Bán nguyệt san – Số 202 – Chúa nhật 04. 08. 2013


LINH ĐẠO HIỆP HỘI THÁNH MẪU: THÀNH LẬP VÀ SINH HOẠT CỦA GIA ĐÌNH SỐNG ĐỜI KI-TÔ HHTM



tải về 0.71 Mb.
trang4/4
Chuyển đổi dữ liệu26.12.2017
Kích0.71 Mb.
#35097
1   2   3   4

LINH ĐẠO HIỆP HỘI THÁNH MẪU: THÀNH LẬP VÀ SINH HOẠT CỦA GIA ĐÌNH SỐNG ĐỜI KI-TÔ HHTM


 

LỜi CHÚA: “Trong những ngày ấy, Đức Giê-su đi ra núi cầu nguyện, và Người đã thức suốt đêm cầu nguyện cùng Thiên Chúa. Đến sáng, Người kêu các môn đệ lại, chọn lấy mười hai ông và gọi là Tông Đồ” (Lc 6,12-13).

 

1. GIA ĐÌNH SỐNG ĐỜI KI-TÔ HHTM:

 

a) Noi gương Chúa Giêsu, Hiệp Hội Thánh Mẫu cũng phân chia hội viên thành những Nhóm Nhỏ gọi là Gia Đình Sống Đời Ki-tô HHTM, trong đó mọi thành viên giúp nhau sống hiếu thảo với Chúa Cha và sống hiệp nhất yêu thương nhau, luôn hiệp cùng Mẹ Ma-ri-a theo ơn Thánh Thần soi dẫn để học sống Lời Chúa và thi hành các công tác tông đồ bác ái hầu góp phần chu tòan sứ vụ “ra đi loan báo Tin Mừng khắp thế gian” (x Mt 28,19-20).

 

b) Hội viên cùng hay khác phái cùng lứa tuổi trong một giáo xứ hay môi trường sống liên kết thành từng Nhóm Nhỏ gọi là GIA ĐÌNH SỐNG ĐỜI KITÔ HHTM hay GIA ĐÌNH NHÓM NHỎ. Mỗi Gia Đình gồm từ 7 đến 12 thành viên nam nữ theo từng ngành: Từ 17-30 tuổi là ngành Giới Trẻ HHTM, từ 30-60 tuổi là ngành Gia Đình HHTM, từ 60 tuổi trở lên là ngành Bác Ái HHTM. Sợi dây liên kết các thành viên trong Gia Đình SĐKT là tình yêu thương huynh đệ. Anh chị em trong Gia Đình nên gọi nhau là anh chị em dựa theo ngày tháng năm sinh. Có thể gọi nhau theo thứ tự như: Anh (chị) Cả, chị Hai, chị Ba, anh Tư chú Năm, … cô Út để thêm sự thân thiết hơn. Các Gia Đình cùng ngành (lứa tuổi) sẽ liên kết thành Đoàn GIỚI TRẺ HHTM, Đoàn GIA ĐÌNH HHTM, Đoàn BÁC ÁI HHTM. Ba Đoàn Ngành HHTM trong mỗi giáo xứ sẽ liên kết thành XỨ ĐOÀN HHTM hay HIỆP HỘI THÁNH MẪU GIÁO XỨ.

 

c) Mỗi Gia Đình Nhóm Nhỏ do một TỔ PHỤC VỤ GIA ĐÌNH điều hành sinh họat gồm một Trưởng, hai Phụ Tá và một Cố vấn.

 

2. CÁC GIAI ĐOẠN THÀNH LẬP VÀ TỔ CHỨC NỘI BỘ GIA ĐÌNH NHÓM NHỎ HHTM:

 

a) Huấn luyện Trưởng Gia Đình: Vai trò TRƯỞNG GIA ĐÌNH rất quan trọng để hình thành và điều hành sinh họat Gia Đình, nên Trưởng Gia Đình cần được huấn luyện qua một khóa Huấn Luyện Huynh Trưởng. LM Giám Huấn sẽ chọn một số người nhiệt tình, có uy tín và khả năng tham dự Khóa Huấn Luyện Trưởng Gia Đình do HHTM Giáo Phận hay Giáo Hạt tổ chức.

 

b) Thành lập Gia Đình: Sau khóa học, mỗi huynh trưởng đủ điều kiện sẽ tự đứng ra thành lập Gia Đình Nhóm Nhỏ bằng cách mời gọi từ 7 đến 12 người cùng lứa tuổi (16-30; 30-60; 60 trở lên), cùng hay khác phái nam nữ, cùng khu xóm, cùng công tác phục vụ như ca đoàn, lễ sinh, giáo lý viên, lớp giáo lý…. thành lập Gia Đình Sống Đời Kitô HHTM. Mỗi thành viên trong Gia Đình Nhóm Nhỏ cũng nên mời các người thân (chồng, vợ hay con cái lớn) làm thành viên trợ tá của Gia Đình mình.

 

c) Tổ Điều Hành Gia Đình: Mỗi Gia Đình Nhóm Nhỏ sẽ bầu chọn một Trưởng Gia Đình, nhiệm kỳ 3 năm và có quyền được tái tín nhiệm. Từ đây Trưởng Gia Đình sẽ là đại diện chính thức của Gia Đình và có trách nhiệm điều hành mọi sinh họat của Gia Đình. Trưởng Gia Đình cũng chọn một hai thành viên trẻ nhiệt tình và có khả năng làm Phụ Tá GĐ (thư ký và thủ quỹ). Trưởng Gia Đình cũng chọn một người lớn tuổi có uy tín nhất trong Gia Đình làm Cố Vấn GĐ đặc trách các hội viên trợ tá. Trưởng Gia Đình, Phụ tá và Cố vấn họp thành Tổ Phục Vụ Gia Đình.

 

d) Các tiểu tổ công tác: Ngòai ra, Trưởng GĐ nên phân các thành viên thành từng tiểu tổ, mỗi tiểu tổ gồm 3-4 người để tiện việc phân công tác phục vụ hằng tuần hằng tháng. Mỗi tiểu tổ do một thành viên của Tổ Phục Vụ Gia Đình đảm nhiệm.

 

3. TINH THẦN GIA ĐÌNH SĐKT-HHTM: 

 

a) Sống tình bác ái huynh đệ: Trong Gia Đình Nhóm Nhỏ, các thành viên có bổn phận phải yêu thương nhau, đối xử với nhau như anh chị em ruột thịt, thể hiện qua sự quan tâm giúp đỡ lẫn nhau noi gương Cộng Đòan Hội Thánh Sơ Khai (x Cv 2,42-47). Cố Vấn Gia Đình là mối dây liên kết, có nhiệm vụ xây dựng củng cố tình hiệp thông giữa các thành viên trong Gia Đình.

 

b) Những điểm cần nhấn mạnh: Thực tập sống tình mến Chúa yêu người noi gương Chúa Giê-su như Mẹ Ma-ri-a; Lời Chúa là ánh sáng soi đường con đi; Làm chứng nhân tình yêu của Chúa ngay tại môi trường sống và làm việc của mình.

 

c) Những điều nên tránh: Anh chị em trong Gia Đình nhóm nhỏ tránh nói hành khích bác nhau hoặc tranh cãi to tiếng; Tránh bỏ sinh họat GĐ mà không báo cho Trưởng Gia Đình; Tránh thái độ vô trách nhiệm với việc chung GĐ. Nhất là tránh vay mượn tiền bạc mà không thanh tóan sòng phẳng, thường là nguyên nhân gây sự bất bình và làm tan rã Gia Đình.

 

4. SINH HỌAT HÀNG TUẦN CỦA GIA ĐÌNH SĐKT-HHTM: 

 

a) Sinh họat Gia Đình Nhóm Nhỏ: Mỗi tuần hay hai tuần các thành viên Gia Đình Nhóm Nhỏ sẽ họp mặt với nhau một lần. Mỗi tháng sinh hoạt chung cả Đoàn ngành hay Xứ Đoàn HHTM một lần để cùng dự thánh lễ và giờ thánh “Cùng Mẹ thờ Chúa” chung. Nội dung mỗi buổi Hiệp sống Tin Mừng theo năm phụng vụ ABC, hoặc theo đề tài thực tập nếp sống nhân bản hay thực tập xây dựng hạnh phúc Gia Đình… cùng nhau đọc Kinh Tối Gia Đình luân phiên và thi hành các công tác tông đồ bác ái phục vụ. Thời gian mỗi buổi họp 45-60 phút cho sinh hoạt Gia Đình Nhóm Nhỏ hay 60-90 phút cho sinh họat chung Đoàn ngành hay Xứ Đoàn HHTM.

 

b) Công tác của Gia Đình Nhóm Nhỏ: Điều quan trọng là thành viên GĐ phải chăm chỉ tham dự học sống Lời Chúa để giúp nên thánh và hiệp cùng với Mẹ Maria thăm viếng để làm chứng cho Chúa bằng việc thi hành công tác phục vụ cộng đòan, thăm hỏi và chia sẻ bác ái giúp đỡ người nghèo khổ, bệnh tật, bất hạnh… để đem Chúa là niềm vui, bình an và hạnh phúc cho họ. Trưởng GĐ có bổn phận nhận công tác từ Xứ Đoàn HHTM để phân công cho mỗi tiểu tổ thi hành và phải báo cáo công tác trong các buổi sinh họat chung Đoàn ngành hay Xứ Đoàn hằng tháng.

 

TÓM LẠI: Gia Đình Nhóm Nhỏ - Hiệp cùng Thánh Mẫu - Xin ơn Thánh Thần - Hiệp sống Tin Mừng - Vâng theo ý Chúa - Thăm viếng chia sẻ - Làm chứng cho Chúa.

 

5. LỜI CẦU:

 

Lạy Chúa Cha từ bi nhân ái. Xin đổ ơn Thánh Thần giúp chúng con đi theo linh đạo Hiệp Hội Thánh Mẫu là “Hiệp Sống - Xin Vâng - Phục Vụ” noi gương Chúa Giêsu như Mẹ Maria. Xin cho chúng con biết liên kết với nhau thành những Cộng Đòan Nhóm Nhỏ là những Gia Đình Sống Đời Kitô HHTM, để hằng tuần họp nhau sinh họat hiệp sống Tin Mừng, hầu giúp nhau nên thánh theo ba cấp như sau: Một là thực tập nếp sống nhân bản Ki-tô giáo để nên con thảo của Chúa Cha; Hai là thực tập lối sống yêu thương cụ thể để nên môn đệ thực sự của Chúa Giê-su; Ba là thực tập truyền giáo bằng việc hằng tháng hiệp cùng Mẹ Ma-ri-a làm công tác thăm viếng phục vụ hầu đem Chúa đến với những anh chi em chưa biết Chúa và những người đau khổ bất hạnh, hầu tích cực góp phần làm cho Nươc Cha mau tri đến.



 

X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A. – Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.

 

LM ĐAN VINH - HHTM

VỀ MỤC LỤC


MANG VÀO MÌNH MÙI CHIÊN

  


Kể từ khi nhận trách nhiệm chăm sóc đoàn chiên của Thiên Chúa ở trần gian, Đức Thánh Cha Phanxico đã mở ra cho Giáo Hội một hướng đi hết sức cụ thể và thu phục đươc sự đồng thuận của nhiều người, thật ra không phải là hướng đi mới nhưng ngài dẫn chúng ta trong một góc cạnh, một tầm nhìn, một ánh sáng đã được Công Đồng Vatican II mở ra mà bây giờ ngài làm cho rõ nét hơn trong thực tế.

 

Những vấn đề ngài quan tâm rất thực tế : Người nghèo, hòa bình và môi trường, đó là những vấn đề mà Giáo Hội đeo đuổi bao nhiêu thế hệ, Công đồng Vatican II đề cập mạnh mẽ, không vị Giáo hoàng nào không miệt mài lên tiếng và hoạt động tích cực cho các vấn đề vừa nêu. Nơi Đức Thánh Cha Phanxico, không chỉ lên tiếng, xác định lập trường, nhưng gây dấu ấn mạnh mẽ bởi sự tham dự đích thân của ngài cho các vấn đề của Tin Mừng đặt ra. Những quyết định và những chọn lựa của ngài trong cuộc sống đời thường tự nó cho chúng ta lời khẳng định về đường hướng, sẽ là dư thừa nếu kể ra những sự kiện đó ở đây,  các phương tiện truyền thông ghi lại đầy những hành động này.



 

Câu nói nổi tiếng “Ngày nay chúng ta cần chứng nhân hơn là cần thầy dạy” đã đươc chứng mình rất cụ thể từ nơi con người của vị tân Giáo hoàng. Chúng ta có một câu trả lời phỏng vấn của vị được bổ nhiệm làm Giám mục Phụ tá Giáo Phận Hưng Hóa, Đức Cha An Phong Nguyễn Hữu Long khi Ông Lê Quang Vinh đặt câu hỏi cho website Vietcatholic ngày 2 tháng 7 vừa qua:


 

Đức Cha An-phong: Đức Phanxicô đã lay động con tim mọi người từ khi được chọn làm giáo hoàng, ….Cảm kích về một câu nói ấn tượng trong bài giảng lễ Dầu thứ Năm Tuần Thánh năm nay, tôi đã chọn câu nói đó làm châm ngôn : “Mang vào mình mùi chiên”. Tôi nguyện sống gần gũi với đoàn chiên, chia sẻ đau khổ và khó khăn, nhận lấy bệnh tật của họ như là của mình. Chúa Giêsu đã nêu gương như thế, khi “mang lấy các tật nguyền của ta, và gánh lấy các bệnh hoạn của ta” (Ys 53,4). Ngài không ngần ngại ăn uống với người thu thuế, tiếp xúc với người cùng đinh, cúi xuống với những người đau khổ bệnh hoạn... .”

 

Đọc những dòng chữ trên làm chúng ta nhớ đến lời mở đầu Hiến Chế Mục vụ về Giáo Hội trong Thế giới ngày nay của Công Đồng Vatican II : “Vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của con người ngày nay, nhất là của người nghèo và những ai đau khổ, cũng là vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của các môn đệ Chúa Kitô, ….”


 

Chọn lựa như trên thật bình thường nhưng cũng phải thật can đảm vì Chúa Kitô đã chọn lựa và đã phải trả gía cho sự chọn lựa đó, Giáo Hội từng nơi từng lúc và từng con người cũng đã chọn lựa như vậy và cũng đã phải trả gía cho sự chọn lựa. Chúa Kitô dám sống dám chết cho bầy chiên, có những vị mục tử tốt lành đã dám sống dám chết cho bầy chiên, cái định luật sống chết cho bầy chiên là định luật của lòng xót thương bất di bất dịch.


 

Ngày nay, trên quê hương đất nước này, mùi của chiên không dễ nhận một chút nào, không nói hết và không diễn tả hết được mùi của chiên, chỉ khi dấn mình vào, sống giữa bầy, cùng ăn cùng uống với bầy, tự nhiên mùi chiên sẽ “ám” vào thân thể, có thể lúc đầu rất khổ sở vì những mùi không phải là của mình, nhưng mảnh đất sẽ không trở nên tốt nếu không có lưỡi cày sắn vào xới tung lên.

 

Chúng ta cầu nguyện cho Giáo Hội Việt Nam luôn có những mục tử dám “mang vào mình mùi chiên”, chúng ta cầu nguyện đặc biệt cho vị Tân Giám mục đáng kính đủ sức mạnh Thần Linh để can đảm “mang vào mình mùi chiên”, cách riêng thân phận mùi chiên ở Việt Nam không dễ mang chút nào ! Chúng ta có bổn phận cầu nguyện và đồng hành với ngài, đồng hành với quyết định quảng đại và đầy lòng yêu mến của ngài.


 

Lm. Vĩnh Sang, dcct.

VỀ MỤC LỤC

PHỎNG VẤN ĐỨC CHA AN-PHONG NGUYỄN HỮU LONG - TÂN GIÁM MỤC PHỤ TÁ GIÁO PHẬN HƯNG HOÁ

PV: Kính thưa Đức Cha, trước hết, trong tâm tình tạ ơn Thiên Chúa, chúng con xin được chúc mừng Đức Cha trong sứ vụ mới. Và xin Đức Cha cho chúng con biết đôi nét về giáo phận mà Đức Cha sắp đến phục vụ.



Đức Cha An-phong: Tôi xin thú thật chưa biết nhiều về giáo phận Hưng Hoá, dù đã đến một vài nơi. Nhưng qua tìm hiểu thì đây thật là một giáo phận rộng lớn, bao gồm 9 tỉnh phía Tây Bắc và 1/6 thủ đô Hà Nội. Giáo phận hiện có 71 linh mục, trong đó 5 cha hưu, 5 cha du học, chỉ còn 61 cha làm mục vụ cho hơn 200.000 giáo dân. Giáo xứ Mường Tè xa nhất, cách tòa giám mục 750 cây số. Cha Nguyễn Trung Thoại, chánh văn phòng tòa giám mục, mỗi tuần phải đi và về 900 cây số để làm mục vụ tại Sơn La. Một cha cho biết giáo phận cần thêm 100 linh mục mới đáp ứng đủ nhu cầu. Địa bàn giáo phận rộng lớn, đồi núi chập chùng, giao thông hiểm trở, nên các linh mục thật vất vả trong việc mục vụ. Lo cho người có đạo chưa xong, thì công cuộc truyền giáo càng là một thách đố, nhất là tại đây có nhiều sắc tộc mà ít người biết đến tên gọi như Dao, Sán Chay, Khờ Mú, Hà Nhì, La Chí, Phù Lá, Sán Chỉ, Bố Y... Về mặt xã hội, vì tiếp giáp biên giới Trung quốc, Lào, nên tệ nạn xã hội dễ thao túng và hoành hành. Dầu thấy trước những vấn đề nan giải như vậy, nhưng tôi vẫn trông cậy và phó thác trong tay Chúa mà chấp nhận dấn thân phục vụ.

PV: Trong một giáo phận rộng lớn với địa thế hiểm trở và rất đông giáo dân, Đức Cha đang chuẩn bị thế nào cho công việc mục vụ ạ ?

Đức Cha An-phong:  Tôi chưa chuẩn bị gì cả ! Trước hết, vì là phụ tá, nên tôi sẽ để mình dưới sự hướng dẫn của đức giám mục giáo phận, ngài sẽ chỉ vẽ cho tôi đường hướng mục vụ. Tôi cũng sẽ học hỏi với các linh mục. Ngoài ra, cần có thời gian tiếp cận trực tiếp giáo phận mới biết được phải làm gì và làm như thế nào. Tóm lại, tôi sẽ theo phương pháp công giáo tiến hành : xem - xét - làm.    
PV: Xin Đức cha cho chúng con biết đôi chút về hành trình ơn gọi của mình ?

Đức Cha An-phong:  Hành trình ơn gọi của tôi, như mọi anh em chủng sinh cùng thời, không hoàn toàn suôn sẻ. Tôi bắt đầu đi tu vào năm 12 tuổi, trải qua bảy năm tu học rất thần tiên tại Tiểu chủng viện Thánh Gioan ở Đà Nẵng. Tiếp đó là ba năm triết học êm đềm tại Đại chủng viện Hòa Bình, cũng ở Đà Nẵng. Sau biến cố 1975, dù chủng viện đóng cửa, tôi vẫn may mắn được học thêm ba năm thần học tại Tòa giám mục Đà nẵng, vừa học vừa làm một nghề gì đó để mưu sinh. Tôi đã từng làm nghề thợ nhuộm, hớt tóc, vấn thuốc lá... mà đến bây giờ, tôi vẫn còn nhớ những kỷ niệm cười ra nước mắt khi cầm tông đơ hớt tóc. Cuối năm 1978, tôi làm nghĩa vụ thanh niên tại công trường thủy lợi Phú Ninh trong ba năm rưỡi. Trở về, tôi lặng lẽ tu học và lao động thêm tám năm nữa. Ngày 27.12.1990, tôi được chịu chức linh mục và làm phó xứ Tam Kỳ trong bốn năm. Từ 1994-1998, tôi được gửi đi học giáo luật tại đại học công giáo Paris. Về nước, tôi phụ trách giáo xứ Hà Lam trong hai năm, rồi giáo xứ Trà Kiệu nơi có Trung Tâm Thánh Mẫu giáo phận trong ba năm, đồng thời dạy học tại Đại chủng viện Huế. Năm 2003, tôi gia nhập hội Linh Mục Xuân Bích và làm công việc đào tạo tại chủng viện này. Những trắc trở khách quan nằm trong giai đoạn từ 1975-1990, mà nhờ ơn Chúa, tôi vẫn giữ được ơn gọi.

PV. Đức Cha đã từng làm quản xứ, rồi giáo sư và giám đốc chủng viện, Đức Cha nhận thấy đâu là ưu tiên trong công việc của một mục tử trong giáo phận ?

Đức Cha An-phong:  Việc mục vụ còn được gọi là việc chăm sóc các linh hồn (cura animarum), nên ưu tiên thứ nhất của một mục tử là săn sóc phần hồn của giáo dân. Thánh vịnh 22 vẽ nên bức tranh của việc mục vụ : dẫn chiên đến đồng cỏ xanh, bờ suối mát để được bổ dưỡng ; chăm sóc chiên cho mạnh khoẻ, không bệnh tật ; canh chừng không để chiên bị lạc hay bị sói tấn công... Tại giáo phận Hưng Hóa có nhiều họ đạo vắng bóng linh mục ba bốn mươi năm nay, giáo dân vẫn giữ đức tin, có những tín hữu chỉ tham dự thánh lễ được một hai lần trong năm... Chúng ta phải chạnh lòng thương họ như Chúa Giêsu xưa, vì họ “tất tưởi bơ vơ như chiên không có người chăn” (Mt 9,32).

Ưu tư thứ hai là hệ luận của ưu tư trên, là lo cho có những mục tử tốt. Hưng Hoá cho đến nay vẫn có nhiều ơn gọi linh mục và tu sĩ, vẫn có nhiều người muốn làm thợ trong cánh đồng của Chúa. Phải làm sao giúp họ theo đuổi ơn gọi cao quý này.

Ưu tư thứ ba : đứng trước những thực trạng đáng buồn như nghèo đói, thất học, tệ nạn xã hội..., tôi băn khoăn mình sẽ làm gì để đẩy lùi những thực trạng trên.

Tóm lại, xây dựng con người là ưu tiên mục vụ, trước khi xây dựng những gì khác.



PV. Đức Cha là một trong những vị Giám mục đầu tiên được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm. Đức Cha có thể chia sẻ cho chúng con một vài tâm tình cũng như mong ước của Đức Cha trong những ngày chuẩn bị về nhận sứ vụ mới ?

Đức Cha An-phong: Đức Phanxicô đã lay động con tim mọi người từ khi được chọn làm giáo hoàng, ngài mở ra cho Giáo Hội một hướng đi mới khi chọn sống đơn sơ giản dị, thanh thoát vật chất và gần gũi với mọi người, là anh em với mọi người. Làm giáo hoàng mà ngài vẫn nhớ đến một người làm vườn, một ông thợ đóng giầy, một tu sĩ quen biết. Ngài cúi xuống rửa chân cho các tù nhân trẻ trong trại giam, dâng thánh lễ hàng ngày trong một nhà nguyện cho giáo dân tham dự... Tôi vui mừng được là một trong những giám mục đầu tiên của triều đại ngài. Cảm kích về một câu nói ấn tượng trong bài giảng lễ Dầu thứ Năm Tuần Thánh năm nay, tôi đã chọn câu nói đó làm châm ngôn : “Mang vào mình mùi chiên”. Tôi nguyện sống gần gũi với đoàn chiên, chia sẻ đau khổ và khó khăn, nhận lấy bệnh tật của họ như là của mình. Chúa Giêsu đã nêu gương như thế, khi “mang lấy các tật nguyền của ta, và gánh lấy các bệnh hoạn của ta” (Ys 53,4). Ngài không ngần ngại ăn uống với người thu thuế, tiếp xúc với người cùng đinh, cúi xuống với những người đau khổ bệnh hoạn... Cũng vì muốn dấn thân theo đường hướng của Đức Phanxicô, nên tôi đã xin được thụ phong tại Hưng Hóa, để nhập cuộc ngay từ giây phút khởi đầu sứ vụ giữa lòng dân Chúa.

PV. Chúng con xin hỏi một câu hỏi có tính riêng tư. Đức Cha có thể chia sẻ cho chúng con một chút về gia đình Đức Cha, một gia đình có đến ba anh em được Chúa gọi làm linh mục trong Hội Thánh Công Giáo?

Đức Cha An-phong: Gia đình chúng tôi được hồng phúc dâng cho Chúa ba người con : anh làm quản xứ Tam Kỳ, giáo phận Đà Nẵng ; em út làm linh mục tại giáo phận Regina (Canada), và tôi. Cha mẹ và anh chị em chúng tôi là những giáo hữu bình thường, ít học, nhưng có lòng tin kính Chúa và giữ đạo tốt. Gia đình có thói quen tốt lành là không bỏ giờ kinh tối. Cha mẹ tôi thường bảo : “Mỗi ngày ta nhận được bao nhiêu ơn Chúa, mà tối đến không có lời kinh cám tạ Chúa, coi sao được” ! Trong những năm khó khăn, thấy gia đình bị khốn đốn ở vùng kinh tế mới, hai anh em chúng tôi nảy ý định xin về giúp gia đình một thời gian rồi sau tu tiếp, nhưng cha mẹ tôi cương quyết : “Các con cứ việc đi theo Chúa, không phải bận tâm tới gia đình, cứ coi như cha mẹ và các em chết hết rồi” ! Trong những lá thư gửi cho chúng tôi, ba tôi thường kết thúc như sau : “Ba mẹ và các em hằng cầu xin Chúa cho các con được ơn bền đỗ trong nhà Chúa”. Tôi nghĩ rằng nhờ lòng đạo đức của gia đình mà chúng tôi đã được Chúa chọn.       

PV. Chúng con xin chân thành cám ơn Đức Cha. Người đọc và người viết chúng con sẽ cầu nguyện nhiều cho Đức Cha trong sứ vụ mới. Xin Đức Cha chúc lành cho chúng con.

Gioan Lê Quang Vinh thực hiện 
VỀ MỤC LỤC


MÌNH VỚI TA TUY HAI MÀ MỘT. TA VỚI MÌNH TUY MỘT MÀ HAI



THẾ NÀO LÀ TÌNH YÊU ?

Trong những ngày lễ Hôn Phối chúng ta thường nghe đọc:

 

”Thiên Chúa là Tình Yêu. Chúng ta hãy thương yêu nhau như Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta.”



 

Nhưng thế nào là tình yêu? Và yêu nhau như thế nào mới gọi là yêu?

 

Tôi xin mượn hai câu thơ của Trần tế Xương để định nghĩa hai chữ Tình Yêu:



 

MÌNH VỚI TA TUY HAI MÀ MỘT


                   

TA VỚI MÌNH TUY MỘT MÀ HAI

 

Tú Xương khi nhìn lên bức tranh được treo trên bức tường, ông đã nhận ngay ra: đó chính là hình ảnh, là chân dung, là con người của mình, nên đã ứng khẩu thốt lên hai vần thơ bất hủ đó.


 

Tôi còn nhớ cách đây không lâu, cô dâu có đến tâm sự với tôi với tư cách là một người cháu:

 

Chú ơi! Cháu gặp anh nầy trong một trường hợp hết sức tình cờ. Nhân một ngày sinh nhật của một cô bạn. Chúng cháu đến chúc mừng. Mọi người đều ca hát nhảy múa với nhau vui vẻ. Bỗng nhiên, anh nầy nhìn cháu sững sốt. Rồi anh suy nghĩ một hồi lâu như muốn lục lọi một cái gì trong ký ức. Sau đó, anh đến với cháu và nói:



 

Xin lỗi! Cô tên gì?

 

Em tên Ái Nhi.



 

Hình như mình đã gặp Ái Nhi ở đâu rồi. Mình còn nhớ nét mặt quen quen, nhưng không biết là đã gặp ở đâu?

 

Em cũng không rõ nữa!



 

Chính câu hỏi quá ngỡ ngàng, quá ngạc nhiên đó đã làm cho cô bé thêm lúng túng. Và càng lúng túng, càng làm cho hai gò má của cô bé càng thêm xinh xắn. Cũng từ giờ phút ấy hai người đã bắt đầu gặp gỡ.


 

Hãy ngẫm nghĩ xem: Có hàng tỷ tỷ người trên trần gian, nhưng người thanh niên nầy đã không nhìn thấy một hình ảnh quen thuộc nào nơi những con người khác mà chỉ nhìn thấy hình ảnh đó nơi cô bé nầy thôi. Phải chăng có một cái gì đó huyền diệu, khó hiểu.


 

Và rồi, có người cho đó là cách thức của những anh chàng ma lanh, lém miệng, biết nịnh đầm, biết dựng chuyện để tìm cách làm quen, tìm cách gợi chuyện cho những buổi gặp gỡ ban đầu.


 

Nhưng cũng có người tin rằng ở một kiếp nào đó trước đây, họ đã từng gặp nhau, từng quen biết nhau, và bây giờ họ nhớ lại những ngày xa xưa đó họ đã từng thân thiện, từng quen biết.


 

Thật ra, trong cuộc sống của chúng ta, chắc nhiều người cũng đã từng có kinh nghiệm nầy: bỗng một ngày nào đó, có người từ đâu đến nói với chúng ta rằng nếu tôi không lầm thì hình như tôi đã có dịp gặp anh hay chị ở đâu đó rồi vì tôi thấy anh chị có nét gì quen quen, khiến chúng ta phải tìm lại ký ức, lục lọi, hồi tưởng mãi nhưng vẫn không tìm ra đã có lần nào gặp gỡ họ.


 

Vâng, rất có thể chúng ta đã được sinh ra ở một kiếp nào trước như quan niệm nhà Phật hay như triết gia Platon đã từng chủ trương: chúng ta đã được sinh ra ở trong tiền kiếp và bây giờ chúng ta nhớ lại một cuộc sống thuở nào.


 

Nhưng không, với các nhà tâm lý học thì không cần gì phải ở tiền kiếp mà chính ngay trong kiếp sống hiện tại chúng ta đã có lần gặp gỡ. Chúng ta đã không gặp gỡ chính con người ấy, nhưng đã gặp gỡ những người thân yêu của chúng ta chẵng hạn như bố mẹ, anh chị em, cô bác, hay những người bạn thân tình của chúng ta. Họ là những người đã sinh ra, đã nuôi dưỡng, và yêu thương ấp ủ chúng ta. Họ là những người đã dạy dỗ, nâng đỡ, dìu dắt chúng ta để chúng ta có được ngày hôm nay. Và vì thế, chúng ta cũng cảm thấy yêu thương và quí mến họ. Những hình ảnh, những kỷ niệm êm đẹp đó không bao giờ xóa nhòa khỏi tâm trí chúng ta. Nên một khi gặp một người có khuôn mặt, diện mạo, hay giọng nói, cử chỉ giống những người thân yêu chúng ta đó, chúng ta có cảm tưởng họ là những người quen thuộc mà thật ra chúng ta chưa bao giờ gặp gỡ.


 

Cũng chính vì thế, cho dẫu là mới chỉ gặp lần đầu, chưa nói được nhiều, chưa hiểu được bao nhiêu, nhưng chúng ta cũng cảm thấy có một cái gì thu hút, có một cái gì hấp dẫn, có một cái gì quyến luyến, có một cái gì gắn bó, có một cái gì tin tưởng, có một cái gì đáng để chúng ta trao gởi một tâm tình, một hướng đi, một cuộc đời mà nhiều người đã gọi đó là duyên phận do ông tơ bà nguyệt nối kết, còn chúng ta thì gọi là sự an bài của Thiên Chúa.


 

Vâng, tình yêu chính là duyên phận, là cảm nhận của con tim, là trực giác của lý trí, vừa gặp gỡ là đã nhận ngay ra: đó chính là con người mình muốn tìm, là hình ảnh mình theo đuổi, là bức chân dung mình muốn vẽ, nên vừa nhìn thấy, cũng như Tú xương chúng ta cảm thấy hứng chí để thốt lên ngay:

 
 

 

MÌNH VỚI TA TUY HAI MÀ MỘT

 

Tình Yêu là trở nên Một: một con người, một tâm hồn, một ý chí, một con tim, một xương, một thịt.



 

Nhưng, dẫu cho chúng ta có muốn trở nên một con người, một xương, một thịt chúng ta cũng vẫn luôn là hai. Tú Xương đã trực giác được điều đó nên đã thốt lên vần thơ thứ hai:

 

TA VỚI MÌNH TUY MỘT MÀ HAI
 

Cái con số hai muốn nói lên cho chúng ta rằng: có sự đa dạng, có sự phong phú, có sự khác biệt. Thật vậy, có một hố ngăn cách, một khoảng trống nào đó giữa hai người phối ngẫụ mà dẫu cho họ có muốn lấp đầy, muốn xóa bỏ họ vẫn không thể nào làm được. Chính ở nơi đó, họ phải cần đến tình yêu, đến hồng ân của Thiên Chúa để bù đắp cho những thiếu sót, những bất toàn của con người. Đó chính là lý do tại sao chúng ta cảm thấy mình không bao giờ hoàn toàn thõa mãn với người khác ngay cả với người phối ngẫu của mình. Vì thế, chúng ta phải sẵn sàng chấp nhận, chấp nhận những khác biệt như một sự bổ túc, một sự phong phú cho những bất toàn của nhau.


 

Ngày xưa, khi còn sống xa cách, chúng ta chỉ nhìn thấy những cái đẹp của nhau nên chúng ta dễ kính trọng và yêu thương nhau. Nhưng một khi về chung sống, chúng ta dễ nhìn thấy những cái xấu, những bất toàn của nhau nên sẽ dễ lên án nhau.


 

Hãy nhớ rằng: không ai hoàn toàn xấu, cũng không ai hoàn toàn tốt. Ai cũng có những cái hay, cái đẹp cũng như những cái dở, cái xấu. Cái mầm mống tốt cũng như mầm mống xấu đều có ở trong mỗi người chúng ta. Điều quan trọng là chúng ta phải biết làm cho những cái hay,cái đẹp nơi người phối ngẫu chúng ta phát triển, phải biết làm cho những bông hoa xinh đẹp nơi người yêu chúng ta thắm nở. Có được như vậy, cuộc đời chúng ta, hôn nhân chúng ta, gia đình chúng ta sẽ trở thành một vườn hoa tình ái, một thiên đàng trần thế mà chúng ta có thể tận hưởng ngay ngày hôm nay, vì thiên đàng không phải là một cái gì xa xôi chúng ta phải đợi chờ sau cuộc sống, mà là một tình trạng tràn đầy hạnh phúc, tràn đầy tình yêu, tràn đầy ân sủng mà Thiên Chúa muốn ban tặng cho chúng ta ngay trong cuộc sống nầy. Bao lâu gia đình chúng ta có tràn đầy tình yêu, cuộc sống chúng ta đầy tràn hạnh phúc, bấy giờ Thiên Chúa cũng ngự trị giữa chúng ta, và đó chính là thiên đàng của chúng ta ngay giữa trần thế. Nhưng bao lâu gia đình chúng ta không có tình yêu, cuộc sống chúng ta không có hạnh phúc, bấy giờ tha nhân chính là hỏa ngục đối với chúng ta. Hỏa ngục không là gì xa xôi mà chính là cái hiện tại bất hạnh của chúng ta. Khi hai người chung sống với nhau mà không còn tình yêu nữa thì bấy giờ tha nhân chính là hỏa ngục cho cuộc sống hiện tại của chúng ta.


 

Thiên đàng hay hỏa ngục không nằm đâu xa vời, không nằm trên không trung, cũng không nằm dưới lòng đất, nhưng nằm ngay bên cạnh chúng ta, trong tâm hồn chúng ta, trong gia đình chúng ta, trong cuộc sống chúng ta mà tất cả chúng ta đều có thể tận hưởng ngay từ hôm nay.


 

Chính vì thế, tôi xin nói với cô dâu chú rể: trong bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta cũng hãy lấy tình yêu đối xử với nhau, vì nơi nào có nhiều tình yêu thì đau khổ sẽ ít (love more, suffering less). Và thiên đàng không là gì khác hơn là sự hòa hợp của hai tâm hồn trong sự chan chứa tình yêu mà nhà thơ Trần tế Xương đã diễn tả một cách khéo léo và thi vị:  

 

MÌNH VỚI TA TUY HAI MÀ MỘT

 

TA VỚI MÌNH TUY MỘT MÀ HAI.

 

trích trong tác phẩm "Sức Mạnh Tình Yêu" của Lm. Lê Văn Quàng

*************

 

Những tác phẩm của cùng tác giả:



 







Cuốn 1: "Sức Mạnh Tình Yêu" (Kinh nghiệm mục vụ).

 

Cuốn 2: "BÍ QUYẾT GIÁO DỤC CON TRẺ THÀNH CÔNG" (Tâm lý giáo dục).



 




 

Cuốn 3: "ĐƯỜNG VÀO THIÊN ĐÀNG TÌNH ÁI" (Tâm lý mục vụ hôn nhân).

 

Cuốn 4: "CHUẨN BỊ LÊN ĐƯỜNG" (Tâm lý mục vụ bệnh nhân) 

 

(Cuốn 1 đã được phát hành, và các cuốn 2, 3, 4  sẽ được phát hành trong nay mai tại các nhà sách Công giáo Việt Nam)

 

 Lm Lê Văn Quảng Psy.D.


VỀ MỤC LỤC

Cậu sẽ đến 

Lm. Minh Anh chuyển ngữ



Nguyên tác: Taking Flight - Bay Lên Đi

Tác giả: Anthony de Mello, S.J.
Chỉ dẫn:

Tốt nhất, các câu chuyện sẽ được đọc theo thứ tự như đã sắp xếp. Mỗi lần đọc không quá một hoặc hai mẩu chuyện nếu bạn ước ao có được một cái gì đó hơn là chỉ giải trí.



Lưu ý:

Các chuyện kể trong tập sách này đến từ nhiều đất nước, nhiều nền văn hoá và tôn giáo khác nhau; chúng thuộc về những di sản thiêng liêng, những câu chuyện hài hước được ưa chuộng của dòng đời nhân loại.

Những gì tác giả làm là xâu kết chúng lại với nhau theo một ý hướng đặc thù. Công việc của tác giả là công việc của người thợ dệt và thợ nhuộm, tác giả chẳng có công trạng gì về những tấm vải và những sợi chỉ.

LTS. Chỉ dẫn và lưu ý trên đây là của tác giả. Tuy nhiên, vì Đặc San GSVN chỉ phát hành 2 tuần một lần nên mỗi số báo BBT xin giới thiệu trung bình từ 5 đến 7 mẫu chuyện. Bạn đọc có thể lưu lại để nghiền ngẫm suy tư.
Chủ đề : TÌNH YÊU
186. Cậu sẽ đến 

“Thưa ngài, chưa thấy bạn tôi về. Xin cho phép tôi đi tìm”. 

“Không được”, sĩ quan đáp. “Tôi không muốn anh liều mạng vì một người có lẽ đã chết”. 

Người lính vẫn đi, và một giờ sau, đúng như thế, anh trở về thương tích gần chết, mang theo xác của người bạn. 

Sĩ quan nổi giận. “Tôi đã bảo cậu anh ta chết rồi. Bây giờ tôi mất cả hai người. Anh nói xem, có đáng ra đi như thế để mang về một cái xác không?”. 

Chàng trai sắp chết trả lời, “Ồ, thưa ngài, đáng chứ. Khi tôi đến đó, cậu ấy vẫn còn sống và cậu ấy bảo, ‘Jack ạ, tớ chắc là cậu sẽ đến’”. 

ڰ 

187. Khi nào con chết?  

Một cô bé sắp chết với căn bệnh mà anh trai tám tuổi của cô vừa thoát khỏi trước đó. 

Bác sĩ bảo cậu bé, “Chỉ cần chuyền máu của cháu vào cho em cháu, cháu sẽ cứu được em. Cháu sẵn sàng cho máu chưa?”. 

Đứa trẻ trố mắt sợ hãi. Do dự một lúc, cuối cùng, cậu nói, “Được, thưa bác sĩ, con sẵn sàng”. 

Một giờ sau khi chuyền máu, cậu bé lúng túng hỏi, “Xin bác sĩ nói cho con biết khi nào con chết!”.  

Chỉ lúc này bác sĩ mới hiểu tại sao cậu bé đã cảm thấy sợ hãi: cậu tưởng khi cho máu là cậu cho đi sự sống của mình để cứu em. 

ڰ 

188. Ai chết thay? 

Một môn đồ rất ước ao từ bỏ thế gian, nhưng cậu nói, gia đình quá yêu thương không cho cậu ra đi. 

“Yêu thương?”. Thầy cậu bảo, “Chẳng yêu thương gì đâu. Hãy nghe đây…”. 

Ông tiết lộ một bí mật yoga, nhờ đó, cậu có thể giả chết. Hôm sau, đúng như thật, cậu ấy chết… và ngôi nhà vang tiếng khóc than. 

Vị thiền sư xuất hiện, bảo gia đình sầu khổ ấy rằng, ông có thể làm cho cậu ấy sống lại nếu ai đó chết thay cậu. Có ai tình nguyện không? 

“Người chết” hết sức ngạc nhiên vì mọi thành viên trong gia đình bắt đầu đưa ra những lý do tại sao họ phải sống. Vợ cậu tóm kết tình cảm của mọi người bằng những lời sau đây, “Thật sự không cần phải có ai chết thay anh ta. Không có anh ấy, chúng tôi vẫn xoay xở được”. 

ڰ 

189. Cứu bọn trẻ 

Ba người đang dùng cà phê trong bếp, bọn trẻ chơi trên lầu. Trong câu chuyện, họ hỏi nhau sẽ làm gì nếu có tai nạn xảy ra… và mỗi người đều quả quyết việc đầu tiên là cứu bọn trẻ. 

Thình lình, nắp an toàn của nồi hấp nổ tung, căn phòng đầy hơi nước. Trong mấy giây, mọi người thoát khỏi nhà bếp – trừ bọn trẻ vẫn chơi trên lầu. 

ڰ 

190. Khóc cho mình 

Tại đám tang của một người rất giàu có, người ta thấy một người lạ mặt khóc lóc lớn tiếng như những người khác. 

Linh mục chủ sự tiến lại gần anh và hỏi, “Có lẽ anh là người bà con với người quá cố phải không?”.“Thưa không”.

“Thế tại sao anh khóc?”

“Đó là lý do”. 



Mọi khóc than - dù vào dịp nào đi nữa - đều vì chính mình. 

ڰ 

191. Khóc mà chi 

Một xí nghiệp đang bốc cháy, ông chủ đứng tuổi khóc thương tiếc xót. 

“Cha, cha khóc làm gì?”, cậu con trai hỏi, “Cha quên là chúng ta đã bán xí nghiệp cách đây bốn ngày sao?”. 

Lập tức, điều đó ngăn dòng lệ của cụ. 

ڰ 

VỀ MỤC LỤC



 BÍ QUYẾT SỐNG TRUNG TÍN VÀ THÀNH CÔNG TRONG SỨ VỤ LINH MỤC (CHIA SẺ VỚI HỘI NGỘ CỰU SINH VIÊN XUÂN BÍCH - ĐÀLẠT NGÀY 9-11/7/2013)

        


 

Kính thưa Quý Đức Cha và Quý Cha,



Đức Cha Alphongsô NGUYỄN HỮU LONG, GM Phụ Tá Hưng Hóa, Đại Diện Giám Tỉnh Xuân Bích tại Việt Nam, sắp xếp với Cha Hương cho con đến chia sẻ đôi điều trong cuộc Hội Ngộ Xuân Bích này, nhưng con sẽ không mang lại cái gì mới mẻ hay suy tư cao siêu nào hết. Cái gì quý cha cũng đã học, đã biết hết rồi. Con chỉ xin được cùng quý cha đọc lại, ôn lại, nhớ lại với nhau trong bầu khí huynh đệ bí tích linh mục thuộc gia đình Xuân Bích một vài phương thế khả dĩ sống trung tín và thành công trong đời sống và sứ vụ linh mục của chúng ta, trong chiều kích đời sống nội tâm thiêng liêng, lẫn trong chiều kích sứ vụ đối với đoàn chiên:

- Linh mục và Chúa Giêsu Thánh Thể,

- Linh mục và Con đường Thập giá,

- Linh mục sống dưới sự bảo trợ của Mẹ Maria,

- Linh mục sống mối hiệp thông huynh đệ,

- Linh mục buông theo Chúa Thánh Thần,

- Linh mục luôn nghĩ đến trách nhiệm lo cho các linh hồn.

 

1. Linh Mục và Chúa Giêsu Thánh Thể

Thánh Thể là “suối nguồn và chóp đỉnh của đời sống và sứ vụ của Hội Thánh” nên cũng là trung tâm đời sống và sứ vụ linh mục vì có một mối tương quan rất chặt chẽ giữa cử hành Thánh Lễ và rao giảng Đức Kitô. Những gì Chúa Giêsu đã nói và đã làm trong bữa Tiệc Ly,[1] khi thiết lập Bí tích Thánh Thể và chức linh mục, đều giúp đời sống thiêng liêng của chúng ta lớn lên dần dần đến độ chúng ta “trở nên và sống như một Kitô Khác trong mọi hoàn cảnh sống[2] và “các sinh hoạt hàng ngày của linh mục sẽ thực sự mang ý nghĩa và chiều kích Thánh Thể.”[3] 

Trước hết, việc soát xét lương tâm thánh Phaolô dạy[4] để chuẩn bị dâng thánh lễ và rước lễ sẽ giúp chúng ta ý thức mình bất xứng, phải cậy dựa vào sự trợ giúp của Chúa và sự bổ khuyết của Giáo Hội (“Ecclesia supplet”). Để minh họa ý thức bất xứng ấy, con xin kể lại câu chuyện Đavit ăn bánh trưng hiến[5]. Điều này giúp chúng ta sống đầy đủ chiều kích hiệp thông và cộng tác với mọi thành phần của Hội Thánh/Nhiệm Thể Đức Kitô. Thiên Chúa tỏ lộ mầu nhiệm ý định của Ngài trong phụng vụ Lời Chúa, mà chúng ta phải liên kết với các thực tại của cuộc sống, ngõ hầu cuộc sống được biến đổi bởi chính Lời ấy. Chúng ta công bố Lời và Ý Chúa mà chúng ta đã tin và đang sống, nhờ đó, tín hữu cũng được thúc đẩy sống, hoán cải, biến đổi và hành động xứng danh kitô hữu.  

Ngày thụ phong, chúng ta đã nhận lấy quà tặng quí giá chức linh mục trong niềm hăng say, hạnh phúc và biết ơn. Với dòng thời gian thăng trầm đổi thay, cuộc sống và sứ vụ linh mục không luôn tránh khỏi khó khăn và thập giá, nhưng nếu bây giờ cho chọn lại, chắc chắn mỗi người chúng ta đều vẫn sẵn sàng thưa “xin vâng” với ý thức, quyết tâm và bình an. Vì như đã làm trong bữa tiệc ly với bánh, Chúa Giêsu cũng cầm lấy chúng ta và chúc phúc cho chúng ta, khi kêu gọi và tuyển chọn chúng ta. Chúng ta tạ ơn Chúa và có lẽ phải hét lên vui mừng, vì tình yêu vô điều kiện Chúa ban và vì may mắn của chúng ta, là được chọn dù chưa chắc chúng ta đã tốt hơn những người khác. Ước gì chúng ta không bao giờ sợ bị cầm lấy và chúc phúc như thế, bởi Chúa và bởi đoàn chiên đã được trao phó cho chúng ta chăm sóc mục vụ, kể cả qua những gánh nặng, thử thách, khó khăn, tuổi tác và bệnh tật.  

Để luôn trung thành giữ lời cam kết với Chúa và với Hội Thánh, đôi khi chúng ta cảm thấy đời sống và con tim bị bẻ ra vì hiểu lầm và đau khổ, vì sự cô đơn và những chiến đấu chống lại những ước muốn nhân loại yếu đuối bên trong và các cơn cám dỗ từ bên ngoài. Nhưng khi hiểu được ý nghĩa của đời sống bị bẻ ra như tấm bánh vì Chúa và vì tha nhân, mà cha Chevrier nói “linh mục là người bị ăn”, chúng ta sẵn sàng hiến tặng thời giờ, của cải, sức khỏe, hạnh phúc, niềm vui, cả những đau khổ và buồn phiền cho Chúa và đoàn chiên, vì tất cả những thứ đó cũng chính là cuộc sống và con người của chúng ta vậy. Quả thế, máu các thánh tử đạo đổ ra vì Chúa và vì Nước Trời chỉ có một lần thôi, nhưng máu của chúng ta đổ ra cách này hay cách khác, mỗi ngày, từng giọt một, qua trách nhiệm và bổn phận sẽ khó khăn hơn và công nghiệp hơn: “Một lúc đổ cả máu đào, hay từng giọt một đằng nào công hơn?” Và như Thánh Phaolô, mỗi ngày, chúng ta bổ khuyết nơi thân xác chúng ta phần còn thiếu sót trong cuộc khổ nạn cứu thế của Đức Kitô. 

Bánh và rượu dâng lên sẽ được quyền năng Chúa biến thành Mình và Máu Chúa Kitô. Nếu chúng ta dâng bản thân chúng ta, những tình cảm và tình yêu, những vấn đề, những lo lắng, đau khổ và hạnh phúc... thì quyền năng ấy cũng sẽ biến đổi thành những gì tốt đẹp hơn, hữu ích hơn cho chúng ta và đoàn chiên của chúng ta. Đặc biệt, nếu chúng ta dâng những yếu đuối và tội lỗi của chúng ta, Chúa sẽ tha thứ, biến đổi và thánh hoá chúng ta, bởi vì với Chúa, chẳng có tội gì quá nặng đến đỗi Chúa không thể tha thứ được, miễn là chúng ta thực tình ăn năn trở lại đón nhận ơn Chúa! Vì thế, trong buỗi kinh Truyền Tin ngày 9/6/2013, ĐTC Phanxicô thúc giục “Hãy tin tưởng đến với Chúa Giêsu, Ngài luôn tha thứ cho chúng ta”. 

Trong việc cử hành Thánh Thể này, chúng ta cũng được mời gọi sống và làm chứng cho sự hiệp nhất của Hội Thánh. Sự hiệp nhất này là nguồn mạch và bằng chứng hữu hiệu cho sứ vụ loan báo Tin Mừng của Hội Thánh.[6] Nhờ việc cử hành thánh lễ, chúng ta sẽ hiểu hơn sức mạnh biến đổi của Bí tích Thánh Thể và tìm thấy nơi mầu nhiệm này sự can đảm và nguồn sức mạnh đi theo Chúa Giêsu và phục vụ Ngài nơi tha nhân. Chúng ta kín múc dồi dào nguồn sức mạnh này từ Bí tích Thánh Thể, được cử hành trong thánh lễ mỗi ngày và được thờ phượng nơi Nhà Chầu mỗi khi đến viếng Mình Thánh Chúa,[7] như chính Chúa Giêsu mời gọi “hãy đến với Ta, hỡi những ai đang vất vả và gánh nặng, Ta sẽ nâng đỡ và bổ sức cho[8]. Quả thế, chính Chúa Giêsu Thánh Thể sẽ nạp lại năng lượng và tăng thêm nhiệt huyết tông đồ cho chúng ta, bằng việc tiếp tục kích hoạt ngày sống và đổ đầy niềm hy vọng vững chắc cho chúng ta. Bí tích Thánh Thể là dấu chỉ thường hằng của tình yêu Thiên Chúa, một tình yêu đỡ nâng hành trình của chúng ta tiến về hiệp thông trọn vẹn với Chúa Cha, qua Chúa Con, trong Chúa Thánh Thần. Đây là thứ tình yêu vượt thắng mọi tình yêu nhân loại, dù có khi rất hấp dẫn và cần thiết. Chính nơi Nhà Tạm mà ta phục hồi và nạp thêm năng lượng cho đời sống thiêng liêng và sứ vụ linh mục của mình, vì trước khi muốn nói về Chúa thì phải ở với Chúa, nói với Chúa và lắng nghe Chúa nói đã. Thánh Phêrô khuyên “hãy trao trút nỗi lòng anh em cho Chúa, vì Ngài hằng thương yêu chăm sóc đến anh em[9]. Ai trong chúng ta đã không có hơn một lần trải nghiệm những thăng trầm vấp ngã? Đó cũng là lý do Đức Chân phước Gioan Phaolô II đã mở ra “Năm Thánh Thể” với ước mong Hội Thánh được “khởi đầu lại từ Chúa Kitô” và chia sẻ cảm xúc sâu xa của chính ngài nơi Bí Tích Thánh Thể như là phương tiện đồng hành và tăng sức mạnh.[10] Chúng ta sẽ làm thế nào nếu thánh lễ hôm nay là thánh lễ cuối cùng của đời mình?

 

2. Linh Mục và Con đường Thập Giá

Thiên Chúa toàn năng có thể dùng nhiều con đường khác để cứu độ loài người, nhưng Chúa Giêsu đã chọn con đường thập giá, nên thập giá là con đường tốt nhất, hiệu quả nhất.[11] Chính Ngài đã minh định rất rõ ràng chỉ có một con đường duy nhất để đi theo Ngài: “Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình, vác thập giá mình mọi ngày mà theo”[12]. Mẹ thánh Gioan Bosco đã nói với ngài khi ngài mới chịu chức linh mục: “Khi con bắt đầu bước lên bàn thánh tế lễ là con bắt đầu con đường thập giá.” Và người môn đệ đích thực là người tự do tự nguyện bước đi trên con đường Thập Giá và trung kiên theo Thầy cho đến cuối cuộc đời. Nhưng có một điều chúng ta thường hay quên là lắm khi chúng ta không vui vẻ chấp nhận thập giá của mình, mà còn phàn nàn so sánh để rồi đi vác thập giá của người khác và bắt người khác vác thập giá của mình. Chúng ta cũng thường rất lắm lần nghĩ người khác là thập giá nặng cho chúng ta, mà quên đi rất nhiều khi chính chúng ta lại là thập giá nặng hơn cho người khác, nặng đến đỗi người khác không thể vác nổi đành phải buông xuống. Chúng ta cần nhớ điều đó để biết nâng đỡ nhau, nhất là khi gặp thử thách, yếu đuối, già cả, bệnh tật. 

Thập Giá gắn kết không rời Chúa Giêsu, ngay cả sau khi sống lại, những dấu khổ nạn vẫn không bị xóa nhòa: “Các con hãy nhìn chân tay Thầy, chính Thầy đây, cứ sờ mà xem, ma đâu có xương thịt như các con thấy Thầy có đây[13] - “Tôma, hãy đặt ngón tay con vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy, đưa tay con ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy, chớ cứng lòng nhưng hãy tin[14]. Như vậy, thập giá là dấu chỉ cho ta tìm gặp Chúa Kitô đích thực: “Nếu Chúa Kitô mà chúng ta mường tượng không phải là ‘Chúa Kitô Khổ Nạn’, thì đấy là chúng ta đang mường tượng một ai đó khác, chứ không phải là Chúa Kitô thực.” Nhưng đứng trước thập giá cuộc đời, chúng ta thường phải chịu cơn cám dỗ tìm kiếm một Chúa Giêsu không thập giá. Thật vậy, Phêrô kéo Chúa Giêsu ra ngoài và can ngăn về chuyện Ngài tuyên bố quá rõ ràng về cuộc khổ nạn và cương quyết đi lên Giêrusalem. Nhiều lúc chúng ta cũng làm như Phêrô và đáng bị lời quở trách “Satan, hãy xéo đi!” bởi vì chúng ta không biết việc của Thiên Chúa mà chỉ biết việc của loài người[15]. Nếu cố tìm một Chúa Giêsu không có thập giá, chúng ta sẽ có nguy cơ gặp phải thập giá không có Chúa Giêsu, và làm thế là tự hại mình, tự chuốc khổ cho chính mình!  

Linh mục, Thánh Thể và Thánh giá luôn liên kết chặt chẽ với nhau. Chúng ta đứng giữa bàn thờ và thánh giá: Thánh lễ tái hiện hy tế thập giá. Cùng với Chúa Giêsu, chúng ta vừa là tư tế vừa là của lễ. Là linh mục, chúng ta được mời gọi cách đặc biệt rảo qua con đường thập giá này. Mỗi ngày chúng ta được dấn sâu vào mầu nhiệm thập giá, mầu nhiệm của hy tế, dù lắm khi thập giá dường như quá nặng khiến chúng ta muốn qụy ngã. Nhưng mầu nhiệm này không được hoàn tất bởi cái chết, song bởi đời sống mới của sự sống lại. Suốt dòng lịch sử của mình, Giáo Hội hầu như luôn luôn bước đi trên con đường hy tế thập giá này. Trong nhiều đất nước, các nhà truyền giáo đã tiến bước suốt nhiều năm hướng về Golgotha, vác lấy thập giá hy sinh và bách hại. Nhiều người trong chúng ta cũng đã trèo lên con đường dốc đứng đó, dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau. Con đường thập giá của Giáo Hội, của các tín hữu, và của chúng ta vẫn kéo dài mãi. Những cuộc bách hại vẫn còn đó hay đã thay đổi chút ít, nhưng thập giá vẫn không thay đổi và vẫn đè nặng, khiến lắm lần chúng ta dường như bị oằn xuống dưới sức nặng của thập giá.  

Thập giá là một trong những nghịch lý lạ lùng của Kitô giáo[16], nhưng thập giá không phải là kết điểm của con đường, mà là cánh cổng dẫn vào sự sống: thất bại chuyển hóa thành chiến thắng, chính chỗ sự sống bị tước đoạt lại trở thành nơi sự sống được phục hồi, như khi toan trút hơi thở sau hết, Chúa Giêsu tuyên bố “mọi sự đã hoàn tất.” Cũng là nghịch lý rằng cuộc sống linh mục càng cắm rễ sâu vào thập giá càng trổ sinh hoa trái nhiều hơn, như Chúa Giêsu, chính khi đi đến cùng con đường trút bỏ trở thành trống không mà đạt đến mức tuyệt đỉnh: cứu vớt nhân loại khỏi tội lỗi và giải hòa toàn thể nhân loại với Thiên Chúa.   

Nếu chúng ta muốn sống cuộc đời linh mục của mình theo Chúa Kitô, chúng ta phải theo Ngài đến tận cùng trong con đường thập giá của Ngài. Đường thập giá của Chúa Giêsu đã là con đường đầu tiên, nhưng không phải là con đường cuối cùng, vì còn có chúng ta và bao nhiêu tâm hồn tận hiến đang bước theo Ngài, đang muốn đi cùng Ngài đến tận cùng trong con đường thập giá. Giáo Hội đã không quên con đường thập giá. Giáo Hội không bao giờ che giấu thập giá. Thập giá vẫn luôn có mặt trong Phụng vụ: Giáo Hội tán dương và suy tôn thập giá. Thập giá không chỉ là gánh nặng, nhưng phải được xem là cây gậy nâng đỡ, như đối với người già yếu và bệnh tật: vào mọi thời và ở mọi nơi, bao nhiêu người vẫn không ngừng hăm hở đến với thập giá, chiêm ngắm thập giá, yêu mến thập giá. ĐGH Phanxicô đã nói ngay sau ngày được bầu chọn: “Khi chúng ta bước đi mà không có Thánh Giá, khi chúng ta xây dựng Giáo hội mà không có Thánh Giá, khi chúng ta tuyên xưng Chúa Kitô mà không có Thánh Giá, thì chúng ta không phải là môn đệ của Chúa. Cầu mong tất cả chúng ta có được sự can đảm bước đi cùng với Thánh Giá của Chúa Kitô, xây dựng trên máu Chúa Kitô đổ ra trên Thánh  Giá, và tuyên xưng một vinh quang duy nhất là Chúa Kitô bị đóng đinh trên Thánh Giá”. Còn thánh Phaolô hãnh diện: “Ước gì tôi chẳng hãnh diện về một điều gì khác, ngoại trừ về thập giá Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Nhờ cây thập giá mà thế gian đã chịu đóng đinh cho tôi, và tôi cho thế gian[17] 

Đường thập giá là trường dạy chúng ta sống thánh thiện. Chúa Giêsu ngã xuống rồi lại chỗi dậy. Ngài chịu đựng nỗi cô đơn, chịu hành hạ và lăng nhục, nhưng Ngài luôn tha thứ. Mẹ Maria cũng đã đi theo Con Mẹ trên đường thập giá. Mẹ bước đi trong thinh lặng, Mẹ và Con nhìn nhau tận trong sâu thẳm tâm hồn. Mẹ và Con kết hiệp với nhau bởi tình yêu bao la, sâu thẳm và trong trắng. Tình yêu này sẽ làm thế giới thay đổi. Xin cho chúng ta được thấm nhuần tình yêu của Chúa và tình yêu của Mẹ. Mẹ đã đứng kề thập giá Chúa Giêsu, Mẹ cũng luôn đứng kề thập giá cuộc đời và sứ vụ linh mục của chúng ta. Chúng ta hãy nghĩ như đang ở trên đỉnh đồi Golgotha, dưới chân thập giá, nơi đã và đang mãi mãi tập trung sức mạnh lớn nhất của thế giới: tình yêu của Thiên Chúa trong Con của Ngài[18]. Tình yêu này không bao giờ cạn kiệt, không bao giờ thôi là sức mạnh cứu độ của thế giới, một khi Chúa Giêsu dâng lên Chúa Cha đời sống mình làm hy tế.  

Là linh mục, chúng ta cũng trao phó cuộc đời chúng ta trong tay Chúa Cha cùng với Chúa Giêsu Hy tế. Đó là một sức mạnh bao la cho thế giới. Sức mạnh đó được gìn giữ trong Giáo Hội bởi Bí tích Thánh Thể và mầu nhiệm thập giá. Chúng ta cử hành Thánh Lễ như một sức mạnh không thể cạn kiệt của tình yêu. Chúng ta trèo lên con đường thập giá đến tận đỉnh đồi Golgotha, kết hợp với Chúa Kitô toàn thể vừa với thập giá và mão gai trên đồi Golgotha, vừa với vinh quang trên núi Tabôrê và chiến thắng phục sinh vinh hiển. Là linh mục, chúng ta phải luôn sống và làm chứng tá cho niềm tín thác ấy, tin tưởng Mẹ Maria luôn đồng hành với chúng ta, luôn đứng bên thập giá của chúng ta và che chở chúng ta.

 

3. Linh Mục sống dưới sự bảo trợ của Mẹ Maria

Mẹ Maria được kêu cầu là Mẹ của Hội Thánh và Mẹ của linh mục theo một đường lối đặc biệt, vì khi trên thập giá, vào lúc tột đỉnh của sứ mạng cứu độ nhân loại, Chúa Giêsu đã trao phó Mẹ mình cho Gioan và ký thác Gioan cho Mẹ[19]: “Chúng ta cũng hãy đón nhận Mẹ Maria vào trong nhà nội tâm của chức linh mục chúng ta.[20] Được sự che chở và hướng dẫn từ mẫu của Mẹ nâng đỡ và tăng sức mạnh, chúng ta có thể nhìn thấy mọi mối tương quan trong đời sống và sứ vụ linh mục của mình bằng đôi mắt, trái tim và trí não mới, để luôn bước đi trên con đường thánh thiện cần thiết. 

Là Linh mục, chúng ta cần tăng cường lòng sùng kính Đức Mẹ. Sự hiện diện từ mẫu của Mẹ luôn là sự nâng đỡ cho chúng ta. Mẹ đã luôn theo sát Chúa Giêsu Con Mẹ, bây giờ Mẹ vẫn tiếp tục đồng hành cùng chúng ta, những Kitô khác. Ngay từ lúc khởi đầu sứ vụ, Đức Chân Phước Gioan Phaolô II đã trao phó mỗi linh mục cho Mẹ và mong muốn rằng mọi linh mục đều trao phó chính mình cho Mẹ, hướng về Mẹ với một tình yêu và niềm hy vọng đặc biệt. Bằng kinh nghiệm của mình, Ngài đã viết lên điều ấy trong bức thư gửi các Linh mục: “Nguyện xin Đức Maria, Đấng mà tôi mời gọi anh em hãy luôn nuôi dưỡng lòng sùng kính con thảo, đồng hành với anh em và liên lỉ che chở anh em.” ĐTC Biển Đức XVI cũng thôi thúc chúng ta: “Tôi khuyên anh em hãy vào trường Đức Maria để học biết yêu thương và bước theo Đức Kitô trên hết mọi sự.”  

Thật vậy, trong trường của Mẹ Maria, chúng ta học đặt Chúa Kitô vào chỗ nhất và trung tâm trong cuộc đời chúng ta, học để hướng tư tưởng cùng hành động của chúng ta theo Ngài: “Người bảo gì hãy làm theo.” Đúng vậy, nơi trường của Mẹ, chúng ta học biết thinh lặng, biết lắng nghe và phục vụ, là những điểm mấu chốt của đời sống người môn đệ. Mẹ Maria sẽ giúp chúng ta tiến sâu vào mối tương quan nhân vị đích thực hơn với Chúa Giêsu, để chúng ta yêu mến Ngài và làm cho Ngài được yêu mến. Vâng, qua việc chiêm ngắm và lắng nghe Mẹ Maria, chúng ta sẽ hiểu hơn sức mạnh nâng đỡ và biến đổi, hầu tìm lại được niềm an ủi và nguồn sức mạnh để bước theo Chúa Kitô và phục vụ Ngài trong anh chị em. Chính với tinh thần ấy nên trong cuộc hành hương Đền thánh Đức Mẹ Lorettô ngày 4/10/2012, ĐTC Biển Đức nói: Khi chiêm ngắm Mẹ Maria, chúng ta phải tự hỏi xem chúng ta có muốn mở ra cho Chúa hay không, có muốn dâng hiến cuộc sống chúng ta cho Ngài để trở thành một nơi ở cho Ngài hay không; hay là chúng ta sợ sự hiện diện của Chúa giới hạn tự do của chúng ta, phải chăng chúng ta muốn dành riêng cho mình một phần đời sống để nó chỉ thuộc về chúng ta mà thôi? Nhưng chính Thiên Chúa là Đấng giải thoát tự do của chúng ta khỏi sự co cụm vào mình, khỏi sự khát khao quyền lực, chiếm hữu, thống trị, và làm cho nó có khả năng cởi mở với chiều kích làm cho nó được sung mãn trọn nghĩa là hiến thân, yêu thương, phục vụ và chia sẻ.[21]

Liên quan đến kỷ luật đời sống độc thân linh mục của Giáo Hội Công Giáo đang “bị thế giới của thời đại chúng ta nghi ngờ giá trị và cho là không thể giữ được,” tôi xin kể câu chuyện “Tôi không nhịn được, linh mục làm sao?”[22] Chính thánh Phaolô thú nhận “có ai trong anh em yếu đuối mà tôi không cảm thấy yếu đuối, có ai trong anh em sa ngã mà tôi không cảm thấy như thiêu như đốt?[23] Và ĐTC Phanxicô trong bài giảng lễ ngày 14.6.2013, tại nhà nguyện thánh Mátta, trước sự hiện diện của các nhân viên của Bộ Giáo Sĩ, khuyên chúng ta hãy dám cho thấy những yếu đuối của mình để khiêm tốn cậy dựa vào sức Chúa. Đức Phaolô VI cậy dựa đời sống độc thân linh mục vào lòng sùng kính nồng nhiệt và tỏa sáng đối với Mẹ Maria.[24] Lòng đạo đức này của chúng ta sẽ mang chúng ta “đến nguồn suối của đời sống thiêng liêng đích thực, mà chỉ nó mới là nền tảng vững chắc cho việc giữ luật độc thân.”[25] Vâng, chọn lựa độc thân linh mục của chúng ta cần được đặt nơi trái tim Mẹ Maria, và mau mắn chạy đến cùng Mẹ mỗi khi gặp khó khăn, nguy hiểm. Là trinh nữ và là mẹ, Mẹ Maria hiểu rất rõ trái tim chúng ta cần gì, và Mẹ biết làm thế nào để giữ cho chúng ta được trung thành với lời cam kết của mình giữa lòng đời hôm nay sao cho “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.” Chúng ta sẽ tìm được ẩn náu an toàn nơi Mẹ Maria, người Mẹ trên trời của chúng ta. Mẹ sẽ giúp chúng ta thăng hoa trái tim và con mắt, để nhìn thấy Mẹ ở trong và qua những người con gái của Thiên Chúa quanh chúng ta. Chúng ta kêu xin Mẹ bảo vệ và biến đổi chúng ta và những người nữ thân thiết với chúng ta, như Thánh Phaolô khuyên Timôtê “coi các phụ nữ lớn tuổi như mẹ và những người trẻ như chị em[26]. Nhờ lời chuyển cầu của Mẹ, Chúa Thánh Thần sẽ gìn giữ sự độc thân trong trắng của linh mục như Ngài đã làm cho Mẹ Maria và Thánh Giuse. Vì thế, Đức Phaolô VI đã khuyên nhủ: “Anh em hãy hướng con mắt và trái tim, với niềm tín thác được đổi mới và lòng cậy trông con thảo, về Mẹ rất yêu dấu của Chúa Giêsu và Mẹ của Hội Thánh, hãy kêu xin sự cầu bầu vạn năng và hiền mẫu của Mẹ cho chức linh mục Công giáo[27] vì “Linh mục sẽ không thiếu sự chở che, nâng đỡ của Mẹ Chúa Giêsu.”[28]

Có một việc thật đơn giản nhưng rất quan trọng của lòng sùng kính Mẹ Maria là lần chuỗi Mân côi, một bản Phúc Âm tóm tắt.[29] Chúng ta nên giữ sống động thói quen lần chuỗi Mân côi của các cha già và hãy khuyến khích giáo dân của mình lần chuỗi, một mình khi đi đường tới trường học, tới công sở, đồng ruộng, chợ búa… hoặc lần chuỗi chung với người khác, theo nhóm hay hội đoàn trong giáo xứ, đặc biệt là lần chuỗi trong gia đình, vì chuỗi Mân côi sẽ đốt nóng và làm mạnh thêm mối giây ràng buộc giữa các thành viên trong gia đình. Lời cầu nguyện này sẽ giúp chúng ta được mạnh mẽ trong đức tin, bền vững trong đức ái, niềm vui và kiên trì trong niềm hy vọng.  

Chúng ta hãy tin tưởng dâng mình cho Mẹ, chạy đến tìm trú ẩn nơi sự che chở dịu dàng từ mẫu của Mẹ. Chính Chân Phước Gioan Phaolô II đã tận hiến cho Mẹ và chia sẻ: “Suốt cuộc đời tôi, tôi đã cảm nghiệm rõ sự hiện diện đầy yêu thương của Mẹ Chúa chúng ta. Mẹ Maria đồng hành với tôi mọi ngày để giúp tôi chu toàn sứ vụ…” Xin Mẹ Maria giúp chúng ta biết bắt chước Mẹ: Fiat (Xin Vâng), luôn chấp nhận ý muốn và kế hoạch của Chúa; Magnificat (linh hồn tôi ca ngợi), luôn ca ngợi và cảm tạ mọi ơn lành lớn nhỏ Chúa đã ban cho, và Stabat (đứng thẳng dưới chân thập giá), luôn sống nhẫn nại và bền đỗ trong những thách đố và khó khăn của cuộc sống hằng ngày cho đến hơi thở cuối cùng.



Còn tiếp một kỳ

[1] Lc 22, 14-20.

[2] Bộ Giáo sỹ, Linh mục và Thiên niên kỷ Kitô giáo thứ ba.

[3] x. John Paul II, Ecclesia de Eucharistia, số 31.

[4] Presbyterorum Ordinis, số 18; 1 Cor 11,27-29.

[5] 1 Sm 21,4-7: Đavít nói với tư tế Akhimêlếc: Bây giờ ông có sẵn gì không? Xin ông cho tôi năm cái bánh hay có gì cũng được." Tư tế trả lời: “Tôi không có sẵn bánh thường, chỉ có bánh thánh hiến, miễn là các đầy tớ đã giữ mình không gần gũi đàn bà.” Ông Đa-vít trả lời tư tế: “chúng tôi bị cấm không được gần gũi đàn bà, như xưa nay mỗi khi tôi ra trận: các đầy tớ đã giữ thân thể cho được thánh. Đây là một chuyến đi thường, nhưng quả thật hôm nay họ đã giữ thân thể cho được thánh.” Bấy giờ tư tế cho ông của thánh, vì ở đó không có bánh nào khác ngoài bánh tiến, thứ bánh đặt trước nhan ĐỨC CHÚA…

[6] John Paul II, Ecclesia de Eucharistia, số 34-36.

[7] John Paul II, Ecclesia de Eucharistia, số 1.

[8] Mt 11,28.

[9] 1 Pr 5,7.

[10] John Paul II, Ecclesia de Eucharistia, số 59.

[11] Câu chuyện “Cưa bớt thập giá”.

[12] Mt 16,24.

[13] Lc 24,39.

[14] Ga 20, 24-29.

[15] x. Mt 16,23.

[16] x.1Cr.1,18.

[17] Gl 6, 14.

[18] x. Ga 3,16.

[19] Ga 19, 26-27.

[20] John Paul II, Thư gửi các linh mục Thứ Năm Tuần Thánh 1988, số 6.

[21] G. Trần Đức Anh OP, nguồn: vietvatican.net

[22] Năm 1976, dọc đường đưa tôi đến địa điểm kinh tế mới của giáo dân TP. Huế, ông chủ tịch Mặt Trận Nam Đông chân thành hỏi: “Một đêm không ngủ với vợ và làm chuyện ấy, tôi không nhịn được, linh mục làm sao?” Tôi trả lời rằng làm linh mục cũng không thôi là con người, tôi vẫn bị cám dỗ và vẫn có ham muốn phải chiến đấu cam go và lấy chuyện thuốc phiện với người nghiện và người chưa bao giờ hút để so sánh. Ông ta bảo là câu trả lời chân thành và chí lý, và ông đã hiểu.

[23] 2 Cr 11,29.

[24] Paul VI, Sacerdotalis Caelibatus, số 1.

[25] Ibidem, số 75.

[26] x. 1 Tm 5,2.

[27] Paul VI, Sacerdotalis Caelibatus, số 98a.

[28] Ibidem, số 59.

[29] x. Paul VI, Marialis Cultus: The Angelus and the Rosarry.



VỀ MỤC LỤC

DINH DƯỠNG KHI BỊ CAO HUYẾT ÁP.


Huyết áp là sức ép của máu vào thành động mạch khi tim bóp, đưa máu đi nuôi cơ thể.

Huyết áp lý tưởng là dưới 120/80mmHg.

Tiền Cao Huyết áp khi HA tâm thu từ 120-139 và HA tâm trương từ 80-90.

Khi HA từ 140-159 hoặc 90-99 là cao huyết áp.

Cao huyết áp thường không có triệu chứng, vì thế được coi như là “Tên Sát Nhân Thầm Lặng”, Silent Killer. Quá bán bệnh nhân cao huyết áp đều không điều trị. Mà không điều trị có thể đưa tới suy tim.

Ngoài dược phẩm, Cao huyết áp có thể kiểm soát được với một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh huyết áp cao do Uỷ Ban Đặc Nhiệm Chống Cao Huyết của Hoa Kỳ đưa ra vào tháng 4 năm 2004 là một chế độ đặt trọng tâm vào nhiều rau , trái cây; các loại sữa và pho mát đã bỏ bớt chất béo; thực phẩm ít béo bão hòa và cholesterol; nhiều chất xơ, khoáng kali, magnesium; và chất đạm dùng vừa phải.

Sau đây là vài ý kiến về vấn đề dinh dưỡng để kiểm soát bệnh Cao Huyết Áp.



1. Muối ăn.

Cách đây vài thập niên, khi chưa có dược phẩm để kiểm soát cao huyết áp thì giới hạn tiêu thụ muối là biện pháp chính. Trong một thời gian dài, thầy thuốc chỉ biết khuyên bệnh nhân hạn chế muối (ăn lạt) và vận động cơ thề để đối phó với cao huyết áp. Ngày nay, tuy việc giảm muối không còn là biện pháp chính, nhưng vẫn có vai trò quan trọng trong việc phòng  ngừa và điều trị cao huyết áp ở một số người.

Đã có nhiều ý kiến khác nhau về việc giới hạn lượng muối ăn mỗi ngày.

Một số nhà nghiên cứu cho là muối không gây  ảnh hưởng gì đối với người có huyết áp bình thường. Với người tăng huyết áp thì giới hạn muối chỉ hạ thấp một tỷ lệ rất nhỏ. Do đó các nhà nghiên cứu của nhóm này không tin tưởng nhiều vào công hiệu của tiết giảm muối trong việc trị cao huyết áp.

Trong khi đó lại có nhiều nghiên cứu khác quả quyết là có một sự liên hệ giữa cao huyết áp và dùng nhiều muối, đặc biệt là ở người trung niên và cao tuổi. Theo họ, giới hạn tiêu thụ muối là điều cần để chữa và phòng ngừa cao huyết áp.

Nhiều người rất nhậy cảm với một lượng lớn muối, khiến cơ thể giữ nhiều nước để cân bằng dung môi chất lỏng. Khi nước được giữ lại nhiều hơn thì dung lượng của dòng máu cũng tăng theo, mạch máu căng ra, làm huyết áp tăng lên. Trái tim và thận cũng phải làm việc nặng nhọc hơn để lưu hành máu phụ trội. Với những người này thì giới hạn muối là điều nên làm trước khi huyết áp lên cao.

Đồng ý là nhiều muối chỉ nâng cao huyết áp ở một số người (10-20%) nhưng đây cũng là con số đáng kể. Hơn nữa, quá nửa quý vị lão niên  đều có cao huyết áp mà không biết. Có thể là do dùng nhiều muối trong lúc thiếu thời đã làm suy yếu sự bảo vệ của gene di truyền với bệnh này.

Nhận xét về cách ăn uống của một số sắc dân trên thế giới cho thấy rằng, nhóm dân nào dùng nhiều muối thì tỷ lệ cao huyết áp gia tăng và ngược lại, những nơi  tiêu thụ ít muối thì tỷ lệ bệnh này cũng giảm xuống.

Theo các chuyên viên dinh dưỡng, ta chỉ nên dùng dưới 2000mg muối mỗi ngày, tương đương với một thìa nhỏ muối. Chú ý rằng đó là bao gồm toàn thể số lượng muối có trong thức ăn nước uống trong ngày. Bởi vì muối cũng có trong nhiều loại thức ăn, nước uống chứ không phải chỉ do chúng ta thêm vào khi nấu nướng.

Đa số thực phẩm làm sẵn như  đồ hộp, thực phẩm đông lạnh đều có nhiều muối. Các nhà sản xuất đã cố gắng cắt giảm muối trong thực phẩm chế biến, nhưng vẫn còn khá cao. Lý do là khi thêm muối thì món ăn sẽ hấp dẫn hơn so với một món ăn nhạt. Vì thế, các vị cao niên thường dùng nhiều muối gấp hai người trẻ tuổi, mà thực ra chỉ là để thỏa mãn khẩu vị chứ không cần thiết cho cơ thể.

Để giảm muối cũng không khó khăn lắm, mà chỉ cần có sự quyết tâm:

- Khi nấu, nên cho muối hơi nhạt, rồi thêm vào đôi chút khi ăn nếu cảm thấy cần;

- Xả bớt muối trong rau đóng hộp;

- Lưu ý số lượng muối trong nước uống, vì nhiều nơi có lượng rất cao;

- Đọc kỹ nhãn hiệu thực phẩm để biết rõ số lượng muối trong món ăn.

   


2- Chất béo.

Chất béo trong máu nhiều quá sẽ làm các thành phần khác của máu kết dính với nhau, tim phải tăng sức co bóp để đẩy máu dính cục này vào động mạch và do đó áp suất động mạch tăng theo.

Một số nghiên cứu cho thấy khi giảm chất béo thì huyết áp cũng giảm theo. Có ý kiến cho rằng giảm chất béo làm hạ huyết áp tốt hơn là giảm muối. Một vài loại cá chứa nhiều béo omega- 3 lại làm hạ bệnh cao huyết áp.

 

3- Béo phì.

Rất nhiều kết quả nghiên cứu chứng minh sự liên hệ giữa mập phì và huyết áp cao. Người mập có nguy cơ bị cao huyết áp hơn người bình thường từ hai tới sáu lần. Theo một vài thống kê thì có tới 60% người cao máu đều mập.

Lý do là khi ta mập thì trái tim phải làm việc liên tục nhiều hơn để cung cấp đủ máu cho khối lượng tế bào lớn hơn của cơ thể.

Một lý do nữa là người mập dễ bị tiểu đường loại II, mà tiểu đường là một trong nhiều nguy cơ đưa tới cao huyết áp. Do đó, giảm cân thường là bước đầu trong việc trị cao huyết áp ở người mập.

Giảm tổng số năng lượng tiêu thụ, giảm muối, tăng vận động cơ thể là những phương thức hữu hiệu để giảm cân. Giảm cân cũng làm  giảm cholesterol, giảm tiểu đường và cuối cùng là giảm các nguy cơ bệnh tim mạch.

 

4- Rượu.

Thống kê cho hay, từ 5 tới 7% người cao huyết áp đều tiêu thụ nhiều rượu bia các loại. Chỉ cần 100ml rượu  là đủ để nâng áp suất mạch máu lên 3 mmHg.

Do đó, đề ngừa cao huyết áp, tốt nhất là không nên uống rượu bia. Và nếu có uống thì nên giới hạn mỗi ngày không quá hai lần, mỗi lần 50 cc rượu mạnh, 150 cc rượu vang và 350 cc bia.

 

5. Một số muối khoáng

Một số các muối khoáng như Kali (K), Magnesium, Calci cũng có vai trò tuy khiêm nhường nhưng tích cực đối với huyết áp.

Theo một số nghiên cứu, K giảm huyết áp bằng cách làm thư giãn mạch máu, lòng mạch máu rộng hơn, giảm sức  cản thành động mạch; làm tăng sự bài tiết nước và muối natri ra khỏi cơ thể; làm giảm renin tiết ra từ thận. Kali có nhiều trong chuối, trái cam, trái bơ, khoai tây, hạt đậu...

Magnesium làm hạ huyết áp bằng cách làm giãn mở mạch máu, giảm lực cản động mạch. Mg có nhiều trong các rau có lá xanh, các loại hạt, thịt, cá, trứng...

Calci làm giảm cao huyết áp gây ra do ăn nhiều muối natri. Calci có nhiều trong rau lá xanh, sữa, phomát, sữa chua, cá hộp sardine, salmon...

 

6. Rau, Trái cây.

Thực phẩm thực vật cũng làm giảm cao huyết áp, đó là nhờ chất xơ trong trái cây và các chất chống oxy hóa như sinh tố C.

Các nhà  dinh dưỡng đã đề nghị dùng nhiều loại rau, trái cây, các loại hạt khác nhau. Tỏi, rau cần tây,  mướp đắng,  đã được dân gian dùng từ nhiều ngàn năm  để chữa cao huyết áp vì tính cách lợi tiểu của chúng.

Ngoài ra, để kiểm soát huyết áp, người bệnh cũng cần có một chương trình vận động cơ thể đều đặn, vừa sức mình. Người ít vận động dễ bị cao huyết áp hơn người vận động tới 30%. Sự vận động cơ thể đều đặn có thể làm hạ huyết áp tâm trương và tâm thu từ 6-7 mmHg.

 

Kết Luận

Mắc bệnh huyết áp cao mà không điều trị thì tuổi thọ chỉ còn khoảng vài chục  năm kể từ khi triệu chứng xuất hiện. Khi đã có biến chứng mà không điều trị thì  sống tối đa không quá dăm bẩy năm. Còn nếu điều trị nghiêm túc  thì tuổi thọ sẽ kéo dài hơn.

Vì thế, sự lựa chọn là ở trong tầm tay của mọi người. Và những hiểu biết về dinh dưỡng góp phần đáng kể trong việc giảm nhẹ nguy cơ mắc bệnh cũng như làm chậm quá trình tiến triển khi đã mắc bệnh.

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức



www.bsnguyenyduc.com

Giới thiệu: Tuyển tập Videos Sống Vui Sống Khoẻ  do Bác sĩ Nguyễn Ý Đức thực hiện

 

Vài hàng giới thiệu : Xin trân trọng giới thiệu tuyển tập Videos "Sống Vui Sống Khoẻ" của BS Nguyễn Ý Đức. Tuyển tập này là những bài nói chuyện hữu ích về y tế, dinh dưỡng và sức khoẻ của BS Nguyễn Ý Đức trên các đài truyền hình được đưa lên Internet. Cùng với bộ sách "Câu Chuyện Thầy Lang" và những ấn phẩm đã được xuất bản, những bài viết trên Internet, tuyển tập Videos "Sống Vui Sống Khoẻ" này sẽ cung cấp nhiều thông tin hữu ích, đóng góp vào việc cải thiện vấn đề sức khỏe cho cộng đồng người Việt Nam khắp nơi.



===>  http://www.youtube.com/user/DrNguyenYDuc/videos

VỀ MỤC LỤC


Làm phúc nơi nao, để cầu ao rách nát ?”


Quan tâm, chia sẻ với người nghèo là chuyện không của riêng ai. Hễ là người, trong cõi lòng chạnh thương ít nhiều gì ai cũng nhớ đến những người nghèo, những người thiếu thốn, người kém may mắn hơn mình.

Với tấm lòng như vậy, ngày mỗi ngày trong xã hội, chúng ta thấy nhiều tổ chức tập thể cũng như cá nhân tìm đủ mọi phương cách để chia sẻ với người nghèo.

Quanh ta vẫn có những trại dưỡng lão, trung tâm nuôi bệnh nhân sida, trại mồ côi, trung tâm khuyết tật ... Những năm gần đây, nhiều dự án mới đã mọc lên như nhà trọ sinh viên do nhóm này nhóm kia lập ra để quy tụ sinh viên nghèo sống chung với nhau trong một mái nhà. Có những dự án thực tiễn mỗi ngày đó là những quán cơm 2000đ, quán cơm miễn phí ở các xứ đạo, ở các chùa ...

Mỗi ngày trong các bệnh viện như Phạm Ngọc Thạch, Trung Tâm Ung Bướu ... vẫn có những suất cơm từ thiện giúp cho những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn. Mỗi tối cuối tuần, nhóm G8 đã quy tụ với nhau để chia sẻ những chén cháo đêm cho những người ngủ vỉa hè cũng như các sạp chợ ...

Những việc làm như thế này cần và cần nhân rộng thêm nữa để chung chia phần nào nỗi đau của những người nghèo, những người kém may mắn. Những việc làm này rất tốt nhưng cũng đừng quên đến những người nghèo khác mà ta ít khi để ý đến.

Câu chuyện cô bé chia sẻ với tôi vẫn còn văng vẳng bên tai :

"Cha ơi ! Nếu cha cần giúp ai đó, cha có thể liên lạc với hai cô của con. Hai cô của con tốt lắm, hay chia sẻ cho người nghèo lắm .. Nhưng ... cô chỉ chia sẻ cho người ngoài thôi. Con là cháu ruột, nhà con nghèo nhưng cô không giúp ... Lần kia, cô nhờ con chở cô vào Trung Tâm Ung Bướu để giúp người nghèo. Cô cầm một xấp tiền trong tay và đi phát cho bệnh nhân nghèo. Con đứng kế bên cô, con thèm được cô cho một tờ thôi nhưng không được. Cô đâu có biết là đứa cháu gái của cô phải mượn xe để chở cô đi làm việc từ thiện. Giá như mà cô cho cháu của cô 1 tờ để đổ xăng cũng đỡ ..."

Nghe dòng tâm sự thật buồn ! Có lẽ đau lắm cô cháu mới nói những lời này. Thật sự, chẳng ai muốn nói ra nhưng trong cuộc đời, sự thật vẫn là sự thật để rồi trong những sự thật đó lòng ta lại quặn đau. Có những sự thật không ai muốn nghe nhưng khi nghe xong thì đau thật. Có những sự thật người ta cố giấu nhưng chẳng thể nào giấu được.

Lần kia, gặp một cô cũng đã luống tuổi. Cô chia sẻ về hoàn cảnh hiện tại của cô là cô phải lo cho mẹ già của cô. Cô thích đi hát ca đoàn nhưng mỗi lần đi tập như thế là hai mẹ con lại cắng đắng nhau. Mẹ cô không muốn cô đi sinh hoạt ca đoàn để cô ở nhà với Mẹ nhưng cô lại thích đi sinh hoạt và hai mẹ con cứ lục đục nhau suốt.

Nghe thế, tôi nói với cô rằng sinh hoạt ca đoàn rất tốt nhưng tốt hơn là nên ở bên Mẹ và đừng làm cho Mẹ buồn bởi lẽ mẹ của cô cũng chẳng còn sống lâu nữa ở cái tuổi ngoài tám mươi đau lâu ốm dài. Bà già yếu nên cần sự hiện diện của cô trong những năm tháng cuối đời như thế này. Tôi minh chứng cho cô bằng câu chuyện thật của một người đến với tôi và đã khóc. Cô khóc vì hối hận. Hối hận vì sự cay nghiệt của cô mà Mẹ của cô phải mất sớm. Bà mất được 2 tháng nhưng nỗi ray rứt về người mẹ vẫn chưa nguôi. Cô đến chia sẻ với tôi cho nhẹ lòng.

Khi nghe kể như thế, một câu chuyện rất gần và rất thật trong cuộc sống, cô đã nghĩ lại và ngưng sinh hoạt ca đoàn một thời gian để có thời gian ở gần bên mẹ hơn.

Có người nói với tôi rằng : "Dạo này bố con lẩm cẩm lắm rồi ! Lúc nào cũng cau có và khó chịu ... nên con hay cau có với bố ..."

Nghe người con "xả" cơn bực mình sau đó tôi nói lại : "Cô à ! Nhìn cô vậy mà thấy tếu nhỉ ? Cô nhớ lại một tí đi ! Nhớ lại cái ngày mà cô lên năm lên ba đó. Bao nhiêu lần cô chạy nhảy té xuống té lên và vớ vẩn đòi bánh xin kẹo và cực kỳ nhõng nhẽo ... những năm tháng tuổi thơ đó ai là người bồng ẵm cô trên tay. Giờ đây bố cô kém trí nhớ và cũng nhõng nhẽo với cô một tí mà cô lại ..."

Nghe tôi chia sẻ như thế, lòng cô chùn xuống và cô chợt nhớ lại ơn nghĩa sinh thành dưỡng dục của cha mẹ và thay đổi lối nghĩ và cách sống của mình. Cô tự nhủ sẽ nhẹ nhàng và cảm thông với tuổi già sức yếu của bố mình hơn.

Nghĩ đến đây tôi chợt nhớ tâm tình của Chúa Giêsu : "Vì các ngươi sẽ có người nghèo luôn bên cạnh các ngươi, còn Ta, các ngươi sẽ không gặp Ta mãi đâu". (Ga 12, 8) 

"Người nghèo luôn bên cạnh các ngươi". Người nghèo đó là ai ? Xin thưa người nghèo đó có thể là người cha người mẹ già nay đã tàn hơi và kém trí nhớ. Người nghèo đó có thể là chính người anh, người chị, người em, người con, người cháu đang sống trong mái nhà của chúng ta. Những người nghèo đó thật gần với chúng ta, họ gần hơn những người nghèo mà ngày mỗi ngày ta chăm sóc cho họ.

Nhiều khi ta bận rộn với công việc giúp người nghèo ở bên ngoài nhưng ta quên bẵng đi người nghèo ở bên cạnh ta.

Những người nghèo sống trong mái nhà của ta chưa hẳn họ cần tiền bởi lẽ họ không thiếu tiền. Điều họ cần không phải là cần tiền, họ cần một chút tình người nhưng đôi khi tình người đó bị quên lãng.

Có khi người mẹ già già yếu thèm một chút tình người của đứa con mà cả đời lo cho nó nhưng lại bị nó hất hủi.

Có khi người vợ thèm một chút tình thương của người chồng dành cho họ trong khi cả cuộc đời vợ lại lam lũ chịu cực chịu khổ vì chồng.

Có khi người em thèm tình thương của người anh trong khi người anh lại phung phí tình cảm dành cho ai đó ngoài đường để tìm danh thơm tiếng tốt.

Thật khó nghĩ khi ta giúp cho người nghèo ở bên ngoài gia đình ta, trong khi người nghèo gần và thật gần, họ ở ngay trong gia đình của ta mà ta quên lãng họ.

 

Anmai, CSsR


VỀ MỤC LỤC


Giáo sĩ: xuất phát từ giáo dân, hiện diện vì giáo dân và cậy dựa vào giáo dân



- Mọi liên lạc: Ghi danh, thay đổi địa chỉ, đóng góp ý kiến, bài vở..., xin gởi về địa chỉ
giaosivietnam@gmail.com
- Những nội dung sẽ được đề cao và chú ý bao gồm:
Trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm thực tế trong việc mục vụ của Giáo sĩ; Những tài liệu của Giáo hội hoặc của các Tác giả nhằm mục đích Thăng tiến đời sống Giáo sĩ; Cổ võ ơn gọi Linh mục; Người Giáo dân tham gia công việc “Trợ lực Giáo sĩ” bằng đời sống cầu nguyện và cộng tác trong mọi lãnh vực; Mỗi Giáo dân phải là những “Linh mục” không có chức Thánh; Đối thoại trong tinh thần Bác ái giữa Giáo dân và Giáo sĩ… (Truyền giáo hay xây pháo đài?)
- Quy vị cũng có thể tham khảo những số báo đã phát hành tại
www.conggiaovietnam.net
Rất mong được sự cộng tác, hưởng ứng của tất cả Quí vị
Xin chân thành cám ơn tất cả anh chị em đã sẵn lòng cộng tác với chúng tôi bằng nhiều cách thế khác nhau.
TM. Đặc San Giáo Sĩ Việt Nam
Lm. Luca Phạm Quốc Sử USA




tải về 0.71 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương