Biểu tượng của khí phách kiên cường và sức mạnh sáng tạo


Cách đánh táo bạo, bất ngờ



tải về 277.74 Kb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích277.74 Kb.
#13300
1   2   3   4

Cách đánh táo bạo, bất ngờ


Sau hai mùa khô 1965-1966 và 1966-1967, đế quốc Mỹ tiến hành hai cuộc phản công chiến lược lớn nhưng đều bị thất bại, nhất là sau thất bại nặng nề của cuộc “Hành quân Gian-xơn Xi ty” năm 1967- cuộc hành quân lớn nhất của Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Nhà Trắng và Lầu Năm góc “phân vân” về cái gọi là “chiến thắng quân sự” của Mỹ trên chiến trường miền Nam Việt Nam. Đối với ta tuy giành được nhiều thắng lợi, thế và lực của cách mạng đã có bước phát triển mới, nhưng chưa làm chuyển biến cục diện chiến tranh có lợi cho ta.




Bác Hồ cùng các ủy viên Bộ Chính trị họp bàn Chiến dịch Mậu Thân 1968

Từ thực tế trên chiến trường, kết hợp với tình hình trong nước và quốc tế, cuối năm 1967, Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định mở cuộc Tiến công chiến lược Tết Mậu Thân 1968, nhằm đánh cho địch một đòn thật mạnh, làm lung lay ý chí xâm lược của Mỹ, tạo ra sự thay đổi cơ bản cục diện chiến tranh có lợi cho ta.

Mục tiêu hàng đầu của cuộc tiến công chiến lược này vẫn là tiêu diệt địch, nhưng cách đánh có nhiều nét đặc sắc mang tính nghệ thuật, tư duy chiến lược cao chưa từng có trong cuộc kháng chiến chống Mỹ và cũng hiếm có trong lịch sử chiến tranh cách mạng, khiến cho Mỹ-ngụy bị bất ngờ, đó là:

Về chọn thời điểm mở đầu cuộc tiến công chiến lược khi đế quốc Mỹ đang trong tình trạng tiến thoái lưỡng nan. Quân Mỹ đã trải qua 3 năm trực tiếp tham chiến ở Việt Nam; chúng cũng từng mở hai cuộc phản công chiến lược lớn vào mùa khô 1965-1966 và 1966-1967 nhưng không đạt được kết quả gì đáng kể; trái lại chúng còn bị quân và dân ta đánh cho thiệt hại nặng nề và thất bại hoàn toàn về mục tiêu chiến lược “bẻ gẫy xương sống Việt cộng”. Ngay cả âm mưu leo tháng đánh phá miền Bắc hòng ngăn chặn sự chi viện cho miền Nam và uy hiếp tinh thần kháng chiến của nhân dân ta cũng không xoay chuyển được tình thế. Mỹ hầu như đã huy động mọi nỗ lực có thể cho cuộc chiến ở Việt Nam. Tính đến tháng 12-1967, Mỹ huy động vào cuộc chiến tranh ở miền Nam Việt Nam nửa triệu quân với 40% số sư đoàn bộ binh sẵn sàng chiến đấu của nước Mỹ, 30% lực lượng không quân chiến thuật, 1/3 lực lượng hải quân, chi phí chiến tranh tính đến năm 1968 đã gấp 3 lần chiến tranh Triều Tiên, ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế, chính sách xã hội, xây dựng quốc phòng của Mỹ. Việc chọn thời điểm tiến công chiến lược năm 1968 là năm bầu cử Tổng thống Mỹ, năm mà nước Mỹ rất nhạy cảm về chính trị cũng là một lợi thế cho ta. Đối với ta, tuy còn một số hạn chế, như vấn đề bổ sung lực lượng vũ trang tại chỗ, khả năng đánh tiêu diệt những đơn vị lớn quân Mỹ, về bảo đảm hậu cần… Song thế và lực của ta phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết, ta đang ở thế thắng và đang nắm quyền chủ động trên chiến trường; lực lượng quân sự và chính trị của ta ở miền Nam đã lớn mạnh hơn bất cứ thời gian nào trước đó.

Có thể nói, chọn thời điểm mở đầu cuộc Tiến công chiến lược Tết Mậu Thân 1968 được ta tạo ra và nắm bắt đúng lúc, không sớm và cũng không muộn. Nếu sớm quá, ta chưa đánh thắng hai cuộc phản công chiến lược vào hai mùa khô 1965-1966 và 1966-1967 thì Mỹ còn mạnh và không chịu thua, chúng còn thời gian để triển khai đầy đủ chiến lược “chiến tranh cục bộ”. Nếu để muộn, cuộc tiến công sau năm bầu cử Tổng thống thì áp lực quân sự khó làm lung lay ý chí xâm lược của giới cầm quyền Mỹ. Độc đáo hơn cuộc tiến công được tiến hành vào dịp Tết Nguyên đán-đúng đêm giao thừa và mồng Một Tết, khi nhiều sỹ quan tham mưu và quân báo của địch nhận định cuộc tiến công có nhiều khả năng xảy ra vào thời gian trước Tết, nhưng đến những ngày trước Tết, khi thấy tình hình vẫn im ắng thì phía Mỹ lại thêm chủ quan, lơ là mất cảnh giác. Vì vậy khi bị tiến công, địch bất ngờ và ứng phó vô cùng lúng túng.

Về cách đánh, không đánh theo cách như hai mùa khô trước. Bởi vì nếu đánh như hai mùa khô trước cho dù có đạt được mục tiêu cao hơn là “tiêu diệt lữ đoàn Mỹ”, đánh gục một số sư đoàn ngụy, mở rộng vùng giải phóng, giành thêm dân thì cũng không thể tạo được chuyển biến chiến lược gì đáng kể và như vậy thì cuộc chiến tranh sẽ nhùng nhằng, kéo dài. Hơn nữa trong hơn hai năm đánh Mỹ, ta mới tiêu diệt được tiểu đoàn Mỹ, bắt tù binh, thu chưa được nhiều vũ khí, nay nâng mức đánh tiêu diệt từ tiểu đoàn lên lữ đoàn quân Mỹ, cũng khó có thể làm được.

Chính vì vậy, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương chọn hướng tiến công chủ yếu không phải là rừng núi và nông thôn như trong các mùa khô trước-nơi địch tương đối yếu, mà nhằm vào đô thị, trước hết là Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng… nơi tập trung các cơ quan đầu não trung ương và địa phương của chính quyền Sài Gòn, mặc dù địch ở đây khá mạnh. Đây có thể nói là một bất ngờ lớn đối với địch, bởi vì chúng vẫn cho rằng bộ đội ta ít kinh nghiệm đánh thành phố và chưa có khả năng đánh vào các trung tâm chính trị, quân sự của chúng.

Để tiến công bất ngờ và đồng loạt vào thành phố, thị xã trên khắp chiến trường miền Nam ta phải điều chỉnh, tăng cường lực lượng, vật chất, đưa vũ khí ém sẵn các mục tiêu trong lúc hơn một triệu quân Mỹ-ngụy và chư hầu co vào phòng ngự, trụ tại các đô thị miền Nam, đặc biệt là Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng. Để giải quyết vấn đề khó khăn, phức tạp này, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương đã dùng chiến thuật điều chủ lực địch ra khỏi các thành phố, thị xã, làm cho chúng lẫm tưởng rằng mùa Xuân năm 1968, ta vẫn tiến công địch ở rừng núi là chính, bằng việc mở chiến dịch Đường 9-Khe Sanh, đánh thẳng vào khu vực phòng ngự của địch, nơi chúng quyết giữ nhằm ngăn chặn sự chi viện của hậu phương miền Bắc vào miền Nam. Thời điểm tiến công Khe Sanh không sớm quá và cũng không muộn quá so với thời gian Tổng tiến công và nổi dậy ở các thành phố, thị xã.

Thực hiện chủ trương này, đêm 20 tháng 1 năm 1968, trước Tổng tiến công và nổi dậy 10 ngày, các sư đoàn chủ lực của ta nổ súng tiến công Khe Sanh. Ngay sau khi phát hiện chủ lực của ta đánh Khe Sanh, Bộ chỉ huy quân Mỹ ở miền Nam lập tức điều thêm 12 tiểu đoàn thuộc sư đoàn kỵ binh bay, sư đoàn 101 không vận, sư đoàn thủy quân lục chiến ngụy ra khu vực Đường 9 để đối phó.

Đúng lúc địch đang cố gắng điều động lực lượng cố giữ bằng được Khe Sanh thì đêm 30 và 31-1-1968 – đêm giao thừa và mồng Một Tết, lợi dụng địch sơ hở ở đô thị ta đồng loạt tiến công vào Sài Gòn và hơn 40 thành phố, thị xã khác (4 thành phố, 37 thị xã và hàng trăm thị trấn, 4 bộ tư lệnh quân đoàn, hầu hết các bộ tư lệnh sư đoàn, 30 sân bay và gần 100 cơ sở hậu cần), làm cho Mỹ, ngụy bị bất ngờ, không kịp trở tay đối phó.

Cuộc tiến công chiến lược Tết Mậu Thân 1968 đã giành được thắng lợi lớn, làm phá sản chiến lược “chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ, đánh bại cố gắng quân sự cao nhất của chúng trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, làm lung lay ý chí xâm lược buộc Mỹ phải “xuống thang chiến tranh” mở đầu quá trình xuống dốc về chiến lược của đế quốc Mỹ, tạo ra bước ngoặt có ý nghĩa quyết định của cuộc kháng chiến. Thắng lợi đó trước hết do có cách đánh táo bạo, bất ngờ.



Đại tá, TS Lê Văn Bảo

Theo Hồ sơ tư liệu

Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân



Bài học quân sự to lớn



(
Lỗ thủng trên tường rào tòa Đại sứ Mỹ do Biệt động Sài Gòn tấn công - Ảnh: flickr.
VOH) - Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968) đến nay đã qua 45 năm. Thời gian là nhân chứng lịch sử trung thực nhất, chứng minh: Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968 đã giành được thắng lợi rất to lớn, như khẳng định của Hội nghị Trung ương lần thứ 21, năm 1973: “Cuộc Tổng tiến công chiến lược ấy đã giành những thắng lợi rất to lớn buộc đế quốc Mỹ phải thay đổi chiến lược quân sự của chúng. Ta đã tiêu diệt được nhiều sinh lực và phương tiện chiến tranh của địch, giải phóng thêm hàng triệu đồng bào và trên cơ sở đó làm lung lay ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ... Ta đã kéo Mỹ xuống thang chiến tranh, buộc chúng phải xuống thang không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc và nhận họp hội nghị bốn bên ở Paris”.

Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, vận dụng một cách sáng tạo đường lối quân sự của Đảng, Bộ Chính trị chủ trương mở hoạt động lớn ở Mặt trận Đường số 9 - Khe Sanh, xem đó là một trong những mặt trận của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt Xuân 1968; Là một hoạt động chính của bộ đội chủ lực ta nhằm thu hút quân cơ động của Mỹ, tiêu diệt một bộ phận, vây hãm và giam chân tiêu hao chúng, tạo thế cho các chiến trường khác, nhất là Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng tiến công và nổi dậy thắng lợi.

Kỷ niệm 45 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968, phóng viên Đài TNND TPHCM có cuộc phỏng vấn Trung tướng, Phó giáo sư - Tiến sĩ Võ Tiến Trung, Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Quốc phòng xoay quanh ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm quý báu về nghệ thuật quân sự của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968:

Quốc Dũng



http://www.voh.com.vn/

Đài tiếng nói nhân dân Tp. HCM



Kỷ niệm 45 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968

Hiệu lệnh mang tầm lịch sử

Thứ Ba, 29/01/2013



QĐND - Cách đây 45 năm, thực hiện quyết tâm chiến lược của Bộ Chính trị: Động viên những nỗ lực lớn nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ở cả hai miền, giáng cho địch một đòn thật mạnh, làm lung lay ý chí xâm lược của Mỹ, tạo ra sự thay đổi cơ bản cục diện chiến trường, chuyển cuộc chiến tranh cách mạng sang một thời kỳ mới - thời kỳ giành thắng lợi quyết định, quân và dân ta ở miền Nam mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 đã đồng loạt tiến công địch ở 4 thành phố, 37 thị xã, hàng trăm thị trấn, đánh vào hầu hết các cơ quan đầu não trung ương và địa phương của Mỹ và chính quyền Việt Nam cộng hòa, đặc biệt trong đó có Đại sứ quán Mỹ, dinh Độc Lập, Bộ Tổng tham mưu, Đài Phát thanh Sài Gòn… trong bối cảnh đế quốc Mỹ đã leo đến nấc thang tột cùng: Quân Mỹ và đồng minh lên tới hơn 50 vạn, quân đội Sài Gòn hơn 70 vạn. Với cuộc Tổng tiến công và nổi dậy này, chúng ta đã tiêu diệt một bộ phận sinh lực cấp cao của địch, phá hủy một số lượng quan trọng vũ khí, phương tiện chiến tranh, cơ sở hậu cần, kỹ thuật của chúng.

C




Quân giải phóng trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu thân 1968 (Ảnh tư liệu)

uộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 đã gây một cú “sốc đột ngột”, làm đảo lộn thế bố trí, phá vỡ kế hoạch tác chiến của Mỹ trên toàn bộ chiến trường miền Nam; gây chấn động mạnh tới Nhà Trắng, Lầu Năm Góc và toàn nước Mỹ; đưa hình ảnh chiến tranh Việt Nam vào từng gia đình, đến tận phòng họp của Thượng viện và Hạ viện chính phủ Hoa Kỳ. Những thủ đoạn dối trá, xảo quyệt của Nhà Trắng và Lầu Năm Góc đưa ra để đánh lừa nhân dân Mỹ và nhân dân thế giới lâu nay nhanh chóng bị bóc trần. Làn sóng chống chiến tranh phi nghĩa của đế quốc Mỹ và ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam diễn ra mạnh mẽ, liên tục trên toàn nước Mỹ và khắp các châu lục.

Với thắng lợi mang ý nghĩa chiến lược to lớn của cuộc Tổng tiến công Xuân Mậu Thân, quân và dân ta đã làm lay chuyển tận gốc rễ ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ. Tổng thống Giôn-xơn phải cách chức Mắc Na-ma-ra - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ và Đại tướng Oét-mo-len - Tổng chỉ huy quân chiến đấu Mỹ ở miền Nam Việt Nam, đồng thời xuống thang chiến tranh, chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán với Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam tại Pa-ri. Về cá nhân, Giôn-xơn tuyên bố không tham gia ứng cử Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ thứ 2. Vậy là, chúng ta đã thực hiện thắng lợi mục đích đề ra của cuộc Tổng tiến công Xuân Mậu Thân là đánh đòn quyết định làm thay đổi cục diện chiến tranh theo chiều hướng có lợi cho ta.

Thắng lợi Xuân Mậu Thân (1968) là minh chứng cho tài trí trong nghệ thuật điều hành chiến tranh đặc biệt độc đáo Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh. Một trong số đó là vấn đề chọn thời điểm, hiệu lệnh khởi phát cuộc Tổng tiến công và nổi dậy.

Về thời điểm Tổng tiến công, chúng ta chọn Tết Nguyên đán năm Mậu Thân - đúng thời khắc đêm Giao thừa(*). Theo phong tục truyền thống ngàn đời của người Việt Nam, Tết Nguyên đán (Tết Âm lịch) là thời điểm hội ngộ của những người thân trong gia đình, dòng tộc; thời điểm mà hầu như tất cả mọi người con xa gia đình, quê hương bản quán đều mong ước trở về. Và, thông lệ từ xa xưa, các thành phần xã hội dù làm việc gì, ở đâu cũng đều được nghỉ Tết, đón Xuân. Kể cả với những người lính trong quân ngũ (thậm chí ngay khi đang có chiến tranh), dù dưới chế độ nào cũng hầu như rất ít khi nằm ngoại lệ. Đó là chưa kể, ngày Tết thường gắn chặt với việc tổ chức tiệc ăn uống (rượu chè) và những hoạt động đón Tết, mừng Xuân khác nữa - kể cả đối với những bộ phận được phân công ứng trực theo phiên. Vì thế, dù cho có “cấm trại” bảo toàn quân số đi chăng nữa thì yếu tố cảnh giác, sức ứng phó với những tình huống bất thường xảy ra cũng ít nhiều hạn chế. Điều tra, nghiên cứu và tính toán rất cụ thể từng chi tiết phong tục tập quán ăn Tết - vui Xuân cổ truyền ở các vùng miền đất phương Nam, đặc biệt là việc “điều binh khiển tướng” của Quân lực Việt Nam cộng hòa từ nhiều năm trước đó, chúng ta mới đi đến quyết định chọn thời điểm Giao thừa để khai mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy. Với sự tính toán mưu lược chu tất như vậy, nên khi ta phát hỏa tiến công, địch hoàn toàn bất ngờ, không thể trở tay kịp. Chính phóng viên chiến trường nhiều tờ báo lớn của Mỹ cũng phản ánh rằng: Vào những ngày Tết Mậu Thân, các đơn vị của quân đội Sài Gòn chỉ có một nửa quân số, khiến cho Bộ chỉ huy quân sự Mỹ vô cùng lúng túng trong việc ứng phó... Như vậy, việc chọn thời khắc Giao thừa để mở cuộc Tổng tiến công Xuân Mậu Thân thực sự là một quyết sách đầy mưu lược của Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, tạo nên bất ngờ rất lớn đối với Mỹ và chính quyền Sài Gòn, góp phần làm nên thắng lợi lớn của quân và dân ta. 

Mặt khác, để bảo đảm cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968) diễn ra đồng loạt trên khắp các thành phố, thị xã, thị trấn toàn miền Nam trong điều kiện địch đang tạm thời nắm quyền kiểm soát thực sự là vô cùng khó khăn. Làm thế nào để “giờ G” được thống nhất trên toàn miền mà vẫn giữ được yếu tố bí mật, bất ngờ tuyệt đối với địch trong điều kiện lịch miền Bắc và lịch miền Nam chênh lệch nhau một ngày là một bài toán khó. Sau nhiều phiên thảo luận, Bộ chỉ huy tối cao quyết định chọn phương án lấy thời điểm Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc thơ chúc Tết đồng bào cả nước đêm Giao thừa theo lịch miền Bắc - thời khắc chuyển giao năm Đinh Mùi sang năm Mậu Thân làm hiệu lệnh khởi phát cuộc Tổng tiến công. Đọc thơ chúc Tết của Bác Hồ trên Đài Tiếng nói Việt Nam là việc làm thường niên, đều đặn mỗi năm khi mùa Xuân đến. Mặt khác, chỉ có làn sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam mới có thể phủ khắp được các vùng miền trên toàn miền Nam, mà không có một phương tiện nào lúc bấy giờ có thể thực hiện được. Tính quy luật của lời chúc Tết của Bác và làn sóng phát thanh Đài Tiếng nói Việt Nam đã gây sự bất ngờ lớn đối với quân địch. Tuy trên thực tế diễn biến cụ thể cũng còn có những hiện tượng chưa đồng nhất về thời điểm nổ súng tiến công ở một số đơn vị và địa phương, nhưng sau đó đã được khắc phục kịp thời, bởi trong nghệ thuật quân sự Việt Nam thời chống Mỹ, có một nguyên tắc rất độc đáo là “lấy tiếng súng làm tín hiệu hiệp đồng”. Theo đó, tiếng súng tiến công của các đơn vị, địa phương này trở thành hiệu lệnh cho đơn vị, địa phương liền kề tiến công địch như một lẽ đương nhiên. Có thể khẳng định rằng, hiệu lệnh khởi phát cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968) cũng thực sự là một hiện tượng đặc sắc, góp phần quan trọng vào thắng lợi của quân và dân ta ở miền Nam.

Tóm lại, vấn đề chọn thời điểm và hiệu lệnh khởi phát cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968) thực sự là những nét độc đáo thuộc về nghệ thuật chỉ đạo và điều hành chiến tranh của Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Đây là một trong những chiến công thể hiện tầm cao trí tuệ và bản lĩnh Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh. Từ thực tế lịch sử, thành tựu và bài học kinh nghiệm về nghệ thuật quân sự đúc rút từ cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968) nói riêng và trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước nói chung vẫn sẽ còn nguyên vẹn giá trị để chúng ta tiếp tục nghiên cứu, vận dụng trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ Tổ quốc hôm nay và tương lai.



TS NGUYỄN HUY THỤC

--------------


(*) Đêm 30 rạng ngày 31-1-1968 - đêm Giao thừa và ngày Mồng Một Tết Mậu Thân.

http://www.qdnd.vn

Theo Quân đội nhân dân Online




Phối hợp chặt chẽ giữa tiến công với nổi dậy giành chính quyền của nhân dân

T




Bộ đội ta hành quân vào chiếm lĩnh trận địa, chuẩn bị cho Tổng tiến công Xuân Mậu Thân 1968.

Ảnh tư liệu


hứ Bẩy, 26/01/2013

QĐND - Cuối tháng 12-1967, Tây Nguyên được phổ biến quyết tâm của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt Xuân 1968. Quán triệt chủ trương chiến lược của Trung ương, Thường vụ Đảng ủy và Bộ tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên đã thống nhất quyết tâm: Động viên toàn thể lực lượng vũ trang và đồng bào các dân tộc nỗ lực vượt bậc, tiến công liên tục, toàn diện và triệt để vào quân địch, thực hiện bằng được quyết tâm chiến lược của Đảng, đồng thời phối hợp chặt chẽ giữa các chiến trường và sẵn sàng ứng phó một cách chủ động, mạnh mẽ nếu chiến tranh kéo dài.

Để thống nhất chỉ đạo và chỉ huy, phối hợp giữa hai lực lượng và ba thứ quân trên chiến trường, Thường vụ Đảng ủy và Bộ tư lệnh Mặt trận mở hội nghị liên tịch với lãnh đạo các địa phương, bàn bạc biện pháp phối hợp, hiệp đồng giữa các lực lượng. Mục tiêu chính được xác định là 3 thị xã: Buôn Ma Thuột, Plei-cu và Kon Tum. Đảng ủy và Bộ tư lệnh Mặt trận cũng thành lập Bộ chỉ huy tiền phương ở Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, có sự tham gia của các đồng chí lãnh đạo địa phương.

Sau hội nghị, Bộ tư lệnh Mặt trận triển khai, điều động lực lượng trên các hướng, thành lập thêm một số đơn vị cần thiết để đảm bảo yêu cầu chiến đấu, bổ sung cho mỗi thị xã đủ một tiểu đoàn đặc công, một đại đội hỏa lực hỗn hợp, tăng cường cho Buôn Ma Thuột hai tiểu đoàn bộ binh, Plei-cu một tiểu đoàn, đưa sang Tân Cảnh một tiểu đoàn, củng cố và mở rộng các tuyến hành lang Đông Tây, đồng thời mở thêm Binh trạm 4 ở Đắc Lắc. Ngoài lực lượng bộ đội địa phương và các phân đội mũi nhọn của Mặt trận tăng cường, lúc này Kon Tum có Trung đoàn 24, Gia Lai có Trung đoàn 95, Đắc Lắc có Trung đoàn 33. Sư đoàn 1 (gồm các Trung đoàn 66, 174, 320) lực lượng cơ động của Mặt trận được tập trung trên hướng đường 18-Plei-cần để đón lõng quân Mỹ ra phản kích và sẵn sàng chuyển sang đánh Đắc Tô - Tân Cảnh.

Các địa phương cũng khẩn trương tiến hành các mặt chuẩn bị để phối hợp với đòn tiến công của bộ đội chủ lực. Cả ba tỉnh đều nhanh chóng tổ chức các đội công tác và phát động nhân dân chuẩn bị vùng lên giành chính quyền. Chiều 29-1-1968, hàng trăm cán bộ đảng và đội viên biệt động của ba tỉnh đã ém sẵn trong các thị xã, bí mật tổ chức quần chúng sẵn sàng nổi dậy đấu tranh chính trị, phối hợp cùng bộ đội chiến đấu. Tỉnh ủy Gia Lai còn huy động hàng nghìn quần chúng vào thị xã Plei-cu sắm hàng Tết rồi ở lại trong thị xã sẵn sàng chờ lệnh hành động.

Giữa lúc cả Tây Nguyên đang bừng bừng khí thế cách mạng, chờ lệnh tiến công thì Bộ tư lệnh Mặt trận nhận được lệnh của trên hoãn thời gian nổ súng lại một ngày để phối hợp với toàn Miền. Tin đó được phổ biến xuống. Cả ba tỉnh đều nhất loạt báo về: Bộ đội đã sẵn sàng, quần chúng đã sẵn sàng, không còn cách nào hoãn được, đề nghị cho nổ súng như đã chuẩn bị. Thường vụ Đảng ủy và Bộ tư lệnh Mặt trận kịp thời báo cáo xin cấp trên cho Tây Nguyên được nổ súng theo kế hoạch vào đêm 29 rạng sáng 30-1-1968. Ý kiến đề nghị đó được cấp trên đồng ý.

Đúng 0 giờ 30 phút ngày 30-1-1968 (tức đêm 29 rạng ngày 30 Tết Nguyên đán Mậu Thân), Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên phát lệnh nổ súng. Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 174, Sư đoàn 1 phối hợp với lực lượng vũ trang và nhân dân địa phương nhanh chóng đánh chiếm và làm chủ hoàn toàn thị trấn Tân Cảnh. Tiếng súng ở Tân Cảnh được ghi vào lịch sử như tiếng súng khởi đầu cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt Xuân Mậu Thân trên toàn chiến trường miền Nam.

Trên hướng Đắc Lắc, ta đã đánh chiếm được một số mục tiêu quan trọng trong thị xã Buôn Ma Thuột như Đài phát thanh, trụ sở Sư đoàn 23 Quân đội Sài Gòn, Tòa hành chính, Ty cảnh sát và bắn pháo dồn dập vào Trung đoàn 45, sân bay của địch. Sau đó, phát triển đánh chiếm khu cư xá Mỹ, khu cơ giới và pháo binh. Cùng với Quân Giải phóng, bà con trong các khu phố, “ấp chiến lược” cũng nổi mõ, gõ trống nổi dậy chặt rào, phá bốt, diệt ác ôn; học sinh, sinh viên chia nhau ra dẫn đường cho bộ đội chiến đấu. Hàng vạn đồng bào Kinh, Thượng từ các ngả kéo vào thị xã vây chặt căn cứ Trung đoàn 45 của địch, kêu gọi binh lính quay súng trở về với nhân dân. Ở hướng Gia Lai, các đơn vị đồng loạt tiến công các mục tiêu chủ yếu của địch khu vực thị xã Plei-cu. Bộ đội Đặc công cùng với các đơn vị bộ đội địa phương dũng cảm đánh địch. Mặc dù bị địch phản công ác liệt, quân ta vẫn bám trụ chiến đấu. Phối hợp với đòn tiến công của bộ đội, hơn 11.000 đồng bào ở thị xã và các huyện xung quanh xuống đường đấu tranh chính trị, dẫn đường, tiếp tế cơm nước cho bộ đội, cứu chữa, vận chuyển thương binh. Ở Kon Tum, các lực lượng của ta đánh vào các vị trí đã xác định, giải phóng một loạt 7 “ấp chiến lược” với hàng nghìn đồng bào được trở về làng cũ sinh sống…

Bằng sự chủ động, phối hợp chặt chẽ giữa tiến công với nổi dậy giành chính quyền của nhân dân, quân và dân Tây Nguyên đã đồng loạt đánh vào hầu hết cơ quan đầu não và căn cứ quan trọng của địch ở khắp ba tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, làm chủ nhiều vị trí quan trọng trong nhiều ngày, tiêu diệt và làm tan rã một bộ phận lớn lực lượng, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh của địch. Chiến thắng đó đã đánh dấu bước chuyển biến nhảy vọt của chiến tranh nhân dân trên chiến trường Tây Nguyên, để lại nhiều bài học quý báu về phát huy sức mạnh tổng hợp trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Đại tá NGUYỄN HÙNG TẤN

http://www.qdnd.vn/

Theo Quân đội nhân dân Online





Ba ngày Tết thắng ba trận giòn giã

Thứ Sáu, 25/01/2013



QĐND Online - Trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, ở nơi cực Nam Tổ quốc, có một người con ưu tú của quê hương Cà Mau mà tên tuổi ông gắn liền với những chiến tích oai hùng của một đơn vị bám trụ đánh giặc trên tuyến đường Vòng Cung (Cần Thơ). Ông là Đại úy, Anh hùng LLVT nhân dân Nguyễn Hồng Phước (thường gọi là Hai Thành), nguyên Đại đội trưởng Đại đội “gang thép”, hiện ngụ tại huyện Trần Văn Thời (Cà Mau).

Một ngày cuối năm, chúng tôi có dịp nghe ông, người cựu chiến binh tuổi ngoại “bát tuần”, kể về những trận đánh đầu xuân năm ấy…




Ông Phước đang kể lại trận đánh năm xưa
- Giáp Tết năm 1968, tôi cùng anh em trong Đại đội “gang thép” (Tiểu đoàn 303, Trung đoàn 1, Quân khu 9) đang trực sẵn sàng chiến đấu. Mặc dù chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết Nguyên đán nhưng chiến sự ác liệt nên chẳng ai còn nghĩ đến bánh chưng, bánh tét. Dù vậy, chiều 30 Tết, cảm giác đau đáu nhớ hơi ấm gia đình vẫn khiến chúng tôi thoáng chút bùi ngùi. Đúng thời điểm đó, tôi nhận lệnh gấp rút chỉ huy đơn vị ứng cứu giải vây cho Tiểu đoàn 307 đang thực hiện nhiệm vụ đánh chiếm Đài phát thanh Cần Thơ. Lập tức, tôi thống nhất phương án rồi chỉ huy đại đội cơ động ngay trong đêm. Vào đúng thời điểm thiêng liêng nhất, lắng đọng nhất của một năm thì chúng tôi lại ba lô, súng ống ra đi trên những con thuyền lướt dọc bờ kênh. Phía xa xa, câu vè ai đó vẳng trong đêm thanh vắng: “Má ơi, bộ đội của mình/ Đánh Tây cũng giỏi, lội sình cũng hay” như tiếp thêm sức mạnh cho đơn vị hành quân. Phút giao thừa, trong cái mênh mông thăm thẳm của đêm Ba mươi, giữa thời khắc trời đất giao hòa, cả đơn vị bừng bừng khí thế khi nghe lời thơ của Bác: “Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua…”.

Ông Phước đọc hết bài thơ chúc Tết của Bác Hồ đầu Xuân 1968, rồi bất chợt ngừng lời như để hình dung đầy đủ gương mặt những người đồng đội cùng hành quân giữa mùa xuân năm ấy. Giây lát, ông kể tiếp:

- Cơ động đến nơi chúng tôi được giao nhiệm vụ án ngữ ngã ba Cần Thơ chặn đứng mũi phản công của địch để mở đường cho Tiểu đoàn 307 chuyển sang thế tiến công. Sớm mồng 2 Tết, sau khi đơn vị triển khai xong đội hình ngăn chặn địch thì lực lượng của chúng cũng vừa




Ông Nguyễn Hồng Phước (giữa) nhận Danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân (ảnh nhân vật cung cấp)
tới nơi. Đợi chúng vào đúng phạm vi phục kích, tôi ra lệnh nổ súng tiêu diệt chiếc xe tăng đi đầu. Bị bất ngờ, đội hình cơ động của địch hoảng loạn. Theo hiệp đồng, cả đại đội đồng loạt tiến công dũng mãnh tiêu diệt hơn 100 tên, giữ vững khu vực ngã ba, không cho quân địch cơ động vây ép Tiểu đoàn 307. Đó là trận thắng đầu tiên của Đại đội “gang thép” trong dịp Tết cổ truyền 1968, nhưng chúng tôi vẫn thấy không vui bởi đạn bom đã át tiếng pháo Xuân, niềm vui của đồng bào chưa trọn vẹn… 

Ngay sau đó, Đại đội “gang thép” lại nhận lệnh bàn giao trận địa, cơ động chiến đấu trong đội hình Tiểu đoàn 303, phục kích chặn đánh đoàn xe của địch trên tỉnh lộ 4. Trận đánh này, Đại đội trưởng Nguyễn Hồng Phước đã thể hiện rõ kinh nghiệm của người chỉ huy dạn dày trận mạc. Ông Phước nhớ lại:

- Tối mồng 2 Tết, khi đâu đó vẫn đì, đoàng tiếng pháo đón xuân thì anh em chúng tôi lại vội vã lên đường không kịp ăn cơm. Mỗi người chỉ mang theo một ít cơm cháy, cơ động đến khu vực tác chiến của Tiểu đoàn 303. Sáng mồng 3, trong khi đơn vị đang nằm phục kích chờ đoàn xe địch, thì bất ngờ chúng cho trực thăng đổ bộ một tiểu đoàn biệt kích ngay sát đội hình đại đội tôi. Chậm trễ sẽ mất thời cơ, nguy hiểm cho đơn vị, không kịp báo cáo lên trên, tôi trực tiếp chỉ huy đại đội đánh lướt bên sườn đội hình đổ quân của chúng khi vừa chạm đất, nhằm thu hút hỏa lực tạo điều kiện cho tiểu đoàn ta triển khai đội hình tiêu diệt quân địch. Trận đánh thắng lợi. Do mất liên lạc, đoàn xe của chúng vẫn cơ động theo hướng cũ nên bị lực lượng của ta bắn cháy và phá hủy 70 chiếc. Số còn lại buộc phải rút về nơi xuất phát.

Sau trận phục kích, tối mùng 3, Đại đội “gang thép” rút về hậu cứ. Nhưng ở đó lại diễn ra trận đánh thứ 3 khi một sư đoàn lính da đen và quân chư hầu tổ chức thành nhiều mũi tiến công vào khu vực đóng quân đơn vị. Một lần nữa, Đại đội trưởng Phước lại thể hiện rõ khả năng chỉ huy tác chiến, anh lệnh cho một tiểu đội triển khai cách xa đơn vị, nổ súng vào đội hình địch, đánh lạc hướng tiến công của chúng. Đồng thời, anh đề nghị hỏa lực pháo binh chi viện dồn dập vào mục tiêu chừng 30 phút, đủ thời gian bố trí đội hình. Chiều mồng 4, khi pháo vừa ngưng, anh ra lệnh cho toàn đơn vị khép chặt gọng kìm bẻ gãy mũi tiến công của địch, buộc chúng phải rút lui. Chiến thắng đầy mưu trí, sáng tạo của Đại đội “gang thép” đã được Trung đoàn 1 biểu dương khen ngợi.

- Vậy là, chỉ trong 3 ngày Tết, các chú đã liên tiếp cơ động chiến đấu 3 trận giành thắng lợi. Đúng là kỳ tích của Đại đội “gang thép” – Tôi bày tỏ lòng ngưỡng mộ. Ông Phước gật gù:

- Chúng tôi chiến đấu trên địa bàn “nóng” của miền Tây Nam bộ, nhiều đơn vị đã bị thương vong nghiêm trọng. Riêng đại đội tôi vẫn bám trụ kiên cường lại còn khiến quân thù khiếp sợ. Bởi vậy mới có tên là Đại đội “gang thép”! Chúng tôi luôn sẵn sàng cơ động đánh địch bất kể gian khổ, hiểm nguy. Ngay cả những ngày Tết, mọi người sum họp gia đình, nhưng chúng tôi không có thời gian để nghĩ đến cảm giác quây quần bên mâm cơm ấm cúng; thậm chí bụng đói cồn cào, thèm một miếng bánh chưng, bánh tét cũng chỉ biết nén lòng vì nhiệm vụ… Mãi đến chiều mùng 8, khi tiếng súng tạm ngưng chúng tôi mới tự thưởng cho mình một bữa liên hoan bằng cách chế biến lại các món ăn trong khẩu phần và một ít thịt heo do các má, các cháu mang cho. Nhìn chúng tôi ai nấy phờ phạc, lặng ngồi bên mấy chiếc bát bỏ không “chờ” đồng đội, các má bật khóc òa… 

Bữa cơm đón xuân, mừng thắng lợi sau mấy ngày vất vả, tuy muộn mằn, đạm bạc nhưng với mỗi thành viên Đại đội “gang thép” nó thật ý nghĩa, không thể nào quên.

Bài và ảnh: HOÀNG THÀNH

http://www.qdnd.vn/

Theo Quân đội nhân dân



Quyết chiến đấu tới viên đạn cuối cùng

Thứ Sáu, 25/01/2013



QĐND Online Cứ vào dịp lễ tết, nữ chiến sĩ biệt động Chính Nghĩa và các đồng đội lại đến thắp hương tại ngôi miếu nhỏ nằm đối diện cổng sau dinh Độc Lập. Chính tại đây, 45 năm trước trong chiến dịch Tết Mậu Thân, bà và các chiến sĩ biệt động thuộc Đội 5 đã anh dũng chiến đấu tới viên đạn cuối cùng. Trong trận đánh đó, bà là nữ biệt động thành duy nhất và mới bước sang tuổi 19




Bà Nghĩa bên miếu thờ các chiến sĩ biệt động đánh dinh Độc Lập
Rạng sáng mùng 2 Tết Mậu Thân, lực lượng biệt động Sài Gòn được chia thành nhiều đội (mỗi đội không quá 20 người) đánh vào các mục tiêu quan trọng trong thành phố như Bộ Tổng tham mưu, Biệt khu thủ đô, khám Chí Hòa, sân bay Tân Sơn Nhất, Đài phát thanh, Tổng nha cảnh sát, Bộ Tư lệnh hải quân và dinh Độc Lập. Nữ biệt động Chính Nghĩa, tên thật là Vũ Minh Nghĩa, nằm trong đội hình Đội 5 gồm 15 người có nhiệm vụ tấn công dinh Độc Lập.

Thiếu nữ tuổi 19, sinh ra và lớn lên tại vùng đất thép Củ Chi, rất háo hức với nhiệm vụ quan trọng nhưng vô cùng nguy hiểm này. “Đã đứng trước lá cờ của Đảng tuyên thệ rồi thì dù khó khăn như thế nào người đảng viên cũng phải hoàn thành nhiệm vụ. Đây là lần đầu tiên tôi trực tiếp cầm súng chiến đấu với quân địch, dù nguy hiểm nhưng tôi quyết chiến đấu tới cùng”, nữ biệt động thành tâm sự.

Trước đó, Chính Nghĩa được giao nhiều nhiệm vụ như làm liên lạc, vận chuyển thư từ, vũ khí trong nội và ngoại thành. Bà tự nhủ rằng nếu bị bắt thì phải giữ được khí tiết, hoàn thành nhiệm vụ thì mang về, còn chẳng may lọt vào tay giặc thì chấp nhận hy sinh. Có những ngày, bà đi lại như con thoi theo lộ trình Sài Gòn - Thủ Đức - Củ Chi trong khi đồn bốt địch bủa khắp nơi. Nhanh nhẹn và gan dạ bà được anh em trong Đội 5 khi đó gọi là “chiến sĩ tên lửa”.

Bà Nghĩa kể lại, lực lượng biệt động rất ít khi trực tiếp cầm súng chiến đấu với quân thù, phần lớn là đánh theo kiểu nổ chậm như đặt bom, mìn rồi bỏ đi nên không căng thẳng thần kinh như người chiến sĩ ôm súng ở chiến trường. Trước trận đánh lớn, bà đã chuẩn bị tinh thần quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ dù phải hy sinh thân mình.

Theo kế hoạch, đội biệt động của bà do đồng chí Tô Hoài Thanh (Ba Thanh, đội trưởng Đội 5) chỉ huy đánh vào dinh Độc Lập và giữ trận địa trong khoảng 20 đến 30 phút chờ quân chi viện tới. Đây là một mục tiêu quan trọng, nằm trong nội đô và được bảo vệ nghiêm ngặt. Mỗi động thái khác thường quanh mục tiêu sẽ bị địch kiểm tra và sẵn sàng bắn hạ.

Rạng sáng mùng 2 Tết Mậu Thân, 15 chiến sĩ biệt động đi trên ba chiếc xe tải nhỏ và hai chiếc xe máy tiến vào cổng sau dinh Độc Lập. Chiếc xe tải đi đầu nhanh chóng tiêu diệt chốt gác, tạo điều kiện đặt thuốc nổ phá cổng. Tuy nhiên, khối thuốc không nổ, lực lượng biệt động bị mắc kẹt ở cổng. 5 chiến sĩ của ta hy sinh ngay khi trèo qua tường rào vào trong dinh.  

Không thể tiến công vào trong, các chiến sĩ biệt động chiến đấu ngay bên ngoài cổng. Gần 40 phút cầm cự vẫn chưa thấy có quân ta tiếp viện, cả Đội 5 dồn lực quyết chiến đấu đến hơi thở cuối cùng. Trận đánh đó mãi là một ký ức không thể nào quên

với Chính Nghĩa bởi hôm đó bà chứng kiến những đồng đội thân thương của mình ngã xuống, trong đó người đội trưởng Tô Hoài Thanh hy sinh ngay trên cánh tay bà.

Cuộc chiến đấu không cân sức giữa hơn 10 chiến sĩ biệt động với hàng trăm tên địch diễn ra trong 2 đêm 1 ngày. 8 chiến sĩ đã anh dũng hy sinh. Số còn lại trong đó có bà đều bị thương, chiến đấu tới viên đạn cuối cùng. Chính Nghĩa bị bắt và bị tra tấn dã man trong các nhà tù của Tổng nha Cảnh sát, Thủ Đức, Chí Hòa và cuối cùng là Côn Đảo. Năm 1974, bà Nghĩa được trao trả tự do.

Tại nơi các chiến sĩ biệt động chiến đấu và hy sinh anh dũng được nhân dân lập miếu thờ từ năm 1969. Ngôi miếu nhỏ nằm trên đường Nguyễn Du, đối diện cổng sau dinh Độc Lập, vẫn là nơi thường xuyên lui tới của các chiến sĩ biệt động năm xưa và những cựu chiến binh tóc đã điểm bạc. 

Bà Nghĩa không giấu nổi xúc động mỗi khi đến thăm và thắp những nén hương thơm cho đồng đội cũ. “Đau lòng nhất là ngôi miếu nhỏ thờ các chiến sĩ biệt động hy sinh tại đây từ năm 1969 vẫn vậy. Không có nhiều người biết đến, chỉ có anh em nhớ đến anh em”, nữ biệt động năm xưa giọng trầm xuống.

Mong ước lớn nhất của bà và nhiều đồng đội là chính quyền địa phương sẽ sớm xây dựng Bia tưởng niệm chiến sĩ biệt động Sài Gòn tại đây để ghi nhận công lao của các đồng đội và giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ.



Bài, ảnh: MINH NGUYỄN

http://www.qdnd.vn


Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968:

Không có chuyện “thắng về chiến thuật, thua về chiến lược”

Thứ Sáu, 25/01/2013



QĐND Online - Sau sự kiện Tết Mậu Thân, một số nhà quân sự của Mỹ, điển hình là Đại tá Ha-ry G. Săm-mơ Jr (Harry G.Summers Jr), thuộc Viện nghiên cứu chiến lược, Trường chiến tranh quân đội Mỹ tự thừa nhận: Mỹ đã “thắng về chiến thuật, thua về chiến lược”. Nhân dịp kỷ niệm 45 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968, phóng viên Báo QĐND Online đã có cuộc phỏng vấn Trung tướng Nguyễn Trung Thu, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, nguyên Tư lệnh quân khu 5, một trong những nhân chứng tham gia trong chiến dịch Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968. 

Phóng viên (PV): Thưa đồng chí, Tết Mậu Thân 1968 là một sự kiện lịch sử đặc biệt; vậy đồng chí cho biết sự kiện lịch sử ấy đặc biệt như thế nào?




Trung tướng Nguyễn Trung Thu
Trung tướng Nguyễn Trung Thu: Đồng chí nói đúng, Cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 là một sự kiện đặc biệt trong suốt chiều dài 21 năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta. Đặc biệt là bởi vì đã tạo ra được một bước ngoặt, mở ra một hướng mới trong cuộc chiến tranh. Sự kiện ấy đã gây cho địch những đòn choáng váng, làm cho bộ máy cơ quan tham mưu, tình báo chỉ đạo, theo dõi và vận hành chiến tranh khổng lồ của Mỹ tại Nam Việt Nam bị dư luận đánh giá thấp về khả năng. Những bất ngờ về lực lượng, cách đánh, thời điểm tác chiến, phạm vi, mức độ của cuộc Tổng tấn công… đặc biệt là tinh thần chiến đấu ngoan cường của quân và dân ta trước một đối thủ có hỏa lực mạnh, sức cơ động cao đã làm bùng nổ phong trào phản chiến ở Mỹ, làm đau đầu giới quân sự Nhà Trắng. Nói về cái đặc biệt của Mậu Thân 1968 thì nhiều lắm, nhưng tôi chỉ khái quát những nét cơ bản như vậy thôi. Tôi chỉ nói thêm là, thời điểm đó mọi người hồ hởi lắm, khí thế lắm; chỗ nào cũng hừng hực, rộn ràng ra trận; bộ đội địa phương và quân chủ lực đều hăng hái làm công tác chuẩn bị vũ khí đạn dược, bổ sung quân số, huấn luyện chiến thuật… sẵn sàng cho trận đánh lớn. Lúc ấy tôi thấy mọi người đọc thơ: “Hãy xông lên với khí thế rời non lấp biển, với tinh thần quyết tử để Tổ quốc quyết sinh! Trút căm thù lên đầu lê mũi súng, trả thù nhà, đền nợ nước, kiên quyết diệt địch đến cùng… hay câu “Năm nay ăn Tết rừng xanh, sang năm ăn Tết đô thành Quảng Nam” mà nhớ mãi đến tận bây giờ.

PV: Xin đồng chí cho biết những nét chính về kế hoạch tiến công trên chiến trường Khu 5 trong Tết Mậu Thân 1968?

Trung tướng Nguyễn Trung Thu: Kế hoạch mà Quân khu 5 chuẩn bị lúc đó rất tỉ mỉ và chu đáo, bao gồm kế hoạch tiến công trên hướng chính, kế hoạch khởi nghĩa ở các thành thị…  Chủ trương của Quân khu 5 lúc đó là: Phát huy sức mạnh tổng hợp của lực lượng quân sự và lực lượng chính trị, đồng loạt Tổng tiến công và nổi dậy từ Đà Nẵng đến Khánh Hòa, từ đồng bằng ven biển lên miền núi, phối hợp nhịp nhàng với quân và dân toàn Miền giành thắng lợi quyết định. Trong kế hoạch tiến công quân sự, Quân khu 5 chia chiến trường ra làm 4 khu vực: Quảng Đà – Quảng Nam; Bình Định (An Khê, Gia Lai); Phú Yên, Khánh Hòa; Tây Nguyên. Mỗi khu vực có một nhiệm vụ khác nhau, trong đó coi chiến trường tại TP Đà Nẵng (gồm cả bắc Quảng Ngãi) là trọng điểm. Tại đây, dự kiến các đơn vị đặc công và bộ binh sẽ đánh chiếm hai khu vực điểm cao là núi Phước Tường và Non Nước, khống chế thành phố từ hướng Tây và Đông Nam, thọc sâu đánh thẳng vào sở chỉ huy quân đoàn 1 ngụy; pháo kích vào sân bay; biệt động Lê Độ và các cơ sở vũ trang trong thành phố, đánh chiếm các mục tiêu như Đài phát thanh, Tòa thị chính…; hỗ trợ cho quần chúng nhân dân trong thành phố và vùng ven tràn vào thành phố khởi nghĩa giành chính quyền. Các khu vực còn lại đều được giao tiêu diệt các mục tiêu cụ thể, hỗ trợ cho quần chúng nổi dậy giành chính quyền và sẵn sàng ngăn chặn, đánh địch tiếp viện. Ttôi chỉ xin khái quát một số nét như vậy về kế hoạch của Quân khu 5 chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân thôi. Cụ thể thế nào đã có sử sách ghi chép cả và cũng có nhiều phương tiện thông tin đăng tải rồi.

PV: Vậy diễn biến và kết quả của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy ở các khu vực trên chiến trường Khu 5 như thế nào, thưa đồng chí?

Trung tướng Nguyễn Trung Thu: Diễn biến dài lắm, tôi chỉ tóm tắt những thời điểm và các sự kiện chính cùng kết quả của nó thôi. Về diễn biến, tôi phải nói trước thế này, do thông tin liên lạc chậm nên việc phổ biến lại giờ đồng loạt nổ súng theo lệnh của trên không kịp, một số đơn vị vẫn nổ súng theo giờ quy định cũ, do vậy cuộc Tổng tiến công và nội dậy Tết Mậu Thân 1968 tại Quân khu 5 diễn ra không đồng loạt như ý định ban đầu. Vào lúc 23 giờ ngày 29-1-1968, lực lượng vũ trang tỉnh Khánh Hòa đã nổ súng đánh vào sân bay Nha Trang, mở đầu cho các đơn vị của Quân khu 5. Sau đó các lực lượng nhanh chóng đánh Đài phát thanh, tiểu khu, tỉnh đường, sở chỉ huy tiếp vận 5… Tiếp đó, rạng sáng ngày 30-1, quân và dân ta ở đồng bằng ven biển và Tây Nguyên đồng loạt tiến công và nổi dậy diệt địch, giành chính quyền. Rạng sáng ngày 31-1-1968, vào lúc 1 giờ 30 phút ta tiến công thị xã Tam Kỳ; 2 giờ 30 phút ta đánh thị xã Quảng Ngãi. Đòn tiến công táo bạo, bất ngờ và với quy mô rộng đã giáng cho địch những đòn chí mạng. Nhưng khi phát hiện ra ý đồ của ta thì địch dùng mọi cách, huy động mọi lực lượng, sử dụng hỏa lực cường độ mạnh và tàn khốc nhất để ngăn chặn. Đã có nhiều trận chiến đấu ác liệt giữa ta và địch diễn ra ở nhiều địa phương. Quân ta dựa vào các loại vật cản sẵn ở phố phường và các làng mạc để chiến đấu chống lại bom đạn Mỹ, ngụy và đẩy lùi nhiều cuộc phản kích của đối phương. Ta và địch giành nhau từng con phố, từng góc làng, từng vị trí. Ta đã gây cho địch nhiều tổn thấn, song cũng bị thiệt hại đáng kể. Từ tháng 3-1968, sức chiến đấu của quân và dân ta giảm dần, trước tình hình đó thì Bộ Tư lệnh Quân khu 5 chủ trương chỉ để lại một lực lượng nhỏ đặc công và biệt động trong thành thị để tiếp tục đánh địch, đại bộ phận lực lượng còn lại lui ra vùng nông thôn đồng bằng để giữ vững thế trận.

Về kết quả, tính đến hết tháng 3-1968, trên chiến trường Quân khu 5 ta đã tiêu diệt trên 30.000 quân địch, phá hủy hơn 600 máy bay, hàng trăm đại bác và xe cơ giới; làm nổ tung 49 kho đạn, cắt đứt và làm tê liệt hầu hết các đường giao thông chiến lược. Ta đã phát triển được thế tiến công chiến lược áp đảo kẻ thù trên toàn Khu 5, làm sụp đổ phần lớn bộ máy kìm kẹp của địch ở nông thôn, đưa chiến tranh đến tận dinh lũy cuối cùng của địch.



PV: Sau sự kiện Tết Mậu Thân, một số nhà quân sự Mỹ mà điển hình là Đại tá Ha-ry G. Săm-mơ Jr (Harry G.Summers Jr), thuộc Viện nghiên cứu chiến lược, Trường chiến tranh quân đội Mỹ viết: Mỹ đã “thắng về chiến thuật, thua về chiến lược”, đồng chí có đồng tình với luận điểm này không?

Trung tướng Nguyễn Trung Thu: Đó là quan điểm riêng của họ và là cách nhìn của họ về cuộc chiến. Muốn xem xét thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 thì phải đặt nó trong cuộc chiến đấu chống Mỹ, cứu nước 21 năm của dân tộc ta thì mới thấy ý nghĩa, tầm vóc và giá trị lịch sử to lớn. Trong quan điểm của Ha-ry G. Săm-mơ Jr, tôi đồng ý với vế sau, Mỹ đã hoàn toàn tất bại về chiến lược. Bởi không thế thì làm sao sau Tết Mậu Thân 1968, chính quyền Giôn-xơn phải xuống thang chiến tranh, chịu ngồi đàm phán với ta ở Paris, đặc biệt là việc thay Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mắc-ra-na-ma, thay Tổng chỉ huy quân đội Mỹ tại miền Nam Việt Nam Oét-mo-len, đồng thời không ra tranh cử tổng thống nhiệm kỳ hai. Còn nếu nói thắng về chiến thuật thì tôi không nhất trí đâu. Đồng chí biết đấy, bất kể một cuộc chiến nào cũng phục vụ mục đích chính trị. Muốn thắng về chính trị thì phải thắng về quân sự trước. Trong quân sự có một nguyên tắc là: chỉ khi nào thắng về chiến thuật mới thắng được về chiến dịch và đi tới thắng về chiến lược. Thực tế đã chứng minh, nếu ta không thắng được ở Điện Biên Phủ thì quân Pháp đâu dễ gì chịu thua. Hay từ khi Mỹ sử dụng chiến lược “Chiến tranh cục bộ” đến trước khi xảy ra Tổng tiến công Mậu Thân 1968, lực lượng vũ trang của ta từng đánh thắng quân Mỹ, như các trận: Tháng 3-1965, một đại đội bộ đội địa phương Quân giải phóng đã tập kích đánh tan một đại đội lính thủy đánh bộ Mỹ ở Núi Thành (Quảng Nam). Tháng 8-1965, một trung đoàn chủ lực của Quân giải phóng đã tiến công và giành thắng lợi trước lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ với quân số lớn hơn tại Vạn Tường. Tháng 11-1965, ta chủ động mở chiến dịch Plây Me trên miền rừng núi Tây Nguyên, tiêu diệt gọn 1 tiểu đoàn kỵ binh không vận số 1 của Mỹ. Còn trong lịch sử chiến tranh thế giới thì nhiều lắm, dẫn chứng không xuể đâu.

Nói về chiến thuật, trong tác chiến có thể có trận thắng, có thể có trận chưa đạt được mục đích, thậm chí phải lùi… Như vậy, tiến lùi để tạo thế, để tận dụng thời cơ, để phục vụ mục đích tác chiến lâu dài, phù hợp với cách đánh và nghệ thuật chiến tranh truyền thống của dân tộc là chuyện hết sức bình thường. Còn trong Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, nói ta thua về mặt chiến thuật là chẳng đúng chút nào. Tất cả các thành phố, đô thị, những nơi chính quyền và các vị trí trú quân của Mỹ, ngụy ở miền Nam Việt Nam đều bị đánh, có nơi bị đánh thiệt hại rất nặng, việc đó làm cho tinh thần binh lính địch suy sụp, rệu rã. Vậy thử hỏi, nếu không có những trận chiến đấu ấy thì làm sao có được kết quả thay đổi sau này. Như vậy, thì việc cho rằng ta thua về chiến thuật trong Tết Mậu Thân 1968 là phi lý và mang tính chất bảo thủ, không dám thừa nhận thất bại mà thôi.    



PV: Xin trân trọng cảm ơn đồng chí

MẠNH THẰNG - DUY ĐÔNG (thực hiện)

http://www.qdnd.vn

Chiến sĩ biệt động Sài Gòn Nguyễn Văn Nam:

Dù gian nguy vẫn kiên trung

Thiếu tá Nguyễn Văn Nam, 73 tuổi là biệt động thành Sài Gòn từng tham gia cuộc tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân ta Tết Mậu Thân 1968 - hiện nghỉ hưu tại thôn Bắp Má, xã Hương Lạc, huyện Lạng Giang (Bắc Giang). Nhân dịp kỷ niệm 45 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân, phóng viên có cuộc trò chuyện với người lính biệt động thành Sài Gòn này.

Thưa ông, cơ duyên nào đưa ông trở thành chiến sĩ biệt động thành Sài Gòn?

Ông Nguyễn Văn Nam: Đó là cái duyên trời định. Tháng 2-1960, tròn 20 tuổi, tôi vừa kết nạp Đảng được hơn 1 tháng và làm Bí thư Chi đoàn thôn Dinh (xã Tân Thịnh, Lạng Giang) thì được gọi nhập ngũ. Tôi vào lực lượng công an vũ trang (nay là Bộ đội biên phòng), bảo vệ cơ quan Tỉnh ủy, sau đó được cử đi học lái xe. Cấp trên biệt phái tôi lái xe hơn 5 năm ở vĩ tuyến 17 Bắc, chuyên xây dựng các công trình chuẩn bị cho kháng chiến chống Mỹ. Các tuyến đường Vĩnh Linh, Quảng Bình, Nghệ An tôi thuộc lòng bàn tay. Lúc đó tôi chỉ nghĩ đất nước có chiến tranh, phải luôn nỗ lực, cấp trên giao nhiệm vụ là phải hoàn thành tốt.

Nhờ có nhiều thành tích, đầu năm 1966, tôi được cử ra trường C500 (thuộc Công an vũ trang) học kỹ chiến thuật đặc công, tác chiến ở thành phố. Sau 9 tháng, tôi được phong chuẩn úy và lên đường đi B. Trước khi xuất quân, đơn vị đến tuyên thệ tại đài liệt sĩ, đích thân Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn chiêu đãi và nói chuyện. Từ đây, cuộc đời quân ngũ của tôi rẽ sang trang mới.



Cảm nhận của ông khi ấy?

Ông Nguyễn Văn Nam: Cũng như bao thanh niên thời đó, với tinh thần "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/Mà lòng phơi phới dậy tương lai", tôi chỉ nghĩ được cấp trên giao nhiệm vụ nặng nề tức là đã đặt niềm tin vào mình thì phải cố gắng hết sức dù phải hy sinh tính mạng.

Là lính biệt động thì phải thay tên đổi họ cho phù hợp. Ông được "hoá thân" ra sao?

Ông Nguyễn Văn Nam: Cuối tháng 10-1966, chúng tôi được lệnh hành quân đi Nam, tăng cường cho lực lượng an ninh của Trung ương Cục. Phiên hiệu đơn vị tôi là N58-R (Hải Yến). Cả đoàn chỉ có 20 người, đi ôtô đến Nghệ An thì chuyển đi bộ theo đường Trường Sơn. Gian nan vất vả không kể xiết. Đầu năm 1967, chúng tôi đến Ban An ninh miền ở Tây Ninh, sau đó được bổ sung cho các tỉnh thành. Tôi và 4 người khác được điều về T4 (Khu Sài Gòn - Gia Định). Đồng chí Tư Trọng (tên thật là Nguyễn Tài - sau này là Thứ trưởng Bộ Công an), Trưởng Ban An ninh giao nhiệm vụ chúng tôi làm trinh sát nội thành.

Sau thời gian huấn luyện ở ấp Ràng (huyện Củ Chi) với nội dung như thay đổi tác phong, cách xưng hô, cách sống, cách ẩn dấu, xóa vết... chúng tôi được chuyển sang ấp Phú Hòa. Ở đây, cấp trên làm thẻ căn cước mới và các giấy tờ thay đổi lý lịch. Tôi được đổi tên thành Trần Văn Giang, con của người miền Bắc vào làm phu đồn điền từ năm 1945. Lúc này Phân đội trinh sát nội thành có khoảng 10 người. Đồng chí Ba Inh làm phân đội trưởng, tôi làm chính trị viên và mang mật danh D11.



Khi ấy thông tin của ông về gia đình thế nào?

Ông Nguyễn Văn Nam: Lúc đó tôi chưa có vợ. Theo yêu cầu của tổ chức, gia đình chỉ được biết tôi đi B làm nhiệm vụ, còn làm gì thì không và tôi cũng không được thông tin về cho gia đình. Đó là quy định đối với chiến sĩ biệt động.

Với mật danh D11, ông dễ dàng vào thành Sài Gòn?

Ông Nguyễn Văn Nam: Vào thành rất khó khăn bởi phải chịu sự kiểm soát gắt gao của ta và địch. Khoảng 9 giờ tối cuối tháng 9-1967, tôi được lệnh vào thành. Người dẫn tôi là một nữ giao liên chừng 16 tuổi, tên là Út Ngăn. Từ khu đệm đến Phú Hòa Đông chừng 10 cây số, hai anh em đi trong nỗi sợ bị địch phát hiện thì ít, nhưng sợ du kích của ta xử lý thì nhiều. Đến thị trấn Suối Cụt (Tây Ninh) thấy an toàn, chúng tôi vào quán uống nước để lấy bình tĩnh, rồi đi chuyến xe đò cuối về Sài Gòn. Đường đi có nhiều trạm kiểm soát của địch, nhất là trên cầu Bông - cửa ngõ Sài Gòn, nhưng đều trót lọt.

Sang đến Phú Thọ Hòa, tôi thấy có người đến đón bằng xe máy, sau này mới biết người đó tên là Năm Hiệp. Anh chở tôi chạy lòng vòng vài con phố, rồi ra bờ sông Sài Gòn xuống thuyền của Tư Hòe, là cơ sở của ta. Sau đó được anh Ba đưa đi trinh sát thành phố để nhận dạng, làm quen. Nhằm tạo vỏ bọc và bám trụ lâu dài, tôi học lấy bằng lái của chính quyền Ngụy, rồi được bố trí lái xe chở nước, rau, rác đến các địa điểm do anh Năm Hiệp chỉ dẫn. Hơn một năm vừa làm lái xe che mắt địch, vừa trinh sát điều nghiên, tôi nắm chắc đường đi, lối lại, quy luật hoạt động của địch ở từng mục tiêu.



Trong cuộc tổng tấn công và nổi dậy Mậu Thân 1968, ông được giao nhiệm vụ gì?

Ông Nguyễn Văn Nam: Giáp Tết, tôi vẫn lái xe chở hàng như những ngày thường. Chiều 29 thì nghỉ chạy xe, tôi và anh Ba Mẫu vào chợ mua sắm tết, về đến thuyền thấy có thêm một số người, biết là trên đã tăng cường lực lượng. Đêm đó, thấy mọi người lấy súng đạn giấu dưới lòng thuyền lên, tôi chắc giờ "G" đã đến. Anh Ba Mẫu kéo tôi thì thầm: "Khi nổ súng, cậu có nhiệm vụ đưa xe đến điểm X. Nếu bắt được đại sứ Mỹ Bâncơ (Ellsworth Bunker - PV) bằng bất cứ giá nào cũng phải lái xe đưa ra cứ an toàn". Lúc đó tôi hồi hộp lắm, vì thấy nhiệm vụ rất nặng nề. Sau tiếng pháo giao thừa và lời chúc tết của Bác Hồ vang lên, hiệu lệnh tấn công đã điểm.

Chúng tôi lặng lẽ rời thuyền đến vị trí được phân công. Cả bầu trời rực sáng bởi đạn các loại hoà cùng tiếng nổ từ các phía. Ở vị trí tập kết, chờ mãi không thấy động tĩnh, tôi nhận định kế hoạch có thể bị đảo lộn. Cuộc tổng tiến công nổ ra không theo kế hoạch, đơn vị chúng tôi được lệnh chuyển sang diệt ác ôn.

Trong 18 ngày chiến đấu, phân đội bị thương vong khá nặng, chỉ còn 4 người và được lệnh rút ra cứ. Cả nhóm băng đêm, vượt qua nhiều đại lộ trong sự tuần tra gắt gao của địch về đến Ban An ninh miền an toàn. Chúng tôi được học tập 1 tháng, nghe phân tích tình hình và cấp trên điều trở lại chuẩn bị cho chiến dịch Mậu Thân đợt II.

Ông bị địch bắt trong tình huống nào?

Ông Nguyễn Văn Nam: Ngày 2-5-1968, tôi theo sông Sài Gòn ra đến lộ 4, bắt xe đò về cơ sở cũ. Đến thuyền cũ nhưng không thấy anh Tư Hoè, dự cảm không lành, tôi định rời thuyền tìm đến chỗ ở mới thì địch ập đến bắt. Chúng đưa tôi về bốt Ngô Quyền, cùng khu vực 32 - Đoàn Thị Điểm để lấy cung. Sau những trận đòn roi phủ đầu chết đi sống lại, tôi chỉ khai là bộ đội của tỉnh Long An lên chơi.

Sau đó, tôi biết các đồng chí Tư Hòe, Sáu Sướng, Hai Săng, Ba Inh... cũng bị bắt. Địch tra tấn hết sức dã man và hiểm độc, đánh vào chỗ hiểm, tạt và nhúng đầu vào nước, treo giò. Chỗ sẹo tay trái này do chúng treo tôi cách đây 45 năm vẫn hằn sâu. Chúng đưa cả nhóm trinh sát bị bắt ra đối chất. Anh em chỉ khai đi làm thuê kiếm tiền, không biết Việt Cộng. Không có thêm chứng cứ, địch giam tôi ở trại Hố Nai đến cuối năm 1968 thì đưa ra Phú Quốc.



Trong thời gian bị bắt, ông và đồng đội đấu tranh ra sao?

Ông Nguyễn Văn Nam: Trong tù, địch chia chúng tôi theo nhóm để trị, phân loại cô lập tù binh theo miền, cấp bậc, độ tuổi để dễ đàn áp, cảm hóa, ly gián. Tổ chức Đảng trong tù giao tôi vận động đồng hương Hà Bắc, Hải Hưng giữ vững khí tiết. Chúng tôi tổ chức học văn hóa, diễn văn nghệ, đấu tranh chống chế độ hà khắc của nhà tù khi chúng chà đạp nhân phẩm con người. Bọn cai ngục nghi tôi là sĩ quan nên đã biệt giam nhiều lần. Hơn 5 năm bị tù đày, lúc nào tôi cũng nguyện giữ vững khí tiết người cộng sản, không hổ danh bản lĩnh biệt động Sài Gòn.

Hiệp định Pari có hiệu lực, ngày 14-2-1973, tôi và nhiều đồng đội được Mỹ - ngụy trao trả ở sông Thạch Hãn. Sau đó được khôi phục Đảng tịch, trao trả quân hàm và về công tác tại Ban Thống nhất Trung ương, rồi trở lại Bộ Tư lệnh Công an vũ trang. Đất nước thống nhất, định ra quân nhưng biên giới phía Bắc bất ổn, tôi được cấp trên động viên lại nhận nhiệm vụ tại Bộ đội Biên phòng Quảng Ninh, làm chính trị viên đại đội. Lúc này tôi mới xây dựng gia đình. Chiến tranh xảy ra, tôi và đồng đội đánh địch ngay từ khi chúng gây hấn. Được đề bạt làm Chính trị viên Tiểu đoàn, đến năm 1987, tôi về nghỉ hưu, với quân hàm thiếu tá.



Trong 27 năm binh nghiệp, những thành tích ông được Đảng và Nhà nước ghi nhận?

Ông Nguyễn Văn Nam: Tôi được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng Ba, 3 Huân chương Chiến sĩ vẻ vang, 2 Huân chương Giải phóng, 1 Huân chương Kháng chiến hạng Nhì, 1 Huân chương Quân kỳ quyết thắng và Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng cùng một số danh hiệu khác.

Về với đời thường, cuộc sống của ông thế nào?

Ông Nguyễn Văn Nam: Nghỉ hưu lúc đất nước và gia đình hết sức khó khăn, vợ tôi phải xin nghỉ mất sức. Chúng tôi tập trung làm vườn, chăn lợn. Được cái "mát" tay, mỗi năm gia đình xuất chuồng 6 lứa lợn giống. Lúc đó giá lợn giống rất cao, cho tích lũy nhanh, có của ăn của để và nuôi các con học hành. Chúng tôi có 3 con trai, đều chịu khó và chăm học. Cháu lớn du học xong thạc sĩ ở Pháp, 2 đứa em cũng tốt nghiệp đại học.

Nghỉ hưu nhưng mọi người tín nhiệm, Chi bộ thôn bầu tôi làm Bí thư, rồi vào BCH Đảng ủy xã. Hội Cựu chiến binh, Hội Người cao tuổi ở xã tôi tham gia BCH khoá đầu, sau đó không tái cử để lớp trẻ kế tục. Làm như vậy thấy mình thanh thản, có trách nhiệm hơn với Đảng, với tổ chức.



Sau này ông có gặp lại những đồng đội cũ ở đơn vị T4 không?

Ông Nguyễn Văn Nam: Có! Sau khi nghỉ, chúng tôi ra sức liên lạc với nhau, nhưng phải mất nhiều năm mới hội ngộ. Mới đây, đồng đội cũ có mời tôi trở lại Sài Gòn - TP Hồ Chí Minh. Qua anh em được biết người chỉ huy Ba Hiệp đã hy sinh trên đường ra căn cứ. Giao liên Út Ngăn đưa tôi vào nội thành đã trở thành cán bộ PC17, Công an TP Hồ Chí Minh, hiện đã nghỉ hưu với quân hàm thượng tá. Đồng chí Hai Đường, từng làm Quận phó Công an quận 6 sau chuyển sang làm giám đốc doanh nghiệp nhà nước cũng đã nghỉ hưu. Ông Hai Săng nghỉ hưu với quân hàm thượng tá. Nhiều đồng đội của tôi hoạt động nội thành ngày ấy đã hy sinh, số còn lại đều kiên trung theo Đảng, trọn một tấm lòng son sắt. Tôi mong có nhiều dịp gặp lại đồng chí, đồng đội một thời máu lửa!

Xin trân trọng cảm ơn ông. Nhân dịp xuân mới Quý Tỵ, kính chúc ông và gia đình sức khoẻ, an khang, thành đạt.

Thân Văn Phương - Cao Minh Ngọc

(Thực hiện)

Báo Bắc Giang Điện tử


1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương