Bản lĩnh việt nam – khát vọng hùng cưỜng (Xã luận)



tải về 25.4 Kb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu14.05.2022
Kích25.4 Kb.
#51891
1   2   3   4
THƠ CA, XÃ LUẬN

Bài viết: ……………


NHỮNG NGƯỜI LÍNH ĐẢO!
Ngồi bên nhau kể chuyện
Người lính đảo các anh
Bồng bềnh nước trong xanh,
Mây trời và sóng gió.
Đảo tiền tiêu ở đó
Chắc tay súng đêm ngày
Giữ bình yên đất mẹ.
Chiều nay cơn gió nhẹ
Phảng phất những tâm tư
Của những chàng lính đảo.
Bước chân ai sột sạo,
Tuần tra cuối chân trời.
Giữa đảo lớn trùng khơi
Tình yêu anh tỏa sáng
Mặc gió mưa năm tháng
Tổ quốc một niềm tin!

Có những sự hi sinh


Không bao giờ sánh nổi.
Máu – mồ hôi – nước mắt
Viết tiếp bản hùng ca.
Tôi đến thăm Trường Sa
Nơi chiều buông lộng gió.
Bên bếp hồng rực đỏ
Anh kể chuyện quê nhà,
Kể chuyện người yêu xa
Bồi hồi trong nỗi nhớ.
Những ngày đầu bỡ ngỡ
Ra đảo lòng vấn vương
Rồi những chiều thân thương,
Tuần tra nơi cánh sóng,
Lòng yêu đảo nhiều hơn.
Mặc cho nỗi cô đơn
Nhọc nhằn và vất vả.
Nơi buồn vui khó tả
Nối nhịp cầu biển khơi!
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ THANH NIÊN
Nguyễn Xuyến
Trong toàn bộ di sản vô giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho chúng ta có một bộ phận rất quan trọng là tư tưởng của Người về vai trò của thanh niên; sự cần thiết tổ chức giáo dục thanh niên; về vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản.
Thanh niên là thế hệ nối tiếp và phát triển giống nòi. Thanh niên là nguồn kế tục và phát huy thành quả cách mạng lên tầm cao mới. Đối với bất cứ quốc gia nào, thanh niên cũng chính là người xây đắp tương lai đất nước.
Hồ Chí Minh cho rằng, muốn thức tỉnh dân tộc đi theo con đường cách mạng thì trước hết phải giác ngộ cách mạng cho thanh niên và từ thức tỉnh thanh niên để thức tỉnh dân tộc. Trong tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” (1925), Người đã viết: “Đông Dương đáng thương hại! Người sẽ chết mất, nếu đám thanh niên già cỗi của Người không sớm hồi sinh”.
Cách mạng Tháng Tám thành công, tháng 9.1945, trong Thư gửi các học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.
Tháng 1.1946, trong Thư gửi thanh niên và nhi đồng toàn quốc nhân dịp Tết sắp đến, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu bằng tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”.
Trong khi nói chuyện với nam nữ thanh niên học sinh các trường trung học Nguyễn Trãi, Chu Văn An và Trưng Vương (Hà Nội) ngày 18.12.1954, Người đã chỉ rõ vai trò to lớn của thanh niên đối với dân tộc: “Thanh niên là một bộ phận quan trọng của dân tộc. Dân tộc bị nô lệ thì thanh niên cũng bị nô lệ. Dân tộc được giải phóng, thanh niên mới được tự do... Ngày nay, ta đã được độc lập, tự do, thanh niên mới thật là người chủ tương lai của nước nhà”.
Trước Đại hội Đảng bộ Hà Nội ngày 1.2.1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Tôi luôn luôn nói đến thanh niên, vì trong mọi công việc, thanh niên ta luôn luôn hăng hái xung phong và họ xứng đáng là cánh tay đắc lực của Đảng”.
Ngày 20.12.1961, nói chuyện tại Đại hội toàn quốc lần thứ II của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Người lại nói, sở dĩ Người yêu mến thanh niên vì: “thanh niên là người tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanh niên già, đồng htời là người phụ trách, dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai - tức là các cháu nhi đồng”.
Tại lễ kỷ niệm lần thứ 35 ngày thành lập Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam (nay là Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh) tổ chức vào ngày 25.3.1966, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát biểu những lời đầy tâm huyết: “...Với một thế hệ thanh niên hăng hái và kiên cường, chúng ta nhất định thành công trong sự nghiệp bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc. Vì vậy, Bác rất tự hào, sung sướng và thấy mình trẻ lại, thấy tương lai của dân tộc ta vô cùng vững chắc và vẻ vang”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi thanh niên là lực lượng hăng hái, sẵn sàng hy sinh vì lý tưởng cao đẹp của Đảng, là lực lượng chính trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Trong lời kêu gọi thanh niên Nam Bộ ngày 30.10.1945, Người nhấn mạnh: “Trong cuộc chống xâm lăng này, các bạn đã là bức Vạn lý trường thành vững chắc... Những gương hy sinh anh dũng của các bạn đã sáng dọi khắp nước. Những chiến công oanh liệt của các bạn đã làm cho toàn thể đồng bào thêm kiên quyết”
Trong Thư gửi các chiến sĩ cảm tử quân Thủ đô, ngày 27.1. 1947, Người rất tự hào về tuổi trẻ Thủ đô: “Các em là đội cảm tử. Các em cảm tử để cho Tổ quốc quyết sinh. Các em là đại biểu cái tinh thần tự tôn tự lập của dân tộc ta mấy nghìn năm để lại, cái tinh thần quật cường đó đã kinh qua Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, truyền lại cho các em. Nay các em gan góc tiếp tục cái tinh thần bất diệt đó, để truyền lại cho nòi giống Việt Nam muôn đời về sau”
Mặt khác, Chủ tịch Hồ Chí Minh không quên cảnh báo thanh niên: “Nhiệm vụ của thanh niên không phải là hỏi nước nhà đã cho mình những gì. Mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà? Mình phải làm thế nào cho lợi ích nước nhà được nhiều hơn? Mình đã vì lợi ích nước nhà mà hy sinh phấn đấu chừng nào?”
Trước lúc đi xa, Người đã di chúc lại cho chúng ta” “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”. Người còn căn dặn: “Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa hồng vừa chuyên”.
Vì lợi ích lâu dài của cách mạng, phải giáo dục, chăm sóc thanh niên như việc ươm trồng, chăm sóc loài cây quý. Chủ tịch Hồ Chí Minh còn chỉ rõ: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. “Trồng người” theo tư tưởng Hồ Chí Minh là bồi dưỡng lý tưởng, đạo đức cách mạng, tài năng cho từng con người và cả các thế hệ thanh niên.
Đảng đã lựa chọn hướng đi cho dân tộc Việt Nam dựa trên cơ sở chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh niên là nhiệm vụ cấp thiết của Đảng ta và của toàn xã hội.
Đứng trên lập trường của chủ nghĩa Mác-Lênin, Nguyễn Ái Quốc là người cộng sản đầu tiên của Việt Nam nhìn nhận, đánh giá khách quan vai trò, vị trí của thanh niên trong tiến trình lịch sử, thấy rõ khả năng cách mạng to lớn của thanh niên, đặt niềm tin yêu sâu sắc và thấu hiểu những khát vọng thiết tha của họ. Tháng 6.1925, Người lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên gồm những thanh niên Việt Nam yêu nước. Và Đảng ta ra đời từ tổ chức thanh niên do Nguyễn Ái Quốc sáng lập. Với sự chỉ đạo của Nguyễn Ái Quốc, chỉ một năm sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập, ngày 26.3.1931, Đoàn Thanh niên Cộng sản ra đời.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam, ngày 2.11.1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định Đoàn “là cánh tay đắc lực của Đảng để thực hiện những chủ trương và chính sách cách mạng”
Tư tưởng xuyên suốt của Người là, dù trong hoàn cảnh nào, đặc biệt trước yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng càng khó khăn thì càng phải trọng chất lượng hơn số lượng đoàn viên thanh niên. Ngày 25.3.1966, khi cả nước ta đang tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Người dạy: “Cần phát triển Đoàn hơn nữa, nhưng phải chọn lọc cẩn thận, trọng chất lượng hơn số lượng”.
Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên, Đảng ta đã khẳng định: “Công tác thanh niên là công việc sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng”. Công tác thanh niên là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, của các đoàn thể nhân dân và của toàn xã hội, mỗi gia đình. Và bản thân Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh cũng cố gắng tự đổi mới để phát huy ảnh hưởng trong giới trẻ, tập hợp đông đảo thanh niên trong các phong trào hành động cách mạng của Đoàn, xứng đáng là đội dự bị tin cậy của Đảng.
Thanh niên ngày nay có hạnh phúc được sống trong một đất nước độc lập và hòa bình mà bao thế hệ đi trước đã phải đổ máu xương mới giành được. Thụ hưởng thành quả của 15 năm đổi mới, thanh niên có nhiều cơ hội để trưởng thành về mọi mặt. Và, cùng với sự phát triển của đất nước, các nhu cầu của thanh niên ngày càng được đáp ứng.
Thế hệ trẻ ngày nay phải được giáo dục nhằm mục tiêu xây dựng lớp thanh niên mới sống có lý tưởng, hoài bão cao đẹp, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có ý thức trách nhiệm công dân, có tri thức, khắc phục mọi khó khăn, vươn lên cống hiến thật nhiều cho sự nghiệp đổi mới vì “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.



tải về 25.4 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương