BẢn tin thị trưỜng chứng khoáN 21/10/2014 KẾt quả giao dịch trong ngàY


HHS lãi 38,6 tỷ đồng trong quý III, gấp đôi cùng kỳ



tải về 245.53 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích245.53 Kb.
#23073
1   2   3

HHS lãi 38,6 tỷ đồng trong quý III, gấp đôi cùng kỳ

Quý III/2014, Công ty cổ phần Đầu tư Dịch vụ Hoàng Huy (mã HHS) đạt 528 tỷ đồng doanh thu, gần gấp 5 lần doanh thu quý III/2014. Biên lợi nhuận gộp là 10,3%.

Lợi nhuận sau thuế trong quý của Công ty đạt 38,6 tỷ đồng, gần gấp đôi cùng kỳ năm trước.Lũy kế 9 tháng, Công ty đạt 851 tỷ đồng doanh thu và 67 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Doanh thu gấp 2,5 lần cùng kỳ còn lợi nhuận tăng 14%.

Sau 9 tháng, Công ty vượt kế hoạch 37% doanh thu cả năm và đạt 79% kế hoạch lợi nhuận sau thuế. Công ty dự kiến chia cổ tức năm 2014 với tỷ lệ 20%.

Cuối quý III/2014, tổng tài sản đạt 1.228 tỷ đồng, gần gấp đôi so với đầu năm và tăng thêm gần 500 tỷ đồng so với cuối quý II/2014. Trong đó, tồn kho tăng từ 128 tỷ đồng lên 320 tỷ đồng.





Thị trường thực phẩm đóng hộp tăng mạnh

Dù không phải là nhóm hàng thiết yếu nhưng theo thống kê của công ty nghiên cứu thị trường, tổng sản lượng tiêu thụ đồ hộp của người dân VN trong những năm qua luôn tăng đều với mức tăng 500 tấn mỗi năm.
Người tiêu dùng quan tâm nhiều vấn đềvệ sinh an toàn thực phẩm
Theo đánh giá của Công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor, tốc độ tăng trưởng của ngành thực phẩm đóng hộp của VN sẽ đạt khoảng 4,3% về sản lượng và 10% về doanh số trong giai đoạn từ năm 2011-2016. Xét về doanh số, năm 2014 doanh số thị trường ngành đồ hộp có thể đạt 1.300 tỉ đồng và tăng lên 1.500 tỉ đồng vào năm 2016. Người tiêu dùng đang ngày càng quan tâm nhiều hơn về vệ sinh an toàn thực phẩm, nguồn gốc hàng hóa là cơ hội cho ngành thực phẩm tăng trưởng đều.
Ngày cuối tuần, chị Nguyễn Thu Trâm (ngụ Q.Tân Bình, TP.HCM) hối hả tìm đến siêu thị mua thực phẩm, chuẩn bị cho hai con nhỏ đi du lịch xa vài ngày. Bên cạnh sữa và xúc xích, bốn hộp thịt bò và cá ngừ đóng hộp cũng có trong giỏ hàng của chị Trâm.
“Hai cháu đi biển, sợ không quen đồ ăn nên tôi vẫn mua dự phòng mấy hộp thịt đóng hộp ở nhà mấy cháu hay ăn, để lỡ có gì còn đem ra xài” - chị Trâm cho biết khi loay hoay lựa đồ tại siêu thị Co.op Mart Nhiêu Lộc (Q.3).
Tuy không ăn thường xuyên nhưng các loại cá hộp và thịt bò đóng hộp vẫn hay xuất hiện trong danh sách đi mua sắm của chị bởi sự tiện lợi và nhanh gọn.
“Không mất nhiều thời gian, có khi chỉ cần hâm qua lò vi sóng là ăn với cơm được” - chị Trâm cho biết.
Điều nhiều bà nội trợ bất ngờ nhất là thời gian gần đây, chủng loại của nhóm hàng này khá phong phú bởi sự xuất hiện của nhiều nhãn hiệu đến từ Thái Lan, Malaysia, Mỹ, Hà Lan bên cạnh những thương hiệu quen thuộc trong nước như Tuyền Ký, Vissan, Seapimex, Hạ Long...
Chẳng hạn với mặt hàng thịt heo đóng hộp, nhãn hiệu Ayam của Malaysia hiện diện trên kệ hai mặt hàng, trong khi các sản phẩm từ cá biển, sản phẩm của Thái Lan lại có ưu thế với nhãn hiệu “3 cô gái” hay cá thu, cá nục, patê cá trích...
“Trước kia, tôi chỉ thấy đồ hộp cá xốt cà của Thái Lan nhưng giờ hàng Thái Lan có thêm vị bò cay, thịt heo chua cay, giá có cao hơn hàng nội một chút nhưng vị lạ nên tôi mua về thay đổi” - chị Ngọc Bích, ngụ Q.7, cho biết.
Theo các nhà bán lẻ, có số lượng tiêu thụ mạnh ở nhóm hàng ngoại hiện nay là đồ hộp Thái Lan. Hàng Thái mạnh về nhóm hàng cá, cạnh tranh rất khốc liệt với hàng Việt, có mức giá trung bình cao hơn hàng trong nước khoảng 15%.
Còn đối với các nhãn hàng ngoại nhập khác, ở phân khúc cao cấp thì không có gì đặc biệt trong khi phân khúc bình dân, giá thấp lại đang xảy ra cuộc chạy đua khá dữ dội với hàng trong nước. Các sản phẩm cá hộp tương đương về chủng loại, trọng lượng hàng nhập thường có giá từ 13.000-30.000 đồng/hộp, trong khi hàng sản xuất trong nước ở mức dưới 25.000 đồng/hộp.
Tương tự, các dòng thịt hộp loại lớn ngoại nhập có giá từ 40.000 - 85.000 đồng/hộp, trong khi thịt hộp Vissan giá cao nhất trên quầy kệ siêu thị hiện ở mức 58.000 đồng/hộp.
Chị Nguyễn Thị Tuyết, nhân viên tiếp thị tại siêu thị Big C Pandora, cho rằng nhóm hàng thịt hộp bán không mạnh nhưng lại đều đều, ổn định như mì gói, sữa hay xúc xích. “Nhiều người lựa chọn các loại thịt heo, bò hay cá, thịt kho tàu, xíu mại... để ăn sáng hoặc ăn khuya” - chị Tuyết nói.
Ghi nhận tại các siêu thị cho thấy khu vực dành cho thịt hộp khá khiêm tốn, chỉ từ một hoặc nửa dãy hàng nhưng chủng loại dày đặc.
Đơn cử như tại Co.op Mart Nhiêu Lộc, chỉ riêng các dòng sản phẩm cá đã có tới hơn năm sản phẩm phổ biến như cá thu, cá nục, cá trích, cá ngừ... trong khi thực phẩm chế biến từ thịt heo cũng phong phú với thịt heo hộp hay xíu mại, patê. Ngoài ra thịt bò cũng chiếm diện tích khá lớn trên quầy kệ các siêu thị.

Tăng trưởng nhanh


Nằm trong tốp dẫn đầu thị trường thực phẩm đồ hộp hiện nay, đại diện Công ty Vissan cho biết nhóm thịt hộp của đơn vị này hiện có hơn 100 nhãn từ bò, heo, gà và cá, trong đó heo và bò có lượng mặt hàng nhiều nhất.
Cách nay hai năm, các dòng sản phẩm bán mạnh ở kênh bán hàng hiện đại, nhưng nay doanh số đồ hộp phát triển mạnh ở kênh truyền thống. Do người tiêu dùng nông thôn như đi biển, đi rẫy có xu hướng mua đồ đóng hộp tiện chế biến, việc nhận biết hàng hóa ở nông thôn cũng mạnh dần lên, người tiêu dùng được tiếp cận với sản phẩm thuận lợi bữa ăn hằng ngày.
Chính sự thay đổi này kéo theo sự thay đổi về thị phần của các doanh nghiệp trong ngành hàng này thời gian qua. Năm 2010, Vissan dẫn đầu thị trường xét về doanh số chiếm 29% thị trường, tuy nhiên hiện nay Vissan đang phải chia sẻ thị phần này vì sự xuất hiện những nhãn hàng ngoại.
Theo ông Nguyễn Duy Đăng - giám đốc Công ty thực phẩm Minh Đạt (TP.HCM), thị trường thực phẩm đóng hộp VN rất đa dạng từ cá, hải sản đóng hộp, thịt, trái cây, rau quả, mì ống, xúp các loại, nhưng phân khúc sản phẩm đóng hộp có mức tăng trưởng cao nhất là cá hộp chiếm tới 28% thị phần, tiếp theo là dòng sản phẩm rau quả đóng hộp, thịt đóng hộp.
Hiện nay các doanh nghiệp VN đang tập trung nhiều vào sản phẩm thịt, hải sản đóng hộp. “Tuy không còn giữ mức tăng trưởng hai con số như các năm trước nhưng ngành hàng này vẫn luôn có tốc độ tăng ổn định, và là thế mạnh của nhiều doanh nghiệp trong nước do công nghệ không đòi hỏi quá cao” - ông Đăng nhận xét.
Ông Nguyễn Ngọc Tuấn - giám đốc một công ty xuất nhập khẩu thực phẩm đông lạnh tại Q.Thủ Đức, TP.HCM - cho biết thời gian gần đây lượng hàng nhập khẩu thực phẩm đóng hộp chủ yếu là thịt, cá các loại qua công ty tăng trưởng nhanh, đặc biệt là nguồn hàng từ các nước lân cận như Thái Lan, Malaysia, Indonesia.
“Các doanh nghiệp những nước này muốn đưa hàng sang để bán thăm dò, đón đầu cho đợt giảm thuế suất mà VN cam kết vào năm 2015” - ông Tuấn cho biết.
Theo ông Tuấn, hiện nay hàng nhập khẩu vẫn cao hơn hàng trong nước khoảng10-15% nhưng một khi rào cản thuế được dỡ bỏ thì giá sẽ cạnh tranh ngang ngửa với hàng nội khi hương vị, chủng loại đadạng hơn.
Tuy nhiên theo ông Đăng, lợi thế của doanh nghiệp trong nước là am hiểu khẩu vị người tiêu dùng, trong khi các công ty nước ngoài tập trung vào sản phẩm có hương vị phong cách phương Tây. Nhưng đây cũng có thể coi là thế mạnh của các công ty này do xu hướng đón nhận ẩm thực phương Tây của người VN đang rất phổ biến.
Do đó, để giúp các sản phẩm VN cạnh tranh được, cơ quan chức năng cần có biện pháp, kiểm tra chặt về an toàn vệ sinh thực phẩm, xuất xứ nguồn gốc của các nguyên liệu trong sản xuất để đảm bảo sản phẩm ra thị trường đạt tiêu chuẩn chất lượng của VN quy định, đồng thời giảm thiểu các sản phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng.
“Về lâu dài, Chính phủ có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp sử dụng trên 90% nguồn nguyên liệu được làm ra từ nội địa như thủy hải sản, vật nuôi...” - ông Đăng nói.



Kinh Đô triệu tập ĐHCĐ bất thường, tái cấu trúc công ty

Đại hội cổ đông bất thường năm 2014 của Công ty cổ phần Kinh Đô (mã KDC) sẽ thông qua một số nội dung như báo cáo quá trình tái cấu trúc công ty, thông qua chiến lược đầu tư của công ty.

Cuối quý II/2014, KDC có 4 công ty con trong đó có Công ty cổ phần Kinh Đô Bình Dương. KDC sở hữu 99,8% vốn cổ phần của Kinh Đô Bình Dương.Kinh Đô Bình Dương có trụ sở và nhà máy tại Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore, Bình Dương.

Hoạt động chính của công ty là chế biến nông sản thực phẩm, sản xuất kẹo, nước tinh khiết và nước trái cây.
































THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN































PVI bị phạt vì bán 1,6 triệu cổ phiếu PV2 không thông báo

Ngày 17/10/2014, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành Quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty Cổ phần PVI.PVI bị phạt tiền 70 triệu đồng vì không báo cáo theo quy định trước khi thực hiện giao dịch bán gần 1,61 triệu cổ phiếu của Công ty Cổ phần Đầu tư PV2 (mã chứng khoán: PV2) từ ngày 26/3/2014 đến ngày 31/3/2014.

GAS tăng trần kéo VN-Index vượt 600 điểm

Nhóm cổ phiếu chứng khoán, với báo cáo lợi nhuận quý 3 của SSI, HCM vừa công bố giúp nhóm này giao dịch khá sôi động. SSI tăng 300 đồng, HCM tăng 100 đồng.

Nhóm cổ phiếu đầu cơ với đại diện tiêu biểu như VHG, FLC, KBC giao dịch sôi động và tăng giá. VHG tăng 600 đồng, KBC tăng 500 đồng.

Trên HNX, nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn đều giao dịch kém, đa số giảm giá. PVS giảm 100 đồng, VND giảm 100 đồng, VCG giảm 100 đồng. Đa số các cổ phiếu dầu khí đều giảm, PVB giảm 1.600 đồng, PVC giảm 900 đồng, PVE giảm 100 đồng, PVG giảm 200 đồng.

Khối ngoại vẫn tiếp tục bán ròng 61,30 tỉ đồng. VIC, STB, PVD, GAS là 4 cổ phiếu bán ròng mạnh nhất.



Chủ tịch CCL đăng ký bán 5 triệu cổ phiếu CCL

Ông Nguyễn Triệu Đông, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đô thị Dầu khí Cửu Long (mã CCL) đăng ký bán 5 triệu cổ phiếu CCL. Giao dịch dự kiến làm giảm số cổ phiếu nắm giữ tại CCL xuống còn 3,2 triệu cổ phiếu, tương đương 12,8% vốn điều lệ.Cùng thời gian ông Đông thực hiện giao dịch, em trai ông Đông là ông Nguyễn Hoàng Nhã và con trai ông Đông là Nguyễn Tuấn Anh đăng ký mua vào số cổ phiếu tương đương số cổ phiếu ông Đông bán ra. Nếu giao dịch thành công, Số cổ phần trên sẽ được chuyển nhượng cho ông Nguyễn Hoàng Nhã - em ruột ông Đông (1,4 triệu cổ phiếu) và ông Nguyễn Tuấn Anh - con trai ông Đông (1 triệu cổ phiếu). Sau giao dịch này, ông Nhã sẽ nắm giữ 1,4 triệu cổ phiếu CCL, tỷ lệ 5,6% và anh Tuấn Anh nắm giữ 1 triệu cổ phiếu CCL, tỷ lệ 4%.Một tháng trở lại đây, giá cổ phiếu CCL giao dịch trong khoảng từ 5.400 đến 6.400 đồng/ đơn vị. Phiên giao dịch ngày hôm nay (20/10/2014), giá cổ phiếu CCL là 5.700 đồng/ cổ phiếu.































THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ































Chính thức bỏ kiến nghị dùng ngân sách để xử lý nợ xấu

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh yêu cầu không đưa kiến nghị về việc chi một phần ngân sách Nhà nước để xử lý nợ xấu vào báo cáo trình Quốc hội.

Cụ thể, Phó Thủ tướng đồng ý về cơ bản với nội dung Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã nêu tại công văn số 7309 về việc báo cáo tái cơ cấu kinh tế trong lĩnh vực đầu tư công, doanh nghiệp Nhà nước và hệ thống ngân hàng trước Quốc hội.

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng yêu cầu không đưa kiến nghị về việc xem xét dành một phần chi ngân sách Nhà nước để xử lý nợ xấu của các DN Nhà nước như dự thảo báo cáo.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát, cập nhật lại các số liệu trong báo cáo đến thời điểm gần nhất, trong đó chú ý cập nhật số liệu 9 tháng đầu năm khớp với báo cáo về cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước của Bộ Tài chính.

Trước đó, trong báo cáo của Chính phủ tại phiên họp Thường vụ Quốc hội lần thứ 31, ý kiến dùng một phần ngân sách Nhà nước để xử lý nợ xấu đã được các doanh nghiệp Nhà nước đưa ra và gặp phải nhiều ý kiến không đồng tình.

Theo chuyên gia kinh tế, TS. Lê Đăng Doanh, đề xuất này không khả thi, không thỏa đáng với các thành phần kinh tế. Bởi nó chứng tỏ các doanh nghiệp Nhà nước vay nợ rồi không trả được nợ nên giờ lấy tiền thuế của dân để trả nợ cho họ. Ví dụ như các doanh nghiệp Nhà nước như Vinashin, Vinalines… đã làm ăn thua lỗ giờ đòi lấy tiền ngân sách tức là tiền thuế của dân đóng để xử lý thì rất khó thuyết phục.



Hà Nội tăng trưởng tín dụng 10 tháng đạt 3,7%

Theo số liệu của Cục Thống kê Hà Nội, tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn ước tính tháng 10 đạt gần 1,16 triệu tỷ đồng, tăng 1,9% so với tháng 9 và tăng 10,8% so với tháng 12/2013.Trong đó, tiền gửi tăng 1,9% và 9,8% (tiền gửi tiết kiệm tăng 1,5% và 6,4%, tiền gửi thanh toán tăng 2,2% và 12,4%), phát hành giấy tờ có giá tăng 2,8% và tăng 39,5%.Tổng dư nợ cho vay riêng tháng 10 ước tính 980 nghìn tỷ đồng, tăng 2,3% so tháng 9 và tăng 3,7% so tháng 12/2013. Trong đó dư nợ ngắn hạn tăng 2,7% và giảm 1,4%, dư nợ trung và dài hạn tăng 2,7% và 14,9%.Như vậy, nguồn vốn bơm ra thị trường của các tổ chức tín dụng trong tháng 8 và tháng 9 đã có những chuyển biến tích cực. Đây cũng là xu hướng của các năm, khi mùa tín dụng đạt cao điểm vào các tháng cuối quý 3 và quý 4.Trước đó, đến tháng 7, tín dụng tại Hà Nội vẫn tăng trưởng âm so với cuối năm 2013.Dù cải thiện nhưng tốc độ tăng trưởng tín dụng tại Hà Nội đến nay vẫn chỉ bằng xấp xỉ 1/3 tốc độ tăng trưởng huy động vốn.

Lợi suất trái phiếu chính phủ tăng trở lại

Lãi suất thị trường mở và liên ngân hàng đều tăng nhờ tín dụng ngắn hạn được cải thiện. Dự báo trong tuần này, lợi suất trái phiếu sẽ có khả năng đi lên nhưng đà tăng không mạnh

Thị trường sơ cấpTuần từ 13 - 17/10, Kho bạc Nhà nước (KBNN) chào thầu 6.000 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 5, 10 và 15 năm; 4.245 tỷ đồng đã được gọi thầu thành công, đạt tỷ lệ 71%. Trong đó, 3.000 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 10 năm được huy động với mức lợi suất 6,19%/năm, giảm 9 điểm cơ bản so với phiên đấu thầu ngày 2/10; 345 tỷ đồng trái phiếu 5 năm được huy động tại mức lợi suất 4,8%/năm, giảm 24 điểm cơ bản; 900 tỷ đồng trái phiếu 15 năm được huy động với mức lợi suất 7,09%/năm, tăng 9 điểm cơ bản.Tính đến hết tuần qua, có 194.803 tỷ đồng trái phiếu chính phủ và Chính phủ bảo lãnh được đấu thầu thành công. Trong đó, 180.414 tỷ đồng trái phiếu KBNN, 9.987 tỷ đồng trái phiếu Ngân hàng Phát triển Việt Nam và 4.402 tỷ đồng trái phiếu Ngân hàng Chính sách xã hội.Trong tuần, tín phiếu chính phủ không có phiên đấu thầu trên thị trường sơ cấp. Trong tuần này, KBNN sẽ gọi thầu 5.000 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 5 năm (2.000 tỷ đồng) và 10 năm (3.000 tỷ đồng

Thị trường thứ cấpTuần từ 13 - 17/10, 18.380 tỷ đồng trái phiếu và tín phiếu đã được thực hiện, tương đương giá trị trung bình mỗi phiên giao dịch đạt 3.676 tỷ đồng, giảm 13,87% so với tuần trước.Trong đó, các giao dịch thông thường (outright) chiếm 80% tổng giá trị giao dịch, tương đương khoảng 14.693 tỷ đồng. Khối lượng giao dịch mua bán lại (repos) đạt 3.687 tỷ đồng, chiếm 20% tổng giá trị.Đối với các giao dịch outright, giá trị giao dịch trái phiếu kỳ hạn còn lại dưới 1 năm và trên 7 năm lần lượt chiếm 1% và 9% tổng giá trị giao dịch trên thị trường thứ cấp. Giá trị giao dịch trái phiếu kỳ hạn còn lại từ 1 - 3 năm, từ 3 - 5 năm và từ 5 - 7 năm đóng góp tương ứng 20%, 59% và 12%.Trong tuần qua, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng khoảng 553 tỷ đồng trái phiếu thông qua các giao dịch outright và repos.Theo số liệu từ Bloomberg, lợi suất bắt đầu tăng dần trên hầu hết các kỳ hạn ngoại trừ kỳ hạn 7 năm. Xu hướng tăng của lợi suất nhanh hơn tại các kỳ hạn dài và chậm ở các kỳ hạn ngắn. Trái phiếu 1, 2 và 3 năm tăng lần lượt 4, 5 và 3 điểm cơ bản, lên mức lợi suất 3,84%/năm, 4,18%/năm và 4,55%/năm. Lợi suất trái phiếu 5, 10 và 15 năm ghi nhận lần lượt tại 5,05%/năm (+15 điểm cơ bản), 6,28%/năm (+16 điểm cơ bản) và 7,03%/năm (+23 điểm cơ bản). Kỳ hạn 7 năm tiếp tục giảm 19 điểm cơ bản, về mức lợi suất 5,58%/năm

Thị trường mởTrên thị trường mở tuần qua có 2.994 tỷ đồng giá trị giao dịch reverse repo được thực hiện và giao dịch reverse repo đáo hạn.Ngân hàng Nhà nước phát hành khoảng 6.929 tỷ đồng tín phiếu các loại, giảm 44,07% so với tuần trước đó. Kỳ hạn 91 ngày đạt 4.636 tỷ đồng, kỳ hạn 56 ngày ghi nhận 1.664 tỷ đồng và kỳ hạn 28 ngày đạt 649 tỷ đồng. Lãi suất trúng thầu của tín phiếu 91 ngày tăng 16 điểm cơ bản so với tuần trước đó, kết thúc phiên tại 3,40%/năm. Lãi suất trúng thầu của tín phiếu 56 ngày tăng 1%, kết thúc tại 4,00%/năm. Lãi suất trúng thầu của tín phiếu 28 ngày, giữ nguyên tại ngưỡng 2,60%/năm.Trong tuần qua có 20.295 tỷ đồng tín phiếu đáo hạn. Tính chung, NHNN đã bơm ròng 13.366 tỷ đồng trên thị trường mở.Thị trường liên ngân hàngThị trường lãi suất liên ngân hàng có xu hướng tăng trong vài phiên đầu tuần, tuy nhiên lại giảm nhẹ khoảng 30 - 50 điểm trong những ngày cuối tuần. Theo thông tin tại một số ngân hàng, nhu cầu vay vốn ngắn hạn tăng trong thời điểm đầu tuần là nguyên nhân chính dẫn đến việc lãi suất tăng. Lãi suất qua đêm đạt 3,2% ngày 15/10. Tuy nhiên, mặt bằng lãi suất liên ngân hàng ở những kỳ hạn ngắn hạ nhiệt dần về cuối tuần. Lãi suất tham khảo ở mức: qua đêm (2,5%, +40 điểm), 1 tuần (2,7%, +40 điểm), 2 tuần (2,9%, +30 điểm), 1 tháng (3,1%, +30 điểm).



Tỷ giá lại lên 21.310 VND/USD, giá vàng tăng nhẹ

Hiện tỷ giá niêm yết tại Vietcombank là 21.240 – 21.290 VND/USD, tăng 20 đồng so với đầu giờ sáng qua.Tỷ giá tại Techcombank lên 21.200 – 21.310 VND/USD, tăng 10 đồng mua vào, 20 đồng bán ra. Giá USD tại BIDV là 21.240 – 21.290 VND/USD, tăng 10 đồng so với hôm qua.Tỷ giá tại VietinBank lên 21.230 – 21.290 VND/USD. Giá USD tại ACB và Eximbank là 21.230 – 21.300 VND/USD, tăng 10 đồng cả mua vào, bán ra.DongABank niêm yết tỷ giá ở 21.240 – 21.280 VND/USD. Tỷ giá tại Agribank là 21..225 – 21.290 VND/USD.Những ngày gần đây, tỷ giá bắt đầu tăng trở lại với bước tăng khá. Giới chuyên gia cho rằng, trong vòng 3 tháng tới sóng tỷ giá có thể lặp lại bởi cuối năm là thời điểm lực cầu ngoại tệ tăng mạnh.Trên thị trường vàng, lúc 9h16 hôm nay, giá vàng SJC tại TPHCM giao dịch ở 35,75 – 35,87 triệu đồng/lượng, tăng 10 nghìn đồng/lượng so với hôm qua. Như vậy, trong một thời gian dài, giá vàng chỉ dao động dưới mốc 36 triệu đồnglượng.Trên thị trường thế giới, giá vàng Kitco hiện đứng ở 1.245 USD/oz. Nếu tính theo tỷ giá Vietcombank, giá vàng trong nước chỉ còn cao hơn thế giới 3,9 triệu đồng/lượng.Nhu cầu vật chất tại Ấn Độ tăng trước lễ hội Diwali diễn ra và thứ Tư và mùa cưới bắt đầu cũng hỗ trợ giá vàng.Quỹ tín thác lớn nhất thế giới SPDR cũng có dấu hiệu tăng cường đầu tư với lượng vàng mua vào trong tuần trước đạt 1,5 tấn, ghi nhận tuần mua vào đầu tiên kể từ đầu tháng 9. Lượng vàng nắm giữ của các quỹ ETP toàn cầu trong tuần trước tăng 4,9 tấn, cao nhất kể từ tháng 7.

THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA































USD mạnh “khuynh đảo” thị trường hàng hóa

Đầu năm 2014, thị trường hàng hóa chuyển biến cực kỳ thuận lợi. Nhu cầu nguyên liệu thô từ Trung Quốc được duy trì, Quỹ tiền tệ quốc tế đưa ra dự đoán về một năm tăng trưởng tích cực, đồng nghĩa với nhu cầu các hàng hóa thô từ dầu mỏ tới cotton đều tăng.Nhưng người tính không bằng trời tính. Tháng Bảy, Trung Quốc thông báo lượng nhập khẩu đồng và dầu mỏ đều sụt giảm.Vì đây là quốc gia tiêu thụ lớn nhất của hầu hết các loại tài nguyên khoáng sản, bao gồm cả dầu mỏ, giá "vàng đen" đã trượt dốc mạnh.Tính đến ngày 2/10, giá dầu rơi xuống dưới mốc 90USD/thùng lần đầu tiên trong vòng 1 năm rưỡi.Tăng trưởng kinh tế toàn cầu bị đình đốn, các công ty hàng hóa phải đối mặt với lực cầu thấp hơn rõ rệt với dự đoán trong tháng Một.Giai đoạn từ 2002 - 2008 của giá hàng hóa tăng gấp 3 lần cũng trùng khớp với giai đoạn tăng trưởng như vũ bão tại tỷ lệ 2 chữ số của Trung Quốc. Hiện giờ, khi kinh tế Trung Quốc giảm tốc xuống tỷ lệ thấp nhất 2 thế kỷ, giá hàng hóa cũng suy thoái theo

Không may, giai đoạn này diễn ra đúng lúc nhiều công ty đã đổ vốn đầu tư vào các mỏ quặng, đồng và dầu để kiếm lợi khi giá tăng.Càng làm trầm trọng tình hình là việc đồng USD tăng giá, khiến nền kinh tế Mỹ hồi phục nhanh hơn so với các quốc gia khác trên thế giới.Đây là tin xấu đối với các nền kinh tế đang phát triển, vốn tiêu thụ nhiều hàng hóa như quặng sắt và đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng trong nước cũng như sản xuất hàng hóa xuất khẩu.Tính từ cuối tháng Sáu, đồng USD đã tăng 5,6% so với rổ 10 loại tiền tệ chính. Do các giao dịch thương mại liên quan tới hàng hóa trên thế giới được thanh toán bằng đồng bạc xanh, các quốc gia có đồng nội tệ yếu ớt sẽ phải trả nhiều tiền hơn cho cùng một khối lượng hàng.Đầu năm 2014, giá nhiều hàng hóa đã tăng nhẹ khi Brazil mất mùa cà phê, mùa đông lạnh lẽo tại Mỹ thúc đẩy nhu cầu khí thiên nhiên, và xung đột tại Ukraine khiến các nhà đầu tư tháo chạy tìm tới vàng làm hầm trú ẩn.Những yếu tố trên đã phần nào phai nhạt, hoặc đảo chiều. Các nhà đầu tư dự đoán xung đột tại Trung Đông sẽ làm gián đoạn nguồn cung, nhưng điều này không xảy ra, trái lại, cung dầu đang vượt quá cầu.Sau vụ mùa hạn hán nhất kể từ những năm 1930, nông dân Mỹ có một vụ mùa ngô và đậu tương bội thu vượt tưởng tượng. Tỷ lệ lạm phát thấp cố hữu làm giảm sức hấp dẫn của vàng.Chỉ có vài mặt hàng thoát "lời nguyền" trên, ví dụ như cà phê khi nguồn cung vẫn thấp hơn nhu cầu thực, thịt bò cũng khan hiếm khi nạn hạn hán tại Texas đã làm teo tóp quy mô đàn gia súc xuống mức hẹp nhất trong vòng 60 năm, và cả ca cao khi nhiều ý kiến lo ngại dịch bệnh Ebola có thể lan tới Bờ biển Ngà - nhà xuất khẩu ca cao nhiều bậc nhất thế giới.Ngành công nghiệp sản xuất dầu của Mỹ đạt được những bước tiến lịch sử cũng góp phần khiến giá dầu mỏ sụt giảm trong bối cảnh cung vốn đã vượt quá cầu.Đồng bạc xanh được tiếp thêm sức mạnh từ ngành công nghiệp này, vọt lên đỉnh cao nhất 28 năm, làm giảm lượng nhập khẩu và thu hẹp thâm hụt thương mại.Arab Saudi, Iraq và Iran cũng cắt giảm giá thay vì giảm sản xuất vì họ thà mất tiền chứ không mất thị phần, đây cũng là một động thái cạnh tranh với các công ty sản xuất dầu của Mỹ với giá thành sản phẩm cao hơn, do chi phí sản xuất đắt đỏ hơn.Giá hàng hóa xuống thấp mang lại lợi ích cho một số công ty tiêu thụ nhiều nguyên liệu thô vì chi phí sản xuất xuống thấp. Nhưng vấn đề là khi đồng USD càng được giá, hàng hóa nhập vào Mỹ càng rẻ, ghìm thấp tỷ lệ lạm phát, điều này lại khiến đồng USD càng tăng."Đây là một cái vòng luẩn quẩn. Nó sẽ còn kéo dài trong một thời gian nữa", ông Mike Wittner, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu thị trường dầu tại ngân hàng Société Générale dự đoán.



Каталог: portal -> fscfiles -> others
others -> Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhấT – the first securities joint stock company
others -> Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhấT – the first securities joint stock company
others -> Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhấT – the first securities joint stock company
others -> Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhấT – the first securities joint stock company
others -> Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhấT – the first securities joint stock company
others -> Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhấT – the first securities joint stock company
others -> O0o BÁo cáo kết quả ĐỢt phát cổ phiếU
others -> Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhấT – the first securities joint stock company
others -> Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhấT – the first securities joint stock company
others -> TẬP ĐOÀn sông đÀ CÔng ty cổ phần sông đÀ 909

tải về 245.53 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương