Bản tin tbt số 07 năm 2014



tải về 335.27 Kb.
trang2/2
Chuyển đổi dữ liệu28.11.2017
Kích335.27 Kb.
#34690
1   2
Tuy nhiên các DN XK nếu không được tham vấn thường xuyên và cụ thể về vấn đề này, những cơ hội có thể biến thành thách thức khi các DN chưa có sự chuẩn bị sẵn sàng với những quy định từ hiệp định.

Giảm thuế không phải là tất cả!”

Theo đánh giá của các chuyên gia, hàng hoá XK của Việt Nam sẽ có được nhiều lợi ích hơn từ việc cắt giảm các dòng thuế theo EVFTA và có thể nâng kim ngạch XK sang EU lên đến 30 - 40%. Tuy nhiên, từ góc độ của các DN, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (Vasep) cho rằng, EU là thị trường lớn, mang tính định hướng nên DN rất kỳ vọng vào việc giảm thuế, nhưng “giảm thuế không phải là tất cả!”.

Lý giải về điều này, ông Nam cho rằng Việt Nam là nước đứng thứ 3 về nuôi trồng và đứng thứ 4 về XK thuỷ sản, với nhiều mặt hàng như cá tra, tôm có thị phần lớn ở EU, nên các DN luôn chịu sự cạnh tranh rất khốc liệt với các đối thủ. Với đặc thù như vậy nên các DN XK thuỷ sản luôn phải đương đầu với rào cản do các nước đặt ra. Do đó, ông Nam cho rằng, có thể hàng hoá XK của Việt Nam và thuỷ sản nói riêng được hưởng lợi về thuế, song với những vấn đề “không thuộc về thuế”, đặc biệt là các rào cản bảo hộ mà nhiều nước đặt ra, nếu DN không đáp ứng được thì nguy cơ bị “loại” ra khỏi cuộc chơi là hoàn toàn có thể.

“Xu hướng bảo hộ ngày càng được nhiều nước sử dụng, do đó nếu không có sự tham vấn DN tốt thì có thể DN chỉ được hưởng một chút thuế nhưng lại mất đi những chi phí khác lớn hơn rất nhiều. Đơn cử như với cá tra, đây là mặt hàng có lợi thế ở nước ta, song châu Âu cũng có loài cá nước lạnh khác cạnh tranh với cá tra, nên EU có thể xây dựng các yêu cầu về TBT và SPS (các rào cản kỹ thuật và biện pháp vệ sinh, kiểm dịch động thực vật-PV) hay các rào cản như môi trường, an toàn kỹ thuật, trách nhiệm xã hội… đối với cá tra Việt Nam, do đó quá trình tham vấn và đàm phán rất cần lưu tâm xem khả năng đáp ứng của DN đến đâu”, ông Nam lo lắng.

Đối với ngành cà phê, lộ trình cắt giảm và mức thuế lại là vấn đề được các DN XK quan tâm. Bởi theo ông Nguyễn Viết Vinh, Tổng thư ký Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa), mặc dù thuế XK vào EU có mức trung bình là 2,6%, song ở từng mặt hàng thì lại có mức thuế khá cao. Theo đó, chỉ sản phẩm cà phê nhân có chất khử cà-phê-in được hưởng mức thuế 0%, còn cà phê nhân mà chưa có cà-phê-in có mức thuế 8,3%; cà phê rang xay có cà-phê-in là 7,5%, không có cà phê in là 9% và cà phê hoà tan là 9%. Đây là mức thuế khá cao, làm hạn chế khả năng cạnh tranh của các DN XK cà phê. Theo cam kết của WTO, thuế cho các sản phẩm cà phê nhân đã giảm về 0%, trong khi Việt Nam lại rất có thế mạnh XK sản phẩm này nên ông Vinh cho rằng, nếu EU vẫn giữ mức thuế trên 8% thì rất khó cải thiện được kim ngạch XK. Chưa kể, định hướng phát triển của ngành cà phê sắp tới sẽ nâng tỷ trọng cà phê chế biến từ 10% lên 20%, nên với mức thuế hiện nay là 9% cần phải có lịch trình tham vấn và nội dung đàm phán phù hợp, để đảm bảo mang lại lợi ích cho DN nhằm nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm thông qua giảm thuế.

Cam kết phù hợp với DN

Thuỷ sản hay cà phê là hai trong số những mặt hàng nông nghiệp XK có thế mạnh của Việt Nam, nên hai ngành này được kỳ vọng về những lợi ích mà các hiệp định thương mại tự do mang lại. Song, nếu quá trình đàm phán không đi kèm với việc tham vấn và lấy ý kiến từ chính các DN, thì những cơ hội có thể trở thành nguy cơ cho chính DN XK khi vào các thị trường có FTA. Bài học từ việc gia nhập WTO hay các hiệp định thương mại khác vẫn được các chuyên gia nhắc đến như một lời cảnh báo, khi có không ít ngành đã phải chịu sự tổn thương do không có sự chuẩn bị tốt khi hội nhập.

Ông Ngô Văn Điểm, Phó chủ tịch Hội doanh nhân tư nhân Việt Nam lo ngại: “Hiệp định được đàm phán ở tầng vĩ mô nhưng các nhà đàm phán chưa biết tầng vi mô là các DN và người sản xuất, kinh doanh chuẩn bị như thế nào? Thực tế từ khi tham gia WTO, DN nội càng thua thiệt so với DN nước ngoài, thị phần của DN ngoại tăng từ 50 lên 64%. Bởi vậy nếu chỉ lo “tầng trên” mà “tầng dưới” không được tham vấn đầy đủ, có sự chuẩn bị thì khó vượt qua, DN sẽ thua trên sân nhà, chứ chưa nói trên sân bạn”.

Theo ông Trần Công Thắng, Trưởng bộ môn nghiên cứu chiến lược chính sách Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, việc cắt giảm thuế sẽ giúp DN đẩy mạnh XK vào EU, song vẫn còn nhiều rào cản đặt ra. Đó là những yêu cầu về chỉ dẫn địa lý (GI), các rào cản SPS và TPT (các rào cản kỹ thuật và biện pháp vệ sinh, kiểm dịch động thực vật- PV) hay các vấn đề liên quan đến chống bán phá giá, chống trợ cấp. Đối với một số ngành đặc thù mà Việt Nam có thế mạnh như tôm và cá tra, các rào cản xâm nhập EU lại đến từ các cam kết về thuế quan và phi thuế. “Do đó, cần đàm phán để DN xin được GI nhanh và rẻ nhất, đảm bảo giảm thuế xuống mức bằng hoặc thấp hơn các nước trong khu vực, các yêu cầu kỹ thuật không quá khắt khe để DN có khả năng đáp ứng”-ông Trần Công Thắng đề nghị. 



Nguồn: http://www.baohaiquan.vn

----------- ------------

WTO lập quỹ thúc đẩy thương mại cho các nước đang phát triển

Ngày 22/7, Liên minh châu Âu (EU) đã hoan nghênh thông báo của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về thành lập quỹ "Thúc đẩy Thương mại Cơ sở" nhằm giúp các nước đang phát triển và các nước kém phát triển thực hiện Hiệp định thuận lợi hóa thương mại (TFA). 

Mục đích của việc thành lập quỹ "Thúc đẩy Thương mại Cơ sở" là để đảm bảo cho tất cả các nước đang phát triển có được những hỗ trợ kỹ thuật cần thiết nhằm thực hiện Hiệp định trên. 

Quỹ cũng sẽ đảm bảo sự gắn kết và tính minh bạch cũng như tăng cường hiệu quả của việc hỗ trợ kỹ thuật hải quan.

Uỷ viên Thương mại EU Karel De Gucht đánh giá quyết định của WTO sẽ mở đường cho các nước đang phát triển thực hiện TFA. 

EU cũng sẽ tích cực tham gia vào FTA trong khuôn khổ cam kết hỗ trợ cải cách tạo thuận lợi thương mại trên toàn thế giới và đảm bảo sự tiếp cận quỹ nói trên cho các nước.

Tháng 12/2013, Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 9 tại Bali (Indonesia) đã nhất trí thông qua TFA nhằm mục đích cải thiện thủ tục hải quan trên toàn thế giới, đồng thời phê duyệt gói thỏa thuận Bali nhằm nới lỏng các rào cản thương mại. 

EU đã cam kết dành 400 triệu euro cho hoạt động tạo thuận lợi thương mại trong 5 năm tới, chủ yếu thông qua các chương trình phát triển hiện có. 

Ngoài ra, EU cũng là nhà tài trợ và sáng lập của Chương trình Hỗ trợ thúc đẩy thương mại do Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra gần đây./.



Nguồn: TTXVN


DANH MỤC CÁC THÔNG BÁO NHẬN TRONG THÁNG 06/2014



TT

Nước

thông báo

Số lượng TB

Vấn đề thông báo

01

Australia

1

Quần áo, hàng dệt may và các vật liệu da tiếp xúc trực tiếp hoặc được ghép để tiếp xúc với da

02

Các Tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất

10

Tất cả sản phẩm mang dấu “G” của các nước GCC; Cá hun khói, cá vị hun khói và cá sấy hun khói; Sò (abalone) sống và sò đông lạnh hoặc ướp lạnh tươi; Phi lê cá đông lạnh; Cây húng quế ngọt sấy (Ocimum basilicum L.); Nước ép trái cây tươi (chưa tiệt trùng); Lựu đỏ; Thực phẩm cho người Hồi giáo (Halal food); Các loại cam đóng hộp; Dầu thực vật ăn được

03

Brazil

12

Nồi hơi và bình áp suất - Phụ lục; Nồi hơi và các loại nồi sinh hơi nước khác, nồi đun nước siêu nhiệt - Phụ lục; Các sản phẩm chuẩn đoán In vitro; Trang thiết bị y tế; Tủ lạnh, tủ động và các thiết bị đông hoặc làm lạnh khác - Bản sửa đổi; Đệm và thảm chân bằng xốp polyurethane linh động - Bản sửa đổi; Pin axit chì - Phụ lục; Pin axit chì dùng trong ô tô - Phụ lục; Dây dẫn, dây cáp và các loại dây điện linh động khác - Phụ lục; Dây dẫn, dây cáp và các loại dây điện (thiết bị điện dùng trong các kết nối điện hoặc các mạch điện) - Phụ lục; Ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn; Heparin sodium

04

Canada

6

Chất độc - Phụ lục; Thực phẩm dùng cho con người - Phụ lục; Các sản phẩm cho trẻ em - Phụ lục; Thực phẩm sản xuất cho tiêu thụ của con người - Bản sửa đổi; Thành phần dược phẩm dùng cho con người; Cấp nước trên các phương tiện chuyên chở lớn

05

Hungary

1

Các sản phẩm xây dựng

06

Thụy Sĩ

1

Dụng cụ đo nồng độ cồn trong hơi thở

07

Thụy Điển

1

Thùng chứa, ống và hệ thống chống gỉ

08

Chile

2

Thịt của các động vật thuộc giống bò - Bản đính chính; Các sản phẩm cho trẻ em sử dụng

09

Trung Quốc

24

Trang thiết bị y tế; Ghế an toàn mặt hướng về phía trước; Xe mooc và xe chuyên chở dùng trong thương nghiệp; Xe chở khách; Xe cộ; Dây đai chữ V chống cháy; Máy ép định hình và/ hoặc tạo hình 2 mặt động cơ chạy bằng xích; Cưa cần ngang điều khiển bằng tay; Bàn máy cưa tròn/Cưa máy cắt thẳng đứng và cắt chéo; Thùng thép hình cầu; Máy nâng vận chuyển các chất khí dễ nổ; Cầu và cần cẩu cổng; Xe cứu hỏa; Xe chữa cháy chở bình chứa nước, xe chữa cháy cung cấp nước; Xe chống cháy bằng bọt khí; Máy biến thế dòng điện cảm ứng được sản xuất mới; Các công tắc gia dụng và các lắp đặt điện cố định khác tương tự; Sản phẩm dệt may cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ; Đồ chơi thông minh cho trẻ; Xe máy đồ chơi; Đồ chơi trẻ em; Các chất và vật liệu được sử dụng cho trẻ em vẽ bằng cách bôi màu sơn lên tay

10

Colombia

2

Các thiết bị gia dụng đốt cháy nhiên liệu gas- Phụ lục; Thuốc sinh học

11

Costa Rica

1

Mã điện - Phụ lục

12

Đan Mạch

2

Đồng hồ đo năng lượng làm mát; Vitamin và khoáng chất trong thực phẩm

13

Ecuador

31

Dầu bôi trơn - Phụ lục; Các sản phẩm bằng gốm - Phụ lục; Thực phẩm đóng gói sẵn và chế biến sẵn - Phụ lục; Ông thép - Phụ lục; Trụ thép, thép hình và cốt thép uốn lượn sóng dùng trong ray bảo vệ - Phụ lục; Các ống và phụ kiện bằng nhựa - Phụ lục; Ván, hộp điện, hộp đầu nối nhẹ, thanh răng và các phụ kiện thanh răng - Phụ lục; Gang xám loại dễ uốn - Phụ lục; Dầu và mỡ có thể ăn được - Phụ lục; Ti giả cho trẻ em và trẻ nhỏ - Phụ lục; Van giảm áp - Phụ lục; Thang máy (thang nâng) và thang cuốn - Phụ lục; Máy phát điện, tổ hợp máy phát điện và bộ biến đổi điện quay - Phụ lục; Micrô - Phụ lục; Bình đun nước nóng điện dạng dự trữ - Phụ lục; Trang sức vàng bạc châu báu đồ, và các trang sức giả vàng bạc châu báu - Phụ lục; Quạt tích điện - Phụ lục; Khóa móc; Thiết bị nhà bếp gắn động cơ; Thức ăn cho thú cưng; Ghi nhãn các sản phẩm sử dụng để chăn nuôi động vật; Ghi nhãn đồ uống có cồn; Trang thiết bị y tế chạy bằng điện; Tông đơ cắt tóc và các vật dụng tương tự; Máy nghiền rác; Tấm gỗ ép; Tấm gỗ ép - Phụ lục; Các dụng cụ nha khoa dạng quay; Thiết bị nấu nướng gia dụng cảm ứng

14

Ai Cập

24

Thiết bị nấu nướng gia dụng - Phụ lục; Máy điều hòa không khí - Phụ lục; Thực phẩm; Ghế văn phòng; Tấm xơ ép (dùng trong xây dựng); Thanh gỗ xây dựng tròn cứng; Gỗ mềm (cây lá kim); Gỗ sồi xẻ; Thiết bị nhà bếp; Tấm ván ghép; Tấm gỗ ép; Mật ong, mật hoa, dịch cô đặc và nước ép hoa quả; Đèn LED; Bình khí hóa lỏng; Thịt và các sản phẩm từ thịt; Phô mai chế biến, phô mai chế biến có khả năng bôi trơn chứa mỡ và dẫu thực vật; phô mai chế biến; phô mai chế biến có khả năng bôi trơn; Xe tập đi cho trẻ em; Dụng cụ ăn uống và dụng cụ cắt đồ ăn; Thực phẩm - Bản hiệu đính; Thịt và các sản phẩm từ thịt - Bản hiệu đính

15

Pháp

1

Thiết bị điện, điện tử và HVAC sử dụng trong các tòa nhà

16

Grenada

1

Ghi nhãn đồ chơi trẻ em

17

Israel

11

Thuốc lá điện tử; Bộ nguồn liên tục (UPS); Thang dây; Giường giá và giường tầng; Van khí dạng ống chuyên dụng đối với khí LPG; Băng gạc y tế nói chung; Băng gạc y tế dạng cuốn; Gạc y tế dạng miếng; Van cổng, van điều tiết

18

EU

1

Dầu loãng dùng trong sản xuất lốp xe

19

Nhật Bản

2

Narcotics; Dược phẩm

20

Hong Kong

1

Van điều chỉnh dòng chảy (lưu lượng)

21

Hàn Quốc

8

Thiết bị radio kỹ thuật số di động cá nhân; Thực phẩm chức năng; Trang thiết bị y tế; Dược phẩm; Mỹ phẩm

22

Kuwait

5

Trà đông lạnh - Bản sửa đổi; Đồ uống có ga không chứa cồn; Quả có hột đóng hộp; Đồ uống không đóng chai; Thực phẩm sử dụng trong các chế độ ăn kiêng đặc biệt

23

Lithuania

1

Các sản phẩm từ thịt

24

Malaysia

1

Cá đóng hộp

25

Oman

1

Bình nén khí



THÔNG BÁO CỦA MỘT SỐ NƯỚC CẦN QUAN TÂM THÁNG 06/2014


Muối tinh

Ngày 17/06/2014, Cục Tiêu chuẩn Kenya có thông báo Quy định KS 1089:2014 - Quy định liên quan đến các thực phẩm đã giảm lượng muối tinh trong thành phần. Quy định này đưa ra các mô tả về muối đối với các loại sản phẩm trực tiếp hoặc gián tiếp được mô tả chứa lượng muối đã được giảm cho mục đích sử dụng chung. Mục đích của quy định này là an toàn cho người tiêu dùng, bảo vệ an toàn và sức khỏe con người và đưa ra các yêu cầu chất lượng. Thời gian dự kiến để thông qua quy định mới này là ngày 30 tháng 9 năm 2014.

Mã thông báo: G/TBT/N/KEN/413


VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA VIỆT NAM MỚI BAN HÀNH



    1. Thông tư 20/2014/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định một số nội dung về phân công và thẩm quyền quản lý vật tư nông nghiệp .

    2. Thông tư 19/2014/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sửa đổi, bổ sung Thông tư 38/2014/TT-BNNPTNT ngày 9/8/2013 ban hành Danh mục bổ sung phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sản xuất tại Việt Nam.

    3. Thông tư 21/2014/TT-BCT của Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung Quy tắc cụ thể mặt hàng ban hành kèm theo Thông tư số 36/2010/TT-BCT ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện Quy tắc Thủ tục cấp và kiểm tra xuất xứ sửa đổi và Quy tắc cụ thể mặt hàng theo hệ thống hài hòa phiên bản 2007 trong Hiệp định Thương mại hàng hóa thuộc Hiệp định Khung về Hợp tác kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

    4. Thông tư 20/2014/TT-BCT quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định khu vực thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc

    5. Thông tư 19/2014/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 80/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa


QUY CHUẨN KỸ THUẬT CỦA VIỆT NAM MỚI BAN HÀNH

01. Thông tư 18/2014/TT-BCT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn trong sản xuất thuốc nổ công nghiệp bằng thiết bị di động do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành.





TÌM HIỂU THỊ TRƯỜNG CÁC NƯỚC


THÔNG TƯ LIÊN BỘ VỀ THỰC PHẨM HALAL ALGERIA

1/ Định nghĩa :

a/ Thực phẩm « halal » gồm :

Tất cả thực phẩm được phép tiêu thụ trong tôn giáo đạo Hồi và đáp ứng các điều kiện sau :

+ Thực phẩm không phải là chất cấu thành và cũng không chứa các chất “không halal”;

+ Thực phẩm không được sản xuất, chế biến, vận chuyển và lưu kho mà có sử dụng công cụ hoặc thiết bị không phù hợp với quy định kỹ thuật của thông tư này;

+ Thực phẩm không được tiếp xúc trực tiếp với các loại thực phẩm không thỏa mãn hai điều kiện nêu trên trong quá trình sản xuất, chế biến, vận chuyển hoặc lưu kho.

b/ Điều kiện giết mổ (Tadhkiya) :

Điều kiện giết mổ động vật halal được thực hiện theo quy định và điều kiện trong phụ lục của thông tư này.



2/ Các quy định chung :

  1. Thực phẩm “không halal” :

Là các loại thực phẩm từ động vật và thực vật, sản phẩm chế biến từ động thực vật mà không được phép sử dụng trong tôn giáo đạo Hồi, bao gồm : a- Thực phẩm có nguồn gốc động vật :

+ Lợn và lợn rừng;

+ Động vật chết;

+ Tiết;


+ Lừa, la nuôi;

+ Động vật ăn thịt có móng vuốt ;

+ Chó, rắn và khỉ ;

+ Động vật sống trong hang nguy hiểm như chuột, rết và bò cạp ;

+ Động vật sống trong nước có nọc độc và nguy hiểm ;

+ Các loại động vật không nên giết đối với đạo Hồi ;

+ Động vật nuôi tự nhiên và liên tục bằng thức ăn « không halal » ;

+ Động vật giết mổ theo các cách không phù hợp với quy định trong điểm 1/ b trên đây.



b- Thực phẩm có nguồn gốc thực vật :

+ Các loại cây có độc và nguy hiểm trừ trường hợp có thể loại bỏ được độc tố và sự nguy hiểm trong quá trình chế biến.



c- Đồ uống :

+ Các loại nước uống gây say và /hoặc nguy hiểm.



d- Các loại gia vị thực phẩm :

+ Bao gồm các loại gia vị thực phẩm có nguồn gốc từ thực phẩm kê tại các mục a, b, c trên đây.



  1. Chế biến thực phẩm :

  1. Những yêu cầu về chế biến thực phẩm “halal”

Mọi thực phẩm được coi là « halal » nếu đáp ứng các yêu cầu sau :

  • Các sản phẩm, thành phần và gia vị không chứa bất kỳ chất nào có nguồn gốc “không halal”;

  • Thực phẩm phải được chuẩn bị, sản xuất, chế biến bằng cách dùng các trang thiết bị, nhà xưởng đã được loại bỏ lây nhiễm từ các chất “không halal”;

  • Trong quá trình chuẩn bị, chế biến, đóng gói, lưu kho và vận chuyển, thực phẩm phải tách rời các loại thực phẩm khác không đáp ứng yêu cầu quy định kỹ thuật trong thông tư này và tách rời mọi thực phẩm được coi là “không halal”.

  1. Trang thiết bị và dụng cụ nhà bếp :

Các trang thiết bị, dụng cụ nhà bếp và dây chuyền sản xuất sử dụng để chế biến thực phẩm “halal” không được sản xuất hay có chứa chất “không halal”;

Dầu nhờn dùng để bảo dưỡng máy móc và phụ tùng có tiếp xúc với thực phẩm không được chứa các chất “không halal”.



  1. Điều kiện chế biến thực phẩm “halal” :

Thực phẩm “halal” có thể được sản xuất, chế biến hay lưu kho trong một khu vực hoặcc một dây chuyền sản xuất trong cùng một cơ sở sản xuất thực phẩm “không halal”, miễn là có các biện pháp thích hợp để ngăn cách thực phẩm “halal” và thực phẩm “không halal”;

Thiết bị, vật tư, nhà xưởng đã dùng để sản xuất, chế biến, vận chuyển hoặc lưu kho thực phẩm “không halal” có thể được sử dụng, miễn là phải tẩy rử đúng cách để tránh mọi tiếp xúc giữa thực phẩm “halal” và thực phẩm “không halal”.



2/ Yêu cầu về vệ sinh :

  1. Đối với động thực vật :

Mọi thực phẩm “halal” phải sạch sẽ, an toàn và không nguy hiểm cho người tiêu dung phù hợp với tiêu chuẩn và pháp luật hiện hành về vệ sinh thực phẩm động thực vật.

  1. Điều kiện vệ sinh :

Mọi thực phẩm “halal” phải tuân thủ tiêu chuẩn và luật pháp về chất lượng và an toàn, nhất là vệ sinh và hệ thống làm lạnh cũng như các điều kiện bảo quản, đóng gói và vận chuyển.

Thực phẩm “halal” phải đáp ứng quy định của pháp luật hiện hành về vi sinh.

3/ Yêu cầu về thương mại :

a) Bao bì đóng gói :

Các chất liệu bao bì tiếp xúc với thực phẩm “halal” không được :

+ Sản xuất từ chất “không halal”;

+ Dùng các thiết bị có chứa chất “không halal” để chuẩn bị, xử lý hoặc sản xuất; Quá trình đóng gói phải được thực hiện sạch sẽ và trong điều kiện vệ sinh tốt;

Chất dung làm bao bì phải phù hợp với quy định của luật pháp hiện hành.


  1. Nhãn mác :

Ngoài các quy định của luật hiện hành về thông tin cho người tiêu dùng, ghi dẫn “halal” trên nhãn mác thực phẩm chỉ được sử dụng đối với thực phẩm đáp ứng các quy định về kỹ thuật ghi trong thông tư này.

Từ “halal” không được sử dụng làm cho nghi ngờ về an toàn sử dụng hoặc cố ý làm người ta hiểu rằng thực phẩm “halal” có chất dinh dưỡng cao hơn hay tốt hơn cho sức khỏe so với các loại thực phẩm khác.



  1. Lưu kho và vận chuyển :

Các thực phẩm “halal” được vận chuyển, lưu kho hoặc để ngoài trời phải được tách rời các chất ”không halal” nhằm tránh lẫn lộn hoặc lây nhiễm.

Phương tiện vận tải thực phẩm “halal” phải đáp ứng quy định vệ sinh an toàn theo luật pháp hiện hành.

4/ Điều kiện giết mổ (Tadhkiya) :

Việc giết mổ động vật được phép tiêu thụ trong tôn giáo đạo Hồi, phải tuân theo các thủ tục và điều kiện quy định trong phụ lục kèm theo của thông tư này.

5/ Quy trình đánh giá chất lượng :

Để đánh giá chất lượng thực phẩm “halal” quy định trong thông tư này, cần tham chiếu đến quy trình đánh giá chất lượng quy định về tiêu chuẩn của An-giê-ri sau đây : NA 15505 và NA 15080



Trường hợp không theo tiêu chuẩn An-giê-ri thì tham chiếu các tiêu chuẩn quốc tế chung về chất lượng “halal”.

PHỤ LỤC

THỦ TỤC VÀ ĐIỀU KIỆN GIẾT MỔ (TADHKIYA) ĐỘNG VẬT ĐỐI VỚI ĐẠO HỒI

. Thủ tục và điều kiện giết mô gia súc đối với đạo Hồi, phải tuân theo các nguyên tắc sau đây :

  1. Động vật giết mô phải :

  • Được đạo Hồi cho phép;

  • Sạch sẽ;

  • Còn sống lúc giết mổ;

  • Nuôi bằng thức ăn “halal”.

  1. Người làm nhiệm vụ giết mô :

Người làm nhiệm vụ giết mổ phải là người theo đạo Hồi, trưởng thành, có tinh thần trong sáng và hiểu biết các quy tắc và điều kiện cơ bản về giết mổ động vật theo quy định Hồi giáo.

  1. Thiết bị và dụng cụ giết mô :

  • Thiết bị giết mổ phải được rửa sạch và mài sắc;

  • Phải dùng cạnh các dụng cụ để cắt;

  • Các loại thiết bị, dụng cụ và đồ dùng nhà bếp phải sạch sẽ và bằng thép không gỉ.

  1. Nơi giết mô :

Vị trí, dây chuyền và quy trình giết mổ phải được thiết kế sao cho phù hợp với yêu cầu “halal” quy định trong thông tư này và phải đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn và quy tắc hiện hành.

  1. Gây choáng

Để dễ dàng giết mổ theo quy định của đạo Hồi, có thể gây choáng với điều kiện không làm chết động vật.

  1. Việc giết mô gia súc phải đáp ứng các nguyên tắc quy định tại điểm I trên đây và các yêu cầu sau đây :

    1. Kiểm tra vệ sinh trước khi giết mô :

Việc kiểm tra “ante-mortem” đối với động vật dùng để giết mổ phải do một bác sỹ thú y lành nghề thực hiện, theo quy trình và quy định về tiêu chuẩn của pháp luật hiện hành.

  1. Quy trình giết mổ :

  • Động vật phải được giết sau khi đặt nằm nghiêng về phía bên trái theo hướng Qibla (hướng thánh địa Mec-ca);

  • Phải lưu ý sao cho con vật không bị hành hạ kéo dài trong quá trình giết mổ;

  • Trong lúc giết mổ, người chịu trách nhiệm giết mổ phải nói “BESMALLA” trước khi giết mỗi con vật;

  • Mỗi con vật chỉ giết một lần. Cho phép dùng cưa với điều kiện không nâng con vật lên trong khi giết mổ;

  • Khí quản và tĩnh mạch cổ phải được cắt lần lượt;

  • Tiết để chảy tự nhiên và chảy hết. Thời gian tiết chảy phải đủ và đảm bảo chảy hết.

  1. Kiểm tra xương và lòng

Việc kiểm tra xương và lòng phải do một bác sỹ thú y lành nghề thực hiện theo tiêu chuẩn và quy định hiện hành.

III. Việc giết mổ gia cầm phải đáp ứng các nguyên tắc ghi trong phần I trên đây và các yêu cầu sau :

  1. Kiểm tra vệ sinh gia cầm trước khi giết mổ :

Việc kiểm tra vệ sinh gia cầm dùng để giết mổ phải do một bác sỹ thú y lành nghề thực hiện, theo tiêu chuẩn của pháp luật hiện hành.

  1. Quy trình giết mổ :

  1. Giết mổ bằng tay :

Khi thực hiện giết mổ, người chịu trách nhiệm công việc này phải nói “BESMALLA”, trước khi giết mỗi con gia cầm.

Người chịu trách nhiệm phải dùng tay cầm đầu con vật đúng cách, kéo chúc xuống và phải cắt đầu bằng dao sắc, cắt rời khí quản và đứt tất cả các mạch máu.



  1. Giết mổ bằng máy :

Việc giết mổ bằng máy có thể thực hiện theo các điều kiện sau :

  • Người sử dụng máy phải là người trưởng thành, theo đạo Hồi;

  • Người thực hiện nêu trên phải nói “BESMALLA” trước khi vận hành máy;

  • Khi người vận hành máy rời khu vực giết mổ, người đó phải dừng máy và tắt dao mổ. Khi sử dụng trở lại thì lại theo quy trình nêu trên;

  • Dao mổ chỉ được dùng một lưỡi sắc;

  • Động tác giết mổ phải cho phép cắt đứt rời khí quản và các loại mạch máu;

  • Người thực hiện phải đảm bảo mỗi con gia cầm được giết mổ đúng cách và những con chưa bị giết mổ qua máy,sau khi kiểm tra thấy vẫn còn sống, thì phải được giết mổ bằng tay theo quy trình nêu trên.

  • Thời gian tiết chảy phải đủ để đảm bảo tiết đã chảy hết.

  1. Kiểm tra vệ sinh về xương

Việc kiểm tra xương phải do một bác sỹ thú y lành nghề thực hiện theo tiêu chuẩn và quy định hiện hành.

IV Các sản phẩm “Halal” không coi là giết mô :



  • Cá và thủy sản;

  • Động vật “Hala” do một người Hồi giáo trưởng thành có tinh thần trong sạch bắt được bằng săn bắn hoặc do con mồi (động vật huấn luyện săn mồi) có ý định sử dụng hoặc nói “BESMALLA” lúc bắn hoặc lúc con mồi bắt được.

  • Các động vật do con mồi bắt được phải được giết theo quy định Hồi giáo.

  • Các động vật bắt được nhưng đã chết và một phần bị con mồi ăn thì được coi là “không Halal”.

Theo Thương vụ Việt Nam tại Algeria ( đăng trên http://vietnamexport.com)

.




tải về 335.27 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương