BẢn cáo bạch công ty cổ phần cà phê an giang


Danh sách hợp đồng đã ký trong năm 2007-2008



tải về 0.88 Mb.
trang7/8
Chuyển đổi dữ liệu13.06.2018
Kích0.88 Mb.
#39968
1   2   3   4   5   6   7   8

Danh sách hợp đồng đã ký trong năm 2007-2008


STT

Đối tác

Sản phẩm

Khối lượng ký HĐ

(Tấn)

Khối lượng đã xuất

(Tấn)

Số lượng còn phải xuất

(Tấn)

Thời gian thực hiện xuất tiếp

1

THÁI HÒA

Cà phê nhân

25.000,000

20.048,357

4.951,643

Tháng 9,10,11,12/2008

2

ECOM

Cà phê nhân

7.050,600

5.135,689

1.914,911

Tháng 9,10,11,12/2008

3

WALTER MATTER

Cà phê nhân

6.770,800

6.667,580

103,220

Tháng 9,10/2008

4

ATLANTIC

Cà phê nhân

3.897,600

2.646,575

1.251,025

Tháng 9,10,11,12/2008

5

BERO

Cà phê nhân

2.479,200

1.586,726

892,474

Tháng 9,10/2008

6

SUCAFINA

Cà phê nhân

1.995,360

1.988,919

6,441

Tháng 9/2008

7

SUCRE EXPORT

Cà phê nhân

1.935,000

1.932,618

2,382

Tháng 9/2008

8

MERCON

Cà phê nhân

1.510,380

1.509,586

0,794

Tháng 9/2008

9

NESTLE VN

Cà phê nhân

1.208,440

863,240

345,200

Tháng 9/2008

10

NOBLE

Cà phê nhân

883,600

883,019

0,581

Tháng 9/2008

11

SUN WAH

Cà phê nhân

871,200

820,328

50,872

Tháng 9/2008

12

ALTIMVS

Cà phê nhân

756,000

754,440

1,560

Tháng 9/2008

13

DARMODAR

Cà phê nhân

354,000

354,000

0,000




14

ITOCHU

Cà phê nhân

326,040

154,110

171,930

Tháng 9,10/2008

15

NED COFFEE

Cà phê nhân

134,400

134,310

0,090

Tháng 9/2008

16

KB

Cà phê nhân

76,800

0,000

76,800

Tháng 9,10/2008




TỔNG CỘNG




55.249,420

45.479,497

9.769,923



(Nguồn: Công ty cổ phần Cà phê An Giang)

Tính đến cuối tháng 7/2008, Công ty đã xuất được hơn 45.000 tấn cà phê nhân, đạt khoảng 82% kế hoạch cả năm. Với tình hình xuất hàng hiện tại và thời điểm bán hàng cao điểm tập trung vào Quý 4 và Quý 1 thì hoạt động kinh doanh năm 2008 của Công ty rất thuận lợi, có khả năng vượt kế hoạch đã đề ra.



        1. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

    1. Tóm tắt một số chỉ tiêu về hoạt động SX KD của công ty trong năm 2007-2008
      1. Một số chỉ tiêu về hoạt động SXKD của công ty năm 2007-2008


Đơn vị tính: đồng

Chỉ tiêu

Năm 2007

(đồng)

Quý I/2008

(đồng)

Quý II/2008

(đồng)

Lũy kế đến 30/06/2008

(đồng)

Tổng giá trị tài sản

326.646.296.162

403.231.498.789

398.159.147.416




Doanh thu thuần

1.046.281.849.001

584.687.553.061

393.423.704.778

978.111.257.839

Lợi nhuận thuần từ HĐKD

18.267.751.071

7.079.832.500

3.051.309.150

10.131.141.650

Lợi nhuận khác

4.547.250

0

(2.326.964)

-2.326.964

Lợi nhuận trước thuế

18.272.298.321

7.079.832.500

3.048.982.186

10.128.814.686

Lợi nhuận sau thuế

18.272.298.321

7.079.832.500

3.048.982.186

10.128.814.686

Tỷ lệ lợi nhuận trả cổ tức

0

0

0

0

(Nguồn: BCTC năm 2007(đã kiểm toán) của Công ty TNHH XNK Cà phê An Giang, BCTC Quý I/2008 (đã kiểm toán) và BCTC Quý II/2008 của CTCP Cà phê An Giang)

Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty có sự phát triển. Doanh thu thuần của 6 tháng đầu năm 2008 là 978,1 tỷ đồng, chiếm 93,5% so với doanh thu cả năm 2007 và đạt 49,3% kế hoạch cả năm 2008. Lợi nhuận lũy kế của 6 tháng đầu năm 2008 là 10,1 tỷ đồng đạt 51% kế hoạch cả năm. Lợi nhuận sau thuế của Q2/08 thấp hơn Q1/08 vì đặc thù kinh doanh cà phê là doanh thu tập trung ở quý 4 và quý 1 hàng năm.

Công ty được miễn thuế TNDN trong 03 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế (2006-2008) và giảm 50% trong số thuế thu nhập phải nộp trong 07 năm tiếp theo (2009-2015). Thuế suất thuế TNDN áp dụng cho công ty trong 12 năm kể từ khi dự án bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh (2006-2017) là 15%, các năm tiếp theo là 28%.

Tuy nhiên Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 ngày 03/06/2008 có hiệu lực từ ngày 01/01/2009 thì thuế suất thuế TNDN sẽ được áp dụng là 25% thay vì 28% như hiện nay. Như vậy kể từ năm 2018, công ty sẽ chịu mức thuế TNDN là 25%.

Do năm 2007 Công ty vẫn hoạt động dưới hình thức công ty TNHH nên không thực hiện chi trả cổ tức.


    1. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong năm báo cáo

      1. Thuận lợi

7.2.1.1 Về thị trường xuất khẩu

Trong bối cảnh hiện nay, cà phê Việt Nam có thuận lợi như: nhiều thị trường xuất khẩu đã mang tính ổn định, uy tín của cà phê đã được xác định, khả năng xuất khẩu trực tiếp gia tăng; Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ mở đường cho nước ta tăng khối lượng xuất khẩu sang những thị trường nhập khẩu lớn nhất thế giới, có triển vọng tăng xuất khẩu sang Nga, có cơ hội xuất khẩu sang Nhật và các nước ASEAN, có cơ hội thu hút vốn đầu tư tạo điều kiện phát triển công nghệ chế biến ướt, nâng cao chất lượng cà phê; Nhu cầu tiêu thụ cà phê chế biến trên thị trường nội địa có dấu hiệu tăng trưởng; Chính phủ hỗ trợ để phát triển thương hiệu và xúc tiến thương mại.

7.2.1.2 Về công nghệ sản xuất

Là công ty mới thành lập và đi vào hoạt động không lâu nhưng công ty cổ phần Cà phê An Giang có những thuận lợi nhất định từ việc tiếp thu những kinh nghiệm từ công ty mẹ là đơn vị đã hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu nhiều năm. Công ty cổ phần Cà phê An Giang ngay từ ngày thành lập đã tập trung vào đầu tư dây chuyền sản xuất cà phê được đánh giá cao về công nghệ hiện đại và tính đồng bộ. Công suất tối đa của Nhà máy đạt 60.000 tấn/năm (chỉ tính riêng đối với gia công chế biến cà phê nhân chất lượng cao). Năm đầu tiên đi vào hoạt động nhà máy đã đạt sản lượng 45.000 tấn. Bắt đầu từ niên vụ 2007-2008, nhà máy sẽ sản xuất với công suất tối đa.



(Nguồn số liệu: CTCP Cà phê An Giang)

7.2.1.2 Về quan hệ khách hàng

Được kế thừa những thuận lợi gián tiếp từ mạng lưới khách hàng của cổ đông sáng lập là CTCP Tập đoàn Thái Hòa nên một phần sản phẩm của Công ty cổ phần Cà phê An Giang đã có đầu ra tương đối chắc chắn. Ngoài ra, Ban lãnh đạo và một số cán bộ, nhân viên chủ chốt của Công ty đều là những người đã công tác nhiều năm tại Tổng Công ty Cà phê Việt Nam và các công ty liên doanh sản xuất cà phê có uy tín. Đây là một nhân tố quan trọng góp phần tạo nên những thành công nhất định trong việc tìm kiếm và phát triển mạng lưới khách hàng của Công ty.

7.2.1.3 Về ảnh hưởng của giá cà phê thế giới

Trong năm 2006 và 2007, giá cà phê thế giới tăng cao. Nguyên nhân chính là do hoạt động mua vào của các quỹ và của giới đầu cơ tăng mạnh trước những dự báo nguồn cung cà phê khan hiếm ngày càng rõ nét. Giới kinh doanh cho biết thời tiết khô hạn kéo dài ở Brazil, nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới và động đất mạnh tại Columbia, nước sản xuất lớn thứ ba thế giới là nguyên nhân chính đẩy giá cà phê tăng cao. Thêm vào đó, nguồn cung Robusta có dấu hiệu khan hiếm trong ngắn hạn, đặc biệt với hợp đồng tháng 11 vì Việt Nam nước sản xuất Robusta lớn nhất thường bắt đầu thu hoạch cà phê vào tháng 10 nhưng năm 2007 phần lớn sản lượng không được thu hoạch đúng hạn để giao hàng vào tháng 11 như mọi năm. Sự gia tăng về sản lượng xuất khẩu kèm theo giá cà phê thế giới tăng cao đã đẩy doanh thu của công ty tăng cao.


      1. Khó khăn

7.2.2.1 Về hàng rào thuế quan và phi thuế quan đối với xuất khẩu cà phê

Chính sách thuế của các nước nhập khẩu cà phê bất lợi với Việt Nam. Việt Nam không nằm trong số những nước được ưu tiên về thuế quan đối với các sản phẩm cà phê hòa tan khi tham gia vào các thị trường truyền thống như Mỹ, Nhật Bản, EU. Các nước này áp dụng thuế nhập khẩu gần như bằng 0% đối với hầu hết các nước xuất khẩu cà phê ở châu Mỹ. Trong khi đó mức thuế này hiện áp dụng với Việt Nam là từ 2,6% đến 3,1%. Bên cạnh đó, nhiều nước sử dụng hàng rào phi thuế quan như là biện pháp bảo hộ ngành công nghiệp chế biến cà phê trong nước như hạn ngạch nhập khẩu và thuế tiêu thụ cao.

7.2.2.2 Về các chính sách vĩ mô của Nhà nước đối với ngành cà phê

Việt Nam đang thiếu chiến lược phát triển tổng thể ngành nông nghiệp. Các mục tiêu đề ra đối với ngành cà phê Việt Nam chưa được đặt trong bối cảnh phát triển chung của nền kinh tế cũng như ngành nông nghiệp Việt Nam. Các chính sách như thu mua tạm trữ, thưởng xuất khẩu, khoanh nợ, giãn nợ… đã nhanh chóng góp phần làm giảm ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng giá. Tuy nhiên, một số những chính sách quan trọng khác như tỷ giá hối đoái lại gần như không thay đổi trong suốt thời kỳ khủng hoảng. Chính sách tỷ giá hối đoái trong tương lai cần linh hoạt hơn, phản ứng kịp thời với những diễn biến thị trường.

Mặc dù chính sách tín dụng hiện nay có nhiều điều khoản ưu đãi đối với tất cả các tác nhân tham gia kênh sản xuất chế biến và tiêu thụ cà phê như lãi suất thấp, khoanh nợ, giãn nợ… nhưng tất cả các yếu tố để tiếp cận với chính sách đều chưa tốt. Thứ nhất, những quy định về vốn vay hiện nay chủ yếu quan tâm đến giá trị tài sản thế chấp hơn là khả năng sinh lợi của dự án vay. Hơn nữa, việc quy định lượng tiền vay không vượt quá một tỷ lệ % nhất định của giá trị tài sản cũng gây nhiều khó khăn cho người có nhu cầu vay vốn. Hiện nay, thiếu tài sản thế chấp là cản trở lớn nhất đối với những người trồng cà phê nghèo và các doanh nghiệp quy mô nhỏ. Thứ hai, các thủ tục hành chính của các ngân hàng chưa thông thoáng, gây nhiều khó khăn cho người trồng, các chủ đại lý cũng như doanh nghiệp.

7.2.2.3 Thị trường kinh doanh cà phê luôn bị rủi ro cao do các biến động về giá theo thị trường thế giới, biến động tỷ giá hối đoái.

7.2.2.5 Tuy được kế thừa những thuận lợi từ công ty mẹ nhưng Công ty cổ phần cà phê An Giang cũng phải nỗ lực rất nhiều trong việc thiết lập các mối quan hệ khách hàng, gây dựng uy tín bằng chất lượng sản phẩm và dịch vụ do thương hiệu Angiang coffee hiện vẫn là thương hiệu mới trên thị trường.


        1. Vị thế của công ty so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành

    1. Vị thế của công ty trong ngành

      1. Về kết quả kinh doanh

Từ năm 2006 đến nay, tổng sản lượng xuất khẩu cà phê của cả nước đạt khoảng 1,2 triệu tấn/năm. Với công suất nhà máy là 60.000 tấn (chỉ tính với cà phê chất lượng cao), Công ty cổ phần Cà phê An Giang chiếm tỷ trọng xuất khẩu là 5% sản lượng xuất khẩu của cả nước.

Hiện tại có khoảng 10 doanh nghiệp có mặt hàng xuất khẩu và mô hình sản xuất kinh doanh tương tự như Công ty cổ phần Cà phê An Giang như Công ty TNHH Armajaro Việt Nam, Công ty TNHH Vĩnh An (Vinacof), Công ty TNHH Mercafe VN (KCN Tam Phước, Long Thành, Đồng Nai), Công ty TNHH Neumann Gruppe VN (Bình Đường, Bình Dương), Công ty Louis Dreyfus Commodities VN (KCN Trà Bá, Gia Lai), Công ty TNHH Olam VN (Gia Nghĩa, Đăk Nông), Công ty TNHH Thương phẩm Atlantic VN (Q1, TP.HCM), Công ty cổ phần Petec (Di Linh, Lâm Đồng). Các doanh nghiệp này có quy mô xuất khẩu từ 20.000 tấn – 50.000 tấn, tổng sản lượng xuất khẩu của các doanh nghiệp này đạt khoảng 250.000 tấn.

Năm 2007, tổng sản lượng xuất khẩu đạt 45.000 tấn. Dự kiến năm 2008, tổng sản lượng xuất khẩu đạt 55.000 tấn, doanh thu khoảng hơn 1.900 tỷ đồng, lợi nhuận khoảng 20 tỷ đồng. Kế hoạch năm 2009, tổng sản lượng xuất khẩu là 70.000 tấn, doanh thu đạt hơn 2.600 tỷ đồng, lợi nhuận khoảng 40 tỷ đồng.

(Nguồn số liệu: CTCP Cà phê An Giang)


      1. Về sản phẩm, dịch vụ

Mặt hàng kinh doanh chủ đạo của công ty là cà phê nhân loại Robusta, đây cũng là mặt hàng cà phê xuất khẩu truyền thống của Việt Nam, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Ngoài ra, công ty cũng phát triển mảng kinh doanh các mặt hàng nông sản khác như hạt tiêu, hạt điều... Đây cũng là các mặt hàng xuất khẩu chính và được khuyến khích của Việt Nam.

Bên cạnh mảng chế biến, xuất khẩu hàng nông sản, công ty còn đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh



      1. Về công nghệ, đầu tư cơ sở vật chất

Hiện tại so với các doanh nghiệp trong ngành, nhà máy sản xuất cà phê của Công ty cổ phần Cà phê An giang có dây chuyền máy móc thiết bị được đầu tư với tổng trị giá 4 triệu USD, được đánh giá là hiện đại và đồng bộ. Công ty là một trong số ít doanh nghiệp xuất khẩu cho ra sản phẩm cà phê nhân chất lượng cao.

Hoạt động kinh doanh hiệu quả tạo ra cho công ty thế mạnh về tài chính để tiếp tục đầu tư nâng dây chuyền máy móc nâng cao năng lực sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư văn phòng, kho tàng.



    1. Triển vọng phát triển của ngành

Trong những năm trở lại đây, giá tăng cao đã giúp cà phê lọt vào số những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Xuất khẩu cà phê hiện chiếm khoảng 13% tổng giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam, nước ta trở thành nước xuất khẩu cà phê vối lớn nhất thế giới, chiếm tới 43% thị phần cà phê vối toàn cầu.

Thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam ngày càng được mở rộng, ngoài các nước ở châu Âu và Mỹ, cà phê Việt Nam còn xuất khẩu sang các vùng Trung cận Đông, châu Phi, một số nước trong Hiệp hội ASEAN và vùng Trung Mỹ. Trong đó, phải kể đến 10 nước nhập khẩu hàng cà phê Việt Nam gồm: Đức, Mỹ, Tây Ban Nha, Italy, Bỉ, Ba Lan, Pháp, Hàn Quốc, Anh, Nhật Bản. Nhóm 10 nước này chiếm thị phần lớn tới 3/4 khối lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam.

Việt Nam mới chủ yếu xuất khẩu cà phê thô và là một trong những nước xuất khẩu cà phê lớn trên thế giới, nhất là loại cà phê Robusta. Năm qua, cà phê vẫn là một trong các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, đã xuất 1,2 triệu tấn với kim ngạch khoảng 1,8 tỷ USD, tăng 22,3% về số lượng và 49,9% về giá trị, đứng thứ 9 trong danh sách “Câu lạc bộ 1 tỷ USD”. Kim ngạch xuất khẩu tăng chủ yếu do giá thế giới tăng mạnh.

Thời gian qua, cà phê Việt Nam tuy xuất khẩu số lượng lớn nhưng thương hiệu lại rất kém do chất lượng cà phê không ổn định. Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu cà phê bị nước nhập khẩu trả lại hoặc tiêu hủy vì chất lượng kém, mất mùi, mốc, tỷ lệ hạt đen nhiều… Nguyên nhân là do người trồng cà phê chưa tuân thủ các yêu cầu chăm sóc, thu hái và bảo quản cà phê theo tiêu chuẩn mới ban hành nên chất lượng cà phê bị giảm. Nhiều nơi thu hái cà phê xanh, phơi cà phê trên các tấm ni lông tái sinh và quá dày làm cà phê lên men ảnh hưởng đến chất lượng. Niên vụ cà phê 2007-2008 (bắt đầu từ tháng 10 hàng năm) dự kiến sẽ áp dụng tiêu chuẩn mới để cải thiện chất lượng cà phê. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có đơn vị nào thực hiện nên giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam thường thấp hơn 10% so với giá cùng loại của thế giới. Do vậy, yêu cầu xây dựng lộ trình thực hiện theo tiêu chuẩn mới là rất cần thiết để cải thiện hình ảnh cà phê Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Tuy nhiên, trong năm 2008 giá cà phê sẽ tiếp tục tăng cao và đây là cơ hội để các nhà xuất khẩu cà phê Việt Nam tính toán tăng nhanh lượng xuất khẩu vào những thời điểm được giá nhất, mang lại hiệu quả tốt nhất. Thông thường, khi giá cà phê tăng cao, nhu cầu lớn, các yêu cầu về chất lượng cũng bớt nghiêm ngặt. Hiện nay, giá cà phê đang tăng rất nhanh.

Theo kế hoạch của Bộ Công thương, kim ngạch xuất khẩu cà phê trong năm 2008 dự kiến đạt 1,8 tỷ USD, với khối lượng xuất khẩu đạt 1,1 triệu tấn, giảm 8,3% về lượng và 1,3% về giá. Nhưng nếu bám sát tình hình giá đang tăng nhanh và có phản ứng kịp thời, kim ngạch xuất khẩu sẽ giảm ít hơn dự kiến. Bộ Công thương cũng đang theo dõi khá sát tình hình này để phối hợp cùng Hiệp hội Cà phê và Ca cao Việt Nam thông tin đến các doanh nghiệp.

Bộ Công Thương cũng xác định, nâng cao chất lượng cà phê là yếu tố quan trọng để nâng cao giá trị xuất khẩu. Do đó, các biện pháp nhằm áp dụng tiêu chuẩn mới (TCVN 4193:2005) nhằm cải thiện chất lượng cà phê, hạn chế tổn thất sau thu hoạch. Trong chiến lược đầu tư phát triển thị trường và thương hiệu cà phê Việt Nam sẽ hướng đến các kế hoạch đổi mới công nghệ và thiết bị chế biến; thực hiện sản xuất cà phê chất lượng cao, cà phê hữu cơ và cà phê đặc biệt, mở rộng các chủng loại mặt hàng cà phê; chuyển dịch cơ cấu sản phẩm Robusta và Arabica hợp lý; xây dựng hệ thống kho tàng đạt chuẩn; hướng dẫn các hộ nông dân trồng và chăm sóc, thu hái, sơ chế theo yêu cầu kỹ thuật để đạt chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.

(Nguồn số liệu: www.vicofa.org.vn)


    1. Đánh giá về sự phù hợp định hướng phát triển của công ty với định hướng của ngành, chính sách của Nhà nước, và xu thế chung trên thế giới

Công ty định hướng sẽ phấn đấu để trở thành công ty hàng đầu về sản xuất và xuất khẩu cà phê tại Việt Nam, cùng với các doanh nghiệp khác đưa cà phê Việt Nam ra thị trường thế giới với chất lượng mang đẳng cấp quốc tế. Với phương châm hoạt động “Uy tín, Chất lượng, Hợp tác và Phát triển bền vững”, Công ty đề ra mục tiêu:

  • Nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu, gia tăng giá trị sản phẩm trong hai lĩnh vực:

  • Thu mua, chế biến và xuất khẩu cà phê nhân;

  • Dịch vụ chế biến cà phê chất lượng cao.

  • Đa dạng hóa các dịch vụ:

  • Gia công chế biến các loại cà phê nhân xuất khẩu chất lượng cao;

  • Dịch vụ bến bãi và kho hàng;

  • Vận tải đường bộ và đường thủy

Hiện tại, tuy Việt Nam đang là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới (đứng đầu thế giới với mặt hàng cà phê Robusta) nhưng chất lượng cà phê chưa cao vẫn là một điểm yếu lớn. Chính vì vậy mà việc Công ty theo đuổi mục tiêu nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu là phù hợp với định hướng phát triển của Ngành, chính sách của Chính phủ và xu hướng chung của thế giới.

Đa dạng hóa các dịch vụ vừa góp phần làm gia tăng giá trị và chất lượng dịch vụ vừa góp phần phân tán rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Chú trọng vào việc đầu tư công nghệ sản xuất hiện đại, đồng bộ và xây dựng đội ngũ nhân sự cũng là một định hướng đúng đắn. Đây là xu thế chung trong sự phát triển của nền kinh tế trong nước và thế giới.



        1. Chính sách đối với người lao động

    1. Số lượng người lao động trong công ty

Tại thời điểm 30/06/2008, tổng số lao động trong Công ty là 90 người.
      1. Số lượng lao động trong công ty


LOẠI LAO ĐỘNG

SỐ LƯỢNG (Người)

TỶ LỆ

Phân theo giới tính

Nam

69

76,7%

Nữ

21

23,3%

Phân theo trình độ học vấn

Đại học, cao đẳng

27

30,0%

Trung cấp, CNKT

39

43,3%

Lao động phổ thông

24

26,7%

Tổng cộng

90

100%

(Nguồn: Công ty cổ phần Cà phê An Giang)

Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ văn hóa và chuyên môn tay nghề cao, 91,5% tốt nghiệp trung học phổ thông, 29,4% có trình độ đại học và cao đẳng, 42,4% trung cấp và công nhân kỹ thuật; 84,1% ở độ tuổi thanh niên. Tuy mới thành lập nhưng đội ngũ cán bộ đã được tuyển chọn, đào tạo kỹ càng, có kinh nghiệm làm cà phê xuất khẩu. Đi kèm theo đó, công ty áp dụng chính sách trả lương thỏa thuận và chế độ thu hút trọng dụng nhân tài nên đã tạo điều kiện tương đối tốt để cán bộ yên tâm gắn bó, có dịp trải nghiệm đóng góp xây dựng cho công ty.



    1. Chính sách đào tạo, lương thưởng, trợ cấp

      1. Chế độ làm việc

Người lao động trong công ty đều có hợp đồng lao động theo đúng luật lao động và được hưởng đầy đủ các chế độ theo quy định hiện hành của pháp luật về Luật lao động và các khoản trợ cấp, thưởng, được đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội…

Công ty thực hiện chế độ làm việc 6 ngày /tuần và 8 giờ/ngày. Do tình hình sản xuất công ty có thể thỏa thuận với người lao động làm việc thêm giờ.



      1. Chính sách tuyển dụng, đào tạo

Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong sự phát triển của Công ty, Công ty đặc biệt chú trọng công tác đào tạo nâng cao trình độ tay nghề, chuyên môn của cán bộ công nhân viên.

Đối với lao động chính thức: Công ty tuyển dụng những lao động có trình độ và kinh nghiệm, trước đây đã từng làm cho các công ty liên doanh chế biến cà phê. Công ty thường xuyên tổ chức đào tạo trực tiếp lao động ngay tại Công ty kết hợp cử những lao động có tay nghề cao, kinh nghiệm lâu năm tham dự các khoá đào tạo kiến thức, kỹ năng thực hiện các ngành nghề, dịch vụ mà công ty định hướng phát triển; thường xuyên cử các nhóm lao động đi tham quan học hỏi kinh nghiệm kinh doanh trong và ngoài nước, nhằm hoàn thiện hơn kỹ năng và trình độ của người lao động.

Đối với lao động thuê ngoài: Công ty luôn tạo điều kiện tham gia học cả trong và ngoài nước với ngành nghề chuyên môn phù hợp yêu cầu công việc, tham gia các khoá tập huấn các chế độ chính sách mới của Nhà nước.

      1. Chính sách lương, thưởng, phúc lợi

Công ty áp dụng chính sách trả lương theo sản phẩm hoặc lương cố định và xác định cách nhận trả lương khi ký hợp đồng chính thức. Tất cả người lao động trong công ty được trả lương tháng, tiền lương sẽ do Ban Giám đốc quy định trên cơ sở các quy định của pháp luật lao động.

Hàng năm công ty sẽ căn cứ vào tình hình thực tế, hiệu quả đóng góp và mức độ hoàn thành công việc của người lao động để xét tăng lương và khen thưởng theo đúng quy định.

Mức tăng lương mỗi đợt từ 10% đến 12% so với lương cơ bản, tổng số lao động được xét tăng lương không quá 10% tổng số lao động của công ty. Khi xét tăng lương công ty sẽ tổ chức ra Hội đồng xét tăng lương, bao gồm: Giám đốc, đại diện công đoàn và trưởng các bộ phận.

Các khoản trích nộp thuế thu nhập, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế được áp dụng theo quy định của Nhà nước.



        1. Chính sách cổ tức

Công ty chuyển đổi và hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần bắt đầu từ thời điểm 03/01/2008. Công ty bắt đầu thực hiện chi trả cổ tức từ năm 2008.

6 tháng đầu năm 2008, công ty tạm ứng cổ tức 10% bằng tiền mặt. Trong 3 năm đầu, công ty dự kiến sẽ trích từ 70% đến 75% lợi nhuận sau thuế để trả cổ tức cho cổ đông.

(Theo Biên bản họp ĐHĐCĐ năm 2008 số 87/06.08/BB-AG ngày 21/06/2008)


        1. Tình hình hoạt động tài chính

    1. Các chỉ tiêu cơ bản

Năm tài chính của Công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 dương lịch hàng năm. Báo cáo tài chính của Công ty được lập theo đơn vị tiền tệ là đồng Việt Nam, tuân thủ theo các quy định của Luật kế toán và các chuẩn mực, chế độ kế toán hiện hành ở Việt Nam.

      1. Khấu hao TSCĐ

Tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình được ghi nhận theo giá gốc. Trong quá trình sử dụng, tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình được ghi nhận theo nguyên giá, hao mòn lũy kế và giá trị còn lại.

Khấu hao được trích theo phương pháp đường thẳng. Thời gian khấu hao được ước tính như sau:



      1. Khấu hao tài sản cố định


Nhóm tài sản cố định

Thời gian khấu hao (năm)

Nhà văn phòng

25

Nhà xưởng, vật kiến trúc

15

Máy móc, thiết bị

07

Thiết bị quản lý

03

(Nguồn: BCTC năm 2007(đã kiểm toán) của Công ty TNHH XNK Cà phê An Giang, BCTC Quý I/2008 (đã kiểm toán) và BCTC Quý II/2008 của CTCP Cà phê An Giang)

      1. Mức lương bình quân
      1. Mức lương bình quân


Chỉ tiêu

Năm 2007 (đồng)

Mức lương cao nhất

15.000.000

Mức lương thấp nhất

1.500.000

Mức lương bình quân

2.074.000

(Nguồn: Công ty cổ phần Cà phê An Giang)

Mức lương của cán bộ công nhân viên trong năm 2007 ở mức 1,5 triệu đồng/người/tháng đến 15 triệu đồng/người/tháng. Mức lương bình quân đạt khoảng 2 triệu đồng/người/tháng. Tuy mới thành lập nhưng công ty cũng duy trì một mức lương khá cạnh tranh so với các doanh nghiệp cùng ngành.



      1. Thanh toán các khoản nợ đến hạn

Công ty luôn thực hiện tốt các khoản nợ đến hạn. Căn cứ vào báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2006 và 2007 Công ty đã thanh toán đúng hạn và đầy đủ các khoản nợ.

      1. Các khoản phải nộp theo luật định

Công ty luôn thanh toán đầy đủ và đúng hạn các khoản thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp theo các quy định của Nhà nước.

      1. Trích lập các quỹ theo luật định

Công ty thực hiện việc trích lập các quỹ theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty và pháp luật hiện hành. Số dư các quỹ như sau:
      1. Tình hình trích lập các quỹ


Chỉ tiêu

31/12/2007

(đồng)

31/03/2008

(đồng)

30/06/2008

(đồng)

Quỹ dự phòng tài chính

0

0

0

Quỹ đầu tư phát triển

0

0

0

Quỹ khen thưởng và phúc lợi

(99.266.000)

65.666.805

65.666.805

(Nguồn: BCTC năm 2007(đã kiểm toán) của Công ty TNHH XNK Cà phê An Giang, BCTC Quý I/2008 (đã kiểm toán) và BCTC Quý II/2008 của CTCP Cà phê An Giang)

      1. Tổng dư nợ vay

Các khoản nợ của Công ty đều được thanh toán đầy đủ trong các năm qua. Hiện nay, Công ty không có nợ quá hạn. Tổng dư nợ vay tính đến thời điểm 31/12/2007 là 227,6 tỷ đồng, trong đó hoàn toàn là Vay và nợ ngắn hạn.
      1. Tình hình dư nợ vay


Chỉ tiêu

31/12/2007

(đồng)

31/03/2008

(đồng)

30/06/2008

(đồng)

Vay và nợ ngắn hạn

227.597.832.374

251.579.909.552

286.323.160.533

Vay Ngân hàng Techcombank

207.061.601.142

208.976.730.120

193.440.889.644

Vay Eximbank

7.636.231.232

38.667.039.432

39.023.330.889

Vay Ngân hàng Phát triển VN

10.000.000.000

0

0

Vay ABB – CN Vũng Tàu

0

0

48.000.000.000

Vay cá nhân

2.900.000.000

3.936.140.000

5.858.940.000

Vay và nợ dài hạn

0

0

0

(Nguồn: BCTC năm 2007(đã kiểm toán) của Công ty TNHH XNK Cà phê An Giang, BCTC Quý I/2008 (đã kiểm toán) và BCTC Quý II/2008 của CTCP Cà phê An Giang)

Năm 2007 Công ty mở rộng quan hệ tín dụng với các Ngân hàng để chủ động về nguồn vốn. Năm 2007, Công ty được cấp hạn mức tín dụng 300 tỷ đồng và năm 2008 được cấp hạn mức 500 tỷ đồng tại Ngân hàng Techcombank. Ngoài ra, Công ty vay món, ngắn hạn tại các Ngân hàng khác. Lãi suất vay USD là 8%/năm và lãi suất vay VND là khoảng 15%.



      1. Tình hình công nợ hiện nay

  • Tổng số nợ phải thu
      1. Tình hình nợ phải thu


CHỈ TIÊU

31/12/2007

(đồng)

31/03/2008

(đồng)

30/06/2008

(đồng)

Phải thu của khách hàng

65.162.920.386

144.579.272.455

114.784.060.776

Trả tr­ước cho ngư­ời bán

31.054.286.485

121.263.238.287

28.118.247.618

Phải thu khác

-

-




Tổng

96.217.206.871

265.842.510.742

142.902.308.394

(Nguồn: BCTC năm 2007(đã kiểm toán) của Công ty TNHH XNK Cà phê An Giang, BCTC Quý I/2008 (đã kiểm toán) và BCTC Quý II/2008 của CTCP Cà phê An Giang)

Nợ phải thu tập trung lớn ở Phải thu khách hàng và Trả trước người bán. Nợ phải thu tập trung ở các khách hàng lớn như Walter Matt, Incon, Công ty TNHH SX&TM Thái Hòa, Nestlé.... đây là những khách hàng có khối lượng đặt hàng thường xuyên lớn. Trả trước người bán tập trung vào một số nhà cung cấp lớn. Công ty thường thanh toán cho 70% giá trị các lô hàng nguyên liệu nhập kho.



  • Tổng số nợ phải trả
      1. Tình hình nợ phải trả

STT

Khoản mục

31/12/2007

(đồng)

31/03/2008

(đồng)

30/06/2008

(đồng)

I

Nợ ngắn hạn

256.177.629.357

298.329.529.484

290.208.195.924

1

Vay và nợ ngắn hạn

227.597.832.374

251.579.909.552

286.323.160.533

2

Phải trả người bán

24.529.460.983

30.526.784.764




3

Người mua trả tiền trước

-

12.306.521.759




4

Phải trả công nhân viên

119.466.000

153.407.000

80.159.276

5

Phải trả nội bộ




2.000.000.000




6

Các khoản phải trả, phải nộp khác

3.930.870.000

1.762.906.409

3.804.876.115

II

Nợ dài hạn

-







(Nguồn: BCTC năm 2007(đã kiểm toán) của Công ty TNHH XNK Cà phê An Giang, BCTC Quý I/2008 (đã kiểm toán) và BCTC Quý II/2008 của CTCP Cà phê An Giang)

    1. Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu
      1. Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu


TT

Các chỉ tiêu

Đơn vị

tính

Năm 2007

1

Chỉ tiêu về khả năng thanh toán







1.1

Hệ số thanh toán ngắn hạn:

TSLĐ/Nợ ngắn hạn



lần

1,08

1.2

Hệ số thanh toán nhanh

(TSLĐ – Hàng tồn kho)/Nợ ngắn hạn



lần

0,44

2

Chỉ tiêu về cơ cấu vốn







2.1

Hệ số nợ / tổng tài sản

%

78,43

2.2

Hệ số nợ / vốn chủ sở hữu

%

363,02

3

Chỉ tiêu về năng lực hoạt động







3.1

Vòng quay hàng tồn kho:

Giá vốn hàng bán/ Hàng tồn kho bình quân



vòng

8,99

3.2

Doanh thu thuần/Tổng tài sản

%

320,31

4

Chỉ tiêu về khả năng sinh lời







4.1

Lợi nhuận sau thuế /Doanh thu thuần

%

1,75

4.2

Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu

%

25,89

4.3

Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản

%

5,59

4.4

Lợi nhuận từ HĐKD/Doanh thu thuần

%

1,75

(Nguồn: BCTC năm 2007(đã kiểm toán) của Công ty TNHH XNK Cà phê An Giang, BCTC Quý I/2008 (đã kiểm toán) và BCTC Quý II/2008 của CTCP Cà phê An Giang)


        1. Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, Ban kiểm soát, Kế toán trưởng

    1. Hội đồng quản trị

      1. Ông Nguyễn Văn An – Chủ tịch HĐQT

        Ngày sinh

        : 19/05/1956

        Nơi sinh

        : Diễn Châu, Nghệ An

        Số CMND

        : 011875644 cấp ngày 01/10/2002 tại Hà Nội

        Dân tộc

        : Kinh

        Quốc tịch

        : Việt Nam

        Quê quán

        : Diễn Châu, Nghệ An

        Địa chỉ thường trú

        : D21, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội

        Điện thoại cơ quan

        : 04.5740348

        Trình độ văn hóa

        : 10/10

        Trình độ chuyên môn

        : Kỹ sư kinh tế nông nghiệp

        Quá trình công tác:




        • 1983 – 1986

        : Cán bộ kế hoạch tại Nông trường cà phê Tây Hiếu, Nghệ An

        • 1986 – 1987

        : Cán bộ pháp chế tại Liên Hiệp Phủ Quỳ, Nghệ An

        • 1987 – 1992

        : Cán bộ kiểm tra chất lượng tại Tổng Công ty Rau quả Việt Nam

        • 1992 – 1995

        : Trưởng phòng kinh doanh ở Tổng Công ty Cà phê Việt Nam

        • 1996 – 03/2007

        : Giám đốc công ty TNHH SX&TM Thái Hòa

        • 03/2007 – Nay

        : Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc CTCP Tập đoàn Thái Hòa (trước là Công ty TNHH SX&TM Thái Hòa)

        Chức vụ hiện tại tại tổ chức niêm yết

        : Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Cà phê An Giang

        Chức vụ đang nắm giữ ở các tổ chức khác

        : Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc CTCP Tập đoàn Thái Hòa (trước là Công ty TNHH SX&TM Thái Hòa)

        Số lượng cổ phần nắm giữ

        : 1.542.650 cổ phần (tương ứng 18,6% Vốn điều lệ).

        • Sở hữu cá nhân

        : 1.542.650 cổ phần (tương ứng 18,6% Vốn điều lệ).

        + Cổ phần sáng lập

        :747.000 cổ phần (tương ứng 9,0% Vốn điều lệ)

        + Cổ phần thường

        : 795.650 cổ phần (tương ứng 9,6% Vốn điều lệ)

        • Được ủy quyền đại diện

        : 0 cổ phần (tương ứng với 0% Vốn điều lệ).

        Số lượng cổ phần do những người liên quan nắm giữ:

        • Vợ

        : Ngô Thị Hạnh

        Số cổ phần nắm giữ

        : 4.349.250 cổ phần (tương ứng 52,4% vốn điều lệ).

        • Anh ruột

        : Nguyễn Văn Thái

        Số cổ phần nắm giữ

        : 13.500 cổ phần (tương ứng 1,6% Vốn điều lệ)

        Các khoản nợ đối với Công ty

        : Không

        Lợi ích liên quan với Công ty

        : Không

        Hành vi vi phạm pháp luật

        : Không

      2. Bà Ngô Thị Hạnh – Thành viên HĐQT

        Ngày sinh

        : 27/05/1963

        Nơi sinh

        : Nghệ An

        Số CMND

        : 012642853 cấp ngày 20/10/2003 tại Hà Nội

        Dân tộc

        : Kinh

        Quốc tịch

        : Việt Nam

        Quê quán

        : Ngọc Sơn, Đô Lương, Nghệ An

        Địa chỉ thường trú

        : D21, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội

        Điện thoại cơ quan

        : 04.5740348

        Trình độ văn hóa

        : 10/10

        Trình độ chuyên môn

        : Cử nhân Tài chính – Kế toán

        Quá trình công tác:




        • 1983 – 1985

        : Công tác tại Campuchia Bộ Tham Mưu, Bộ Quốc Phòng

        • 1985 – 2002

        : Kế toán trưởng Nhà máy in Bộ Tổng Tham Mưu, Bộ Quốc Phòng

        • 2002 – 2006

        : Kế toán trưởng Công ty TNHH SX&TM Thái Hòa

        • 2006 – Nay

        : Phó Tổng Giám đốc CTCP Tập đoàn Thái Hòa (trước là Công ty TNHH SX&TM Thái Hòa)

        Chức vụ hiện tại tại tổ chức niêm yết

        : Thành viên HĐQT CTCP Cà phê An Giang

        Chức vụ đang nắm giữ ở các tổ chức khác

        : Phó Tổng Giám đốc CTCP Tập đoàn Thái Hòa (trước là Công ty TNHH SX&TM Thái Hòa)

        Số lượng cổ phần nắm giữ

        4.349.250 cổ phần (tương ứng 52,4% vốn điều lệ).

        • Sở hữu cá nhân

        : 0 cổ phần (tương ứng với 0% Vốn điều lệ).

        • Được ủy quyền đại diện phần vốn của CTCP Tập đoàn Thái Hòa

        : 4.349.250 cổ phần (tương ứng 52,4% vốn điều lệ).

        + Cổ phần sáng lập

        :4.233.000 cổ phần (tương ứng 51% Vốn điều lệ)

        + Cổ phần thường

        :116.250 cổ phần (tương ứng 1,4% Vốn điều lệ)

        Số lượng cổ phần do những người liên quan nắm giữ:

        • Chồng

        : Nguyễn Văn An

        Số cổ phần nắm giữ

        : 1.542.650 cổ phần (tương ứng 18,6% Vốn điều lệ).

        • Em ruột

        : Ngô Thị Hiếu

        Số cổ phần nắm giữ

        : 7.200 cổ phần (tương ứng 0,1% Vốn điều lệ)

        Các khoản nợ đối với Công ty

        : Không

        Lợi ích liên quan với Công ty

        : Không

      3. Ông Lê Văn Kế – Ủy viên HĐQT

        Ngày sinh

        : 20/07/1964

        Nơi sinh

        : Nha Trang

        Số CMND

        : 225016656 cấp ngày 17/11/2007 tại Khánh Hòa

        Dân tộc

        : Kinh

        Quốc tịch

        : Việt Nam

        Quê quán

        : Khánh Hòa

        Địa chỉ thường trú

        : 14B Hồng Bàng, Nha Trang, Khánh Hòa

        Điện thoại cơ quan

        : 0613.280299

        Trình độ văn hóa

        : 10/10

        Trình độ chuyên môn

        Cử nhân kinh tế

        Quá trình công tác:




        • 08/1985 – 08/2006

        : Kế toán trưởng, Phó Giám đốc Công ty Vật tư - Chế biến - Cung ứng Cà phê Xuất khẩu Nha Trang

        • 2006 - Nay

        : Tổng giám đốc Công ty cổ phần Cà phê An Giang

        Chức vụ hiện tại tại tổ chức niêm yết

        : Thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Cà phê An Giang

        Chức vụ đang nắm giữ ở các tổ chức khác

        : Không

        Số lượng cổ phần nắm giữ

        : 332.000 cổ phần (tương ứng 4% Vốn điều lệ).

        • Sở hữu cá nhân

        : 332.000 cổ phần (tương ứng 4% Vốn điều lệ).

        + Cổ phần sáng lập

        :166.000 cổ phần (tương ứng 2% Vốn điều lệ).

        + Cổ phần thường

        :166.000 cổ phần (tương ứng 2% Vốn điều lệ).

        • Được ủy quyền đại diện

        : 0 cổ phần (tương ứng với 0% Vốn điều lệ).

        Số lượng cổ phần do những người liên quan nắm giữ: Không

        Các khoản nợ đối với Công ty

        : Không

        Lợi ích liên quan với Công ty

        : Không

        Hành vi vi phạm pháp luật

        : Không

      4. Ông Đoàn Thanh Bình – Ủy viên HĐQT

        Ngày sinh

        : 1982

        Nơi sinh

        : Đồng Nai

        Số CMND

        : 271512045 cấp ngày 06/05/1998 tại Đồng Nai

        Dân tộc

        : Kinh

        Quốc tịch

        : Việt Nam

        Quê quán

        : Đồng Nai

        Địa chỉ thường trú

        : Ấp 05, xã Sông Trầu, Trảng Bom, Đồng Nai

        Điện thoại cơ quan

        : 0613.280299

        Trình độ văn hóa

        : 12/12

        Trình độ chuyên môn

        Cử nhân Tài chính – Ngân hàng

        Quá trình công tác:




        • 2005 –2007

        : Nhân viên kế toán Công ty TNHH Xây dựng Bình Chuẩn

        • 2007 – Nay

        : Trưởng phòng Tài chính – Kế toán Công ty cổ phần Cà phê An Giang

        Chức vụ hiện tại tại tổ chức niêm yết

        : Thành viên HĐQT kiêm Trưởng phòng Tài chính – Kế toán Công ty cổ phần Cà phê An Giang

        Chức vụ đang nắm giữ ở các tổ chức khác

        : Không

        Số lượng cổ phần nắm giữ

        : 3.500 cổ phần (tương ứng với 0,04% Vốn điều lệ).

        • Sở hữu cá nhân

        : 3.500 cổ phần (tương ứng với 0,04% Vốn điều lệ).

        • Được ủy quyền đại diện

        : 0 cổ phần (tương ứng với 0% Vốn điều lệ).

        Số lượng cổ phần do những người liên quan nắm giữ: Không

        Các khoản nợ đối với Công ty

        : Không

        Lợi ích liên quan với Công ty

        : Không

        Hành vi vi phạm pháp luật

        : Không

      5. Bà Vũ Cẩm La Hương – Ủy viên HĐQT

Ngày sinh

: 04/09/1974

Nơi sinh

: Nam Định

Số CMND

: 011887170 cấp ngày 03/04/2007 tại Hà Nội

Dân tộc

: Kinh

Quốc tịch

: Việt Nam

Quê quán

: Nam Định

Địa chỉ thường trú

: Nhà N2, Khu X1, ngõ 17, phố Hoàng Ngọc Phách, Phường Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại cơ quan

: 04.7262600

Trình độ văn hóa

: 12/12

Trình độ chuyên môn

: Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh

Quá trình công tác:




  • 1994 – 1996

: Kế toán Công ty Giày Ngọc Hà, Kế toán Công ty máy tính TTC

  • 1999 – 2003

: Chuyên viên Phân tích chứng khoán – Phòng Phát hành CK, Trưởng bộ phận Tư vấn Tài chính doanh nghiệp Công ty Tài chính Bưu Điện

  • 2003 – 2005

: Giám đốc Công ty cổ phần Tư vấn tài chính và Phát triển

  • 2005 – Nay

: Trưởng phòng Tư vấn Tài chính doanh nghiệp Công ty CP Chứng khoán Thăng Long

Chức vụ hiện tại tại tổ chức niêm yết

: Thành viên Hội đồng quản trị

Chức vụ đang nắm giữ ở các tổ chức khác

: Trưởng phòng Tư vấn Tài chính doanh nghiệp Công ty CP Chứng khoán Thăng Long

Số lượng cổ phần nắm giữ

: 0 cổ phần (tương ứng với 0% Vốn điều lệ).

  • Sở hữu cá nhân

: 0 cổ phần (tương ứng với 0% Vốn điều lệ).

  • Được ủy quyền đại diện

: 0 cổ phần (tương ứng với 0% Vốn điều lệ).

Số lượng cổ phần do những người liên quan nắm giữ: Không

Các khoản nợ đối với Công ty

: Không

Lợi ích liên quan với Công ty

: Không

Hành vi vi phạm pháp luật

: Không

    1. Ban Tổng Giám đốc

1. Ông Lê Văn Kế - Tổng Giám đốc

Đã trình bày ở mục HĐQT.



    1. Ban Kiểm soát

      1. Bà Nguyễn Thị Minh Huệ – Trưởng BKS

        Ngày sinh

        : 21/06/1976

        Nơi sinh

        : Nghệ An

        Số CMND

        : 182025502 cấp ngày 24/02/1993 tại Nghệ An

        Dân tộc

        : Kinh

        Quốc tịch

        : Việt Nam

        Quê quán

        : Xã Tân Sơn, Huyện Đô Lương, Tỉnh Nghệ An

        Địa chỉ thường trú

        : Số 5, ngõ 271/10 Bùi Xương Trạch, Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

        Điện thoại cơ quan

        : 04.5740348

        Trình độ văn hóa

        : 12/12

        Trình độ chuyên môn

        : Cử nhân kinh tế

        Quá trình công tác:




        • 1998 – 2002

        : Kế toán tại Công ty TNHH Nghiên cứu và Phát triển kinh doanh Đại Hưng

        • 2003 – Nay

        : Kế toán tại CTCP Tập đoàn Thái Hòa (trước là Công ty TNHH SX&TM Thái Hòa)

        Chức vụ hiện tại tại tổ chức niêm yết

        : Trưởng Ban kiểm soát Công ty cổ phần Cà phê An Giang

        Chức vụ đang nắm giữ ở các tổ chức khác

        : Kế toán tại CTCP Tập đoàn Thái Hòa (trước là Công ty TNHH SX&TM Thái Hòa)

        Số lượng cổ phần nắm giữ

        : 1.200 cổ phần (tương ứng với 0,01% Vốn điều lệ).

        • Sở hữu cá nhân

        : 1.200 cổ phần (tương ứng với 0,01% Vốn điều lệ).

        • Được ủy quyền đại diện

        : 0 cổ phần (tương ứng với 0% Vốn điều lệ).

        Số lượng cổ phần do những người liên quan nắm giữ: Không

        Các khoản nợ đối với Công ty

        : Không

        Lợi ích liên quan với Công ty

        : Không

        Hành vi vi phạm pháp luật

        : Không

      2. Ông Vũ Lê Ban – Uỷ viên BKS

        Ngày sinh

        : 20/11/1975

        Nơi sinh

        : Nghệ An

        Số CMND

        : 013029560 cấp ngày 19/01/2008 tại Hà Nội

        Dân tộc

        : Kinh

        Quốc tịch

        : Việt Nam

        Quê quán

        : Xã Diễn Ngọc, Huyện Diễn Châu, Tỉnh Nghệ An

        Địa chỉ thường trú

        : TT Z179, Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội

        Điện thoại cơ quan

        : 04.5740348

        Trình độ văn hóa

        : 12/12

        Trình độ chuyên môn

        : Cử nhân kinh tế

        Quá trình công tác:




        • 1998 - 2000

        : Cán bộ P. Kinh doanh Công ty TNHH SX&TM Thái Hòa

        • 2000 – 2001

        : Phó Giám đốc Chi nhánh Công ty TNHH SX&TM Thái Hòa tại Lâm Đồng

        • 2003 – 2004

        : Phó Giám đốc Xí nghiệp chế biến Cà phê Liên Ninh

        • 2005 – 2008

        :Trưởng phòng TCHC Công ty TNHH SX&TM Thái Hòa

        • 2008 – Nay

        : Giám đốc Công ty TNHH Thái Hòa Nghệ An

        Chức vụ hiện tại tại tổ chức niêm yết

        : Thành viên Ban kiểm soát Công ty cổ phần Cà phê An Giang

        Chức vụ đang nắm giữ ở các tổ chức khác

        : Giám đốc Công ty TNHH Thái Hòa Nghệ An

        Số lượng cổ phần nắm giữ

        : Số lượng cổ phần nắm giữ: 18.600 cổ phần (tương ứng với 0,22% Vốn điều lệ).

        • Sở hữu cá nhân

        : 18.600 cổ phần (tương ứng với 0,22% Vốn điều lệ).

        • Được ủy quyền đại diện

        : 0 cổ phần (tương ứng với 0% Vốn điều lệ).

        Số lượng cổ phần do những người liên quan nắm giữ: Không

        Các khoản nợ đối với Công ty

        : Không

        Lợi ích liên quan với Công ty

        : Không

        Hành vi vi phạm pháp luật

        : Không

      3. Ông Nguyễn Đức Hiệp – Uỷ viên BKS

Ngày sinh

: 04/02/1973

Nơi sinh

: Nghệ An

Số CMND

: 024940271 cấp ngày 07/01/2008 tại TP.HCM

Dân tộc

: Kinh

Quốc tịch

: Việt Nam

Quê quán

: Nghệ An

Địa chỉ thường trú

: 51/12/12B Cống Lỡ, F15, Quận Tân Bình, TP.HCM

Điện thoại cơ quan

: 061.3280299

Trình độ văn hóa

: 12/12

Trình độ chuyên môn

: Cử nhân quản trị kinh doanh

Quá trình công tác:




  • 1997 – 2000

: Nhân viên kế toán Công ty Xây dựng số 6

  • 2000 – 2006

: Trưởng bộ phận KD XNK Công ty Vật tư – Chế biến – Cung ứng Cà phê Xuất khẩu

  • 2006 – Nay

: Trưởng phòng KD XNK Công ty cổ phần Cà phê An Giang

Chức vụ hiện tại tại tổ chức niêm yết

: Thành viên BKS kiêm Trưởng phòng KD XNK Công ty cổ phần Cà phê An Giang

Chức vụ đang nắm giữ ở các tổ chức khác

: Không

Số lượng cổ phần nắm giữ

: 13.500 cổ phần (tương ứng với 0,16% Vốn điều lệ).

  • Sở hữu cá nhân

: 13.500 cổ phần (tương ứng với 0,16% Vốn điều lệ).

  • Được ủy quyền đại diện

: 0 cổ phần (tương ứng với 0% Vốn điều lệ).

Số lượng cổ phần do những người liên quan nắm giữ: Không

Các khoản nợ đối với Công ty

: Không

Lợi ích liên quan với Công ty

: Không

    1. Kế toán trưởng

Ông Đoàn Thanh Bình (Đã trình bày ở mục HĐQT)

        1. Tài sản

Giá trị tài sản cố định tại ngày 31/03/2008 và tại ngày 30/06/2008 như sau:
      1. Tình hình tài sản cố định


STT

Tài sản

31/03/2008

(triệu đồng)

30/06/2008

(triệu đồng)

Nguyên giá

GTCL

% còn lại

Nguyên giá

GTCL

% còn lại




Tài sản cố định hữu hình

59.635

52.072

87,3

60.837

51.348

84,4

1

Nhà xưởng, vật kiến trúc

14.580

13.438

92,2

14.580

13.192

90,5

2

Máy móc, thiết bị

41.207

35.104

85,2

41.437

33.862

81,7

3

Phương tiện vận tải

3.475

3.255

93,7

4.447

4.052

91,1

4

Thiết bị quản lý

373

275

73,7

373

242

64,9




Tài sản cố định vô hình

35

31

88,6

35

28

80,0

1

Logo Công ty

24

21

87,5

24

19

79,2

2

Trang website

11

10

90,9

11

9

81,8




Tổng cộng

59.670

52.103

87,3

60.872

51.376

84.4

(Nguồn: BCTC năm 2007(đã kiểm toán) của Công ty TNHH XNK Cà phê An Giang, BCTC Quý I/2008 (đã kiểm toán) và BCTC Quý II/2008 của CTCP Cà phê An Giang)

Trong Quý 2/2008, Công ty có mua sắm thêm tài sản cố định là một số máy móc thiết bị nhỏ và xe nâng hàng phục vụ trong nhà máy chế biến.


      1. Danh sách Bất động sản của Công ty tại ngày 30/06/2008


STT

Địa điểm

Diện tích

mặt bằng (m2)

Hiện trạng

1

Đường số 4, KCN Tam Phước, Long Thành, Đồng Nai

15.000

Đất thuê 50 năm, trả tiền thuê hàng năm

2

KCN Tam Phước, Long Thành, Đồng Nai

17.643

Đất thuê 50 năm, trả tiền thuê hàng năm

(Nguồn: Công ty cổ phần Cà phê An Giang)


        1. Kế hoạch lợi nhuận và cổ tức các năm tiếp theo

Căn cứ nội dung Biên bản họp số 89/07.08/BB-AG và Nghị quyết số 90/07.08/NQ-AG ngày 01/07/2008 của Hội đồng quản trị Công ty cổ phần An Giang, kế hoạch lợi nhuận và cổ tức năm 2008-2009 như sau:
      1. Kế hoạch lợi nhuận và cổ tức năm 2008-2009


Chỉ tiêu

Năm 2008

% tăng giảm so với năm 2007

Năm 2009

% tăng giảm so với năm 2008

Doanh thu thuần (triệu đồng)

1.982.000

89,4%

2.679.000

35,2%

Lợi nhuận sau thuế (triệu đồng)

20.000

9,5%

40.700

103,5%

Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần (%)

1,0%

-42,9%

1,52%

52,0%

Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu (%)

21,1%

-48,7%

41,2%

95,3%

Cổ tức được chia (%/Vốn điều lệ) dự kiến

24,1%




49,1%

103,7%

(Nguồn: Công ty cổ phần Cà phê An Giang)

Căn cứ để đạt được kế hoạch đã đề ra:

Các tiền đề đã đạt được:

  • Kết quả kinh doanh khả quan đã đạt được trong 6 tháng đầu năm 2008: doanh thu thuần đạt 978,1 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 10,1 tỷ đồng ; (Các chỉ tiêu về tỷ suất sinh lời của năm 2008 giảm so với năm 2007 là do trong niên vụ 2006-2007, giá cà phê thế giới tăng đột biến so với thời kỳ trước đó sau khi ngành cà phê bị khủng hoảng vào giai đoạn 2003-2004. Tuy giá cà phê trong niên vụ 2006-2007 thấp hơn niên vụ 2007-2008 nhưng vì lợi thế thu mua được nguyên liệu với giá thấp từ trước khi nhà máy cà phê đi vào hoạt động nên năm 2007 Công ty đã có được tỷ suất sinh lời cao hơn năm 2008)

  • Về tài chính: thu xếp được vốn tín dụng Ngân hàng với tổng hạn mức khoảng 500 tỷ đồng;

  • Kế hoạch bán hàng cho các đối tác năm 2008 được thể hiện ở mục 6.10. Hiện nay, công ty đã ký hợp đồng với các khách hàng về kế hoạch bán hàng dự kiến năm 2009 như sau:
      1. Kế hoạch xuất hàng năm 2009


STT

Đối tác

Khối lượng (tấn)

1

W.MATTER

25.000

2

ATLANTIC

15.000

3

ECOM

10.000

4

SUCAFINA

10.000

5

SURCE EXPORT

10.000




TỔNG CỘNG

70.000

(Nguồn: Công ty cổ phần Cà phê An Giang)

Phương hướng phát triển kinh doanh trong những năm tiếp theo

  • Củng cố và phát triển thị trường phân phối sản phẩm, tích cực tìm kiếm vùng nguyên liệu, mở rộng thị trường xuất khẩu. Tăng doanh số xuất khẩu vào các thị trường Nhật, Hoa Kỳ, EU, đồng thời tiến hành bước đầu tiền hành khai thác các thị trường mới như Trung Quốc, Nga....

  • Hoạt động kinh doanh chính vẫn tập trung vào mảng sản xuất và xuất khẩu cà phê. Ngoài ra, công ty mở rộng thêm mảng kinh doanh mới: kinh doanh hàng nông sản như hạt tiêu, hạt điều....; Triển khai dịch vụ Logistics; Thành lập chi nhánh tại Đắc Lắc để phát triển mảng chế biến cà phê và vận tải ở khu vực Tỉnh Đắc Lắc.

  • Tập trung xây dựng thương hiệu Cà phê An Giang trên thị trường trong nước và quốc tế

  • Định hướng về phát triển nguồn nhân lực: Công ty xác định nguồn nhân lực là yếu tố then chốt tạo nên sự thành công của Công ty. Công ty sẽ phấn đấu để xây dựng cho mình một đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn cao, có đạo đức và tinh thần trách nhiệm, nhạy bén trong công việc.

Với định hướng mở rộng và phát triển rõ ràng và tập trung vào mảng hoạt động đem lại doanh thu và lợi nhuận cao cộng với những kết quả kinh doanh khả quan đã đạt được trong quá khứ, Công ty hoàn toàn có cơ sở vững chắc để đạt được mục tiêu đã đề ra cho năm 2008 nói riêng và mục tiêu phát triển bền vững nói chung.



        1. Đánh giá của tổ chức tư vấn về kế hoạch lợi nhuận và cổ tức

Với tư cách của một tổ chức tư vấn tài chính chuyên nghiệp, Công ty cổ phần Chứng khoán Thăng Long đã tiến hành thu thập các thông tin, nghiên cứu, phân tích và đánh giá về hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Cà phê An Giang, cũng như lĩnh vực kinh doanh mà Công ty cổ phần Cà phê An Giang đang hoạt động. Dựa trên sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển cao, tốc độ tăng trưởng bình quân trên dưới 8%/năm. Kinh tế đất nước phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh xuất nhập khẩu tăng trưởng với tốc độ cao hơn trong những năm tới.

Các cơ sở dữ liệu của Công ty được xây dựng khá thận trọng để tạo nên doanh thu cũng như lợi nhuận của năm 2008 và 2009. Việc doanh thu của Công ty tăng mạnh kể từ năm 2008 trở đi là có cơ sở vì:

Nhà máy sản xuất cà phê đi vào hoạt động ổn định, đạt công suất tối đa là 60.000 tấn/năm (chỉ tính riêng cà phê nhân chất lượng cao). Thị trường đầu ra được củng cố và mở rộng. Ngoài ra từ năm 2008, ngoài mặt hàng xuất khẩu truyền thống là cà phê nhân, công ty cũng đang triển khai cả xuất khẩu hạt điều và hạt tiêu, có kế hoạch đầu tư và cung cấp dịch vụ cho thuê kho bãi và vận tải hàng hóa. Kế hoạch kinh doanh của Công ty là hết sức khả quan, phù hợp với xu thế phát triển của ngành và của đất nước. Vì vậy, tiềm năng tăng trưởng của Công ty là rất tốt.

Cơ cấu doanh thu, giá vốn của Công ty được xây dựng trên nền tảng kết quả thực tế các năm hoạt động trong quá khứ, kết hợp với dự báo các yếu tố biến động của thị trường nhiên liệu, thị trường tiêu thụ, quy mô sản xuất của Công ty trong tương lai.

Tỷ suất LNST/doanh thu đạt khoảng gần 1,52% và tỷ suất LNST/Vốn chủ sở hữu đạt khoảng 41,2% là mức tỷ suất cao nhưng hoàn toàn có thể đạt được trong điều kiện hiện nay. Việc trả cổ tức cho cổ đông của Công ty hoàn toàn có thể đảm bảo thực hiện được. Trên thực tế, tỷ lệ cổ tức trả cho cổ đông sẽ được thực hiện dựa trên quyết định tại Đại hội đồng cổ đông; tuy nhiên với dự kiến lợi nhuận như trên, Công ty có thể trả mức cổ tức cao hơn.

Nếu không có những biến động bất thường gây ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp, thì kế hoạch lợi nhuận mà Công ty đã đề ra trong những năm tới là có tính khả thi và hoàn toàn có thể thực hiện được.

Chúng tôi cũng xin lưu ‎ý rằng, các ‎ý kiến nhận xét nêu trên được đưa ra dưới góc độ đánh giá của một tổ chức tư vấn chuyên nghiệp, dựa trên cơ sở những thông tin được thu thập có chọn lọc và dựa trên l‎‎ý thuyết về tài chính chứng khoán mà không hàm ‎ý bảo đảm giá trị của cổ phiếu cũng như tính chắc chắn của những số liệu được dự báo. Nhận xét này chỉ mang tính tham khảo với nhà đầu tư khi tự mình ra quyết định đầu tư.


        1. Thông tin về những cam kết nhưng chưa thực hiện của tổ chức đăng ký niêm yết

Không có

        1. Các thông tin, các tranh chấp kiện tụng liên quan tới công ty mà có thể ảnh hưởng đến giá chứng khoán niêm yết

Không có.

  1. tải về 0.88 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương