghìn tấn. Tổng cầu giảm, ước tính 917,1 nghìn tấn bao gồm 900 nghìn tấn tiêu thụ trong nước (24,5 nghìn tấn dùng cho con người, 124 nghìn tấn dùng cho gia súc, 750 nghìn tấn dùng để ép dầu), xuất khẩu 4.500 tấn. Tồn kho giảm, ước tính tại mốc 28/02/2017 là 66,8 nghìn tấn tương đương 27 ngày nhu cầu.

Lạc dự kiến thu hoạch 33,55 nghìn tấn, giảm 46,15 % so với vụ trước. Năng suất dự kiến đạt 1,48 tấn/ha.

Đỗ đậu các loại dự kiến thu hoạch 38,20 nghìn tấn, giảm 47,96 % so với vụ trước. Năng suất dự kiến đạt 1,11 tấn/ha.

Giá hợp đồng kỳ hạn ngô trắng tại thời điểm 04/04/2016 là 4.679 Rand/tấn, giảm 5,68 % so với thời điểm 04/03/2016; Ngô vàng 3.065 Rand /tấn, giảm 8,48 %; Lúa mỳ 4.489 Rand/tấn, giảm 5,59 %; Hạt hướng dương 6.645 Rand/tấn, giảm 5,81 %; Đậu tương 5.850 Rand/tấn, giảm 0,76 %.

Xuất khẩu: So với tháng 2/2016, tháng 3/2016 xuất khẩu thực phẩm chế biến giảm 9 %, xuất khẩu khoáng sản tăng 17 %, xuất khẩu kim loại quý và đá quý tăng 6 %, xuất khẩu sắt thép kim loại mầu tăng 11 %.

Nhập khẩu: So với tháng 2/2016, tháng 3/2016 nhập khẩu khoáng sản tăng 23 %, nhập khẩu sản phẩm cao su nhựa tăng 22 %, nhập khẩu dệt may giảm 23 %, nhập khẩu máy móc và hàng điện tử tăng 4 %, nhập khẩu phương tiện vận tải giảm 22 %.

Nhập khẩu lúa mỳ từ 26/09/2015-01/04/2016 đạt 1,079 triệu tấn trong đó nhập khẩu từ Nga chiếm 45,67 %, Đức 16,65 %, Lithuania 8,94 %, Ba lan 7,34 %, Canada 6,73 %, Ukraine 5,59 %, Úc 3,55 %, Mỹ 3,22 %, Ác-hen-ti-na 2,31 %. Xuất khẩu lúa mỳ đạt 31,54 nghìn tấn trong đó 59,87 % xuất khẩu sang Zimbabwe, 31,70 % xuất khẩu sang các nước BLNS, 7,89 % xuất khẩu sang Mozambique, 0.54 % xuất khẩu sang Zambia.

Xuất khẩu ngô trắng từ 25/04/2015-01/04/2016 đạt 423,92 nghìn tấn trong đó xuất khẩu sang các nước láng giềng BLNS chiếm 80,14 %, Mozambique 15,52 %, Zimbabwe 4,35 %. Nhập khẩu ngô trắng đạt 72,23 nghìn tấn từ Mexico (70,67 %), Zambia (29,33 %). Xuất khẩu ngô vàng đạt 186,8 nghìn tấn trong đó xuất khẩu sang 4 nước láng giềng BLNS chiếm 77,89 %, xuất khẩu sang Mozambique 18,55 %, CHDCND Triều tiên 1,76 %, Hàn quốc 1.22 %, CH Trung Phi 0.48 %, Zimbabwe 0,11 %. Nhập khẩu ngô vàng đạt 1,17 triệu tấn từ Ác-hen-ti-na (47,07%), Bra-xin (39,86 %), Paraguay (13,06 %).

Dự kiến vụ mùa 2015/16 xuất khẩu ngô trắng đạt 530 nghìn tấn, giảm 17,3 % so với vụ trước. Xuất khẩu ngô vàng đạt 320 nghìn tấn, giảm 78,9 %.



Các mặt hàng xuất nhập khẩu Việt nam-Nam Phi 3 tháng 2016:

STT

Mặt hàng

VNXK

(Rand)

STT

Mặt hàng

VNNK

(Rand)

1

Hàng tươi sống

R 5,284,752

1

Hàng tươi sống

R 234,334,791

2

Rau củ quả

R 227,631,135

2

Rau củ quả

R 75,123,046

3

Dầu ăn

 

3

Dầu ăn

 

4

Thực phẩm chế biến

R 12,442,025

4

Thực phẩm chế biến

R 17,944,490

5

Khoáng sản

R 82,909

5

Khoáng sản

R 44,552,895

6

Hóa chất

R 66,988,681

6

Hóa chất

R 17,996,703

7

Cao su và sản phẩm nhựa

R 31,223,183

7

Cao su và sản phẩm nhựa

R 30,236,672

8

Da sống và da thuộc

R 26,998,559

8

Da sống và da thuộc

R 27,258,602

9

Sản phẩm gỗ

R 4,168,152

9

Sản phẩm gỗ

R 9,993,545

10

Giấy và bột giấy

R 2,421,466

10

Giấy và bột giấy

R 4,443,409

11

Dệt may

R 136,645,827

11

Dệt may

R 3,081,172

12

Giầy dép

R 603,366,256

12

Giầy dép

 

13

Vật liệu xây dựng

R 13,686,100

13

Vật liệu xây dựng

R 5,540

14

Kim loại quý

R 8,347,505

14

Kim loại quý

 

15

Sắt thép

R 22,542,718

15

Sắt thép

R 98,454,023

16

Máy móc thiết bị

R 4,338,729,779

16

Máy móc thiết bị

R 7,107,214

17

Phương tiện vận tải

R 4,010,046

17

Phương tiện vận tải

R 1,876,411

18

Thiết bị ảnh và y tế

R 17,747,512

18

Thiết bị ảnh và y tế

R 196

20

Đồ chơi và dụng cụ thể thao

R 60,775,965

20

Đồ chơi và dụng cụ thể thao

R 147,508

21

Hàng thủ công mỹ nghệ

R 16,078

21

Hàng thủ công mỹ nghệ

 

22

Hàng hóa khác

R 74,865

22

Hàng hóa khác

 

23

Thiết bị lẻ

R 12,300,358













Tổng cộng:

R 5,595,483,871




Tổng cộng:

R 572,556,217

II/ Dự báo tình hình thị trường tháng 2/2016:

Cung-cầu sản phẩm công nghiệp tăng. Cung cầu sản phẩm nông nghiệp tăng. Xuất nhập khẩu giảm. Tồn kho tăng. Đồng Rand mất giá.



III/ Thông báo:

1/ Tìm người bán:

1/

Nhu cầu: Foot-wear



Địa chỉ liên hệ:
Trenzado Footwear cc

15 Ally Road

Isipingo Rail

Durban


KZN, SA

Cell:        083 677 9669

Office:   031 902 5998  

E-mail: nuranm@iafrica.com

Mr. Nuran Mohanlal-Director

2/ Tìm người mua:
VI/ Thông tin chuyên đề:

Thị trường Namibia:

Tổng nhập khẩu của Namibia năm 2014 là 8,5 tỷ USD trong đó nhập khẩu tầu biển đạt 1,1 tỷ USD, ô tô đạt 1,05 tỷ USD, máy móc thiết bị đạt 1,02 tỷ USD, xăng dầu đạt 0,54 tỷ USD, hàng điện tử đạt 0,45 tỷ USD, kim cương đạt 0,36 tỷ USD, sản phẩm sắt thép đạt 0,33 tỷ USD, đồng đạt 0,26 tỷ USD, khoáng sản đạt 0,24 tỷ USD, đồ uống đạt 0,23 tỷ USD, đồ nhựa đạt 0,19 tỷ USD, dược phẩm đạt 0,16 tỷ USD, giấy đạt 0,13 tỷ USD, dụng cụ đo lường đạt 0,13 tỷ USD, đồ nội thất đạt 0,12 tỷ USD, sắt thép đạt 0,11 tỷ USD, dệt may đạt 0,18 tỷ USD, giầy dép đạt 72 triệu USD, kẹo các loại đạt 81 triệu USD, vật liệu xây dựng đạt 32 triệu USD, lốp ô tô đạt 56 triệu USD, gạo đạt 10,2 triệu USD, cà phê đạt 7,6 triệu USD, xi măng đạt 3,6 triệu USD, cá phi-lê đạt 3,5 triệu USD, hạt tiêu đạt 980 nghìn USD, cao su đạt 590 nghìn USD, hạt điều đạt 190 nghìn USD.

Việt nam xuất khẩu sang Namibia năm 2014 đạt 1,73 triệu USD trong đó hàng điện tử đạt 1,67 triệu USD, đồ nội thất đạt 35 nghìn USD, dệt may đạt 6 nghìn USD, giầy dép đạt 479 USD, hải sản đạt 415 USD.

Như vậy ta mới chỉ xuất khẩu đươc hàng điện tử. Dệt may, giầy dép, hải sản mới ở mức thăm dò thị trường. Cần thúc đẩy xuất khẩu giầy dép, dệt may, xi măng và vật liệu xây dựng, lốp ô tô, kẹo, gạo, cà phê, cá tra.

Tổng xuất khẩu của Namibia đạt 6 tỷ USD trong đó xuất khẩu kim cương đạt 1,5 tỷ USD, tầu biển đạt 0,83 tỷ USD, khoáng sản đạt 0,74 tỷ USD, hải sản đạt 0,66 tỷ USD, đồng đạt 0,32 tỷ USD, kẽm đạt 0,3 tỷ USD, ô tô đạt 0,25 tỷ USD, máy móc thiết bị đạt 0,17 tỷ USD, đồ uống đạt 0,15 tỷ USD, thịt đạt 0,11 tỷ USD, hàng điện tử đạt 0,11 tỷ USD, gỗ đạt 34 triệu USD, nguyên liệu da giầy đạt 28,5 triệu USD, ngô đạt 122 nghìn USD, bông đạt 35 nghìn USD, hạt điều đạt 6 nghìn USD.

Việt nam nhập khẩu từ Namibia đạt 28,8 triệu USD trong đó nhập khẩu kim cương đạt 24,6 triệu USD, nguyên liệu thuốc lá đạt 2,8 triệu USD, sắt thép đạt 982 nghìn USD, hải sản đạt 286 nghìn USD.



Như vậy về nhập khẩu Namibia có khả năng cung cấp cho Việt nam các nguyên liệu cần thiết cho sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu như khoáng sản, nguyên liệu thuốc lá, gỗ, nguyên liệu da giầy.
Каталог: Images -> editor -> files
files -> PHỤ LỤc I danh mục các tthc công bố BỔ sung
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập- tự do- hạnh phúc
files -> TRƯỜng đÀo tạO, BỒi dưỠng cán bộ CÔng thưƠng trung ưƠNG
files -> BỘ giao thông vận tải báo cáo chuyêN ĐỀ
files -> THỐng kê SỐ liệu chậm hủy chuyến bay của các hàng hkvn
files -> BỘ giao thông vận tải cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> BỘ giao thông vận tảI
files -> Danh sách cấp giấy phép sản xuất phân bón vô CƠ
files -> CHƯƠng trình hội nghị đánh giá kết quả công tác 6 tháng đầu năm
files -> BẢn tin thị trưỜng tháng 3/2014 I/ Tình hình thị trường tháng 2/2014

tải về 73.85 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương