BẢn tin kinh tế (Thứ Hai, ngày 16 tháng 12 năm 2013)


KINH TẾ VĨ MÔ Mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu trên 10% năm 2014



tải về 0.6 Mb.
trang2/2
Chuyển đổi dữ liệu15.01.2018
Kích0.6 Mb.
#36076
1   2

KINH TẾ VĨ MÔ

Mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu trên 10% năm 2014


Sáng nay (16/12), trong khuôn khổ Hội nghị Tham tán thương mại 2013, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng có buổi gặp mặt các Tham tán Công sứ, Tham tán thương mại phụ trách các Thương vụ và chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài.

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết, sang năm 2014, cùng với việc chuẩn bị hình thành Cộng đồng ASEAN vào cuối năm 2015 và ký kết Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), các Hiệp định thương mại tự do với EU, với liên minh thuế quan Nga - Belarus - Kazakhstan và với các đối tác lớn khác, một mặt sẽ mở ra cho nước ta nói chung và ngành Công Thương nói riêng những thuận lợi và cơ hội phát triển mới, nhưng mặt khác cũng đặt ra nhiều thách thức, khó khăn.

Do đó, Bộ Công Thương đã xác định một số phương hướng cụ thể cho phát triển ngành trong năm 2014.

Về sản xuất công nghiệp, phát triển công nghiệp đảm bảo tính bền vững, hiệu quả với giá trị gia tăng công nghiệp - xây dựng tăng khoảng 6,4-6,6%, đảm bảo sự gắn kết một cách thực sự giữa công tác quy hoạch sản xuất trong nước với công tác thị trường ngoài nước.

Đồng thời, phát triển có chọn lọc những ngành công nghiệp mà nước ta có nhiều lợi thế; phát triển mạnh công nghiệp hỗ trợ, chú trọng phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo và vật liệu mới đi đôi với áp dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu; từng bước phát triển công nghiệp sinh học và công nghiệp vì môi trường bền vững. Tiếp tục phát triển phù hợp các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động.

Đặc biệt, tập trung ưu tiên mọi nguồn lực để hoàn thành đầu tư xây dựng một số công trình then chốt về năng lượng, cơ khí chế tạo, khai khoáng, hóa chất, hóa dầu, hóa dược..., công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp phục vụ xuất khẩu, giảm nhập khẩu với trình độ công nghệ ngày càng cao, thân thiện với môi trường, tiêu tốn ít nguyên liệu, năng lượng, tăng sức cạnh tranh và giá trị gia tăng.

Về thương mại, theo Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, phát triển thương mại Việt Nam trong giai đoạn tới cần phải gắn với tính bền vững và góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Trong đó, xuất khẩu phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trên 10%. Để thúc đẩy xuất khẩu, Bộ Công Thương xác định, cần phát triển xuất khẩu các mặt hàng mới là các mặt hàng chế tạo có công nghệ trung bình và công nghệ cao, phù hợp với xu hướng tiêu thụ của thị trường thế giới và định hướng chiến lược xuất khẩu với lợi thế của Việt Nam, đây được coi là khâu đột phá;

Tiếp tục tập trung phát triển xuất khẩu những mặt hàng có lợi thế về điều kiện tự nhiên và nguồn lao động sẵn có như thuỷ sản, nông sản, dệt may, điện tử, các sản phẩm chế tác công nghệ trung bình... trong đó, cần tăng dần tỷ trọng các mặt hàng công nghiệp mới có giá trị gia tăng cao, trên cơ sở thu hút mạnh đầu tư trong nước và nước ngoài vào lĩnh vực này;

Đặc biệt, cần tập trung phát triển thị trường cho các sản phẩm có sức cạnh tranh lớn, có giá trị gia tăng cao hoặc các nhóm sản phẩm có tỷ trọng kim ngạch lớn. Trong đó, sẽ tập trung khai thác cơ hội mở cửa thị trường từ các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế để đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN, Ấn Độ... đồng thời khai thác các thị trường tiềm năng như Nga, Đông Âu, Châu Phi, Trung Đông và Mỹ La tinh.

Còn ở chiều nhập khẩu, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho rằng: Nhập siêu năm 2014 cần được duy trì ở mức 6% hoặc thấp hơn nữa so với tổng kim ngạch xuất khẩu, khuyến khích nhập khẩu công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ nguồn; hạn chế nhập khẩu các loại hàng hóa mà trong nước đã sản xuất được với chất lượng đảm bảo và giá cả cạnh tranh; hạn chế nhập khẩu hàng xa xỉ; đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ và các ngành công nghiệp thay thế nhập khẩu.

Đồng thời, Việt Nam cần tiếp tục áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu để bảo vệ sản xuất trong nước phù hợp với các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế, ngăn chặn hàng hóa nhập lậu, tranh thủ mở cửa thị trường trong các FTA mới để đa dạng hóa thị trường nhập khẩu và nhập khẩu công nghệ nguồn.

Đối với thương mại nội địa, phấn đấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ nội địa đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 14%...

Để góp phần đạt các mục tiêu, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu các Tham tán Công sứ, Tham tán thương mại cần thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, chủ động và tích cực hơn nữa trong việc tìm kiếm, phát triển thị trường. Bên cạnh xúc tiến thương mại, các Tham tán Công sứ, Tham tán thương mại phải đẩy mạnh xúc tiến công nghiệp để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của đất nước. Bởi vì, tăng trưởng của nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào công nghiệp xây dựng và dịch vụ.... (VOV 16/12) đầu trang


ĐẦU TƯ

“Tăng trưởng vẫn dựa chủ yếu vào vốn và tài nguyên”


Năm 2013, kinh tế Việt Nam đã vượt qua nhiều khó khăn, đang phục hồi và hướng tới tốc độ tăng trưởng cao hơn. Mặc dù tăng trưởng GDP đạt 5,4% nhưng nền kinh tế vẫn còn tiềm ẩn nhiều khó khăn khi hai động lực tăng trưởng chính là khai thác tài nguyên thô và đầu tư công đang ngày một cạn kiệt và ngày càng siết chặt.

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP 5,8% trong năm 2014 và những năm tiếp theo, Việt Nam cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, nhất là tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nâng cao năng suất và hiệu quả doanh nghiệp và hoàn thiện các khuôn khổ pháp lý.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết trong những năm qua, nền kinh tế Việt Nam còn dựa rất nhiều vào các yếu tố tài nguyên và vốn. Điều này khiến cho chất lượng tăng trưởng vẫn còn thấp.

Theo ông Vinh, trong các nhân tố tác động đến tăng trưởng GDP của Việt Nam, vốn chiếm tới 57,54% và lao động chiếm khoảng 25,5%, trong khi chỉ tiêu về năng suất lao động chỉ chiếm 16,25%.

Người đứng đầu ngành Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP 5,8% trong năm 2014 và 6-6,2% vào năm 2015, Việt Nam vẫn phải dựa vào vốn và tài nguyên. Tuy nhiên, ông Vinh nhấn mạnh trong trung và dài hạn, Việt Nam không thể tăng theo cách như vậy bởi nguồn lực tài nguyên như dầu khí, than và quặng sắt sẽ cạn kiệt.

Một trong những giải pháp cho tăng trưởng kinh tế được Bộ trưởng Bùi Quang Vinh đề cập đến là Việt Nam cần phải cải cách thể chế. Một trong những cải cách quan trọng nhất là tạo ra khuôn khổ pháp lý cho khu vực kinh tế tư nhân và các thành phần kinh tế khác ngoài quốc doanh tham gia vào đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế và tham gia vào dịch vụ công phục vụ cho đất nước.

Việt Nam đang xây dựng một loạt khung khổ pháp lý như Nghị định đối tác công-tư (PPP), đồng thời xây dựng những khuôn khổ pháp lý về thể chế để huy động tất cả mọi nguồn lực, nhân lực, vật lực, tài lực của tất cả mọi thành phần kinh tế trong nước và quốc tế tham gia đầu tư ở Việt Nam.

Theo Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, Việt Nam cũng cần nhanh chóng tái cấu trúc lại nền kinh tế, khi có đủ nguồn lực để bổ sung cho những thiếu hụt này, Việt Nam mới có thể tăng trưởng bền vững.

Ba năm qua, trong bối cảnh nền kinh tế suy giảm, Việt Nam đã rất thành công trong việc thu hút đầu tư FDI. Đây là một thành công lớn, không phải thời điểm nào hay quốc gia nào cũng có thể làm được. Không những số lượng các dự án tăng thêm mà tổng số vốn đầu tư của các doanh nghiệp FDI cũng ngày càng tăng và rất nhiều doanh nghiệp FDI đã thành công trong môi trường kinh doanh của Việt Nam.

Các doanh nghiệp FDI được đánh giá là thành phần rất quan trọng trong việc đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam cũng như đóng góp vào gia tăng giá trị xuất khẩu để Việt Nam đạt được các chỉ số tăng trưởng.

Khác với các doanh nghiệp trong nước, vốn đang gặp nhiều khó khăn do khó tiếp cận với vốn vay và kinh doanh kém hiệu quả, các doanh nghiệp FDI ít chịu tác động của sự bất ổn do họ có thị trường, có nguồn lực về vốn và sản xuất kinh doanh vẫn đạt hiệu quả cao.

Để tránh tình trạng mất cân đối trên, có một số ý kiến cho rằng trước mắt, Việt Nam cần điều chỉnh cho doanh nghiệp trong nước vươn lên để không kém gì doanh nghiệp FDI. Tuy nhiên, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh nói: “Thời gian qua, các doanh nghiệp này (doanh nghiệp FDI) đã đóng góp phần lớn trong việc thu hút lao động, nộp thuế và ứng dụng khoa học công nghệ không khác gì doanh nghiệp trong nước. Vì thế, chúng ta không nên phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước”.

Ông Vinh lý giải khi đầu tư vào Việt Nam, các doanh nghiệp nước ngoài đã tuân thủ toàn bộ luật pháp của Việt Nam, từ đăng ký kinh doanh và hoạt động như những doanh nghiệp trong nước, tạo ra các sản phẩm, dịch vụ phục vụ cho đất nước Việt Nam, đến xuất khẩu ra nước ngoài.

Liên quan tới giải pháp giúp các doanh nghiệp trong nước vượt qua khó khăn và đạt được những thành quả như các doanh nghiệp FDI, Bộ trưởng Vinh nhấn mạnh trước mắt, Việt Nam cần có những giải pháp căn cơ và bài bản nhằm tháo gỡ tất cả những vướng mắc căn bản nhất cho doanh nghiệp trong nước.

Chẳng hạn, theo ông Vinh, Nhà nước cần nhanh chóng xử lý nợ xấu cho các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp yếu kém cần phải đào thải. Đối với các doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh tốt, có điều kiện để phát triển, Nhà nước cần nhanh chóng xử lý nợ xấu và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này tiếp cận được với nguồn tín dụng ưu đãi với lãi suất thấp để tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh đó, ông Vinh cho rằng cần nâng cao hơn nữa khả năng quản trị của doanh nghiệp bằng những khuôn khổ pháp lý minh bạch, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận các nguồn tài nguyên của đất nước một cách công bằng, không phải cơ chế xin-cho như hiện nay. Mặt khác, thị trường hóa hơn nữa các hoạt động trong kinh doanh của các doanh nghiệp này; đồng thời cần có những chế tài khuyến khích như hỗ trợ, bảo hộ…

Một trong những giải pháp không kém phần quan trọng chính là phải tăng năng suất lao động. Theo đánh giá, năng suất lao động của Việt Nam đang ở mức thấp, nhất là giai đoạn 2000-2005, trung bình là 6,7%, trong khi đó tỷ lệ này ở Trung Quốc là 9%.

Bình luận về vấn đề này, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh nói các doanh nghiệp cần xác định định hướng kinh doanh, tìm kiếm, xác lập những thị trường ổn định và lựa chọn những sản phẩm mũi nhọn để đầu tư hiệu quả, dứt điểm, nâng cao sức cạnh tranh.

Bên cạnh đó, theo ông Vinh, các doanh nghiệp cần phải đưa khoa học-công nghệ trở thành động lực chủ yếu trong tăng trưởng. Ngoài ra, năng suất lao động tổng hợp và hàm lượng khoa học-công nghệ trong mỗi sản phẩm cũng cần phải tăng lên.

“Khoa học-công nghệ sẽ là cứu cánh cho các doanh nghiệp và là yếu tố quyết định sức cạnh tranh của doanh nghiệp,” Bộ trưởng Vinh khẳng định.

Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cho hay trong những năm tới, đặc biệt trong trung và dài hạn, Nhà nước cần khuyến khích thành phần tư nhân tham gia vào nền kinh tế. Khi đó, các doanh nghiệp tư nhân sẽ là người tham gia vào cung cấp dịch vụ công, đầu tư sản xuất kinh doanh và tạo công ăn việc làm cho người lao động.

Bên cạnh đó, Nhà nước cần đẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước. Khối doanh nghiệp này chỉ nên nắm những lĩnh vực then chốt và quan trọng của nền kinh tế như an ninh quốc phòng hoặc một số lĩnh vực nhạy cảm khác.

“Nhà nước đã và đang nhanh chóng thoái vốn đối với những lĩnh vực mà tư nhân có thể làm tốt hơn như khách sạn, nhà hàng, giáo dục, y tế…”, Bộ trưởng khẳng định.

Theo tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, đến năm 2015, Nhà nước sẽ cơ bản cổ phần hóa nhiều các tập đoàn, doanh nghiệp và tổng công ty 90, 91. Nhà nước và sẽ chỉ giữ lại khoảng tám tập đoàn lớn và trong các tập đoàn lớn cũng sẽ tiến hành cổ phần hóa các công ty trực thuộc. Song song với tiến hành cổ phần hóa, Nhà nước tiếp tục tạo ra những khung khổ pháp lý mới để các doanh nghiệp này được tiếp cận các nguồn tài nguyên một cách bình đằng như doanh nghiệp Nhà nước.

Người đứng đầu ngành Kế hoạch và Đầu tư nói: “Đây chính là cải cách thể chế và cũng là những vấn đề quan trọng, thiết yếu cho nền kinh tế Việt Nam không chỉ trong giai đoạn 2014-2015 mà cho cả trung và dài hạn. Chỉ có con đường này thì kinh tế Việt Nam mới có thể phát triển một cách mạnh mẽ và bền vững”. (Vietnamplus 15/12) đầu trang

Từ “con cá” sang “cần câu”


Nguồn vốn ODA rót vào Việt Nam sẽ giảm bởi năm 2013 Việt Nam đã chuyển thành quốc gia có thu nhập trung bình

Hiện nhiều khu vực vẫn chưa chủ động trong việc phối hợp để đưa ra chính sách thu hút nguồn vốn ODA (hỗ trợ phát triển chính thức) cũng như chưa làm chủ đồng vốn để đạt hiệu quả cao nhất trong đầu tư phát triển.

Mặc dù nguồn vốn ODA chỉ bằng khoảng 4% GDP song lại chiếm tỉ trọng đáng kể trong tổng vốn đầu tư nhà nước. Tổng giá trị vốn ODA cam kết của các nhà tài trợ đến nay đã đạt 78,2 tỉ USD. Việt Nam sử dụng hầu hết vốn vay ưu đãi hoặc viện trợ không hoàn lại cho công tác xóa đói giảm nghèo.

Theo thông lệ quốc tế, khi chuyển thành quốc gia có thu nhập trung bình, nguồn vốn ODA dành cho Việt Nam sẽ dịch chuyển sang quốc gia khác có thu nhập thấp hơn. Như vậy, thay vì nhận viện trợ không hoàn lại, Việt Nam phải vay nợ với lãi suất cao hơn mức ưu đãi hiện nay cũng như vay với lãi suất thông thường. Như vậy từ đầu năm 2014, thay vì công bố vốn ODA cho Việt Nam, các nhà tài trợ sẽ tập trung thảo luận giúp Việt Nam về các chính sách, định hướng phát triển…

Bình luận về điều này, các chuyên gia cho rằng Việt Nam sẽ phải chủ động hơn trong sử dụng đồng vốn của mình. Biết làm chủ và biết quản lý đồng vốn sẽ tăng thêm ý thức và trách nhiệm trong xây dựng dự án phát triển.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh nhận định hiện nay ngưỡng nợ của Việt Nam đã gần chạm tới trần nợ công, các khoản vay ngày càng hưởng ít ưu đãi, như vậy việc giảm bớt vốn ODA, chủ động với các nguồn vốn vay khác, thực chất cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế. “ODA không phải vốn cho không, chúng ta vay nợ thì vẫn phải trả. Trong hỗ trợ vốn xóa đói giảm nghèo, đã đến lúc phải chuyển dần nhận thức từ “cho con cá” sang “cho cần câu”, phải để đồng bào dân tộc thiểu số và những người nghèo biết chịu trách nhiệm với đồng vốn mình nhận được” - Bộ trưởng Bùi Quang Vinh nói.

Theo số liệu tại hội nghị “Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và thu hút các dự án ODA vùng Tây Bắc” mới đây, tổng nguồn vốn đầu tư trong nước năm 2013 vào vùng này đạt 262.000 tỉ đồng, tăng hơn 130.000 tỉ đồng so với năm trước nhưng chỉ chiếm vỏn vẹn 2% tổng vốn đăng ký đầu tư trên toàn quốc. Theo Tổng cục Thống kê, cả vùng chỉ có hơn 15.000 doanh nghiệp đang hoạt động, khoảng 4,4% so với cả nước. Tỉ lệ doanh nghiệp bình quân đầu người của vùng là 13 doanh nghiệp/10.000 dân, bằng 1/3 bình quân của cả nước và thấp hơn nhiều các vùng khác.

Về thu hút đầu tư nước ngoài (FDI), tính đến hết năm 2012, toàn vùng thu hút 375 dự án với tổng số vốn đăng ký 4,1 tỉ USD, tăng 52 dự án so với năm 2010. Tuy nhiên, năm 2012, vùng này chỉ chiếm khiêm tốn 2,6% về số dự án FDI trên toàn quốc.

Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), phân tích: “Có những khó khăn khách quan về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực còn kém phát triển. Nhưng sự yếu kém về cơ sở hạ tầng hay chất lượng nguồn nhân lực chắc hẳn sẽ được khắc phục một phần nếu địa phương có công tác điều hành kinh tế tốt, có chiến lược phát triển tốt”.

Nghiên cứu của VCCI cho thấy dư địa cải cách cho các tỉnh trong khu vực này vẫn còn rất lớn. Đây cũng chính là cơ hội đẩy mạnh cải cách, nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời gian tới. Hơn nữa, vùng này vẫn còn tiềm năng đáng kể như về vị trí địa lý gần các cửa khẩu quốc tế quan trọng, có sẵn vùng nguyên liệu tốt cho một số ngành công nghiệp và nông nghiệp, có giá lao động rẻ, các chính sách ưu đãi của trung ương… (Người Lao Động 16/12) đầu trang


Nhật Bản cấp 1 tỷ USD vốn ODA cho Việt Nam


Ngày 15/12, tại Văn phòng Thủ tướng Nhật Bản, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.

Tại đây, Thủ tướng Shinzo Abe cam kết sẽ tích cực hỗ trợ Việt Nam triển khai các kế hoạch hành động cho 6 ngành công nghiệp ưu tiên của Chiến lược phát triển công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt-Nhật hướng đến 2020, tầm nhìn 2030; nghiên cứu về đề nghị tạo điều kiện cho nông sản phẩm của Việt Nam tiếp cận thị trường Nhật Bản.

Thủ tướng Shinzo Abe công bố khoản viện trợ phát triển chính thức (ODA) trị giá khoảng 100 tỷ yên (khoảng 1 tỷ USD) cho 5 dự án thuộc đợt hai tài khóa 2013, bao gồm xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Bắc-Nam đoạn thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây; đường bộ cao tốc Bắc-Nam đoạn Đà Nẵng – Quảng Ngãi; phát triển cơ sở hạ tầng Cảng Lạch Huyện (phần hạ tầng cảng) tại Hải Phòng;

Phát triển cơ sở hạ tầng Cảng Lạch Huyện (phần cầu và đường); chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu, hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh, ứng phó với biến đổi khí hậu, xem xét nghiêm túc đề xuất của phía Việt Nam về dự án Bệnh viện Hữu nghị Việt-Nhật và việc mở rộng quy mô tiếp nhận ứng viên điều dưỡng viên, hộ lý từ Việt Nam.

Sau hội đàm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Shinzo Abe đã chứng kiến Lễ ký kết Công hàm trao đổi cho 3 dự án thuộc đợt một tài khóa 2013 với tổng giá trị 54 tỷ yên gồm xây dựng nhà ga quốc tế T2 Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, mở rộng Nhà máy thủy điện Đa Nhim và xây dựng công trình cầu cạn đoạ n Mai Dịch-Nam Thăng Long thuộc vành đai 3 thành phố Hà Nội. (TTXVN 15/12) đầu trang

Huy động nguồn lực đầu tư vào Tây Bắc


“Cõng” trên lưng 25,6% tỷ lệ hộ nghèo, cao gấp 3 lần cả nước, Tây Bắc đang thực sự đứng trước bài toán khó là làm thế nào có thể thu hút đầu tư để giảm nghèo và phát triển.

Đó cũng là chủ đề được đặt ra bàn thảo trong Hội nghị "Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và thu hút các dự án ODA, NGO vào vùng Tây Bắc" vừa được Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp cùng tỉnh Phú Thọ tổ chức tại Phú Thọ ngày 14.12 vừa qua.

Ngay trong lời khai mạc, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc – Trưởng ban Chỉ đạo Tây Bắc đã nhấn mạnh, Đảng và Nhà nước đã dành cho vùng Tây Bắc sự quan tâm sâu sắc với nhiều chính sách ưu tiên về phát triển kinh tế-xã hội, nhất là đầu tư cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội.

Tuy nhiên, Tây Bắc hiện nay vẫn là vùng còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao là 25,6%, cao gấp 3 lần cả nước, số huyện nghèo chiếm 70%, số xã đặc biệt khó khăn chiếm 50% của cả nước. Chất lượng điều hành kinh tế địa phương cũng còn nhiều bất cập. Công tác quản lý nhà nước, quảng bá và thu hút đầu tư còn hạn chế, môi trường kinh doanh chưa thuận lợi.

Vì vậy, mong mỏi tại hội nghị này, Chính phủ và các địa phương trong khu vực muốn lắng nghe ý kiến của các bộ ngành, doanh nghiệp, các tổ chức trong và ngoài nước trong quá trình tìm hiểu môi trường đầu tư và kinh doanh với tinh thần thực sự cầu thị vì một vùng Tây Bắc ngày càng phát triển bền vững.

Đồng thời mong muốn các tổ chức quốc tế, các nhà đầu tư trong và ngoài nước tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu sâu sắc tình hình kinh tế- xã hội để đầu tư, liên kết sản xuất, đưa vùng Tây Bắc phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế và vị trí quan trọng của đất nước.

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Tây Bắc, khu vực Tây Bắc là vùng có diện tích đất lâm nghiệp lớn nhất cả nước với trên 8 triệu hécta, có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái và có điều kiện để phát triển lâm nghiệp hàng hóa.

Bên cạnh đó, với lợi thế về địa hình, khí hậu, vùng Tây Bắc có thể phát triển trang trại nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao như: Cá hồi, cá tầm, cá tiểu bạc... Hiện vùng có trên 95.000ha mặt nước hồ và hệ thống sông, suối dày đặc đã tạo nên một tiềm năng về thủy điện lớn nhất nước.

Tây Bắc cũng là vùng có nhiều loại khoáng sản, với trữ lượng lớn nhất cả nước phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương và cả nước; là vùng có nhiều điểm du lịch sinh thái, du lịch lịch sử nổi tiếng gắn với lễ hội, phong cảnh đẹp.

Để khai thác tiềm năng, thế mạnh và thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội vùng Tây Bắc bền chặt, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các bộ, ngành, các tỉnh trong vùng cần chỉ rõ những hạn chế, bất cập và các nguyên nhân khách quan, chủ quan về thực trạng môi trường đầu tư kinh doanh của vùng, của từng địa phương…

Trên cơ sở đó tìm ra các giải pháp khắc phục hữu hiệu để huy động mạnh mẽ các nguồn lực cho đầu tư phát triển vùng, trọng tâm là các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng, hỗ trợ sản xuất, chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, đào tạo lao động... (Nông Thôn Ngày Nay 16/12) đầu trang

TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG - BẢO HIỂM

SCIC sẽ bỏ vốn vào đâu?


Sau khi thoái vốn tại hàng loạt doanh nghiệp, Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) sẽ sử dụng vốn thu được như thế nào, đầu tư vào lĩnh vực gì... là những câu hỏi được dư luận quan tâm.

Theo đề án tái cơ cấu SCIC đến năm 2015 vừa được Thủ tướng phê duyệt, ngoài việc nắm giữ vốn dài hạn tại bốn doanh nghiệp, SCIC sẽ thoái vốn tại 376 công ty cổ phần. Để thực hiện điều này, SCIC sẽ xây dựng tiêu chí phân nhóm doanh nghiệp, phương án tái cơ cấu và kế hoạch bán vốn hằng năm để đảm bảo danh mục đầu tư vốn đến năm 2015 còn không quá 100 doanh nghiệp. Tuy nhiên đến nay, phần lớn trong số 100 doanh nghiệp này vẫn còn trong vòng bí mật.

Ông Nguyễn Đức Tặng, chuyên gia tư vấn về tài chính doanh nghiệp, cho rằng việc SCIC tiếp tục đầu tư dài hạn vào bốn doanh nghiệp, trong đó có Sữa VN (Vinamilk), là phương án có thể chấp nhận được trong lúc nguồn vốn đang dư dả. Với việc nắm giữ 45,05% vốn cổ phần Vinamilk, hằng năm SCIC nhận về một khoản cổ tức khá lớn. Chỉ tính trong chín tháng năm nay, SCIC đã nhận cổ tức từ Vinamilk số tiền gần 1.428 tỉ đồng, tăng 42,5% so với cổ tức nhận được cùng kỳ năm 2012.

“Nhà nước cũng là một nhà đầu tư, do vậy nếu rút vốn khỏi SCIC mà mang tiền gửi vào ngân hàng lấy lãi sẽ rất lãng phí. Còn về lâu dài, SCIC không nên đầu tư vào một doanh nghiệp nào đó (Vinamilk chẳng hạn) chỉ nhắm mục đích nhận được nhiều cổ tức, bởi chủ trương đã khẳng định Nhà nước chỉ đầu tư vào các lĩnh vực trọng yếu, then chốt của nền kinh tế và Nhà nước chỉ làm những gì mà tư nhân không làm được” - ông Tặng nhấn mạnh.

Tuy nhiên, ông Tặng cho rằng điều băn khoăn là không biết sắp tới SCIC sẽ đầu tư vào ngành, nghề, lĩnh vực nào? Nếu đầu tư vào các chuyên ngành mà các tập đoàn, tổng công ty 100% vốn nhà nước thì không có ý nghĩa nhiều lắm. Bởi lẽ SCIC đầu tư vào Tập đoàn Điện lực VN (EVN) hay Tập đoàn Dầu khí (PVN) theo diện góp vốn thì cũng không có gì khác với bản thân EVN hay PVN đầu tư cả, do đều là nguồn vốn nhà nước.

Theo ông Tặng, SCIC chỉ đầu tư vào 100 doanh nghiệp thay vì vốn dàn trải tại hơn 400 doanh nghiệp như hiện nay là rất cần thiết. Tuy nhiên, cần phải xem xét kỹ đầu tư vào ngành nghề lĩnh vực nào cho thật sự hiệu quả, đồng thời không chồng lấn sang các lĩnh vực mà khu vực kinh tế tư nhân có thể làm tốt. Giả sử EVN cổ phần hóa, Nhà nước chỉ nắm một phần vốn ở đó và giao cho SCIC tham gia thì xem như chấp nhận được.

Ông Phạm Đình Soạn - nguyên cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) - cho rằng để quản lý nguồn vốn nhà nước hiệu quả hơn, SCIC nên rút khỏi những doanh nghiệp mà vốn nhà nước chiếm dưới 50% cổ phần, không phân biệt lĩnh vực đầu tư. Theo các chuyên gia, với việc Chính phủ cho phép SCIC được thoái vốn dưới mệnh giá đối với doanh nghiệp làm ăn thua lỗ (nghị định 151), việc thoái vốn tại các doanh nghiệp sẽ thuận lợi hơn.

Ông Trần Tiến Cường, chuyên gia về đổi mới và phát triển doanh nghiệp, cho rằng trong số 376 doanh nghiệp mà SCIC sẽ thoái vốn từ nay đến năm 2015, có không ít doanh nghiệp phải bán dưới mệnh giá. Tuy nhiên theo ông Cường, Bộ Tài chính cũng nên có hướng dẫn cụ thể về cách thức đấu giá khi đưa ra bán dưới mệnh giá, tránh trường hợp bán tống bán tháo doanh nghiệp. (Tuổi Trẻ 14/12) đầu trang


Ngân hàng quốc doanh tỉnh giấc?


Những diễn biến gần đây cho thấy khối ngân hàng quốc doanh đang nỗ lực cân đối lại tương quan thị phần, hoặc sửa sai trong quá khứ. Ít nhất, họ cho thấy đã không còn “ngủ say” với ưu thế và lợi thế sẵn có.

Tuần qua, Ngân hàng Nhà nước ra văn bản yêu cầu tăng cường thanh tra, kiểm tra việc cho vay lãi suất thấp hơn lãi suất huy động.

Lâu nay vũ khí lãi suất vẫn là ưu thế gần như riêng có của khối ngân hàng quốc doanh. Nhưng khi khối cổ phần “chịu chơi” hoặc có một phần nào đó bị xem là cạnh tranh không lành mạnh, thì sự lo lắng hẳn không nằm riêng ở Ngân hàng Nhà nước…

Có nhiều dẫn chứng để cho thấy sự lấn sân của khối ngân hàng thương mại cổ phần, đặc biệt từ giai đoạn 2006 - 2007 đến nay. Dữ liệu thống kê cho thấy một sự dịch chuyển rõ rệt và nhanh chóng về hai mảng thị phần truyền thống và chính yếu: huy động và cho vay.

Một sự trùng hợp ngẫu nhiên, năm 2005, thị phần huy động vốn và thị phần cho vay của khối ngân hàng quốc doanh (Vietcombank, Agribank, VietinBank, BIDV và MHB) cùng ở con số 74,2%; tức phần còn lại cho khối cổ phần và các thành phần khác rất nhỏ.

Tuy nhiên, tỷ lệ trên nhanh chóng giảm nhanh ngay từ năm 2006 và liên tục kéo dài xu hướng cho đến nay.

Hiện chưa có dữ liệu thống kê một cách chính thức của Ngân hàng Nhà nước cập nhật mới nhất, song tính đến giữa năm 2012, thị phần huy động của khối quốc doanh chỉ còn mấp mé 40%; thị phần cho vay rơi xuống dưới 50%. Phần bánh mở rộng hơn hẳn ở khối cổ phần.

Nhìn chung, khối ngân hàng thương mại cổ phần có khối lượng thành viên lớn, liên tục lớn mạnh và mở rộng quy mô hoạt động. Sự dịch chuyển thị phần như là tất yếu. Và những năm gần đây, nhiều khách hàng lớn và dự án lớn đã về tay họ, khối quốc doanh hẳn phải xem lại mình.

Nhiều năm về trước, các khách hàng doanh nghiệp khối trung ương, các dự án trọng điểm quốc gia… như mặc định dành cho khối ngân hàng quốc doanh. Cho đến nay, việc ưu tiên sử dụng các dịch vụ của nhau vẫn còn giá trị. Một mặt đó là “thỏa thuận” nội khối, mặt khác do khách hàng lớn và dự án lớn cần có ngân hàng tiềm lực mạnh để đáp ứng (như quy định giới hạn cho vay một khách hàng không quá 15% vốn điều lệ là trở ngại đối với những ngân hàng nhỏ).

Nhưng, ưu thế trên dần thu hẹp, khối cổ phần cũng nhanh chóng nâng cao tiềm lực. Một ví dụ điển hình như ngày 18/5/2013, lần đầu tiền Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) len chân vào và nắm cả khoản tài trợ lớn cho một dự án trọng điểm quốc gia: công trình mở rộng quốc lộ 1A đoạn qua tỉnh Thừa Thiên Huế với khoản cho vay 1.833 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Văn Lê, Tổng giám đốc SHB giải thích rằng, sau khi sáp nhập Habubank, quy mô của ngân hàng đã lớn hơn nhiều và là một trong những điều kiện để tiếp cận với những dự án lớn. Nối tiếp, chỉ trong vòng khoảng ba tháng, SHB có thêm các dự án lớn tại Khánh Hòa, Đà Nẵng với tổng quy mô gần 5.000 tỷ đồng…

Hay một điển hình khác là trường hợp của Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank). Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) hẳn là khách hàng lớn và là mong muốn của nhiều nhà băng. Bởi lẽ, Tổng giám đốc Phạm Ngọc Minh từng tự tin tuyên bố, cho Vietnam Airlines vay thì hồ sơ cứ việc yên tâm cất trong tủ, bởi hãng chưa từng chậm lãi và luôn đảm bảo nghĩa vụ tài chính của mình.

Lần lượt những khoản vay lớn hàng nghìn tỷ đồng tậu máy bay mới của Vietnam Airlines thuộc về Eximbank với hai gói hợp đồng ký liên tiếp năm qua. Hay một đối tác khác cũng đến từ khối cổ phần là Ngân hàng Quốc Tế (VIB) cũng nắm được khoản vay 48 triệu USD với vị khách hàng tự tin này.

Cũng là Eximbank, khoản tài trợ lên tới 1.500 tỷ đồng với Tổng công ty Khoáng sản - Vinacomin (Vimico) cuối tháng 11 vừa qua cũng là một hợp đồng lớn, với khách hàng lớn, mà hẳn nhiều nhà băng khác “bận lòng” trong bối cảnh tín dụng tăng trưởng khó khăn.

Hay mới nhất, dù không trực tiếp và mang có sự “gần gũi”, PVcomBank đứng ra thu xếp gần 800 triệu USD vốn vay cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam), mà không có bóng dáng của ngân hàng quốc doanh trong đó…

Trong một lần trò chuyện tình cờ, về những khoản tài trợ lớn nói trên của SHB, một lãnh đạo ngân hàng quốc doanh nói rằng, “còn tùy thuộc vào khẩu vị ở mỗi lĩnh vực và đặc thù khoản vay thôi”. Nhưng, ngày càng nhiều dự án lớn, khách hàng lớn về tay khối cổ phần hẳn là điều mà khối quốc doanh dè chừng.

Khi đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Hội đồng Thành viên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), ông Nguyễn Ngọc Bảo từ chối nói về mình khi VnEconomy xác định đó là một “ghế nóng”. Tuy nhiên, Chủ tịch Agribank nêu rõ hướng công việc phải làm ngay.

Đó là tái cơ cấu Agribank một cách toàn diện - một quá trình dài hơi. Và trước mắt, theo thông tin ông Bảo đưa ra, là Agribank cần “sửa sai” trong quá khứ, tập trung vào nhiệm vụ chính. Hoạt động tài trợ cho lĩnh vực bất động sản tại hai địa bàn Hà Nội và Tp.HCM được co lại, đồng nghĩa hụt đi những dự án lớn và khách hàng lớn (nhưng rủi ro cũng lớn ở mảng này).

Agribank chuyên tâm hơn với nông nghiệp - nông thôn. Trục chính này chủ yếu là những món vay và khách hàng nhỏ lẻ, nhưng trải rộng với số đông trên cả nước. Thực tế tăng trưởng tín dụng nông nghiệp nông thôn của Agribank đến cuối tháng 11/2013 đã lên tới 15,4%, chiếm tỷ trọng tới 70,2% tổng dư nợ.

Trong khi đó, tại Vietcombank, VietinBank và BIDV, sự gia tăng tiềm lực tài chính rất mạnh trong hai năm gần đây (sau cổ phần hóa) cũng là yếu tố cần thiết để đối trọng với khối cổ phần. Nhưng quan trọng hơn, dường như họ đã “giật mình tỉnh giấc” sau khi từng và đang có nhiều ưu thế.

Ngoài bề dày truyền thống gấp đôi, gấp ba các ngân hàng cổ phần, khối quốc doanh còn có lợi thế như sự tập trung của khối khách hàng lớn là tập đoàn, tổng công ty nhà nước; có ưu thế khá riêng về nguồn vốn, tiền gửi liên quan cũng như các nguồn vốn tài trợ nước ngoài theo cấp chính phủ…

Nhưng, như trên, câu chuyện Ngân hàng Nhà nước tăng cường thanh tra cho vay lãi suất thấp là “kết quả” của sự cạnh tranh, hay khối cổ phần “chịu chơi” hơn, cạnh tranh quyết liệt hơn. Hẳn những “ông lớn” quốc doanh đã sớm nhận thấy để thay đổi.

Ngày 12/12/2013, Vietcombank tổ chức lễ ký thỏa thuận hợp tác toàn diện với Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG). Về hình thức, buổi lễ trở nên trang trọng hơn khi hàng chục giám đốc các đơn vị thành viên của hai bên trên cả nước đều tụ về. Về nội dung, hẳn Vietcombank muốn có một sự gắn kết chặt chẽ nhất, đến từng cơ sở với khách hàng lớn này.

Chỉ riêng ở kênh xuất khẩu, VRG đang hướng đến mục tiêu 3 tỷ USD. Chỉ riêng khâu hậu cần cho con số đó hẳn nhiều nhà băng mong muốn. Vietcombank cũng lập hẳn một tổ công tác riêng để đôn đốc cho việc hợp tác. Và ngay tại lễ ký trên, khoản tín dụng 750 tỷ đồng cho một dự án thuộc VRG đã được đóng dấu. Tổng quy mô, khoảng 2.000 tỷ đồng và trên 50 triệu USD là mối thâm giao giữa hai bên thời gian qua.

Trước đó, tháng 10/2013, Vietcombank cũng đã có “ràng buộc” với một khách hàng lớn khác là Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post); xa hơn một chút là với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)…

Ông Nghiêm Xuân Thành, Tổng giám đốc Vietcombank, dự tính rằng, bên cạnh các thỏa thuận hợp tác đã và sẽ ký kết, kế hoạch mở thêm 15 chi nhánh trên cả nước sắp tới sẽ tăng cường thêm khả năng tiếp cận, cạnh tranh và phục vụ khách hàng.

Nhưng, quan trọng hơn vẫn là việc xốc lại chất lượng sản phẩm, dịch vụ, hay sự năng động hơn ở khối ngân hàng quốc doanh.

Cũng tại Vietcombank, thời gian gần đây, về hình thức, hẳn nhiều khách hàng đã dễ chịu hơn với không gian giao dịch; trẻ trung, hiện đại và lịch sự hơn nhiều so với trước, bắt kịp mô hình mà nhiều ngân hàng cổ phần đã triển khai nhiều năm trước.

Hay trong nội khối, sự năng động gắn với lợi thế riêng cũng thể hiện rõ hơn. Như mới đây, trước sự đổ bộ lớn của dòng vốn và khách hàng từ Nhật Bản, ngay sau khi Vietcombank có “seri” sự kiện để thu hút, thì BIDV cũng nhanh chóng có đối trọng. Và ngay sau khi BIDV nâng tầm Tổ khách hàng Nhật Bản tháng 11 vừa qua, Vietcombank cũng lập tức triển khai một tổ công tác tương tự…

Một loạt các sự kiện, các diễn biến như vậy có cả ở hai khối quốc doanh và cổ phần, tưởng như rời rạc nhưng có sự gắn kết sức nóng của cạnh tranh. Cạnh tranh là động lực để phát triển, mà sau đó là lợi ích tốt hơn cho khách hàng. (Vneconomy 16/12) đầu trang


Vốn đang chảy mạnh qua kênh trái phiếu


“Trái phiếu doanh nghiệp (DN) đang trở thành một kênh huy động vốn ngày càng quan trọng đối với các doanh nghiệp, bên cạnh kênh tín dụng ngân hàng”, Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính thuộc Bộ Tài chính đánh giá.

Tại Hội thảo “Hướng dẫn quy trình phát hành trái phiếu doanh nghiệp” tổ chức tại Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM (HOSE) ngày 11/12 vừa qua, Vụ cho biết, các DN đã đăng ký phát hành xấp xỉ 52.200 tỷ đồng TPDN trong năm nay, trong đó đã có 33.600 tỷ đồng trái phiếu DN (TPDN) được phát hành trong nước từ đầu năm 2013 tới nay.

Con số này vượt 17% so với lượng phát hành năm 2012 và vượt 1,8% so với tổng lượng phát hành giai đoạn 2006 - 2010. Tuy nhiên, Vụ cũng lưu ý, trong giai đoạn 2006-2010 còn có một số đợt phát hành của DN tư nhân, nhưng chưa được thống kê, do thời gian đó chưa có hệ thống cơ sở dữ liệu chính thức.

Theo Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính, phần lớn các đợt huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu đều thành công.

Lãi suất của các khoản huy động TPCP không chênh quá nhiều so với lãi suất vay ngân hàng. Thống kê của Vụ cho thấy, các khoản huy động kỳ hạn dưới 3 năm có lãi suất 10 - 15%/năm, kỳ hạn từ 3 - 5 năm có lãi suất bằng lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1 năm cộng với biên độ 3 - 5%/năm, kỳ hạn trên 5 năm có lãi suất 14 - 16%/năm.

Bên cạnh đó, tính từ năm 2006 đến nay, một nhóm DN lớn đã huy động được hơn 900 triệu USD vốn trái phiếu quốc tế (gồm cả trái phiếu thường và trái phiếu chuyển đổi) như Tập đoàn Masan, Vingroup, Ngân hàng Vietinbank. Tiếp theo các DN này, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển đang dự kiến phát hành 500 triệu USD trái phiếu quốc tế.

Tuy nhiên, Vụ vẫn đánh giá số lượng vốn này “còn hạn chế”, trong khi đó các DN huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu chủ yếu là các DN lớn trong nền kinh tế.

Vụ cho rằng, thực tế này xuất phát từ một số nguyên nhân, trong đó có việc cơ sở hạ tầng của thị trường TPDN còn thiếu nhiều yếu tố quan trọng. Hiện thị trường này vẫn thiếu yếu tố quản trị doanh nghiệp, tổ chức định mức tín nhiệm, hệ thống thông tin giao dịch thứ cấp, hệ thống nhà đầu tư, đường cong lãi suất làm căn cứ định giá. Trong khi đó, điều kiện phát hành còn khá chặt, đặc biệt là yêu cầu DN phải kinh doanh có lãi, báo cáo kiểm toán phải được chấp thuận toàn phần.

Với các DN có vốn Nhà nước, để có thể phát hành trái phiếu, phải qua các khâu xin cấp phép chặt chẽ: DN 100% vốn Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập phải xin phép Bộ quản lý ngành kinh doanh chính; DN 100% vốn Nhà nước do Bộ, ngành hoặc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập và làm chủ sở hữu phải xin phép Bộ, ngành, hoặc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Đối với DN Nhà nước được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, công ty TNHH từ hai thành viên trở lên, phương án phát hành trái phiếu phải được tổ chức được giao chức năng đại diện phần vốn nhà nước tại DN xem xét chấp thuận.

Với các DN khác, muốn phát hành trái phiếu phải đáp ứng yêu cầu về tỷ lệ an toàn vốn và các hạn chế khác về đảm bảo an toàn trong hoạt động đối với các DN chuyên ngành. Đối với phát hành để đầu tư cho các dự án, DN phải có tỷ lệ vốn chủ sở hữu tối thiểu là 20% trong tổng mức đầu tư của dự án.

Trong khi lượng cung TPDN bị hạn chế do những yêu cầu khắt khe trên, lượng cầu cũng hạn chế do cơ sở nhà đầu tư TPDN ở Việt Nam vẫn còn rất mỏng.

Theo ông Ngô Hà Quân, Giám đốc thị trường vốn - Standard Chartered Bank, hiện nay có 6 ngân hàng nước ngoài tham gia tích cực vào thị trường trái phiếu trong nước và 5 ngân hàng cổ phần nhà nước là những nhà đầu tư lớn trên thị trường. Các nhà đầu tư nhìn chung đều tập trung vào trái phiếu kỳ hạn 5 năm hoặc ngắn hơn.

“Trong số hơn 20 công ty bảo hiểm tại Việt Nam, chỉ có 5 công ty tham gia tích cực vào thị trường trái phiếu”, ông Quân cho biết.

“Cần khuyến khích các nhà đầu tư tham gia thị trường trái phiếu DN và khuyến khích hình thành các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp trên thị trường này”, Vụ Tài chính ngân hàng đánh giá. “Bên cạnh các ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm, đặc biệt bảo hiểm nhân thọ, cần tiếp tục phát triển hệ thống nhà đầu tư có tổ chức trên thị trường trái phiếu gồm các quỹ đầu tư chứng khoán, quỹ đầu tư trái phiếu, các quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện”, Vụ khuyến nghị. (Đầu Tư Chứng Khoán 16/12) đầu trang

Thêm doanh nghiệp tung ra sản phẩm hưu trí tự nguyện


Manulife Việt Nam vừa chính thức giới thiệu ra thị trường sản phẩm bảo hiểm hưu trí tự nguyện với tên gọi “Manulife - Điểm tựa hưu trí”, với phương thức nhận quyền lợi hưu trí linh hoạt và mức lãi suất đầu tư cạnh tranh.

Sản phẩm này được thiết kế dành cho người lao động trong độ tuổi từ 18 - 50 (nữ) và 18 - 55 (nam) với phương thức nhận quyền lợi hưu trí đa dạng, có thể giúp doanh nghiệp linh hoạt lựa chọn và điều chỉnh để phù hợp với đặc điểm của tổ chức tại từng thời điểm.

Sản phẩm này còn mang đến quyền lợi tử vong, quyền lợi thương tật toàn bộ vĩnh viễn và quyền lợi trợ cấp mai táng cho bản thân người lao động có tham gia bảo hiểm… (Đầu Tư Chứng Khoán 16/12) đầu trang

CÔNG NGHIỆP

Nhu cầu điện tăng chậm nhưng điện miền Nam không có dự trữ


Tính toán công suất toàn hệ thống điện giai đoạn 2013-2020 cho thấy dự phòng khá lớn nhưng lại có sự mất cân bằng giữa các miền.

Hệ thống điện miền Bắc và hệ thống điện miền Trung có dự trữ công suất từ 50% đến 80% trong khi hệ thống điện miền Nam không có dự trữ công suất trong giai đoạn 2013-2016.

Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện năng lượng (Bộ Công Thương), tăng trưởng phụ tải trong năm 2011 và 2012 giảm khá nhiều so với dự báo của phương án cơ sở trong quy hoạch điện VII (khoảng 11,5% so với 14% trong quy hoạch điện VII). Phương án dự báo phụ tải mới có tốc độ tăng điện thương phẩm là 11,5%, 12,8%, 8,3% và 7,3% tương đương với các giai đoạn 2011-2015, 2016-2020, 2021-2025 và 2026-2030.

Theo đó, điện thương phẩm năm 2020 và 2030 giảm tương ứng là 14 tỉ và 30 tỉ kWh, kéo theo công suất nguồn giảm 2300 MW và 4900 MW.

Với tình hình kinh tế không tăng trưởng nóng như những năm trước, nhu cầu tiêu thụ điện năng tăng chậm đi đáng kể, việc chậm tiến độ nguồn nhiều dự án sẽ bớt nặng nề hơn trước.

Ông Tuấn phân tích tại hội thảo “Vốn cho dự án điện” do Hiệp hội Năng lượng Việt Nam tổ chức hôm 13-12 tại Hà Nội rằng, cân bằng công suất toàn hệ thống điện giai đoạn 2013-2020 cho thấy dự phòng lớn, chỉ trừ công suất dự trữ ở hệ thống điện miền Nam 2013-2016 là không có và tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Lưới điện 500kV đang được xây dựng và nâng cấp cơ bản sẽ đáp ứng các nhu cầu truyền tải điện. Tuy nhiên, lưới điện từng khu vực đang còn nhiều vấn đề, chẳng hạn như Tây Bắc Bộ bị phân mảnh thành năm hệ thống con và việc đấu nối rất nhiều thủy điện nhỏ, Hà Nội bị quá tải lưới 110kV và 220kV, Bắc Trung Bộ bị giải tỏa công suất các nhà máy điện than, còn TPHCM bị quá tải các đường dây 220 kV.

Để giải quyết được vấn đề này, cần điều chỉnh tiến độ các dự án nguồn điện cho phù hợp với tình hình phát triển phụ tải mới. Giai đoạn từ nay đến 2018 cần đẩy nhanh tiến độ các nguồn miền Nam, giãn tiến độ các nguồn miền Bắc và miền Trung.

Mặt khác khả năng truyền tải trên hệ thống điện 500kV, 220 kV cũng cần phải được tăng cường nhằm đảm bảo truyền tải đủ điện cho miền Nam trong giai đoạn 2013-2019, giải quyết các tồn tại trong lưới điện nội vùng các khu vực Hà Nội, Tây Bắc và TPHCM.

Theo ông Tuấn, suất đầu tư 1km mạch kép truyền tải điện hiện đã tăng từ 700.000 đô la Mỹ lên 1 triệu đô la Mỹ do chi phí giải phóng mặt bằng nay đã tăng quá cao. (TBKTSG-Online 13/12) đầu trang


Cả nước sản xuất hơn năm triệu tấn thép


Đại diện Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết, năm 2013, cả nước sản xuất hơn năm triệu tấn thép, tăng khoảng 2,7% so năm trước; trong đó, các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội sản xuất khoảng 4,4 triệu tấn.

Do thắt chặt đầu tư công, bất động sản trầm lắng, tiêu thụ thép đạt thấp, một số doanh nghiệp như Tổng công ty Thép Việt Nam, Thép Việt, Vina Kyoei,... đã tìm cách đẩy mạnh xuất khẩu, chủ yếu là thép xây dựng sang Mỹ, Thái-lan, In-đô-nê-xi-a, các nước Đông - Nam Á,... Ước tính hết năm 2013, các doanh nghiệp xuất khẩu khoảng 2,5 triệu tấn thép và các sản phẩm về thép, giá trị kim ngạch hơn hai tỷ USD.

VSA dự báo, thị trường thép năm 2014 không có gì đột biến về sản xuất và tiêu thụ, có khả năng tăng khoảng 2 đến 3% so năm nay. Các doanh nghiệp thép đang kỳ vọng thị trường bất động sản phục hồi, lãi suất ngân hàng giảm và một số chính sách kích thích đầu tư, xây dựng của Chính phủ... (Nhân Dân 15/12) đầu trang

THƯƠNG MẠI

Từ 2014, xuất khẩu nữ trang vàng không phải chịu thuế


Thuế suất xuất khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ và các sản phẩm bằng vàng sẽ giảm về 0% từ 1-1-2014. Trong khi đó, vàng nguyên liệu xuất khẩu không phân biệt hàm lượng sẽ chịu thuế 2%.

Tuy nhiên, việc áp thuế đối với vàng nguyên liệu, theo bà Nguyễn Thị Thanh Hằng, Vụ chính sách thuế, Bộ Tài chính, sẽ chỉ áp dụng khi Ngân hàng Nhà nước cho phép các công ty được xuất, nhập vàng nguyên liệu (hiện tại chưa doanh nghiệp nào được phép), còn khi Ngân hàng Nhà nước nhập vàng sẽ không chịu thuế.

Trong khi đó, hiện nay, đối với vàng nguyên liệu hàm lượng dưới 99,99% sẽ chịu thuế suất xuất khẩu là 10%, còn với nữ trang vàng có hàm lượng trên 80% cũng chịu thuế 10%. Mức thuế này được quy định từ năm 2011, sau khi nhiều doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu vàng dưới dạng nữ trang thô.

Quy định áp các mức thuế mới cho vàng nằm trong Thông tư 164/2013/TT-BTC có hiệu lực ngày 1-1-2014 về quy định biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, xuất khẩu theo danh mục mặt hàng chịu thuế.

Trước đó, bà Hằng cũng cho rằng việc điều chỉnh thuế sẽ được tính toán nhằm khuyến khích doanh nghiệp xuất khẩu nữ trang, theo kiến nghị của các doanh nghiệp kinh doanh vàng nữ trang. Đồng thời, do giá vàng trong nước cao hơn giá thế giới, nên hiện tượng xuất khẩu nữ trang thô hiện không còn xuất hiện, vì vậy biểu thuế cũ không còn phù hợp.

Theo các doanh nghiệp, kinh tế khó khăn, nhu cầu tiêu thụ vàng trang sức trong nước ở mức rất thấp. Ngoài ra, các quốc gia khác trong khu vực đã giảm thuế suất xuất khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ xuống mức 0%, nên ngành vàng trang sức của họ luôn đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu cao như ở Thái Lan, kim ngạch xuất khẩu vàng trang sức đạt bình quân khoảng 3 tỉ đô la Mỹ mỗi năm.

Theo Hiệp hội Kinh doanh vàng, các sản phẩm vàng trang sức, mỹ nghệ của Việt Nam có hàm lượng 20k (83,33%), 22k (91,66%), hay 24k… rất được ưa chuộng tại các thị trường như Thổ Nhĩ Kỳ, Dubai, Trung Quốc, vì vậy Bộ Tài chính nên giảm thuế để khuyến khích doanh nghiệp xuất khẩu.

Đến hiện tại Việt Nam mới chỉ có 2 doanh nghiệp đang xuất khẩu nữ trang, là Công ty Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) và Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC).

SJC chỉ mới khởi động việc xuất khẩu nữ trang trở lại cách đây vài tháng, và đã xuất khẩu được 4 đợt cho một đối tác nước ngoài. Ông Đỗ Công Chính, Tổng giám đốc SJC cho biết sẽ tiếp tục đàm phán với các đối tác khác để thúc đẩy việc này, nhằm mang lại lợi nhuận, bù đắp vào sự sụt giảm của hoạt động kinh doanh vàng miếng.

Còn theo bà Nguyễn Thị Cúc, Phó tổng giám đốc PNJ, doanh thu xuất khẩu nữ trang cũng chỉ chiếm khoảng 6% tổng doanh thu của công ty, còn lợi nhuận cũng không nhiều. Bà Cúc cho biết từ khi bị áp thuế suất 10% đối với nữ trang hàm lượng vàng từ 80% đến dưới 99,99%, các sản phẩm nữ trang có giá trị cao đã không còn xuất được.

Kim ngạch xuất khẩu mỗi năm của PNJ khoảng 12,5-13 triệu đô la Mỹ, trong khi nếu nhìn lại năm 2010, thời kỳ các doanh nghiệp xuất khẩu mạnh nữ trang do giá trong nước thấp hơn thế giới, thì trong 5 tháng đầu năm 2010 PNJ đã có kim ngạch xuất khẩu lên 29 triệu đô la Mỹ. (TBKTSG-Online 15/12) đầu trang

Hàng Việt thâm nhập sâu thị trường Pakistan


Trao đổi thương mại hai chiều Việt Nam- Pakistan đang có xu hướng giảm, tuy nhiên, giá trị xuất khẩu từ Việt Nam sang Pakistan lại tăng nhẹ, một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực như chè, hạt tiêu, thủy sản, cao su vẫn duy trì đà tăng trưởng.

Xét cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Pakistan, nhóm hàng xuất khẩu chủ đạo vẫn là nông sản. Tuy nhiên, trong 2 năm gần đây, tốc độ tăng trưởng các mặt hàng này có dấu hiệu chững lại và nhường chỗ cho xơ sợi dệt và cao su. Cụ thể, xơ sợi dệt đã tăng 10,9% trong 9 tháng đầu năm. Đáng chú ý, xuất khẩu cao su từ Việt Nam sang Pakistan tăng trưởng ổn định trên 50%.

Hàng hóa từ Pakistan nhập khẩu vào Việt Nam 9 tháng đầu năm có xu hướng giảm, chủ yếu do Việt Nam giảm nhập bông. Tuy nhiên, hầu hết giá trị nhập khẩu các nhóm hàng nguyên liệu sản xuất dệt may, da giày đều tăng nhẹ. Pakistan hiện vẫn là thị trường có nguồn nguyên phụ liệu dệt may, da giày tiềm năng cho Việt Nam.

Dự báo, trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Pakistan những tháng cuối năm 2013 sẽ lấy lại mức tăng trưởng, đặc biệt khi Pakistan đang nỗ lực tái thiết lại cơ cấu sản xuất sau một thời gian dài đình trệ. (Công Thương 16/12) đầu trang


Xuất khẩu gạo giảm sút


Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), xuất khẩu (XK) gạo trong tháng 11.2013 đạt số lượng 410.423 tấn, trị giá FOB đạt 181,6 triệu USD, giá XK bình quân FOB là 442,7 USD/tấn.

So với cùng kỳ năm 2012, lượng gạo XK giảm 34%, trị giá giảm 37,35%, giá bình quân giảm 23,11 USD/tấn. Tính chung từ đầu năm đến nay, lượng gạo XK đạt 6,1 triệu tấn, trị giá 2,6 tỉ USD. So với cùng kỳ năm 2012, số lượng giảm 13,37%, trị giá giảm 16,19%, giá bình quân giảm 14,53 USD/tấn.

Theo VFA, XK tháng 11 tiếp tục không đạt kế hoạch 500.000 tấn đề ra, thấp hơn tháng 10 gần 130.000 tấn. Ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch VFA cho biết: “Tình hình XK gạo giảm liên tiếp từ tháng 5 đến nay khiến kế hoạch đề ra từ đầu năm không thực hiện được. Nhất là thị trường châu Á giảm mạnh, nhu cầu tăng của thị trường Trung Quốc không bù đắp được khoản giảm nhu cầu mua gạo của thị trường Indonesia, Malaysia...”. (Thanh Niên 14/12) đầu trang

NÔNG NGHIỆP

Thành lập Ban Chỉ đạo tái canh cà phê


Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa quyết định thành lập Ban Chỉ đạo tái canh cà phê nhằm thúc đẩy việc thực hiện chương trình tái canh cà phê có hiệu quả.

Ban Chỉ đạo do ông chí Lê Quốc Doanh, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm Trưởng ban.

Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn những chủ trương, giải pháp, cơ chế chính sách thuộc phạm vi quản lý của Bộ nhằm thúc đẩy việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện chương trình tái canh cà phê…

Trong những năm qua, ngành cà phê Việt Nam đã có những bước phát triển rất nhanh về diện tích, năng suất và sản lượng. Tuy nhiên, thực tế phát triển cây cà phê ở Việt Nam đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết. Một trong những vấn đề đó là các vườn cà phê già cỗi, suy kiệt, sinh trưởng kém, năng suất thấp và không còn khả năng cưa đốn phục hồi hay ghép cải tạo đang đe doạ chính sự phát triển bền vững của cây cà phê. 

Theo số liệu thống kê, hiện nay, diện tích cà phê già cỗi ước khoảng 140.000-160.000 ha (Cục Trồng trọt, 2013), phần lớn vườn cây sinh trưởng phát triển kém, năng suất thấp hơn 1,5 tấn/ha và trên 20 năm tuổi cần tái canh để đảm bảo sản xuất và ổn định đời sống nông dân. (Cổng thông tin điện tử Chính phủ 13/12) đầu trang

CHỨNG KHOÁN - CỔ PHẦN HÓA

12/12: Lực cầu nhóm dẫn dắt tăng mạnh giúp VN-Index phục hồi


Ngày 12/12, tâm lý thị trường hôm nay đã ổn định, lực cầu tăng mạnh ở nhóm cổ phiếu trụ cột và giúp các chỉ số chính trên hai sàn niêm yết phục hồi trở lại, thanh khoản toàn thị trường đạt 118 triệu đơn vị, giá trị tương ứng 2.733 tỷ đồng.

Khép phiên, chỉ số VN30 tăng 1,71 điểm (+0,3%) và lên mức 567,4 điểm. Khối lượng giao dịch gần 33 triệu đơn vị, giá trị tương ứng 2.021 tỷ đồng.

Bên phía sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index đóng cửa tăng 0,4 điểm (+0,6%) và lên mức 65,97 điểm. Khối lượng giao dịch gần 38 triệu đơn vị, giá trị tương ứng 293 tỷ đồng. Chỉ số HNX30 đóng cửa tăng 1,25 điểm (+1,01%) và lên mức 124,76 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 21 triệu đơn vị, giá trị tương ứng là 202 tỷ đồng.

Chỉ số UpCoM-Index đóng cửa giảm 0,07 điểm (-0,146%) và xuống mức 42,15 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 209 nghìn đơn vị, giá trị tương ứng 1,3 tỷ đồng. (TTXVN 12/12) đầu trang


Thị trường chứng khoán đã phục hồi mạnh


Theo ông Vũ Bằng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, trái ngược với tình trạng khá ảm đạm của nền kinh tế, thị trường chứng khoán Việt Nam đã phục hồi mạnh trong năm nay. 

Kết quả này đưa Việt Nam nằm trong top 10 thị trường chứng khoán có mức tăng mạnh nhất thế giới năm 2013. Hiện tại, mức vốn hóa của thị trường đã vào khoảng 961.000 tỉ đồng, tăng đến 199.000 tỉ đồng so với năm ngoái và tương đương 31% tổng sản phẩm quốc nội.

Thị trường chứng khoán khởi sắc đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp có cơ hội huy động vốn. Tổng giá trị huy động vốn ước đạt 179.000 tỉ đồng, tăng 13% so với năm ngoái. Tuy vậy, giá trị huy động vốn thông qua cổ phiếu và cổ phần hóa chiếm tỉ lệ khiêm tốn khi chỉ đạt 17.500 tỉ đồng.

Một điểm sáng khác đến từ khối ngoại khi dòng vốn nước ngoài luân chuyển trong năm tăng mạnh 54% và giá trị danh mục đầu tư tăng khoảng 3,8 tỉ USD so với cuối năm ngoái. Số lượng nhà đầu tư nước ngoài cũng tăng 55%.

Trong năm tới, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng tiếp tục yêu cầu Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước đẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa và thoái vốn tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước để góp phần thực hiện tái cơ cấu khu vực doanh nghiệp nhà nước, hoàn thiện các đề án về thị trường phái sinh, thành lập Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam và quyết định tỉ lệ tham gia của khối ngoại. (Nhịp cầu đầu tư 16/12) đầu trang

15 đại gia “bốc hơi” tài sản nhiều nhất trên thị trường chứng khoán


Cùng với việc bán bớt cổ phiếu, chứng khoán giảm giá cũng là một phần nguyên nhân khiến các doanh nhân bất động sản hao hụt tài sản trong năm qua, danh sách "mất tiền" còn có nhiều đại diện của các ngành thủy sản, sản xuất...

Đứng đầu danh sách hao hụt tài sản trên sàn chứng khoán năm nay, theo thống kê của VnExpress và đối tác cung cấp dữ liệu VNDIRECT, là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty địa ốc Sài Gòn Thương Tín - Đặng Hồng Anh với số tiền ước tính hơn 610 tỷ đồng. Tuy vậy, sự hao hút này lại không đến từ cổ phiếu SCR, nơi ông đang sở hữu gần 14,9 triệu cổ phiếu.

Cùng với gia đình họ Đặng, ông Hồng Anh vừa trải qua một năm nhiều sóng gió. Sau khi chính thức rời Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, Mã: STB) cuối năm ngoái, đến giữa năm 2013, gần 80 triệu cổ phiếu của ông và người cha Đặng Văn Thành đã được nhà băng sử dụng để cấn trừ khoản nợ 1.600 tỷ.

Đến đầu tháng 12, sở hữu của ông Đặng Hồng Anh tại Sacombank chỉ còn lại 7 triệu cổ phiếu, giảm mạnh so với con số 32,3 triệu hồi cuối năm ngoái. Đây là nguyên nhân chính khiến doanh nhân trẻ này trở thành người có tài sản giảm mạnh nhất trên sàn chứng khoán năm qua.

Ngoài STB, với tư cách là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty địa ốc Sài Gòn Thương Tín, ông Hồng Anh đang sở hữu gần 14,9 triệu cổ phiếu SCR. Sau hơn 11 tháng, giá chứng khoán này biến động khá mạnh nhưng lại quay về mức đầu năm, khoảng 7.000 đồng một cổ phiếu. Do đó, tài sản chứng khoán của doanh nhân này gần như không đổi tại Sacomreal, khoảng 107 tỷ đồng.

Cùng với ông Đặng Hồng Anh, một doanh nhân trong ngành địa ốc khác cũng ghi nhận sự sụt giảm mạnh tài sản chứng khoán trong năm qua do bán bớt cổ phiếu là Chủ tịch Tập đoàn FLC (FLC) - Trịnh Văn Quyết.

Nguyên nhân chính khiến đại gia này hao hụt tài sản chứng khoán hơn 290 tỷ đồng là quyết định bán bớt 4,5 triệu cổ phiếu cách đây một tháng. Động thái này khiến ông Quyết lọt vào danh sách những đại gia có tài sản chứng khoán giảm mạnh nhất sàn trong năm, dù thị giá FLC tăng hơn 20% trong cùng giai đoạn.

Chung lý do trên, bà Nguyễn Thị Kim Thanh – vợ ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC) cũng mất hàng chục tỷ đồng tài sản cổ phiếu trong năm qua. Theo các thông tin công bố và quy tắc thống kê củaVnExpress, hiện bà Thanh nắm cổ phiếu tại hai công ty của chồng là Đô thị Kinh Bắc và Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (Saigontel, SGT), số lượng không thay đổi từ cuối năm 2012.

Năm ngoái, bà Thanh còn sở hữu hơn 14,8 triệu cổ phiếu NVB của Ngân hàng Nam Việt, chiếm 50% tỷ trọng danh mục nhưng đã thoái vốn xong từ đầu năm nay. Thương vụ này là nguyên nhân khiến tài sản cổ phiếu của nữ doanh nhân giảm 55 tỷ đồng trong hơn 11 tháng qua, cho dù cổ phiếu KBC của vị phu nhân này vẫn tăng giá tới 60% trong cùng kỳ.

Ngoài 3 doanh nhân nêu trên, phần lớn tài sản của các đại gia hoạt động trong lĩnh vực địa ốc hao hụt trong năm 2013 đều có nguyên nhân từ giảm giá cổ phiếu. Tính riêng trong Top 15, có tới 6 đại diện của ngành này. Diễn biến phần nào cho thấy thị trường và tình hình kinh doanh của các công ty bất động sản vẫn còn hết sức khó khăn.

Do giá cổ phiếu giảm hơn 18% so với hồi đầu năm, trị giá tài sản chứng khoán của ông Nguyễn Văn Đạt – Chủ tịch Công ty Phát triển Bất động sản Phát Đạt bay hơi hơn 200 tỷ đồng. Đây là năm thứ hai liên tiếp, gia tài cổ phiếu của chủ tịch Bất động sản Phát Đạt hao hụt.

So với năm ngoái, lượng cổ phiếu doanh nhân này sở hữu vẫn giữ nguyên với tư cách là cổ đông lớn nhất công ty. Hồi năm 2011 – thời điểm được xem là đỉnh cao của các đại gia bất động sản khi nhiều doanh nhân lọt top 10 người giàu nhất sàn chứng khoán, trị giá tài sản của ông Đạt còn lên tới 1.445 tỷ đồng, cao hơn 317 tỷ đồng so với hiện tại.

Cùng với vị chủ tịch này, tài sản của vợ ông là bà Nguyễn Thị Diệu Hiền – người đang nắm hơn 19,2 triệu cổ phiếu PDR cũng bị ảnh hưởng do giá PDR sụt giảm. Tổng cộng sau hơn 11 tháng, gia tài của bà Hiền tại công ty chồng hao hụt gần 54 tỷ đồng.

Một đại gia địa ốc khác cũng ghi nhận sự hao hút lớn về tài sản chứng khoán là ông Đỗ Văn Bình – Phó chủ tịch Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà (Sudico, SJS). Theo thông tin công bố, hiện ông Bình chỉ sở hữu cổ phiếu SJS nhưng đã bán bớt hơn 3,8 triệu chứng khoán trong năm nay. Cộng thêm việc giá SJS giảm trên 25% sau 11 tháng, gia tài cổ phiếu của Phó chủ tịch Sudico trên sàn chứng khoán đã mất hơn 175 tỷ đồng.

Hiện cổ phiếu SJS của công ty nằm trong diện kiểm soát từ hôm 11/4 và chỉ được giao dịch ở đợt khớp lệnh xác định giá đóng cửa mỗi phiên. Một trong những điểm sáng hiện thời của Sudico là khoản lãi sau thuế gần 34 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước còn lỗ hơn 127 tỷ. Dù vậy, doanh nghiệp này vẫn đang phải gánh khoản lỗ lũy kế để lại từ các quý trước lên đến trên 350 tỷ đồng.

Ngoài các đại gia địa ốc, năm nay nhiều doanh nhân thuộc các lĩnh vực khác như thủy sản, sản xuất cũng hao hụt hàng trăm tỷ đồng do giá cổ phiếu giảm. Trong đó, chủ yếu gồm các lãnh đạo và cổ đông sở hữu cổ phiếu ALP tại Tập đoàn Alphanam và MPC của Thủy sản Minh Phú.

Tính chung tổng trị giá tài sản qua cổ phiếu 50 doanh nhân hao hụt nhiều nhất năm nay đạt trên 5.000 tỷ đồng, ít hơn cùng kỳ năm ngoái hơn 1.400 tỷ đồng. Riêng 20 cá nhân có tài sản giảm mạnh nhất đã mất đi trên 4.000 tỷ đồng, tương đương 80% toàn nhóm. (Vnexpress 15/12) đầu trang

Chưa đến 5% doanh nghiệp thực hiện tốt việc công bố thông tin


Trong năm 2013, chỉ có 29 doanh nghiệp (DN) niêm yết (tương đương với tỷ lệ 4,18%) đảm bảo tuân thủ hoàn toàn việc công bố thông tin (CBTT) trên thị trường chứng khoán (TTCK) theo quy định tại Thông tư số 52/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính.

 Một con số nhỏ khi chỉ mới xét đến vấn đề công khai những thông tin bắt buộc. Thống kê trên của Vietstock cho thấy, tính minh bạch thể hiện qua việc CBTT vẫn là bài toán khó đối với TTCK Việt Nam, mặc dù UBCK và các Sở Giao dịch chứng khoán thường xuyên nhắc nhở và mạnh tay hơn trong xử phạt các DN vi phạm. Hầu hết DN niêm yết đã chưa làm tròn nghĩa vụ của mình đối với TTCK nói chung, đặc biệt là cổ đông của họ nói riêng; đồng thời chưa nhận thức được tầm quan trọng và giá trị của hoạt động quan hệ NĐT (Investor Relations - IR) đối với DN.

Qua 3 năm kể từ khi Vietstock tiến hành đánh giá hoạt động CBTT của DN niêm yết, thì năm 2013, tình hình có sự cải thiện khi số công ty chấp hành đúng các yêu cầu về CBTT tăng lên. Tuy nhiên, mức tăng này không đáng kể, khi chỉ có 29/694 DN niêm yết tại hai Sở GDCK (HOSE và HNX) đáp ứng đầy đủ các quy định về CBTT. Trước đó, con số của năm 2011 và 2012 lần lượt là 21/695 DN (chiếm tỷ lệ 3,02%) và 19/704 DN (chiếm tỷ lệ 2,7%). Đây là những con số đáng báo động đối với TTCK Việt Nam.

Đáng chú ý, trong danh sách 29 DN chấp hành nghiêm quy định về CBTT trên TTCK trong năm 2013, hầu hết là những gương mặt mới. Không có DN nào trong cả 3 năm qua thực hiện tốt nội dung này. Chỉ có 3 DN ghi nhận hai năm liền nghiêm túc thực hiện (2012 và 2013) là D2D, IJC, SVT.

Một số DN đã nỗ lực hoàn thành tốt trách nhiệm với cổ đông, minh bạch với TTCK trong cả hai năm 2011 và 2012, nhưng đến năm 2013 không thực hiện được trọn vẹn nghĩa vụ này, theo thống kê của Vietstock, như CLC, DPR, TRC, TTP và VNM. Trong đó, đáng tiếc nhất có lẽ là trường hợp của VNM, DN này luôn được NĐT trong và ngoài nước đánh giá cao về cả hoạt động kinh doanh lẫn hoạt động IR, nhưng trong năm nay đã lọt khỏi danh sách bình chọn của Vietstock vì sơ xuất chậm trễ công bố giấy phép kinh doanh sửa đổi.

Những DN chấp hành tốt nghĩa vụ CBTT trong năm 2012, nhưng ít nhiều không đáp ứng trọn vẹn trong năm 2013 là: CLC, D2D, DPR, IJC, ITC, KHP, L10, LM8, SSI, SVT, TBC, TCL, TCM, TDC, TMT, TRC, TTP, VNM, VTF. (Đầu Tư Chứng Khoán 16/12) đầu trang


Bộ trưởng Tài chính: “Tôi chưa hiểu nhiều về thị trường chứng khoán”


Trong lần đầu tiên làm việc với ngành chứng khoán, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng tự nhận mình là "chưa hiểu nhiều về thị trường chứng khoán".

Thị trường chứng khoán (TTCK) của Việt Nam hoạt động tốt, tăng trưởng tốt, như vậy cần thêm yếu tố truyền thông tốt, để khơi dậy nguồn lực xã hội xây dựng TTCK, nhất là nguồn lực từ doanh nghiệp (DN) và nhà đầu tư trong nước.

Trong xây dựng thị trường, cần nhất là giữ được niềm tin với nhà đầu tư, tạo được hành lang pháp lý buộc DN đại chúng phải minh bạch, phải có trách nhiệm công bố thông, giải trình.

Đó là những chỉ đạo quan trọng của Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng với ngành chứng khoán, trong lần đầu tiên Bộ trưởng làm việc với toàn ngành, sáng 11/12/2013.

Không ít lần trong cuộc làm việc với ngành chứng khoán, Bộ trưởng đã đặt mình ở vị trí "người mới lần đầu đến với ngành" và dùng những cụm từ rất khiêm tốn như tôi chưa hiểu, tôi muốn được giải thích thêm… để tạo nên một không gian trao đổi thân mật, cởi mở trong toàn ngành.

"Ngay từ khi nhận nhiệm vụ mới (Bộ trưởng Bộ Tài chính), tôi đã muốn được gặp anh em ngành chứng khoán, nhưng vì thời gian không cho phép, nên hôm nay mới gặp mặt được", Bộ trưởng nói và cho biết, dù chưa làm việc trực tiếp với ngành chứng khoán, nhưng ông biết rằng, đây là một ngành có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế.

Trong bối cảnh nền kinh tế đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế, Việt Nam không thể không phát triển TTCK. "Dù TTCK 13 năm qua có lúc thăng, lúc trầm, nhưng chúng ta đã đi rất đúng, rất trúng khi quyết tâm xây dựng TTCK Việt Nam".

Vì sao TTCK Việt Nam lại không thể không phát triển? Theo Bộ trưởng, nếu chúng ta có một TTCK phát triển, sẽ hỗ trợ trở lại rất nhiều cho nền kinh tế: giúp nền kinh tế huy động vốn trung và dài hạn; hỗ trợ trực tiếp quá trình tái cấu trúc DN, nhất là khối DN Nhà nước, thúc đẩy chất lượng quản trị DN, minh bạch thông tin…".

Ủy ban chứng khoán cho biết, TTCK hoạt động an toàn, suôn sẻ liên tục trong 13 năm qua, giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu đã đạt 31% GDP, như vậy là rất tích cực. Tuy nhiên, nếu so với quy mô TTCK các nước trong khu vực, chúng ta cần nỗ lực nhiều hơn để đạt vốn hóa thị trường ở mức tương đương 50-60% GDP", Bộ trưởng nói.

Quan tâm đến quy mô thị trường, Bộ trưởng gợi ý, cần giải thích rõ hơn về những con số trên TTCK để mọi người dễ hiểu, dễ cảm nhận về vị thế của thị trường này.

Chẳng hạn, so với số vốn huy động được qua ngân hàng, so với tổng đầu tư toàn xã hội thì TTCK ở đâu? Trả lời câu hỏi này, Chủ tịch UBCK cho biết, lượng vốn huy động qua TTCK năm 2013 bằng khoảng trên 20% tổng lượng vốn đầu tư toàn xã hội, các năm trước đó, con số đạt được có năm cao hơn mức này.

Đánh giá việc năm 2013, quy mô TTCK tăng (vốn hóa thị trường ước đạt 964.000 tỷ đồng, tăng 199.000 tỷ đồng so với 2012), chỉ số chứng khoán cũng tăng (VN-Index tăng 22%; HNX-Index tăng 13%), Bộ trưởng cho rằng, đó là tín hiệu cho thấy sự ấm lên của DN, của nền kinh tế. Cũng trong quan điểm của Bộ trưởng, nền kinh tế Việt Nam vẫn đang phải vật lộn với nhiều khó khăn, thách thức, các DN phải chịu áp lực lớn từ sức mua suy giảm, hàng tồn kho nhiều, nợ đọng nhiều, nên TTCK tăng trong bối cảnh này là đáng mừng.

Tuy tự nhận mình là "chưa hiểu nhiều về TTCK" nhưng Bộ trưởng đã khiến anh em trong ngành như "cởi tấm lòng" khi chia sẻ sự cảm thông của ông rằng: "Bản thân ngành chứng khoán dù làm tốt, thì để phát triển được còn phải phụ thuộc vào bối cảnh nền kinh tế có tốt không, các DN có tốt hay không, có sẵn sàng minh bạch không".

Dù vậy, người đứng đầu ngành chứng khoán vẫn đốc thúc toàn ngành, cần cố gắng hơn nữa, để khơi dậy các nguồn lực xã hội vào xây dựng TTCK, nhất là nguồn lực từ DN, nhà đầu tư trong nước. Cải tiến sự minh bạch, thêm các chế tài để buộc các DN phải minh bạch, phải giải trình để tạo niềm tin cho nhà đầu tư.

Với các nhân sự trong ngành này ông nói, việc học hành, lấy bằng cấp, chứng chỉ, ai cũng có thể làm được, nên yếu tố quan trọng nhất là đề cao đạo đức, bản lĩnh. "Làm sao để chúng ta luôn quản lý tốt thị trường, hiểu rõ việc mình làm và không bao giờ là đồng phạm dù là vô ý, lừa nhà đầu tư", ông nói.

Từng có thời gian dài chỉ đạo công tác cổ phần hóa gắn với TTCK tại Bộ Xây dựng khi thúc đẩy cổ phần hóa trên 300 DN, lớn có, nhỏ có, Bộ trưởng cho rằng, hoạt động đấu giá công khai trên TTCK là rất tốt. "Nếu TTCK sôi động, sẽ hỗ trợ rất lớn cho công tác tái cấu trúc DN, nhất là DN Nhà nước, hỗ trợ rất lớn trong công tác bán vốn để đa dạng hóa cơ cấu sở hữu tại DN", Bộ trưởng nói và cho biết, ông sẽ báo cáo thêm với Chính phủ để có sự quan tâm đến hoạt động này.

Liên quan đến công tác tạo hàng, Bộ trưởng đồng tình với định hướng sau cổ phần hóa, DN phải lên sàn và khẳng định, nếu khung pháp lý đối với định hướng này chưa có, Bộ Tài chính sẽ bổ sung trong thẩm quyền của Bộ, hoặc trình cấp cao hơn nếu vượt thẩm quyền.

Hiện tại, dấu ấn pháp lý quan trọng nhất năm 2013 với ngành chứng khoán là việc Chính phủ chính thức ban hành Nghị định 108/2013/NĐ-CP, trong đó có quy định nhiều chế tài buộc DN đại chúng phải minh bạch, các DN đã huy động vốn từ công chúng, sau 1 năm phải lên sàn, nếu không sẽ bị xử phạt, đồng thời mở ra cơ chế cho phép nhà đầu tư rút vốn khỏi DN.

Nếu công tác tạo hàng cho TTCK là có giải pháp, thì làm thế nào để khơi dậy nhiệt tình đầu tư của công chúng? Theo Bộ trưởng, điều cốt yếu là phải giữ được niềm tin của nhà đầu tư trong nước và có giải pháp mở rộng không gian đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài.

Để tạo niềm tin cho người dân, cần một chuỗi các công việc, nhưng Bộ trưởng đặc biệt nhấn mạnh đến công tác tuyên truyền và giám sát chất lượng báo cáo tài chính.

Theo Trung tâm Lưu ký chứng khoán, hiện TTCK có 1,3 triệu tài khoản giao dịch của 1 triệu nhà đầu tư khác nhau. "Tôi, cũng như nhiều người dân, vẫn còn hiểu mơ hồ về kênh đầu tư chứng khoán, nên dường như việc đầu tư trên thị trường này chỉ tập trung vào một bộ phận nhất định.

Nếu TTCK hoạt động tốt, tăng trưởng tốt, chúng ta cần truyền thông tốt hơn, để nhiều người hiểu và tham gia đầu tư vào chứng khoán", Bộ trưởng chỉ đạo. Bên cạnh đó, giám sát chất lượng báo cáo tài chính cần quản chặt chất lượng kiểm toán các DN, đồng thời hoàn tất chế độ kế toán mới cho các chủ thể trên thị trường.

Liên quan đến việc nới room, Bộ trưởng cho biết, ông rất ủng hộ việc gỡ bỏ khống chế tỷ lệ đầu tư trên TTCK với những DN thuộc ngành, nghề không cần nắm giữ theo quy định pháp lý. Theo đó, Bộ Tài chính, Ủy ban chứng khoán (UBCK) sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan liên quan, giải trình với Chính phủ để dự thảo Quyết định thay thế Quyết định 55/2009/QĐ-TTg sớm được ban hành.

Báo cáo với Bộ trưởng, Chủ tịch UBCK Vũ Bằng cho biết, bên cạnh việc tổ chức hoạt động và quản lý TTCK, năm 2013, UBCK tiếp tục tập trung vào công tác hoàn thiện thể chế trên TTCK. Nghị định 108/2013/NĐ-CP cùng nhiều thông tư đã được ban hành trong năm này. Tại UBCK đã ban hành 11 văn bản pháp quy hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ trên thị trường.

Tuy nhiên, có 2 đề án: đề án tái cấu trúc Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam, đề án về TTCK phái sinh, UBCK đề xuất tạm thời dời sang năm 2014. Bộ trưởng cũng đồng tình với đề xuất này, vì đây là những vấn đề lớn, nhạy cảm, cần thêm thời gian để nghiên cứu, thống nhất.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng thúc đẩy UBCK, các Sở, Trung tâm Lưu ký chứng khoán thực hiện tái cấu trúc TTCK theo chỉ đạo của Thủ tướng, trên 4 mảng việc chính: tái cấu trúc hàng hóa, tái cấu trúc cơ sở nhà đầu tư, tái cấu trúc các tổ chức kinh doanh chứng khoán và tái cấu trúc hệ thống tổ chức TTCK.

Trong quá trình này, cần thực hiện cho được công tác công khai, minh bạch trên TTCK, cổ phần hóa gắn với niêm yết và thúc đẩy các DN quản trị công ty theo thông lệ tốt nhất.

Về phía cơ quan quản lý, Bộ trưởng cho rằng, để TTCK minh bạch, trước hết mình cần minh bạch trước. "Hệ thống công nghệ thông tin cần được tiếp tục hiện đại hóa, cũng cần tính đến việc kết nối trực tiếp thông tin TTCK đến lãnh đạo Bộ, thậm chí đến Chính phủ, để khi cần, chúng tôi có công cụ để thực hiện việc dõi theo thị trường một cách liên tục nhất", Bộ trưởng nói.

11h30, cuộc họp kết thúc trong những cái bắt tay thật chặt giữa tư lệnh ngành với nhà quản lý TTCK. Tuy chưa có những giải pháp đột phá đưa ra tại cuộc họp, nhưng với sự thấu hiểu, sự chia sẻ và ủng hộ của Bộ trưởng, một hào khí mới đang lan tỏa trong ngành chứng khoán Việt Nam. (Đầu Tư Chứng Khoán 14/12) đầu trang

Thưởng tết trầm như công ty chứng khoán


Với ngành chứng khoán, dù thị trường năm 2013 đã có chút khởi sắc so với năm 2012, nhưng suy tính việc thưởng Tết là vấn đề không ít lãnh đạo Cty chứng khoán (CTCK) phải đau đầu.

Những ngày cuối năm 2013, câu chuyện “thưởng Tết” trở thành chủ đề nóng. Ông Hoàng Đình Lợi, Tổng giám đốc CTCK SHS cho biết, năm 2013 tiếp tục là một năm khó khăn đối với toàn nền kinh tế, chứ không riêng gì ngành chứng khoán. Rất nhiều DN không hoàn thành kế hoạch kinh doanh, thậm chí thua lỗ nên nhắc đến thưởng Tết là vấn đề “đau đầu” đối với các lãnh đạo doanh nghiệp (DN).

Về SHS, Công ty đang dự kiến trình xin ý kiến HĐQT về việc sẽ thưởng tháng lương thứ 13 cho nhân sự. “Dù khó khăn, nhưng Công ty vẫn phải cố gắng trích một phần thưởng để khích lệ anh em đã nỗ lực cả năm trời”, ông Lợi nói.

CTCK Tân Việt (TVSI) cho biết, TVSI sẽ cố gắng thưởng cho cán bộ công nhân viên (CBCNV) ít nhất là tháng lương thứ 13. Ngoài ra, đối với các môi giới có nhiều đóng góp, Công ty sẽ thưởng thêm một khoản nữa để khích lệ tinh thần anh em.

Trong khi đó, một số CTCK trực thuộc khối ngân hàng như CTCK Vietcombank (VCBS), CTCK Ngân hàng Công thương (VietinbankSC), CTCK Ngân hàng Nông nghiệp (Agriseco), do hoạt động có lãi tương đối lớn, nên các công ty này dự kiến sẽ thưởng cho CBCNV ít nhất 1 - 2 tháng lương. Thay vì dùng từ “thưởng Tết”, đại diện VietinbankSC cho biết, cuối năm, Công ty sẽ trả lương truy lĩnh năm 2013 cho CBCNV thêm từ 2 - 3 tháng, căn cứ vào mức thực hiện kế hoạch kinh doanh cụ thể.

Ông Lữ Bỉnh Huy, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc CTCK Ngân hàng Phương Nam (PNS) chia sẻ, Ban lãnh đạo Công ty đang cân nhắc mức thưởng Tết cho phù hợp, nên tạm thời chưa đưa ra con số “mấy tháng lương”. Theo lãnh đạo PNS, dù ít hay nhiều, thưởng Tết vẫn là nguồn để động viên anh em trong Công ty đã nỗ lực cả năm 2013 và tiếp tục gắn bó, cống hiến cho Công ty trong năm 2014.

Dù gì thì thưởng Tết vẫn là một câu chuyện tế nhị, nên lãnh đạo các CTCK thường không đưa ra con số cụ thể. Song theo tìm hiểu, cùng là 1 tháng lương, nhưng mức chênh lệch giữa các CTCK cũng như giữa các vị trí trong cùng công ty khá lớn, dao động phổ biến từ 5 - 20 triệu đồng với nhân viên và cao hơn nhiều đối với các vị trí lãnh đạo chủ chốt.

HSC là CTCK có truyền thống thưởng Tết vào diện khá nhất thị trường trong nhiều năm vừa qua. Quan điểm của HSC là coi khoản thưởng là "phụ cấp thi đua", hay “thưởng thành tích”, chứ không đơn thuần mang ý nghĩa thưởng Tết.

Vẫn như mọi năm, mức thưởng Tết năm nay tại HSC không cố định, mà có thể dao động lớn, tùy vào hiệu quả, năng suất làm việc của từng người. Tết năm 2013, mức thưởng tại HSC dao động từ 0 - 5 tháng lương, do Công ty hoàn thành vượt mức kế hoạch lợi nhuận. Tết năm nay, dù chưa có con số cụ thể, song theo HSC, thưởng Tết có thể duy trì ở mức tương đương năm ngoái.

Trong khi đó, những CTCK trong tình trạng thua lỗ như CTCK Chợ Lớn, CTCK Phú Hưng… thì việc thưởng Tết là một vấn đề khó khăn. Do vậy, sẽ không lấy làm lạ nếu nhân viên một số CTCK chỉ nhận được một vài triệu đồng tiền thưởng Tết.

Không chỉ ngành chứng khoán, nhìn sang các ngành cùng hoạt động trong lĩnh vực tài chính như ngân hàng, vốn có tiền lệ thưởng Tết “ xôm”, nhưng năm nay dự kiến sẽ “trầm” hơn. Theo dự báo của Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội, mức thưởng Tết bình quân năm nay của các DN sẽ bằng hoặc thấp hơn so với năm ngoái.

Ngành chứng khoán có đặc thù là hiệu quả kinh doanh phụ thuộc rất lớn vào diễn biến TTCK. Hy vọng, năm Ngựa 2014, thị trường sẽ có những bước tiến phi mã, để dân chứng khoán có một năm dễ sống hơn và đón cái Tết sung túc hơn mấy năm qua. (Đầu Tư Chứng Khoán 16/12) đầu trang


BẤT ĐỘNG SẢN

Chủ đầu tư bất động sản kẹt cứng


Rất nhiều chủ đầu tư các dự án bất động sản (BĐS) đang xây dựng dở dang rất cần vay thêm vốn để hoàn thiện công trình trong khi ngân hàng dù thừa vốn nhưng vẫn không dám cho vay thêm.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho biết, hiện nhiều chủ đầu tư những dự án đang xây dựng dở dang gần như đã hoàn toàn bế tắc. Ông Châu kiến nghị Ngân hàng (NH) nên khoanh nợ, giảm lãi vay cho doanh nghiệp (DN), cân nhắc việc tiếp tục cho vay đối với những dự án thuộc diện này để chủ đầu tư có thể hoàn thiện, đưa sản phẩm ra bán và từ đó có thể trả nợ cho NH.

“Làm được vậy thì chủ đầu tư được cứu, NH thu được vốn và người dân sẽ có được căn hộ giá rẻ”, ông Châu phân tích. Đã có một số dự án chủ đầu tư được khách hàng mua nhà cứu bằng cách tiếp tục nộp tiền vào, dưới sự giám sát chặt chẽ của NH, để giúp dự án tiếp tục hoàn thành. Nhưng không phải chủ đầu tư nào cũng may mắn được như vậy.

Trong khi đó, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc NHNN chi nhánh TP.HCM, cho rằng từ tháng 10.2013, NHNN đã có văn bản chỉ đạo các NH đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu nợ, nói rõ DN nợ xấu nhưng có phương án sản xuất kinh doanh mới sẽ được NH xem xét tính khả thi, hiệu quả của dự án để tính toán cho vay.

Đối với các DN kẹt tài sản thế chấp vào các khoản nợ cũ, NH có thể thực hiện cho DN vay tín chấp, hỗ trợ DN thông qua quỹ bảo lãnh tín dụng và cho vay thế chấp bằng dòng tiền bán hàng của DN.

Đối với các khoản nợ đến hạn nhưng DN gặp khó khăn thì NH căn cứ vào khả năng tài chính của mình để xem xét, xử lý miễn, giảm lãi vốn vay, không thu lãi quá hạn, ưu tiên thu nợ gốc trước, nợ lãi sau. Trường hợp DN đã trả xong nợ gốc thì NH thỏa thuận thống nhất với DN để có kế hoạch thu dần lãi. “Quy định hiện nay không cấm NH cho vay đối với BĐS như trước đây”, ông Minh nói.

Chủ tịch HĐQT một NH cổ phần cũng xác nhận trước đây NH nào cho DN có nợ xấu vay thì bị xử lý, nhưng nay các rào cản đã được tháo gỡ. Thế nhưng dù đang dư tiền, rất cần cho khách hàng đủ điều kiện vay, nhưng NH không dám cho vay đối với những DN có nợ xấu cũ, vì lo không giải quyết được nợ cũ, nợ xấu mới lại xuất hiện.

Phó giám đốc NHNN chi nhánh TP.HCM Nguyễn Hoàng Minh, cho rằng: “Đối với những DN đang xây dựng dở dang dự án BĐS, sử dụng vốn đúng mục đích thì NH vẫn triển khai cho vay để hoàn tất công trình. Thế nhưng thực tế có DN BĐS dùng vốn vay vào mục đích khác, do đó NH phải thu hồi lại vốn và không cho vay nữa. Có DN cứ phản ánh NH không cho vay, nhưng khi hỏi cụ thể là NH nào thì DN lại không chịu nói, vậy thì làm sao chúng tôi có thể hỗ trợ DN được?”. (Thanh Niên 14/12) đầu trang


Hà Nội quy hoạch Sơn Tây thành trung tâm nghỉ dưỡng


UBND TP Hà Nội vừa thông báo một số ý kiến của Chủ tịch TP Nguyễn Thế Thảo về đồ án quy hoạch một số đô thị trên địa bàn Hà Nội.

Theo đó, Hà Nội xác định thị xã Sơn Tây là trung tâm văn hóa, du lịch, nghỉ dưỡng, dịch vụ du lịch, chức năng vệ tinh về giáo dục và đào tạo, hành chính, dịch vụ y tế. Riêng khu vực Đồng Mô, sẽ phát triển thành một trong các khu vực tạo động lực phát triển du lịch Sơn Tây, nhưng cần được nghiên cứu trên cơ sở tiềm năng phát triển du lịch như mặt nước hồ Đồng Mô, dự án Làng Văn hóa du lịch các dân tộc, quy hoạch một trung tâm dịch vụ văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí.

TP cũng thống nhất tên đồ án theo góp ý của Bộ Xây dựng là “Quy hoạch chung thị xã Sơn Tây đến năm 2030”, giao Sở Quy hoạch Kiến trúc chỉ đạo đơn vị tư vấn bổ sung thêm phạm vi nghiên cứu quy hoạch, bao gồm xã Cam Thượng, huyện Ba Vì; bổ sung 2 phường Xuân Khanh và Trung Sơn Trầm trong khu vực đô thị vệ tinh Sơn Tây. (Diễn Đàn Doanh Nghiệp 16/12) đầu trang

Bất động sản phía Nam “nghênh đón” kiều hối


Nhận định cuối năm là thời điểm dòng kiều hồi chảy về nhiều, hàng loạt doanh nghiệp địa ốc phía Nam đã và đang tung hàng ra bán.

 Đón đầu thông tin năm nay sẽ có hơn 11 tỷ USD kiều hối đổ về Việt Nam, trong đó, dự báo sẽ có một phần nguồn vốn được đổ vào bất động sản, mới đây, Công ty Novaland, chủ đầu tư Dự án Sunrise City (quận 7, TP.HCM) đã tung ngay chương trình “30 căn hộ Sunrise City chào đón kiều bào" với nhiều ưu đãi, như tặng 6 tháng tiền thuê nhà, miễn phí dịch vụ cho thuê… và cam kết hoàn tiền mua nhà, cộng lãi suất nếu khách hàng không được đảm bảo về quyền sở hữu.

Theo lý giải của Novanland, từ trước đến nay, nhu cầu mua nhà để ở hoặc đầu tư tại Việt Nam của kiều bào rất lớn, nhưng đều vướng phải tâm lý e ngại về pháp lý, quyền sở hữu… Vì vậy, chương trình trên như là một sự cam kết cho bà con kiều bào khi mua nhà tại Việt Nam.

Cũng với mục tiêu đón làn sóng vốn kiều hối, Công ty Tấc Đất Tấc Vàng cho biết, trong tuần này sẽ tổ chức hội nghị bán 200 sản phẩm đất nền đối diện chợ đêm, trung tâm thương mại, là block đẹp nhất trong Dự án IJC@VSIP tại Thành phố mới Bình Dương.

Theo ông Hoàng Anh Tuấn, Tổng giám đốc Công ty Tấc Đất Tấc Vàng, thông lệ từ những năm trước, cuối năm là thời điểm thị trường bất động sản luôn hút một lượng vốn nhất định từ dòng vốn kiều hối, đặc biệt là thị trường Bình Dương. Đây cũng chính là nguyên nhân để Tấc Đất Tấc Vàng tung sản phẩm ra trong đợt này.

Bên cạnh xu hướng "ngóng" kiều hối, nhiều doanh nghiệp địa ốc ở TP. HCM cũng tăng tốc đưa hàng ra thị trường để đón làn sóng an cư cuối năm của người có nhu cầu về nhà ở. Theo kế hoạch, ngày 28/12, Công ty Bất động sản Nam Việt sẽ mở bán 80 căn hộ cuối cùng của Dự án Hưng Phát tại Khu Nam Sài Gòn, nhân lễ cất nóc của dự án này. Được biết, chủ đầu tư đưa ra cam kết, sẽ bàn giao nhà vào quý II/2014, nếu chậm tiến độ sẽ trả lãi suất 25%/năm cho khách hàng.

Tương tự, ngày 21/12, Công ty Bất động sản Him Lam sẽ chào bán 30 căn hộ của Dự án The Hyco4 quận Bình Thạnh; Công ty Lan Phương sẽ chào bán giai đoạn 1 của Dự án Lan Phương tại quận Thủ Đức vào cuối tháng này.

Cuối tuần qua, Công ty Novaland khai trương nhà mẫu và chào bán căn hộ Dự án Lexington tại phường An Phú, quận 2, Công ty Bất động sản Hưng Thịnh cũng cho biết, sẽ mở bán một dự án căn hộ tại quận Tân Phú vào cuối tháng này…

Trả lời Đầu tư Bất động sản, các doanh nghiệp, các sàn giao dịch bất động sản đều cho rằng, thị trường bất động sản đang dần mở ra những cơ hội, đặc biệt là đối với phân khúc căn hộ. Dù không có những đợt mua bán rầm rộ, song nhiều sàn giao dịch nhận được các dự án tốt vẫn đều đặn bán được hàng.

Ông Nguyễn Nam Hiền, Phó tổng giám đốc thường trực Công ty Bất động sản Hưng Thịnh cho biết, chỉ tính trong năm 2013, Công ty Hưng Thịnh đã phân phối thành công cả ngàn căn hộ.

“Khảo sát từ kết quả bán hàng tại nhiều dự án mà Hưng Thịnh đã bán cho thấy, hiện nay, xu hướng các cặp vợ chồng trẻ mua căn hộ để ở rất nhiều, nếu dự án có những tiêu chí đáp ứng được nhu cầu chắc chắn sẽ bán được”, ông Hiền nói và dự báo, năm 2014, thị trường sẽ tốt hơn và trong năm này, Hưng Thịnh sẽ tập trung “đánh” mạnh vào phân khúc căn hộ, đồng thời, mở rộng thêm các sàn giao dịch để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Tương tự, theo ông Đoàn Chí Thanh, Tổng giám đốc Công ty Địa ốc Hoàng Anh Sài Gòn, nhiều tháng qua, Sàn giao dịch Bất động sản Hoàng Anh Sài Gòn gần như đứng ngoài thị trường để nghỉ xả hơi. Tuy nhiên, trong kế hoạch năm tới, Hoàng Anh Sài Gòn dự định sẽ đưa ra thị trường hàng ngàn căn hộ thuộc phân khúc trung bình thấp.

Cụ thể, đầu năm 2014, Công ty sẽ công bố dự án 1.300 căn hộ tại quận 12 do Hoàng Anh Sài Gòn cùng một đối tác hợp tác đầu tư.

Theo nhiều chuyên gia bất động sản, năm 2013, dù thị trường bất động sản còn khó khăn, nhưng đã có nhiều tín hiệu tốt, hứa hẹn cho sự phục hồi trong năm 2014.

Tuy nhiên, sự phục hồi này vẫn trong giai đoạn thanh lọc, chỉ có những doanh nghiệp nào thực sự có năng lực mới nắm bắt được cơ hội này. (Đầu Tư Chứng Khoán 16/12) đầu trang

DOANH NGHIỆP

Phải nộp cổ tức tại doanh nghiệp nhà nước vào ngân sách


Bộ Tài chính vừa ban hành thông tư 187 hướng dẫn nộp cổ tức của phần vốn nhà nước góp tại các công ty cổ phần vào ngân sách nhà nước.

Theo đó, nguồn cổ tức thu vào ngân sách nhà nước là số cổ tức được chia cho phần vốn nhà nước theo quyết toán tài chính năm 2013 và 2014 và số cổ tức các năm trước được chia trong hai năm này. Nguồn thu này được điều tiết 100% cho ngân sách trung ương.

Bên cạnh đó, với toàn bộ số cổ tức đã thu về quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp từ đầu năm đến ngày 10-12, Bộ Tài chính cũng yêu cầu Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) nộp về ngân sách nhà nước chậm nhất là ngày 15-12. Còn các khoản phát sinh nộp về quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp sau ngày 10-12, SCIC phải nộp về ngân sách sau ba ngày nhận được.

Riêng đối với lợi nhuận của các tập đoàn, tổng công ty do Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ, Bộ Tài chính yêu cầu cũng phải có trách nhiệm nộp lợi nhuận còn lại năm 2013 và 2014 về ngân sách nhà nước sau khi đã trích lập các quỹ theo quy định. (Tuổi Trẻ 16/12) đầu trang


DU LỊCH - DỊCH VỤ

Hàng không nội địa tăng trưởng mạnh


Năm 2013, thị trường vận tải hàng không Việt Nam đã tăng trưởng trở lại với tổng thị trường ước đạt 29,5  triệu khách, tăng 16,7% so với năm 2012; trong đó thị trường nội địa đạt 14,5 triệu khách, tăng 19,3% so năm 2012 - theo báo cáo ngày 13-12 của Cục Hàng không Việt Nam.

Cục Hàng không Việt Nam đánh giá, mặc dù kinh tế Việt Nam năm 2013 chưa hoàn toàn phục hồi, tăng trưởng chậm nhưng thị trường vận tải hàng không đã phục hồi và tăng trưởng trở lại.

Tổng thị trường ước đạt 29,5 triệu khách và 630.000 tấn hàng hóa, tăng tương ứng 16,7% và 19,6% so với năm 2012, trong đó thị trường nội địa quay trở lại tăng trưởng cao với 14,5 triệu khách, tăng 19,3% so năm 2012.

Ông Võ Huy Cường, Phó cục trưởng Cục hàng không cho biết, năm 2012 là năm thị trường hàng không Việt Nam tăng trưởng thấp nhất trong vòng 20 năm qua, trong đó thị trường hàng không nội địa chỉ tăng 2,2%.

Tuy nhiên, năm 2013, đánh dấu sự tăng trưởng của các hãng hàng không Việt Nam bằng việc mở mới, tăng tần suất trên các đường bay quốc tế và nội địa.

Cụ thể Vietnam Airlines đã mở các đường bay quốc tế từ Đà Nẵng đi Nga, Trung Quốc và Hàn Quốc, và tới đây là đường bay Vinh-Viêng Chăn (Lào).

Còn VietJetAir mở đường bay quốc tế từ Hà Nội và TPHCM đến Bangkok (Thái Lan) đường bay TPHCM -Buôn Mê Thuột, TPHCM-Qui Nhơn, Hà Nội-Huế và Hà Nội-Buôn Mê Thuột và chuẩn bị khai thác đường bay Vinh-Đà Lạt và Hà Nội đến Seoul (Hàn Quốc) vào cuối tháng 12 năm nay.

Hãng Jetstar Pacific cũng mở thêm các đường bay từ TPHCM đến Vinh và Buôn Mê Thuột, chuẩn bị khai thác hai đường bay từ TPHCM đi Phú Quốc và Nha Trang vào ngày 15-12.

Hiện nay, các hãng hàng không Việt Nam đang khai thác 40 đường bay từ Hà Nội, Đà Nẵng và TPHCM đến 18 cảng hàng không địa phương và giữa các cảng hàng không địa phương với nhau. Đối với các đường bay quốc tế Vietnam Airlines và VietJetAir đang khai thác tổng cộng 52 đường bay đến 30 thành phố thuộc 17 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Trong năm 2013, có thêm 3 hãng hàng không quốc tế mới khai thác đến Việt Nam là Etihad Airways, Air Macau, Nordic Global. Hiện tại, có 45 hãng hàng không nước ngoài khai thác thường lệ 71 đường bay từ 22 quốc gia, vùng lãnh thổ đến Việt Nam và và 5 hãng khai thác thuê chuyến thường lệ đến sân bay Cam Ranh. (TBKTSG-Online 14/12) đầu trang


Trung bình 5 người dân Việt Nam có 1 điện thoại thông minh


Theo thống kê của Google vào cuối quý II/ 2013, Việt Nam có hơn 17 triệu smartphone, tức là cứ khoảng 5 người sẽ sở hữu chung 1 chiếc điện thoại thông minh và số lượng này còn sẽ tăng nhanh chóng trong thời gian sắp tới.

Dẫn số liệu từ thông tin của JFK, CEO Mobile Star Ngô Nguyên Kha phát biểu rằng, từ tháng 6/2012 đến 6/2013, mức độ tăng trưởng của thị trường smartphone đạt hơn 2,5 lần, tức là từ số lượng bán được 192.000 chiếc smartphone tăng lên 500.000 smartphone mỗi tháng.

Tỷ trọng smartphone trên tổng số các thiết bị điện thoại được bán ra cũng tăng nhanh tương ứng, từ 15% lên 38% trong thời gian này.

Sự tăng trưởng đột biến của dòng sản phẩm smartphone không phải là chuyện ngẫu nhiên. Nguyên nhân đầu tiên xuất phát từ sự cải tiến đáng kể về cơ sở hạ tầng.

Năm 2009, mạng 3G chính thức được các công ty viễn thông phủ sóng khắp 63 tỉnh, thành phố, kèm theo hàng loạt loại hình dịch vụ, tiện ích. Tiếp sau đó là việc lắp đặt wifi miễn phí tại nhiều nơi công cộng, thậm chí là cả một thành phố, đã tạo sự thuận tiện cần thiết cho việc sử dụng smartphone.

Thứ hai, công nghệ kỹ thuật được cải tiến không ngừng. Mỗi năm, có hàng chục chiếc điện thoại thông minh với kiểu dáng và công nghệ mới nhất được các nhà sản xuất cho ra mắt, nhằm đáp ứng ngày càng sâu rộng nhu cầu sử dụng của khách hàng. Chính vì vậy, dù thuộc đối tượng nào, người dùng cũng không hề bị giới hạn khi chọn lựa sản phẩm phù hợp với mình.

Cuối cùng là độ tiện dụng và hỗ trợ đắc lực trong công việc. Hiện nay, bên cạnh chi phí dữ liệu thấp nhờ nhiều gói cước ưu đãi từ các nhà cung cấp dịch vụ, kho ứng dụng trên nền tảng hệ điều hành iOS, Android, BlackBerry hoặc Windows đang được “làm giàu” cực kỳ nhanh chóng và thỏa mãn hầu hết các lĩnh vực đời sống (từ chụp ảnh, học tập, nghiên cứu, giải trí… và công việc). Bên cạnh đó, với kích thước nhỏ gọn, những “chú dế” thông minh trở thành người bạn đồng hành hiệu quả cùng chủ nhân đi khắp mọi nơi. (Đầu Tư 15/12) đầu trang

Giá thuốc đang chênh lệch lớn


Theo báo cáo giám sát giá thuốc, chi tiêu và tiêu thụ tại các bệnh viện của bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, thuốc chiếm khoảng 64% trong cơ cấu chi phí khám chữa bệnh (KCB) bảo hiểm y tế (BHYT).

Năm 2011, chi phí thuốc khoảng 15 nghìn tỷ đồng (chiếm 61,3%) trong tổng số 25,4 nghìn tỷ đồng chi khám chữa bệnh (KCB), đến 6 tháng đầu năm 2012, chi phí thuốc tiếp tục tăng 31% so với cùng kỳ.

Theo BHXH Việt Nam, giá thuốc BHYT trong thời gian qua còn nhiều bất cập. Cụ thể, cùng một loại thuốc, cùng hàm lượng, dạng bào chế... nhưng khi trúng thầu lại có giá khác nhau. Giá thuốc đấu thầu có sự chệnh lệch lớn giữa các địa phương. Thậm chí, trên cùng địa bàn thành phố, có nơi chênh lệch từ 30% đến 40%.

Ông Nguyễn Minh Thảo, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam cho biết, hiện, Bộ Y tế và BHXH Việt Nam đang rất quan tâm đến vấn đề đấu thầu thuốc. Trong sử dụng thuốc cần thực hiện mục tiêu an toàn, hiệu quả, đảm bảo công bằng, minh bạch và tính cạnh tranh, góp phần phát triển chất lượng KCB, đảm bảo an toàn cho Quỹ BHYT. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc không hợp lý sẽ gây ra một số vấn đề đáng lo ngại như: thất bại trong điều trị, gây tác dụng phụ, làm tăng một số bệnh, tăng hiện tượng kháng thuốc.

Được biết, hiện nay, hoạt động giám sát giá, chi tiêu và tiêu thụ thuốc tại bệnh viện đang được thực hiện theo hợp tác giữa BHXH Việt Nam và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Ngoài hỗ trợ về kỹ thuật, WHO còn hỗ trợ Việt Nam về tài chính. Mục đích nhằm đánh giá thực trạng, giám sát thực hiện, từ đó xác định nguyên nhân và đề xuất các biện pháp nhằm giám sát chặt chẽ giá thuốc. (Tiền Phong 16/12) đầu trang

THỊ TRƯỜNG

Đầu tuần, vàng SJC giao dịch quanh 35,52 triệu đồng


Mở cửa ngày giao dịch đầu tuần mới (16/12), giá vàng SJC tăng nhẹ 20.000 đồng mỗi lượng so với chốt phiên cuối tuần trước, hiện giá bán ra xoay quanh ngưỡng 35,52 triệu đồng.

Cụ thể, tại thời điểm 9 giờ 15 phút, giá mua vào của vàng SJC tại thị trường Thành phố Hồ Chí Minh là 35,42 triệu đồng/lượng và bán ra là 35,52 triệu đồng/lượng. Công ty DOJI Hà Nội niêm yết giá mua vào đối với vàng SJC ở mức 35,46 triệu đồng/lượng, còn chiều bán ra là 35,52 triệu đồng/lượng.

Trên thị trường ngoại tệ trong nước, tỷ giá bình quân liên ngân hàng áp dụng cho ngày 16/12 là 21.036 đồng/USD. Trần tỷ giá áp dụng cho các ngân hàng thương mại là 21.246 đồng/USD. (TTXVN 16/12) đầu trang

Thực phẩm “lạ” mùa tết: gà thảo dược, trứng gà omega


Để chuẩn bị kinh doanh cho mùa tết, nhiều doanh nghiệp đã lên kế hoạch đưa ra thị trường một số thực phẩm lạ, được giới thiệu bổ dưỡng, có lợi cho sức khỏe như gà thảo dược hay trứng gà omega.

Theo bà Nguyễn Thị Ngọc Hà - giám đốc Công ty San Hà, năm nay đơn vị này lần đầu tiên đưa ra thị trường loại gà được nuôi bằng các loại thảo mộc bên cạnh các loại thức ăn cơ bản như cám, gạo, thức ăn chăn nuôi. Thịt gà thảo mộc được giới thiệu là săn chắc, có hương vị thơm ngọt và bổ dưỡng. Theo bà Ngọc Hà, gà thảo mộc có giá khoảng 120.000 đồng/kg, đã được đưa vào kinh doanh tại các hệ thống siêu thị và cửa hàng nhằm phục vụ nhu cầu người dân dịp tết.

Tương tự, Công ty Omega Minh Ân (Đồng Nai) cũng cho biết sẽ đưa ra thị trường loại trứng gà, trong đó con giống được chọn lọc và nuôi theo phương pháp đặc biệt, đảm bảo hàm lượng omega trong quả trứng đạt yêu cầu. Hiện loại trứng này được giới thiệu là không sử dụng chất kháng sinh, cũng được xử lý công nghệ trước khi ra thị trường nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Hiện mặt hàng này đã có trên thị trường với loại hộp sáu quả và 10 quả, có giá dao động 30.000-35.000 đồng/hộp. (Tuổi Trẻ 14/12) đầu trang

Gần 28,5 tỉ đồng sản xuất tem rượu


Tổng cục Thuế vừa có thông báo mời thầu với gói thầu “In tem rượu sản xuất tiêu thụ trong nước” của Tổng cục Thuế sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, theo hình thức chỉ định thầu.

Gói thầu tem rượu lần này trị giá gần 28,5 tỉ đồng, được trích từ Ngân sách Nhà nước. Hình thức chỉ định thầu đối với Công ty TNHH Một thành viên In Tài chính.



Cùng với quy định, từ 1/1/2014, tất cả sản phẩm rượu mua bán, lưu thông trên thị trường Việt Nam đều phải dán tem thì hoạt động này nhằm kiểm soát, giám sát chất lượng mặt hàng rượu trong nước. (Diễn Đàn Doanh Nghiệp 16/12) đầu trang./.
Biên tập: Nguyễn Mai




Каталог: sites
sites -> KẾ hoạch xây dựng tcvn năM 2015
sites -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
sites -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung
sites -> KÕt qu¶ ®Ò tµi "nghiªn cøu trång rõng Tr¸m tr¾ng
sites -> Mẫu tkn1 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
sites -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
sites -> BỘ TÀi chính —— Số: 25/2015/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
sites -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
sites -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO –––– Số: 40

tải về 0.6 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương