Bản tin Dự báo sâu bệnh từ Cục Bảo vệ thực vật. Tuần từ 24/09 – 30/09/2012 Các tỉnh phía Bắc



tải về 16.35 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu07.06.2018
Kích16.35 Kb.
#39606
Bản tin Dự báo sâu bệnh từ Cục Bảo vệ thực vật.
Tuần từ 24/09 – 30/09/2012

1. Các tỉnh phía Bắc

   a) Trên lúa

    - Sâu đục thân 2 chấm: Trưởng thành lứa 5 tiếp tục vũ hoá và đẻ trứng. Sâu non gây bông bạc trà lúa đòng già - trỗ bông, nhất là các tỉnh ven biển. Cần tiếp tục theo dõi và phòng trừ ở giai đoạn đòng già - trỗ.

    - Rầy nâu, rầy lưng trắng lứa 7 tiếp tục hại trên các giống nhiễm, nhất là các trà lúa giai đoạn chắc xanh - đỏ đuôi, nếu không phòng trừ tốt gây cháy vào cuối tháng 9 đầu tháng 10.

    - Sâu cuốn lá nhỏ: Gây hại cục bộ trên lúa cực muộn, xanh tốt. Cần tăng cường giám sát đồng ruộng, phòng trừ ở những ruộng lúa có mật độ sâu non cao, ngay khi sâu còn tuổi nhỏ.

    Ngoài ra, theo dõi và phòng trừ kịp thời bọ xít dài, bênh đạo ôn cổ bông, cổ gié, bệnh khô vằn, bệnh bạc lá, nhện gié, chuột... gây hại cục bộ.

   b) Trên cây trồng khác

    - Trên mía: Bệnh chồi cỏ, bọ hung, rệp xơ trắng, bệnh thối ngọn... tiếp tục phát sinh gây hại trên đồng ruộng.

    - Trên cây cà phê, hồ tiêu: Rệp, bệnh thán thư, khô cành, gỉ sắt trên cây cà phê; bệnh chết nhanh, thối gốc rễ, tuyến trùng, trên cây hồ tiêu tiếp tục phát sinh gây hại mức độ nhẹ đến trung bình, nặng cục bộ ở những vườn cây lâu năm chăm sóc, thoát nước kém và phòng trừ sâu bệnh không tốt.

    - Trên cây ăn quả: Bệnh greening, bọ xít xanh, bệnh loét sẹo... tiếp tục gây hại tại những vườn cam già cỗi, chăm sóc và thoát nước kém, vệ sinh đồng ruộng và phòng trừ không tốt.



2. Các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên

   a) Trên lúa

    - Bệnh khô vằn, bệnh lem lép thối hạt, rầy nâu, rầy lưng trắng... tiếp tục gây hại trên lúa HT giai đoạn cuối vụ và lúa vụ 3.

     - Sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân... gây hại chủ yếu lúa vụ 3, lúa gieo giai đoạn đẻ nhánh - làm đòng.

    - Bệnh đạo ôn lá, cổ bông phát sinh và gây hại trên lúa mùa và lúa rẫy ở Tây Nguyên và một số diện tích lúa gieo khô ở các tỉnh đồng bằng.

     -Chuột: Hại cục bộ lúa vụ 3, lúa mùa giai đoạn đứng cái - làm đòng.

   b) Trên cây trồng khác

     - Bệnh gỉ sắt, khô cành, rệp, rụng quả... tiếp tục hại phổ biến trên cà phê ở Tây Nguyên.

     - Tuyến trùng rễ, bệnh vàng lá, thối rễ, rệp sáp gốc, bệnh thán thư... hại tiêu chủ yếu ở Tây Nguyên giai đoạn quả non.

     - Sâu đục thân, bệnh than, rệp... hại nhẹ rải rác mía vươn lóng-tạo đường. Sâu non bọ hung, xén tóc hại cục bộ mía ở Gia Lai, Kon Tum.

     - Bệnh chổi rồng, nhện đỏ, rệp sáp... phát sinh và gây hại sắn giai đoạn tích lũy bột - thu hoạch.

3. Các tỉnh phía Nam

   a) Trên lúa

     - Dự báo trong tuần tới rầy nâu tuổi 5-trưởng thành tiếp tục phát triển và đến cuối tuần sẽ di trú, tuy nhiên mật độ không cao.

     Những khu vực chuẩn bị xuống giống lúa mùa 2012, ĐX sớm 2012-2013 cần theo dõi chặt diễn biến rầy nâu vào đèn tại hệ thống bẫy đèn của địa phương để chọn thời điểm xuống giống tập trung né rầy đạt hiệu quả nhất.

     - Bệnh đạo ôn lá tiếp tục phát triển ở nhiều địa phương trên lúa giai đoạn đẻ nhánh đến làm đòng và bệnh đạo ôn cổ bông trên các trà lúa trổ. Các tỉnh cần theo dõi sát tình hình cụ thể trên đồng ruộng của địa phương mình đặc biệt trên những giống nhiễm đạo ôn để có biện pháp ngăn ngừa đạt hiệu quả.

     Ngoài ra, cần lưu ý ốc bươu vàng trên lúa mới gieo sạ ở những cánh đồng trũng không tiêu thoát nước dễ bị ốc bươu vàng tấn công và gây hại nặng; bệnh lem lép hạt giai đoạn trổ-chín. Các đối tượng khác xuất hiện và gây hại thấp.

   b) Trên nhãn

      Tiếp tục chỉ đạo, thực hiện áp dụng các biện pháp phòng chống dịch chổi rồng; tập trung cắt bỏ, tiêu hủy những chồi nhiễm bệnh, xử lý thuốc và theo dõi chống tái nhiễm.



KHUYẾN CÁO

Trên lúa:

Rầy nâu: Phun Applaud 10WP,Hoppecin 50C khi rầy mới nở (tuổi 1 đến tuổi 3).

Sâu cuốn lá nhỏ: Phun Altach 5EC, Wellof 330EC, chỉ phun ở ruộng có mật số sâu non cao và ngay khi sâu còn tuổi nhỏ.

Sâu đục thân: Dùng Oncol 25WP, Nurelle D 25/2,5EC, phun sau thấy bướm rộ 7-10 ngày.

Bệnh đạo ôn (lá,thân): Phun Beam 75WP khi bệnh chớm xuất hiện.

Bệnh khô vằn: Phun Pulsor 23F, Vali 5SL, Carbenda supper50SC.

Bệnh bạc lá do vi khuẩn: Phun Bony 4SL khi bệnh chớm xuất hiện.

Ốc bươu vàng: Sử dụng Honeycin 6GR, trộn phân rải đều trên ruộng.

Bọ xít hôi: Phun Suco 50EC khi bọ xít chớm xuất hiện.

Bệnh lem lép hạt: Phun Catcat 250EC, Aviso350 SC phun khi lúa bắt đầu trổ và trổ đều.



Trên cây cà phê:

Rệp sáp: Phun Nurelle D 25/2,5EC, Mospilan 3EC.

Tuyến trùng rễ: Tưới Oncol 25WP xung quanh gốc vào đầu mùa mưa và cuối mùa mưa.

Bệnh thán thư (bệnh làm khô đen lá, thân, quả nên còn gọi bệnh khô cành, khô quả): Phun Manozeb 80WP, Carbenda supper 50SC.



tải về 16.35 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương