BẢn thảO ĐẦu tiêN (để bổ sung/góp ý) thông tin đÓng góp về XÃ HỘi dân sự TẦm nhìn asean 2025



tải về 246.33 Kb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích246.33 Kb.
#28644
1   2   3




        1. Tăng cường bảo trợ xã hội đối với phụ nữ và trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người tản cư nội địa, lao động nhập cư, các nhóm thiệt thòi, và những người sống tại các khu vực có nguy cơ cao, bao gồm người dân sinh sống ở vùng sâu vùng xa và vùng biên giới, và các khu vực nhạy cảm với khí hậu, nhằm giảm khả năng gặp nguy hiểm khi xảy ra các thảm họa và khủng hoảng liên quan tới biến đổi khí hậu.




        1. Một ASEAN tự cường trước thảm họa, có thể lường trước cách ứng phó, đương đầu, thích nghi và tái thiết tốt hơn, tài tình hơn và nhanh hơn.




  1. Tăng quy mô và nhân rộng các diễn đàn liên ngành và các chiến lược chung để ASEAN có thể phản ứng như một khối.

  2. Đẩy mạnh các tiêu chuẩn khu vực nhằm nâng cao khả năng hoạt động cùng nhau, đảm bảo sự thống nhất trong hành động và củng cố tính tự cường.

  3. Đẩy mạnh sự tự cường của các cộng đồng địa phương thông qua việc kết hợp các nguyên tắc tự cường trong giảm nhẹ rủi ro với các biện pháp phục hồi.

  4. Tăng cường sự gắn kết chính sách và sự liên kết lẫn nhau và phối hợp các sáng kiến trong giảm nhẹ rủi ro thảm họa, thích ứng với biến đổi khí hậu, các hoạt động nhân đạo và phát triển bền vững.

  5. Nâng cao năng lực thể chế nhằm kết hợp tính tự cường trong các chương trình và chính sách, trong quá trình chuẩn bị và ứng phó với các thảm họa.

  6. Khai thác trí tuệ địa phương và kiến thức truyền thống để phat triển văn hóa tự cường.

  7. Nâng cao khả năng tự cường của các thành phố trước thảm họa và năng lực thích ưng với biến đổi khí hậu thông qua đẩy mạnh phối hợp với các ngành liên quan trong quá trình thực hiện quản lý rủi ro thảm họa toàn diện.

  8. Nâng cao tính tự cường của các thành phố bằng cách đẩy mạnh năng lực thích nghi với biến đổi khí hậu và cơ sở hạ tầng tự phục hồi.

        1. Một ASEAN an toàn hơn, có thể ứng phó với mọi hiểm họa liên quan đến sức khỏe như các mối đe dọa sinh học, hóa học, bức xạ hạt nhân, và những mối đe dọa đang xuất hiện.




  1. Củng cố hệ thống y tế để có thể tự cường trong trạng thái chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó hiệu quả với các hiểm họa liên quan đến sức khỏe như các mối đe dọa sinh học, hóa học, bức xạ hạt nhân, và những mối đe dọa đang xuất hiện và tái xuất hiện.

  2. Nâng cao các tiêu chuẩn khu vực nhằm đẩy mạnh khả năng vận hành kết hợp và tính tự cường.

  3. Nâng cao năng lực con người và thể chế để hỗ trợ thực hiện các chính sách, chiến lược và chương trình chuẩn bị và ứng phó với mọi hiểm họa liên quan đến sức khỏe.

  4. Mở rộng các diễn đàn liên ngành trong khu vực và lập các chiến lược chung để ứng phó với các tác động của biến đổi khí hậu.

  5. Tăng cường bảo trợ xã hội đối với phụ nữ và trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người tản cư nội địa, lao động nhập cư, các nhóm thiệt thòi, và những người sống tại các khu vực có nguy cơ cao, bao gồm người dân sinh sống ở vùng sâu vùng xa và vùng biên giới, và các khu vực nhạy cảm với khí hậu, nhằm giảm khả năng gặp nguy hiểm khi xảy ra các thảm họa và khủng hoảng liên quan tới biến đổi khí hậu.

  6. Thành lập các diễn đàn để giúp người dân sinh sống tại các khu vực có nguy cơ cao trở nên tự cường, bằng cách giảm nhẹ nguy cơ tiếp xúc và gặp nguy hiểm do các hiện tượng thời tiết cực đoan và các cú sốc và thảm họa kinh tế, xã hội và môi trường khác.

  7. Thúc đẩy các sáng kiến khu vực nhằm xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử, bóc lột, lạm dụng, buôn người, các tập quán có hại, và bạo lực đối với các nhóm thiệt thòi như phụ nữ và trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật và người tản cư nội địa khi xảy ra khủng hoảng và thảm họa.

  8. Đẩy mạnh hợp tác liên ngành và liên trụ cột để đảm bảo đầy đủ lương thực thực phẩm và khả năng tiếp cận ở cấp độ hộ gia đình, đặc biệt là các hộ gia đình dễ bị tổn thương, và khả năng đương đầu với thảm họa, sự khan hiếm và các cú sốc về giá thực phẩm, thông qua việc xây dựng các cơ chế và chiến lược thích nghi.

  9. Đẩy mạnh hợp tác liên ngành và liên trụ cột để đảo bảo sự sẵn có và khả năng tiếp cận các dịch vụ năng lượng giá cả phải chăng ở cấp độ hộ gia đình và khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo và các công nghệ xanh.

  10. Đẩy mạnh hợp tác liên ngành và liên trụ cột để đảm bảo sẵn có nước sạch, các thiết bị vệ sinh và điện cho các hộ gia đình khi xảy ra khủng hoảng.




        1. Một ASEAN thích ứng với khí hậu với năng lực thể chế và con người đã được nâng cao để thích nghi với những tác động của biến đổi khí hậu.




        1. Giảm nghèo đói, nguy cơ gặp nguy hiểm và tiếp xúc với rủi ro.




      1. Một cộng đồng nêu cao các nguyên tắc quản trị tốt thông qua các cơ chế chịu trách nhiệm và toàn diện, mang lại lợi ích cho người dân;




        1. Xây dựng các nguyên tắc quản trị tốt thông qua các cơ chế chịu trách nhiệm và toàn diện, mang lại lợi ích cho người dân.




        1. Có sự tham gia của các bên liên quan trong các quy trình của ASEAN

  1. Thể chế hóa các chính sách ASEAN về sự cố vấn và tham gia của các bên liên quan trong công việc của các cơ quan chuyên ngành và các cơ quan khác của ASEAN, bao gồm các sáng kiến ra quyết định, phát triển, thực hiện và giám sát chương trình,v.v..

  2. Tăng cường phát triển các cơ cấu và đường lối hợp tác trong việc thu hút sự tham gia của các bên liên quan nhằm thực thi hiệu quả các sáng kiến ASEAN.

  3. Tạo nền tảng để các bên liên quan tham gia vào các chương trình, hội nghị và các sáng kiến khác của các cơ quan chuyên ngành và các cơ quan khác của ASEAN, cũng như các cơ hội hợp tác và cộng tác.




        1. Sự kết nối giữa các dân tộc

  1. Đẩy mạnh liên hệ với các đối tác chủ chốt trong việc nâng cao nhận thức và hiểu rõ giá trị của một Cộng đồng ASEAN thông qua các chương trình trao đổi cùng có lợi giữa các dân tộc.

  2. Tạo cơ hội cho các bên liên quan chia sẻ kiến thức, bao gồm việc chia sẻ các nghiên cứu và thông lệ tốt nhất.

  3. Khuyến khích cách tiếp cận nhiều bên trong việc thúc đẩy bản sắc và nhận thức ASEAN thông qua việc nêu cao lịch sử, sự đa dạng, kiến thức truyền thống và hiểu biết văn hóa trong khu vực, cùng các yếu tố khác.

  4. Khuyến khích các hoạt động tình nguyện giữa các Quốc gia Thành viên ASEAN để củng cổ Cộng đồng ASEAN.

  5. Đảm bảo sự nhất quán, gắn kết và phối hợp trong quá trình thực hiện các chương trình Truyền thông ASEAN.

  6. Xây dựng một hệ thống quản lý Kiến thức ASEAN toàn diện để người dân ASEAN và các bên liên quan tiếp cận thông tin dễ dàng hơn.

  7. Thực hiện mọi biện pháp cần thiết để đảm bảo an sinh xã hội, giá trị nhân đạo, tinh thần đoàn kết và cộng đồng khi xảy ra khủng hoảng, thảm họa và các hiện tượng thời tiết cực đoan.

  8. Thực hiện mọi biện pháp cần thiết để đảm bảo luôn tôn trọng các tín ngưỡng khác nhau và chấp nhận sự đa dạng văn hóa.




        1. Trao quyền cho Người dân và Củng cố các thể chế

  1. Phát triển cơ sở hạ tầng hoặc các cơ chế xây dựng năng lực cho các bên liên quan trọng yếu trong cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN, những người có thể truyền tải các kiến thức liên quan cho người dân ASEAN.

  2. Nâng cao khả năng và tính tự cường của các bên liên quan trọng yếu với các kỹ năng quản lý và công nghệ tiên tiến để cải thiện năng lực thể chế nhằm giải quyết những thách thức hiện tại và các xu hướng đang nổi lên, như thảm họa, dịch bệnh và biến đổi khí hậu.

  3. Khai thác sử dụng công nghệ thông tin và công nghệ truyền thông ở các nhóm tuổi khác nhau như là một cách để kết nối với cộng đồng khu vực và toàn cầu.

  4. Có sự tham gia của các chính quyền địa phương, các thành phố, tỉnh, thị trấn và khu tự trị thông qua chính quyền trung ương trong quá trình phát triển các chương trình xây dựng năng lực ASEAN, mang lại lợi ích cho cộng đồng tương ứng.

  5. Đẩy mạnh và thực thi các luật, chính sách và thông lệ chống phân biệt đối xử thông qua việc xây dựng các thể chế hiệu quả, nhanh nhạy, chịu trách nhiệm và minh bạch ở tất cả các cấp độ.




      1. Một cộng đồng chăm sóc và bảo vệ các hệ sinh thái của chúng tôi để đảm bảo kế sinh nhai bền vững cho người dân và sự thịnh vượng tại các thành phố và cộng đồng bền vững.




        1. Các biện pháp bảo vệ kế sinh nhai bền vững cho người dân và sự thịnh vượng tại các thành phố và cộng đồng bền vững.




        1. Các thành phố bền vững về môi trường




  1. Thúc đẩy cách tiếp cận kết hợp và cùng tham gia trong quy hoạch và quản lý đô thị để có quá trình đô thị hóa bền vững.

  2. Nâng cao năng lực của các thể chế quốc gia và khu vực để thực hiện các chính sách và chương trình hướng tới những thành phố đáng sống.

  3. Tăng cường hợp tác giữa các ban ngành liên quan để tạo cơ hội tiếp cận nguồn năng lượng sạch và an toàn, đất sạch, không khí sạch, nguồn nước và các hệ thống vệ sinh sạch và an toàn.

  4. Thúc đẩy các thành phố thân thiện với trẻ em, phụ nữ, người cao tuổi và người khuyết tật thông qua sự hợp tác tăng cường với các ban ngành liên quan để cung cấp các hệ thống cơ sở hạ tầng bền vững và dễ tiếp cận.

  5. Củng cố các mối liên hệ môi trường, kinh tế và xã hội tích cực giữa các khu vực đô thị, bán đô thị và nông thôn

  6. Củng cố các chính sách và chiến lược quản lý hiệu quả tác động của sự gia tăng dân số và tình trạng nhập cư đối với các thành phố.




        1. Các hệ thống cấp vốn được đẩy mạnh và tối ưu hóa, sự sẵn có nguồn thực phẩm, nước, năng lượng và các mạng lưới an toàn xã hội khác khi xảy ra khủng hoảng bằng cách làm các nguồn lực sẵn có, dễ tiếp cận, giá cả hợp lý và bền vững hơn.




        1. Hướng tới một ASEAN cởi mở và dễ thích nghi




  1. Đảm bảo tự do tiếp cận thông tin trong ASEAN

  2. Tăng cường phổ cập công nghệ thông tin và truyền thông

  3. Đẩy mạnh văn hóa khoan dung, thấu hiểu và đề cao sự đa dạng văn hóa, lịch sử, xã hội, nghệ thuật, tôn giáo… trong nội bộ ASEAN.

  4. Tạo ra một tiếng nói chung ASEAN trong lĩnh vực văn hóa- xã hội toàn cầu và trong đàm phán.

  5. Thúc đẩy sự tương tác và lưu động giữa các dân tộc trong và ngoài ASEAN.




        1. Hướng tới một ASEAN sáng tạo và đổi mới

  1. Tăng cường học tập suốt đời và phát triển kỹ năng.

  2. Đẩy mạnh cách tiếp cận sáng tạo với giáo dục đại học kết hợp với học thuật, dịch vụ cộng đồng và tạo việc làm trong khu vực.

  3. Thúc đẩy dòng chảy tự do về ý tưởng, kiến thức và chuyên môn để tạo động lực cho khu vực.

  4. Đẩy mạnh giáo trình và hệ thống giáo dục về khoa học, công nghệ và các ngành sáng tạo.

  5. Tăng cường hợp tác khu vực và toàn cầu trong việc nâng cao chất lượng và tính cạnh tranh của các thể chế giáo dục và giáo dục đại học.

  6. Khuyến khích chính quyền, khu vực tư nhân và cộng đồng phát triển một hệ thống đài tạo và đào tạo lại lao động liên tục ở mọi cấp độ.

  7. Củng cố hợp tác và thực hiện các quyền sở hữu trí tuệ (IPR) trong ASEAN trong các lĩnh vực an toàn thực phẩm, thuốc và thuốc truyền thống, các tài sản văn hóa truyền thống, các sản phẩm dựa trên sự đa dạng sinh học, cùng các lĩnh vực khác.

  8. Khuyến khích và ủng hộ khả năng làm chủ doanh nghiệp của xã hội, phụ nữ và thanh niên.

  9. Khuyến khích sự đổi mới thể chế và kỹ thuật trong quá trình cung cấp các dịch vụ xã hội và chăm sóc y tế.


  1. Đánh giá và Thực hiện




      1. Cơ chế Thực hiện




        1. Vai trò và trách nhiệm của Hội đồng ASCC

        2. Ưu tiên

        3. Sự liên kết và Nền tảng Điều phối

        4. Cơ chế Khiếu nại của người dân

        5. Giám sát và Đánh giá sự triến triển trong Quá trình thực hiện




      1. Nguồn lực




        1. Các nguồn lực tài chính để thực hiện ASCC sẽ được huy động từ các Quốc gia Thành viên ASEAN cũng như các Đối tác Đối thoại, các quốc gia tài trợ, các tổ chức quốc tế, khu vực tư nhân và các tổ chức phi chính phủ.




      1. Truyền thông




        1. Các hoạt động truyền thông và thúc đẩy việc thực hiện ASCC sẽ được tiến hành ở cả tầm quốc gia và khu vực, với sự tham gia của các bên liên quan nhằm mục đích tăng cường nhận thức của công chúng về ASCC và đảm bảo sự tham gia có ý nghĩa của người dân trong quá trình này




      1. Review




        1. Việc xem xét lại và đánh giá ASCC sẽ được Hội đồng ASCC thực hiện hai năm một lần, kết hợp với Ban thư ký ASEAN và có sự tham gia của các cơ quan và các bên liên quan, bao gồm các tổ chức xã hội dân sự đang làm việc về những sáng kiến hợp tác cộng đồng kinh tế trong khu vực.






Каталог: UserFiles -> RadEditor
UserFiles -> PHƯƠng pháp viết nghiên cứu khoa họC Ứng dụng sư phạM
UserFiles -> 29 Thủ tục công nhận tuyến du lịch cộng đồng
UserFiles -> BÀi phát biểu củA ĐẠi diện sinh viên nhà trưỜng sv nguyễn Thị Trang Lớp K56ktb
UserFiles -> BỘ XÂy dựNG
UserFiles -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
UserFiles -> BỘ XÂy dựng số: 10/2013/tt-bxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
UserFiles -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam kho bạc nhà NƯỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
UserFiles -> MÔn toán bài 1: Tính a) (28,7 + 34,5) X 2,4 b) 28,7 + 34,5 X 2,4 Bài 2: Bài toán
UserFiles -> CỦa bộ trưỞng bộ VĂn hóa thông tin về việc thành lập tạp chí di sản văn hóa thuộc cục bảo tồn bảo tàng bộ trưỞng bộ VĂn hóa thông tin
RadEditor -> 22  leâ LÖÏu tieåu thuyeát  23

tải về 246.33 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương