Bởi vậy, tiếng nói và chữ viết là một trong những yếu tố quyết



tải về 235.04 Kb.
trang2/2
Chuyển đổi dữ liệu25.10.2017
Kích235.04 Kb.
#33889
1   2

(Số liệu thống kê của Phòng Dân tộc tỉnh năm 2011)

Nhìn chung, dân tộc Khmer ở Tây Ninh có hình thái cư trú xen kẽ với các dân tộc anh em khác, được diễn ra trong quá trình hình thành các vùng cư trú ở khu vực Nam Bộ và đã trở thành những vùng cư trú ổn định của dân tộc Khmer bên cạnh các yếu tố tộc người khác mà phổ biến loại hình cư trú này là với các cư dân người Kinh, người Hoa sống từng nhóm, từng cụm xen kẽ nhau. Từ đó mà có nhiều nơi do quan hệ hôn nhân lâu đời đã tạo nên những nhóm người lai hoặc do cư trú gần nhau đã tạo nên hình thức cộng cư. Tuy cộng cư với các dân tộc Kinh, Hoa anh em từ rất lâu đời nhưng hình thái cư trú của dân tộc Khmer vẫn giữ được đặc điểm riêng của mình, mà phổ biến từ xưa đến nay đó là hình thái cư trú theo cộng đồng người với tên gọi là “phum” và “sóc”.Các thế hệ dân cư có quan hệ gắn bó mật thiết với nhau về lịch sử, chính trị, kinh tế - văn hoá xã hội song phương ngữ khác nhau nên tập quán, phong tục, tín ngưỡng có sự khác nhau .

2.2. Những nét chính về đời sống kinh tế-xã hội.

Tại những ấp có đông dân cư, bà con trong ấp thường dành một vị trí đất trung tâm của xóm ấp để dựng Chùa, Chùa của người Khmer vừa là trung tâm sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo, vừa là nơi học tập và làm nơi sinh hoạt chung cho cả cộng đồng vào các kỳ lễ hội. Những ấp có đông dân và có chùa Khmer hiện nay là: Kà Ốt, xã Tân Đông (Tân Châu); Hoà Đông A, xã Hoà Hiệp (Tân Biên); Hiệp Phước, xã Hoà Thạnh (Châu Thành); Bến Cừ, xã Ninh Điền (Châu Thành); Thạnh Đông, xã Thạnh Tân (Thị xã) [1. tr 78].

Dân tộc Khmer có tập quán canh tác theo truyền thống của những dân tộc có nền văn minh lúa nước. Vậy nên, trong sản xuất nông nghiệp có nhiều điểm tương đồng và khá gần gũi với người Việt trong các mối quan hệ làm ăn, buôn bán qua lại. Ngoài canh tác chính là cấy lúa tại các ruộng lúa nước, những phần đất cao (giồng) cũng được làm rẫy trồng lúa nương hoặc các loại hoa màu. Chăn nuôi cũng là nguồn thu nhập chính với chủ yếu là gia súc, gia cầm, trong đó việc chăn nuôi bò được chú trọng hơn trâu. Nguyên nhân là do bò chịu hạn tốt hơn trâu, dễ sống qua 6 tháng mùa khô. Ngoài thu nhập do bán giống hay bán thịt, trâu bò còn là công cụ lao động quan trọng trong làm nông nghiệp, dùng để cày bừa trong làm nông nghiệp (cày đôi bò, hoặc trâu) hoặc kéo xe. Trong nhiều hộ gia đình dân tộc Khmer còn nuôi thêm heo và gia cầm làm nguồn thức ăn hoặc tăng thu nhập. Trước đây, dân tộc Khmer cũng có nghề phụ khá quan trọng là làm đường thốt nốt, do đường công nghiệp phát triển mạnh và thị hiếu tiêu dùng của người dân đã thay đổi, nghề làm đường thốt nốt không cạnh tranh nổi nên ngày nay nhiều gia đình đã bỏ nghề này. Hiện chỉ còn vài hộ làm đường thốt nốt trên ấp Bến Cầu, xã Biên Giới, huyện Châu Thành.

Trong những năm gần đây, cùng sự phát triển của cả tỉnh, nhất là từ khi có Hồ thuỷ lợi Dầu Tiếng và hệ thống kênh mương đến hầu khắp các địa phương; dân tộc Khmer cũng đã cùng với người Kinh chuyển đổi cây trồng để có thu nhập cao hơn. Tại Thạnh Tân, dân tộc Khmer Thạnh Đông biết trồng mì, mía và nhất là cây mãng cầu. Dân tộc Khmer ở Tân Châu, Tân Biên cũng chuyển đổi sang trồng mía, mì để bán cho các nhà máy. Đời sống của đa số hộ dân tộc Khmer đã từng bước phát triển và ổn định. Ngoài ra Nhà nước đã quan tâm tập trung đầu tư thông qua các chính sách dân tộc cho các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn qua chương trình dự án nên đến nay, hầu hết các ấp có đồng bào Khmer sinh sống đều có đường xe ô tô đến tận trung tâm ấp, 100% các ấp, xã có đông dân tộc Khmer sinh sống đều có điện lưới quốc gia, trường tiểu học, trạm y tế v.v…



II. Thực trạng về Di sản tiếng nói và chữ viết của dân tộc Chăm và dân tộc Khmer tại tỉnh Tây Ninh

1. Quá trình ra đời và tồn tại Di sản tiếng nói và chữ viết

1.1. Dân tộc Chăm

Dân tộc Chăm có ngôn ngữ riêng (ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết) tồn tại và phát triển bên cạnh tiếng phổ thông. Tiếng Chăm có một vị trí đặc biệt trong nghiên cứu khoa học bởi hàng ngàn văn bản thuộc ngôn ngữ này gắn với lịch sử thăng trầm của vương quốc cổ Champa mà cho đến nay vẫn chưa phải đã được nghiên cứu khoa học làm sáng tỏ hoàn toàn, bởi qua vốn từ và các loại hình văn tự cũng như trong tiếng nói, trong văn bia và trong các di cảo ngôn ngữ Chăm không chỉ là một di sản văn hóa quý giá của dân tộc Chăm mà còn thể hiện mối quan hệ với nền văn hóa Việt Nam, văn hóa Trung Hoa, văn hóa Ấn và văn hóa các dân tộc khác ở khu vực Đông Nam Á. Tiếng Chăm có quan hệ đặc biệt với nhóm ngôn ngữ Nam Đảo lục địa, liên quan đến nhiều ngôn ngữ dân tộc thuộc gia đình ngôn ngữ Malayo-Polynesien trong khu vực Đông Nam Á với ngôn ngữ các tộc người nói tiếng Malayu hoặc cụ thể ở Việt Nam, ngôn ngữ Chăm có quan hệ khá gần gũi với tiếng dân tộc Raglai, Churu, Giarai và Eđê… [ 7. tr 21]. Do sinh sống lâu đời với người Kinh, ngôn ngữ Chăm cũng đã có nhiều ảnh hưởng và giao lưu với tiếng phổ thông để tồn tại và phát triển.

Tại tỉnh Tây Ninh, kết quả kiểm kê, khảo sát ở địa bàn các xã, phường nơi dân tộc Chăm sinh sống cho thấy tất cả các thành viên trong cộng đồng dân tộc Chăm đều biết nói tiếng Chăm, gần 100% dân số sử dụng tiếng của dân tộc mình. Riêng đọc và viết chữ Chăm thì rất ít bà con biết và sử dụng.

- Tiếng nói

Về mặt ngữ âm, tiếng Chăm ở Tây Ninh vẫn đang lưu giữ khá tốt hiện tượng đa tiết. Quá trình biến đổi của tiếng Chăm Tây Ninh diễn ra ở phần cuối âm tiết, xu hướng rụng dần các âm vang và cuối âm tắc, khi phát âm tiếng Chăm ở vùng này là đóng, giọng nói của người Chăm Tây Ninh chậm rãi, đôi khi hơi kéo dài âm điệu. Về từ vựng, từ vựng ở tiếng Chăm Tây Ninh có nhiều từ chung với Mã Lai, trong đó bao gồm cả từ có nguồn gốc Ả Rập mới du nhập.

Về mặt bình diện tiếp xúc ngôn ngữ, dường như khi nói đến tiếng Chăm ở Ninh Thuận và Bình Thuận, người Chăm thường nghĩ rằng đó là tiếng Chăm cổ của cộng đồng người Chăm. Còn khi nói đến tiếng Chăm biến thể, tiếng Chăm lai, tiếng Chăm pha thì người ta nghĩ đến tiếng Chăm ở Nam Bộ trong đó có Tây Ninh tuy nó vẫn thuộc vào khái niệm tiếng Chăm. Tùy theo phạm vi giao tiếp của từng cộng đồng Chăm mà tiếng Chăm giữa các vùng đã có sự thay đổi. Đầu tiên là do tiếp xúc với tiếng Việt nên tiếng Chăm hiện đại đã bị ảnh hưởng ở các bình diện ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng (xu hướng mất dần các phụ tố, đơn tiết hóa, báo hiệu sự xuất hiện của thanh điệu, hòa nhập các phụ âm để tạo các âm chung, xuất hiện nhiều hệ thống từ tiếng Việt trong hệ thống từ vựng tiếng Chăm). Mặc dù tiếng Chăm ở Tây Ninh chịu ảnh hưởng của tiếng Việt và tiếng Khmer, nhưng có lẽ do “cận cư” chứ không phải là “cộng cư” với những cộng đồng dân cư chủ thể này nên dường như tiếng Chăm Tây Ninh tuy có chịu ảnh hưởng của tiếng Việt và tiếng Khmer nhưng chưa đến mức thành “lai” hay “pha tạp” với hai ngôn ngữ chính của khu vực. Trong khi đó, người Chăm Tây Ninh trong quá khứ và cả hiện tại đều có những quan hệ và liên hệ nhất định với người nói tiếng Melayu ở Malaysia, Indonesia... Vì thế, trong tiếng Chăm Tây Ninh có nhiều từ Melayu mà trong tiếng Chăm ở những vùng khác không có.

Ở Tây Ninh, dân tộc Chăm sống trong một điều kiện tương đối khép kín. Hiện tượng này cho thấy, cộng đồng song ngữ người Chăm Tây Ninh sử dụng hai thành tố ngôn ngữ trong đời sống xã hội sẽ khác nhau. Theo đó, tiếng Chăm sẽ giữ vai trò quan trọng trong tất cả các bình diện giao tiếp nội bộ cộng đồng. Trong khi đó, thành tố thứ hai - tiếng Việt sẽ được dân tộc Chăm Tây Ninh sử dụng để giao tiếp bên ngoài cộng đồng. Trong môi trường ấy, không ít thì nhiều tiếng Việt là một ngôn ngữ có tác động qua lại với tiếng Chăm Tây Ninh. Có thể nói, tiếng Chăm ở Tây Ninh ngoài tính kế thừa tiếng Chăm của cộng đồng Chăm ở Việt Nam, còn có sự tác động qua lại với hai ngôn ngữ khác. Trước hết, đó là tiếng (và có thể là cả chữ viết) Melayu truyền thống của những quốc gia Hồi giáo láng giềng. Sự tác động này vì mang tính lịch sử nên đã được định hình trong tiếng Chăm ở Tây Ninh. Sau đó là tiếng Việt, ngôn ngữ chính thức của cộng đồng dân cư trên địa bàn. Sự tác động này, khác với trường hợp tiếng Melayu, vì là ngôn ngữ cộng cư hiện nay nên đang có những tác động nhất định trong tiếng Chăm ở Tây Ninh.

Từ những thông tin khái quát nói trên, chúng ta đã thấy được những nhân tố này sẽ tác động đến môi trường cũng như điều kiện sử dụng ngôn ngữ, tác động đến thái độ ngôn ngữ của dân tộc Chăm Tây Ninh. Vì vậy, điều kiện sử dụng ngôn ngữ và thái độ ngôn ngữ của cộng đồng người nói tiếng Chăm ở Tây Ninh sẽ tương tác với việc định ra chính sách và thực thi chính sách ngôn ngữ cho cộng đồng người Chăm trên địa bàn tỉnh Tây Ninh

- Chữ viết

Do được xếp vào nhóm Chăm Nam Bộ, dân tộc Chăm ở Tây Ninh được truyền dạy và học loại chữ Arab và một loại chữ viết khác gọi là chữ Chăm Melayu – Dây là loại chữ viết do người Chăm Nam bộ xây dựng dựa vào chữ Arab và chữ Jawi của người Melayu (mà các dân tộc theo Islam trong khu vực Đông Nam Á vẫn thường sử dụng). Hầu hết dân tộc Chăm ở Nam bộ đều phải học chữ Arab để đọc thông kinh Qur’an. Loại chữ Chăm Melayu vừa giúp người Chăm Nam bộ tìm hiểu Islam thông qua các văn bản bằng ngôn ngữ Jawi, vừa làm phương tiện chính cho việc ghi chép, thông tin và trao đổi văn bản của cộng đồng này. Đa số người Chăm hiện nay có tuổi từ 40 trở lên đều có thể sử dụng loại chữ Chăm Melayu này.[8. tr 62].

Trước nhu cầu sử dụng chữ viết dân tộc và thực hiện song ngữ trong trường học, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tây Ninh đã tổ chức biên soạn sách song ngữ Chăm – Việt. Chữ viết Chăm được sử dụng biên soạn theo mẩu tự Chăm Melayu. Sách có 3 cột chữ: cột thứ nhất là tiếng Chăm theo mẩu tự Chăm Melayu; cột thứ 2 là chữ Chăm theo mẩu tự La tinh dùng để phiên âm chữ Chăm Melayu tại cột thứ 1; cột thứ 3 là nghĩa tương đương bằng tiếng Việt. Công trình đã hoàn thành vào năm 1997 và hiện đang được dùng giảng dạy đối với học sinh Chăm từ lớp 1 đến lớp 3.[8. tr25].

Hiện nay, chữ Chăm Tây Ninh được viết trên giấy, bằng bút mực. Chữ viết bắt đầu từ phải sang trái, viết từ trên xuống. Khi đọc cũng bắt đầu từ phải sang trái, từ trên xuống dưới. Khi viết có sử dụng dấu câu như: các dấu chấm, phẩy, dấu ngoặc đơn, ở các tiêu đề sẽ viết chữ in hoa. Cách viết nam và nữ tương tự nhau. Bảng chữ cái Chăm gồm có 39 chữ cái cơ bản, trong đó có 10 chữ nguyên âm, còn lại là phụ âm. Giống như tất cả các chữ viết thuộc nhóm ngôn ngữ Brahmi, chữ Chăm ghi lại âm tiết (có chữ cái chỉ nguyên âm, nhưng các chữ cái ghi lại phụ âm có nguyên âm đi kèm luôn trong đó).

Như vậy, về mặt lịch sử, có thể khẳng định rằng dân tộc Chăm Tây Ninh là một bộ phận quan trọng của cộng đồng dân tộc Chăm ở Việt Nam. Dưới những tác động của lịch sử xã hội, dân tộc Chăm Tây Ninh vẫn có mối liên hệ khăng khít với những bộ phận người Chăm ở những vùng khác. Bởi lẽ, họ vốn là những người Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận, sau những cuộc di chuyển đến một số nước ở Đông Nam Á đã trở về đây lập nghiệp. Nét riêng là những người Chăm ở Tây Ninh coi đạo Islam là chính và cũng vì thế họ có mối quan hệ với người Chăm Islam ở các nước trong khu vực Đông Nam Á nói riêng và cộng đồng Hồi giáo nói chung. Đây cũng là một trong những lý do khiến cho tiếng nói, chữ viết Chăm Tây Ninh có quan hệ và chịu ảnh hưởng ít nhiều tiếng Melayu ở các nước láng giềng Đông Nam Á.

2.2. Dân tộc Khmer

- Tiếng nói

Tiếng Khmer thuộc hệ ngôn ngữ Nam Á, nhánh Môn - Khmer. Đây là một ngôn ngữ chịu ảnh hưởng của tiếng Phạntiếng Pali, đặc biệt là các dạng chuẩn (register) của hoàng gia và tôn giáo thông qua sự truyền bá đạo Hinduđạo Phật. Do gần gũi về địa lý, tiếng Khmer chịu ảnh hưởng và gây ảnh hưởng lên các ngôn ngữ khác trong khu vực như tiếng Thái, tiếng Lào, tiếng Việttiếng Chăm, những ngôn ngữ tạo nên một vùng ngôn ngữ hỗn hợp ở bán đảo Đông Nam Á. Tiếng Khmer khác các thứ tiếng lân cận như tiếng Thái, tiếng Lào và tiếng Việt ở chỗ nó không phải là ngôn ngữ có thanh điệu.

Tiếng Khmer là ngôn ngữ đơn lập, nhưng không đơn tiết tính mà cận âm tiết, được phát triển từ hệ thống ký tự Pallava của miền Nam Ấn độ. Với 30 nguyên âm đơn và đôi và với 33 phụ âm thuộc hai giọng o và ô, tiếng Khmer là ngôn ngữ có nhiều âm vị nhất. Từ vựng gồm lớp từ cơ bản gốc Nam Á, từ gốc Pali, Sanskrit, gốc Pháp, Việt và Thái. Tiếng Khmer được cho rằng có 4 phương ngữ chính: Battambang (ở khu vực phía Bắc); Phnôm Pênh, Surin (phía đông bắc Thái Lan) và Nam Bộ.

Là một tộc người trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, dân tộc Khmer đã sinh sống lâu đời ở Tây Ninh. Dân tộc Khmer có tiếng nói và chữ viết riêng, nhưng cùng chung một nền văn hoá, một lịch sử bảo vệ và xây dựng tổ quốc Việt Nam. Dân tộc Khmer sống xen kẽ với dân tộc Kinh, Hoa, Chăm trong các phum, sóc, ấp. Và chính trong đời sống cộng cư ấy, sự ảnh hưởng qua lại giữa tiếng Khmer và tiếng Việt diễn ra như một quy luật tất yếu của ngôn ngữ.

Ở các gia đình Khmer, tình hình giao tiếp song ngữ thường xảy ra, tập trung nhiều ở các gia đình trí thức. Khả năng song ngữ của các thành viên trong gia đình (đặc biệt khi đối với những gia đình có nhiều tiếp xúc với bên ngoài, hay cha mẹ có khả năng song ngữ tốt và con cái được đi học) rất cao. Ở những gia đình công chức hay giáo viên, thường cha mẹ rất nỗ lực trong việc nói tiếng Việt với con em họ, nhằm tạo ra không khí song ngữ. Nguyên do chủ yếu là vì tiếng Việt có thể được sử dụng trong những tình huống liên quan đến việc học tập của con cái hay công việc có liên quan đến chính quyền, đoàn thể. Tùy theo thói quen, những gia đình Khmer chủ yếu sử dụng tiếng Khmer trong gia đình, nhưng điều này có thể thay đổi khi trong cuộc hội thoại có mặt của người ngoài gia đình là người Việt. Tuỳ vào đặc điểm của người này, các thành viên trong gia đình có thể sử dụng dạng song ngữ hay sẽ luân chuyển sử dụng tiếng Việt, tiếng Khmer hay ngược lại.

Hầu như người Khmer không sử dụng tiếng Khmer để giao tiếp với người Kinh (chỉ ngoại trừ trường hợp người Kinh chủ động thể hiện là có thể giao tiếp bằng tiếng Khmer). Vấn đề ở đây là nhằm mục đích thông hiểu. Khi được hỏi tại sao họ cần lựa chọn ngôn ngữ đối với người giao tiếp, thì mọi người đều trả lời rằng “Sợ nói tiếng Khmer người ta không hiểu”. Họ chỉ “ưu tiên” tiếng Khmer khi giao tiếp với người Khmer, còn đối với người Kinh họ mặc nhiên là phải sử dụng tiếng Kinh.

Tính dung hòa và giàu yếu tố tâm linh trong văn hóa truyền thống của dân tộc Khmer đã dẫn đến việc người Khmer đã tiếp thu văn hóa của dân tộc người Kinh, Hoa, Chăm và các dân tộc khác. Ngoài ra, tính tự trị trong văn hóa truyền thống của cộng đồng dân tộc Khmer ở các phum sóc vì tính cộng đồng tạo nên những tập thể khép kín mang tính tự trị xây dựng môi trường tốt để bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc.

- Chữ viết

Dân tộc Khmer ta đã có chữ viết từ thế kỷ thứ III và định hình tương đối hoàn chỉnh vào thế kỷ thứ VII. Chữ viết của dân tộc Khmer là một loại mẫu tự được xây dựng dựa vào chữ Phạn, tức là chữ Pali – Sanskrit, trải qua hơn 17 thế kỷ hình thành và phát triển đến nay chúng đã được cải biên tới 11 lần [11. tr 17]. Ban đầu, khi chưa có giấy, dân tộc Khmer đã khắc những nét chữ Khmer xưa vào các bia đá, rồi họ dùng kỹ thuật đồ chữ lên lá thốt nốt; tức là, sau khi chữ đã được khắc trên lá thốt nốt, họ mang lá đi hấp đến chín vàng rồi mới mang đi cất giữ; vì vậy nên mối, mọt không thể nào phá huỷ được, đồng thời việc bảo quản, lưu lại cũng được lâu hơn. Khi con người làm ra giấy, dân tộc Khmer không còn đồ chữ nữa, họ ghi lại tâm tư, tình cảm của mình trên những trang giấy nhờ đó mà chữ viết của dân tộc Khmer cũng được cải biên, sáng tạo và phát triển. Nhờ đó, tiếng nói và chữ viết của dân tộc Khmer Tây Ninh ngày nay đã đạt tới một trình độ cao, không chỉ có thể diễn đạt về nội dung cuộc sống của cộng đồng mà còn có thể diễn đạt được ngôn ngữ văn chương và khoa học hiện đại.



Chữ Khmer có bộ chữ cái gồm: Phụ âm: có 33 con chữ và 32 chân, được chia làm 2 giọng O và Ô. Nguyên âm, có 2 loại: Nguyên âm thường là nguyên âm phải ráp với phụ âm mới có nghĩa, gồm 24 con chữ, nhưng khi phát âm thì mỗi con chữ có 2 giọng âm khác nhau. Tức khi ráp vần với phụ âm có giọng O thì đọc khác, khi ráp vần với phụ âm có giọng Ô thì đọc khác. Nguyên âm độc lập là nguyên âm không cần ráp vần với phụ âm vì ngay chính bản thân nó đã có nghĩa, gồm 13 con chữ. Chữ viết bắt đầu từ trái sang phải, tùy theo chữ sẽ viết bắt đầu từ dưới lên hay được viết từ trên xuống dưới, không sử dụng chữ in hoa, ngắt câu bằng dấu chấm.

Từ tiếng Khmer gồm có ba loại: từ đơn, một âm tiết rưỡi và song tiết. Ví dụ: nă? (đâu), tâu (đi), băc (gãy), Krobây (con trâu), đang câu (con sâu),… Tiếng Khmer có nhiều phương thức chính để tạo từ nhưng đáng chú ý nhất là phương thức tạo từ ghép và từ láy. Phương thức ghép của từ tiếng Khmer không khác nhiều so với tiếng Việt, gồm ghép hai âm tiết có nghĩa hoặc một âm tiết có nghĩa với một âm tiết không có nghĩa. Về nghĩa, phương thức ghép của từ tiếng Khmer phần lớn là những từ có sắc thái trung hòa.

Theo kết quả khảo sát - kiểm kê: 100% người Khmer trẻ tuổi vay mượn từ của người Việt. Ví dụ: “Prô hem sớm kốt tâu bách hơi” (Sáng sớm anh ta đã đi đâu rồi); “Kê thông báo sa ây nưng?” (Họ thông báo gì vậy?); “Sa ek kha nhum tâu họp hơi” (Ngày mai tôi đi họp rồi);… Những người thuộc thế hệ trẻ vay mượn nhiều hơn những người từ năm mươi tuổi trở lên. Người Khmer lớn tuổi có vay mượn nhưng không nhiều và không đều. Không nhiều, bởi họ chỉ mượn những từ ngữ nào thật sự tiếng Khmer không có. Không đều, bởi không phải người Khmer nào cũng sử dụng từ ngữ vay mượn. Còn với người Khmer trẻ tuổi thì như đã thấy, họ sử dụng những từ ngữ vay mượn của người Việt ngay cả khi trong tiếng Khmer hoàn toàn có những từ ngữ đó.

Câu tiếng Khmer có cấu tạo giống với câu tiếng Việt (chủ ngữ; động từ vị ngữ và bổ ngữ). Ngữ pháp của tiếng Khmer, cũng như hầu hết các ngôn ngữ cùng ngữ hệ, chủ yếu là ngữ pháp của trật tự từ và hư từ. Tuy nhiên, ngữ pháp tiếng Khmer không phức tạp bằng ngữ pháp tiếng Việt, đặc biệt là về cấu tạo câu. Về nội dung, tiếng Khmer cũng có các tiểu loại câu như tiếng Việt, gồm: - Câu cầu khiến/mệnh lệnh: Krôk lơng! (đứng dậy!), Riên mê riên tâu! (học (bài) đi!) - Câu cảm: Ôi, chhư xlắp tâu ban! (Ôi, đau chết được!) - Câu trần thuật: Phliêng thlac chôk chom. (Trời mưa tầm tã) - Câu nghi vấn: Nô na đơ tô tưng nih? (Ai đi qua đây?) Chính nhờ sự tương đồng gần như tuyệt đối cả về ngữ âm, cấu tạo từ lẫn ngữ pháp giữa hai ngôn ngữ Việt-Khmer mà khả năng tiếp xúc, giao tiếp diễn ra tương đối thuận lợi. Đặc biệt, sự tương đồng này sẽ trở thành yếu tố thuận lợi khi tiến hành biên soạn sách giáo khoa để giảng dạy trong trường phổ thông cũng như trong quá trình giáo dục song ngữ cho dân tộc Khmer.

Ngoài ra, ngôn ngữ dân tộc Khmer ở Tây Ninh còn có chung nguồn gốc với ngôn ngữ của dân tộc Khmer ở Campuchia nhưng vì sống và giao lưu với người Việt lâu đời, ngôn ngữ và chữ viết của dân tộc Khmer Tây Ninh cùng tồn tại và phát triển song song với ngôn ngữ và chữ của người Việt nên đã hình thành nhiều nét mới, với đặc trưng riêng biệt, khác xa với nguồn gốc ban đầu.

Dân tộc Khmer ở Tây Ninh còn có một nền văn học dân gian rất đặc sắc, với nhiều hình thức biểu hiện khác nhau. Các giá trị văn hóa đó, ngoài hình thức truyền miệng, đến nay người ta cũng còn giữ được nhiều câu ca dao, dân ca, tục ngữ, câu đố, truyện cười dân gian, truyền thuyết, cổ tích, hò, vè, thơ…, được ghi bằng tay trên các lá thốt nốt. Mặt khác, trong truyền thống, tiếng Khmer - Tây Ninh luôn được coi trọng, được lưu giữ và truyền dạy ở chùa nên các giá trị văn hóa đó tới nay vẫn còn được gìn giữ khá nhiều. Chữ Khmer là một di sản quý báu của cộng đồng, giúp dân tộc Khmer- Tây Ninh lưu giữ lịch sử của dân tộc mình; giúp cho con cháu hiểu hơn về con người, lịch sử, văn hóa truyền thống của dân tộc Khmer.

Hiện nay, dân tộc Khmer đã và đang làm chủ ngôn ngữ, làm chủ tiếng nói của dân tộc mình để phát triển cộng đồng, phát triển xã hội, khẳng định vị thế của mình. Chính vì thế mà đời sống của cộng đồng người Khmer ở Tây Ninh, đang từng ngày thay đổi, bắt kịp cùng với sự phát triển của xã hội. Thế hệ người Khmer trẻ tuổi hiện nay được học cả tiếng Việt lẫn tiếng Khmer, giúp cho các em có cơ hội tìm hiểu về cội nguồn dân tộc với niềm tự hào về một quá khứ rực rỡ của dân tộc mình. Vai trò, vị trí của tiếng nói và chữ viết Khmer được phục hồi, nâng ngang tầm với ngôn ngữ của các dân tộc khác trong khu vực cũng có nghĩa là vị thế của dân tộc này được nâng cao cùng với các dân tộc khác.

III. Thực trạng công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản tiếng nói và chữ viết của dân tộc Chăm và Khmer

1. Những kết quả đạt được

Tây Ninh, Nhà nước đã quan tâm giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để nâng cao đời sống vật chất lẫn tinh thần cho đồng bào các dân tộc trong tỉnh, nhất là đối với người Chăm, Khmer đã có những chính sách ưu tiên rất đặc biệt. Bằng chủ trương chính sách và sự đầu tư cụ thể, trong khoảng 10 năm gần đây, vùng biên giới và vùng đồng bào dân tộc Chăm, Khmer ở tỉnh Tây Ninh đã có những biến đổi quan trọng trên các mặt kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng. Đời sống của đồng bào Chăm, Khmer ở Tây Ninh đã được cải thiện một bước đáng kể. Trong lĩnh vực văn hóa, văn nghệ, có nhiều chủ trương đã được triển khai, nhất là việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể. 

Hiện trong tỉnh có 01 trường dân tộc nội trú với tổng số học sinh khoảng 1.369 em. Hàng năm, Sở Nội vụ đều mở lớp học tiếng Chăm, Khmer cho cán bộ người Kinh theo học tiếng Chăm, Khmer để thuận lợi trong giao tiếp. Hỗ trợ nghiệp vụ và tạo điều kiện cho các điểm chùa, trường học mở lớp học chữ Chăm, Khmer cho con, em người dân tộc. Nhằm duy trì và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào Chăm, Khmer, hầu hết các địa phương trong tỉnh đều mở các lớp dạy chữ. Công tác vận động, tuyên truyền trong đồng bào dân tộc về xóa mù chữ, nâng cao dân trí được chú trọng hơn, chương trình dạy song ngữ cho con em đồng bào Chăm, Khmer được quan tâm thường xuyên ở các trường dân tộc nội trú và một số chùa Khmer và một số lớp học . Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng thường xuyên tuyên truyền kịp thời đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh Tây Ninh hàng ngày có phát sóng chương trình tiếng Khmer. Bộ đội Biên phòng có chương trình “Đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hóa thông tin tạo điều kiện cải thiện một bước đời sống văn hóa tinh thần cho đồng bào các dân tộc trên tuyến biến giới, biển đảo, vùng sâu, vùng xa”.

Nhìn chung, tỉnh Tây Ninh đã sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn của nhà nước và xã hội để thực hiện các chính sách đối với đồng bào Chăm, Khmer. Điều đó không chỉ là động lực thúc đẩy sự phát triển mọi mặt kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh mà còn góp giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ các di sản văn hoá truyền thống trong đó có di sản văn hóa phi vật thể tiếng nói- chữ viết dân tộc Chăm, Khmer, phù hợp với xu thế phát triển kinh tế hiện nay và để xây dựng nếp sống văn minh phù hợp với thời kỳ mới của đất nước.

2. Một vài hạn chế và nguyên nhân

Song song với các kết quả đạt được, trong thời gian qua, việc dạy và học tiếng nói và chữ viết của đồng bào dân tộc Chăm, Khmer còn gặp nhiều khó khăn, bất hợp lý về nội dung, hình thức giảng dạy, kinh phí, nguồn giáo viên còn ít về số lượng và hạn chế về chất lượng dẫn đến việc dạy và học còn chưa hiệu quả, chưa phục vụ tốt đời sống đồng bào, chưa tương xứng với nguyện vọng của đồng bào; chưa có dân tộc sử dụng chính tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình để sưu tầm, nghiên cứu các giá trị văn hóa - nghệ thuật, phong tục tập quán, sáng tác văn học - nghệ thuật…



- Đối với dân tộc Chăm

+ Theo một số bà con cộng đồng dân tộc Chăm ở ấp Chăm, xã Suối Dây, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh: hiện nay mọi người vẫn còn giữ tục “làm trong sạch chữ Chăm”, đây là việc thống nhất lại cách viết và đọc chữ. Lý do, cùng một chữ, cùng một ý nghĩa nhưng đôi khi mỗi người lại có cách đọc và viết khác nhau. Vì vậy mỗi năm sẽ họp lại với nhau hai lần để tiến hành thống nhất lại về cách đọc, cách viết nhất định, quyết định một từ để sử dụng chung. Tuy nhiên, các thành viên trong cộng đồng dân tộc Chăm ở 2 xã Thạnh Bình và Tân Hưng thì đa số bà con ở 2 xã đều không biết về tục lệ này.

+ Các sách vở, tài liệu cộng đồng dân tộc Chăm ở cả 4 xã, phường đều rất ít, hầu như chỉ có kinh, giáo lý cất giữ tại Thánh đường. Các sách, tài liệu dùng cho việc dạy và học được cất giữ ở trường học, học sinh đến lớp được cho mượn học, học xong thì trả lại cho trường. Ở các gia đình người Chăm hầu như không có sách báo, tạp chí, tài liệu… về cộng đồng dân tộc Chăm.

+ Theo kết quả kiểm kê, hiện nay chính quyền địa phương ở địa bàn cả 3 xã Thạnh Bình, Tân Hưng, Suối Dây đều rất quan tâm đến việc giữ gìn ngôn ngữ của cộng đồng dân tộc Chăm tại địa phương mình, luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để mở các lớp học tiếng Chăm. Ở cả 3 xã đều có lớp dạy tiếng Chăm ở ngay bên cạnh Thánh đường hoặc nằm trong khuôn viên của Thánh đường. Tuy nhiên, do quá trình giao tiếp với người Kinh, các thủ tục văn bản hành chính hiện nay chủ yếu là sử dụng tiếng phổ thông, nên chữ viết của dân tộc Chăm không được sử dụng nhiều nên vẫn còn một số gia đình không quan tâm đến việc cho con em mình học viết tiếng dân tộc mà chỉ để các em tập trung vào việc học chữ phổ thông. Do vậy nên chữ viết của dân tộc Chăm ngày càng có nguy cơ bị mai một cao. Thế hệ trẻ được đến lớp học tiếng Chăm nhưng ít sử dụng nên dần dần không nhớ, dần quên đi chữ viết của dân tộc mình. Rất ít người có khả năng đọc viết thành thạo và cũng không tự tin khi viết tiếng Chăm vì sợ không ai đọc được ngay cả các thành viên trong cộng đồng dân tộc Chăm.



- Đối với dân tộc Khmer

+ Đa số đồng bào dân tộc Khmer đều nói được tiếng mẹ đẻ. Tuy nhiên ngôn ngữ giao tiếp của người Khmer hiện nay có sự pha trộn với tiếng phổ thông, trong một số câu nói có sự xen kẽ một số từ ngữ phổ thông. Trong đời sống sinh hoạt gia đình hiện nay họ thường sử dụng cả hai ngôn ngữ Khmer và tiếng phổ thông, nhất là các gia đình trí thức, các gia đình có con em đi học nhiều. Do vậy, tình trạng pha trộn, sử dụng cả 2 ngôn ngữ hiện nay đang dần phổ biến trong cả cộng đồng dân tộc Khmer.

+ iep65Hiep65 và Tân đôngHienChữ viết của dân tộc Khmer đang có nguy cơ bị mai một rất cao, hiện có rất ít người biết đọc, biết viết chữ Khmer (xã Trường Tây, Ninh Điền, Hòa Thạnh, Biên Giới, Tân Đông). Tại các địa phương này số người biết biết đọc, biết viết chữ Khmer chủ yếu là những người lớn tuổi, các thầy giáo, các nhà sư, ở độ tuổi từ 6 đến 15 tuổi hiện nay rất ít người có khả năng đọc viết được. Nguyên nhân là từ năm 2000 đến nay ở các địa phương không mở được lớp dạy chữ Khmer vì không có giáo viên, tuy các Chùa có mở lớp dạy chữ Khmer nhưng cũng dạy chủ yếu vào thời gian nghỉ hè và rất ít học sinh theo học. Các gia đình dân tộc Khmer hiện nay chú trọng vào việc cho con em mình học chữ phổ thông nhiều hơn, các tài liệu, sách chữ Khmer rất ít, hầu như sách vở các em đi học đều do nhà trường cho mượn sau khi học xong phải trả lại trường. Hầu hết ở các gia đình người Khmer không có nhiều các sách, báo, tạp chí… bằng chữ Khmer để tham khảo, tìm hiểu; các em nhỏ được đi học nhưng chủ yếu ở bậc tiểu học, sang cấp 2, cấp 3 không còn học chữ Khmer nữa, chỉ tập trung học chữ phổ thông, chữ Khmer ít khi sử dụng nên nhiều người dần quên đi ngôn ngữ của dân tộc mình.

+ Thực tế trên cũng diễn ra đối với dân tộc Chăm, có thể nói do học sinh người Chăm, Khmer ở địa phương chủ yếu là học tiếng Việt mà ít học tiếng “mẹ đẻ” của mình, từ đó dẫn đến nói sai, nói lệch và phát âm không chuẩn tiếng Chăm, Khmer. Nhiều em phải pha trộn giữa tiếng Việt và tiếng Chăm, Khmer trong giao tiếp hàng ngày. Chương trình giảng dạy chữ Chăm, Khmer đã giúp các thế hệ trẻ người Chăm, Khmer có điều kiện thuận lợi tiếp cận chữ Chăm, Khmer. Nhưng, sau 5 năm theo học chữ Chăm, Khmer ở bậc tiểu học, các em học sinh không đọc được văn tự Chăm, Khmer do cha ông họ để lại. Chính lý do nêu trên, văn tự Chăm, Khmer ít có khả năng phát huy giá trị. Đây là một trong những nguyên nhân trực tiếp làm cản trở việc bảo tồn văn tự Chăm, Khmer nói riêng, di sản văn hóa Chăm, Khmer nói chung.



IV. Giá trị di sản văn hóa phi vật thể Tiếng nói và Chữ viết

Tiếng nói và Chữ viết là công cụ quan trọng nhất trong việc nghiên cứu, phổ biến sâu rộng các giá trị văn hóa trong một dân tộc và cộng đồng các dân tộc. Để nghiên cứu các giá trị văn hóa của một dân tộc một cách hiệu quả nhất, trước tiên chúng ta phải có ngôn ngữ, trong đó rất cần Chữ viết để sưu tầm, ghi chép lại, sáng tác mới, phân tích, đánh giá, nghiên cứu từng giá trị văn hóa nhằm phân loại rõ văn hóa tiến bộ, hiện đại, văn minh với văn hóa lạc hậu, phản tiến bộ cũng như làm rõ được các mặt thế mạnh, hạn chế của một nền văn hóa; tìm ra bản chất của một nền văn hóa…từ đó có phương án nghiên cứu, hỗ trợ nhằm thúc đẩy phát huy, phát triển nền văn hóa tiến bộ, đậm đà bản sắc. Sưu tầm, biên tập, biên soạn thành sách các giá trị văn hóa của các dân tộc thiểu số bằng ngôn ngữ, chữ viết của chính dân tộc đó để tuyên truyền, phổ biến những mặt tích cực cũng như khắc phục mặt tiêu cực của các nền văn hóa để có hướng khai thác đúng đắn, phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, du lịch.

Tiếng nói và Chữ viết là vật mang tin và lưu giữ bản sắc văn hóa tốt nhất. Tiếng nói, Chữ viết của mỗi dân tộc là công cụ mang thông tin, ghi chép, truyền đạt lại một cách tối ưu nhất các giá trị văn hóa, phong tục tập quán, thể hiện sâu sắc ý chí của người truyền đạt thông tin cũng như các nội dung và hình thức thể hiện của các giá trị văn hóa để người được tiếp cận nắm bắt và hiểu rõ ý nghĩa của các giá trị văn hóa đó. Đồng thời, Tiếng nói và Chữ viết là vật lưu giữ các giá trị văn hóa, thông qua Tiếng nói và Chữ viết thì người nghe, đọc sẽ cảm nhận được các nội dung và mục đích, ý nghĩa mà người truyền đạt mong muốn hay để lại.

Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta luôn tôn trọng quyền mỗi dân tộc có tiếng nói chữ viết riêng, quyền bình đẳng và tự do phát triển ngôn ngữ của mỗi dân tộc. Nghị định số 05/2011/NĐ-CP của Chính phủ đã đã chỉ rõ: “Tiếng nói, Chữ viết và truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc được đưa vào chương trình giảng dạy trong các trường phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng, trường dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học phù hợp với địa bàn vùng dân tộc”….



Từ những phân tích trên, chúng ta không thể phủ nhận vai trò của Tiếng nói, Chữ viết của đồng bào dân tộc thiểu số trong việc bảo tồn, phát huy và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số trong nền văn hóa Việt Nam. Tại tỉnh Tây Ninh, Tiếng nói, Chữ viết của dân tộc Chăm, Khmer đều có tính đại diện, thể hiện bản sắc của cộng đồng, địa phương; phản ánh sự đa dạng văn hóa và sự sáng tạo của con người, được kế tục qua nhiều thế hệ; có khả năng phục hồi và tồn tại lâu dài; được cộng đồng đồng thuận, tự nguyện đề cử và cam kết bảo vệ. Có thể nói, Tiếng nói, Chữ viết của dân tộc Chăm, Khmer ở Tây Ninh nói riêng là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên những sản phẩm chứa đựng các giá trị văn hóa vật chất, tinh thần, góp phần hình thành kho tàng văn hóa vật thể và phi vật thể của tỉnh Tây Ninh.

V. Một số giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản Tiếng nói và chữ viết dân tộc Chăm , Khmer.

1. Giải pháp chung

1.1. Nhóm giải pháp về quản lý nhà nước

- Nhà nước tiếp tục cho chủ trương tổ chức các hoạt động sưu tầm, kiểm kê các loại hình Di sản phi vật thể theo định kỳ hàng năm hoặc 3 năm; thống kê những tư liệu đã sưu tầm được, hệ thống hóa và đưa vào ngân hàng dữ liệu, có tổng hợp và so sánh kết quả so với các năm trước. Hiện nay số lượng người cao tuổi các dân tộc Chăm, Khmer đều cao tuổi và còn lại rất ít, nếu không thường xuyên tiến hành việc sưu tầm, nghiên cứu thì sẽ không còn nguồn tư liệu chính xác cho việc xác định giá trị các di sản phi vật thể các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh nói chung.

- Công tác Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp có liên quan để đảm bảo tính chính xác và khả thi trong quá trình thực hiện.

- Tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức cho người dân về việc gìn giữ giá trị Di sản văn hóa phi vật thể.

Để bảo tồn và phát huy giá trị của Di sản văn hóa phi vật thể cần tăng cường công tác tuyên truyền thông qua nhiều hình thức như các phương tiện thông tin đại chúng, qua tổ dân cư tự quản, hoạt động của các thiết chế văn hóa… tạo sự hiểu biết của người dân về giá trị của di sản, giảm bớt tình trạng chủ thể của các di sản văn hóa phi vật thể chưa nhận thức hết giá trị những di sản văn của mình.

1.2. Nhóm giải pháp về kinh phí

Hiện nay, kinh phí từ ngân sách đầu tư cho các chương trình, Đề án để Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể (trong đó có các chương trình kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể) là rất hạn hẹp; các nguồn kinh phí khác từ các Doanh nghiệp, các tổ chức trong và ngoài nước cũng chưa được khai thác một cách đáng kể. Do vậy, trong thời gian tới, ngoài việc tăng cường kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước, cần phải đẩy mạnh công tác xã hội hóa nhằm khuyến khích, tạo điều kiện các tổ chức, cá nhân tham gia vào việc bảo vệ và phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể nói chung.



1.3. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách

Có chính sách đào tạo nâng cao chất lượng cán bộ nghiêp vụ cơ sở: cán bộ văn hóa ở cơ sở của tỉnh Tây Ninh hiện nay còn thiếu và yếu, nhất là kiến thức về lĩnh vực văn hóa phi vật thể, nghệ thuật truyền thống, trong đó có Di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số. Vì thế cần thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa, nghệ thuật truyền thống, nghệ thuật dân gian…cho các đối tượng là cán bộ làm công tác quản lý văn hóa từ tỉnh đến cơ sở.



2. Các giải pháp cụ thể.

- Thực hiện chính sách đối với các Già làng, người cao tuổi dân tộc thiểu số.

Hầu hết những người trực tiếp tham gia truyền dạy Tiếng nói - chữ viết, đặc biệt là các nghệ nhân am hiểu di sản này còn ít được nhà nước và chính quyền các cấp quan tâm, cả về mặt tinh thần lẫn vật chất. Vì vậy, cần quan tâm và có chế độ đãi ngộ kịp thời đối với các Già làng, người cao tuổi dân tộc thiểu số để họ có điều kiện tập trung cống hiến trí tuệ và công sức cho việc bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể của tỉnh nhà. Bên cạnh đó, cần thể hiện sự trân trọng đối với các nghệ nhân - người có công lưu giữ các sản phẩm văn hóa phi vật thể.



- Tăng cường công tác tuyên truyền về giá trị Tiếng nói và Chữ viết dân tộc Chăm và Khmer

Bên cạnh việc tuyên truyền về giá trị Tiếng nói và Chữ viết dân tộc Chăm và Khmer trên các phương tiện thông tin đại chúng, cần tổ chức biên tập, in ấn sách phát hành cho các địa phương trên địa bàn tỉnh hiểu rõ hơn về Tiếng nói và chữ viết dân tộc Chăm, Khmer.



- Tổ chức các Hội thi, hội diễn, các hoạt động khác của cộng đồng dân tộc Chăm, Khmer.

Tổ chức một cách đồng bộ và thường xuyên hoặc định kỳ các cuộc Liên hoan, hội thi, hội diễn góp phần nâng cao mức hưởng thụ và khơi nguồn sáng tạo văn hoá nghệ thuật trong cộng đồng các dân tộc thiểu số.



- Tiếp tục xây dựng kế hoạch thực hiện các chương trình kiểm kê về Di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số

Định kỳ hàng năm cần tiến hành khảo sát và sưu tầm tư liệu, hệ thống hóa tư liệu thành các tiểu mục về Di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số; tổ chức ghi âm, ghi hình để lưu trữ làm tư liệu và đề xuất công nhận giá trị Di sản văn hóa phi vật thể.



VI. Các kiến nghị, đề xuất

Việc bảo tồn và phát huy tinh hoa của di sản văn hóa phi vật thể Chăm, Khmer là một trong những phương cách cần thiết và tốt nhất để không bị hòa tan trong bối cảnh đất nước đang hội nhập và phát triển. Với tinh thần làm việc nghiêm túc, qua kết quả thực tế khảo sát và nghiên cứu, chúng tôi đề xuất một số giải pháp cụ thể như sau:



1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao ý thức người dân trong việc gìn giữ tiếng nói mẹ đẻ và chữ viết của dân tộc.

Qua kết quả kiểm kê cho thấy hầu hết 95% số người đại diện cho cộng đồng làng, xóm, khu dân cư đều khẳng định đa số các địa phương vẫn còn hạn chế trong các khâu sưu tầm, ghi chép về lịch sử di sản văn hóa tại địa phương (số người biết chữ Chăm, Khmer ngày một ít). Tại một số địa phương, việc tổ chức dạy và học tiếng Chăm, Khmer không còn thực hiện (xã Biên giới - huyện Châu Thành, phường I- Thành phố Tây Ninh). Một số bậc cao niên đã có ý thức ghi chép, nhưng đều mang tính tự phát, theo nhận thức chủ quan cá nhân, chưa được đưa ra trao đổi, bổ sung và phổ biến trong cộng đồng. Thực trạng đó dẫn đến sự mai một, mất mát nguồn văn hóa phi vật thể quý báu vốn đã được sáng tạo, thực hành trong quá khứ, làm cho việc giữ gìn tiếng nói - chữ viết mẹ đẻ bị lai tạp, mất đi bản gốc.

Mặt khác, hiện nay ở Tây Ninh vẫn chưa có một chương trình truyền hình bằng tiếng Chăm, (mới chỉ có tiếng Khmer) trong thời lượng phát sóng của Đài Phát thanh Truyền hình của tỉnh. Các ấn phẩm khác như sách báo, băng đĩa nhạc bằng tiếng Chăm, Khmer là không có. Thiết nghĩ cần có những tài liệu tuyên truyền, sách báo bằng tiếng Chăm, Khmer với một số lượng nhất định để người dân nâng cao nhu cầu giải trí, tiếp thu kiến thức khoa học kỹ thuật. Nên có một thời lượng phát sóng bằng tiếng Chăm trong chương trình phát thanh truyền hình tại địa phương; tổ chức các chương trình tìm hiểu về di sản chữ viết để giới thiệu cho người dân tiếp cận và hiểu được ý nghĩa của các di sản nhằm nâng cao ý thức người dân trong việc gìn giữ tiếng nói mẹ đẻ và chữ viết của dân tộc.

2. Tiếp tục đầu tư các công trình nghiên cứu, sưu tầm; xuất bản sách chuyên đề giảng dạy và học tiếng nói, chữ viết dân tộc thiểu số.

Do công tác tuyên truyền, giáo dục hiện nay còn hạn chế, chưa tạo thành phong trào sâu rộng trong cộng đồng. Trong thời gian qua, nội dung và cách thức truyền dạy tiếng nói - chữ viết tuy đã chú ý đến việc mời nghệ nhân truyền dạy, nhưng ở một số địa phương, việc dạy vẫn đang chủ yếu phụ thuộc vào ý thức và năng lực hiểu biết, nhận biết chủ quan của gia đình và giáo viên. Vì vậy, cần xây dựng mới hoặc cải tiến chữ viết dân tộc theo bộ vần, gần gũi với bộ vần chữ phổ thông để việc dạy và học chữ dân tộc và chữ phổ thông được dễ dàng, nhanh chóng, thuận tiện cho cả đồng bào các dân tộc thiểu số và đồng bào người Kinh muốn học chữ dân tộc; xây dựng chương trình dạy tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân công tác ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo yêu cầu công việc; dạy tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số cho học sinh người dân tộc thiểu số theo quy định của Luật giáo dục; xuất bản sách, báo bằng tiếng dân tộc thiểu số, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu để lưu trữ lâu dài loại hình di sản văn hóa phi vật thể tiếng nói - chữ viết Chăm, Khmer ở Tây Ninh.



3. Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc ở địa phương.

Tại một số địa bàn cấp xã được kiểm kê, đội ngũ cán bộ quản lý văn hóa và cán bộ lãnh đạo hầu hết đều trẻ tuổi, năng lực hiểu biết về văn hóa truyền thống còn hạn chế hoặc yếu kém, không đáp ứng được nhu cầu quản lý văn hóa và giúp cộng đồng sưu tầm, nghiên cứu, bảo tồn di sản của địa phương. Chính vì vậy, nhiều di sản văn hóa phi vật thể chưa được quan tâm sưu tầm, ghi chép. Muốn làm được việc này phải có con người, những người có đủ tri thức và tâm huyết với dân tộc không chỉ về mặt lý luận, mà còn có cả tinh thần, sự hiểu biết các tri thức truyền thống, những tình cảm, thuần phong mỹ tục, văn hoá nghệ thuật, môi trường văn hoá… để khơi dậy lòng tự hào dân tộc làm động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá và hiện đại hoá hiện nay.



4. Xã hội hóa đầu tư xây dựng các trường, các chương trình dạy học tiếng dân tộc thiểu số.

Căn cứ kết quả kiểm kê cho thấy: hiện nay, phần lớn các sinh hoạt văn hóa nói chung và gìn giữ phát huy tiếng nói, chữ viết dân tộc Chăm, Khmer nói riêng đã được các cấp lãnh đạo chính quyền và quản lý văn hóa tại các huyện, thành phố của Tây Ninh quan tâm, khôi phục, cả về vật chất (xây dựng các Nhà văn hóa dân tộc) lẫn tinh thần.... Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế các địa phương phần lớn còn eo hẹp cùng những nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau, số lượng các lớp dành riêng cho việc học và dạy tiếng dân tộc Chăm, Khmer còn hạn chế, chủ yếu tập trung ở một số trường tiểu học.

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho phong trào học và dạy tiếng Chăm, Khmer nói riêng, khai thác và quảng bá giá trị di sản văn hóa của địa phương nói chung; trong thời gian tới, trước mắt đề nghị chính quyền địa phương quan tâm hơn nữa đến việc vận động xã hội hóa tham gia đầu tư xây dựng các trường, các chương trình dạy học tiếng dân tộc thiểu số, cụ thể là lực lượng doanh nhân - vốn là con em người địa phương đã thành đạt có nguyện vọng đóng góp một phần kinh phí hỗ trợ cho phong trào học và dạy tiếng Chăm, Khmer.

5. Định hướng việc trao truyền di sản tiếng nói và chữ viết .

Theo kết quả kiểm kê, đã có 80% số người đại diện cho cộng đồng làng, xóm, khu dân cư cho rằng, hiện nay, con cháu không có thời gian để tham dự các lớp học chữ Chăm, Khmer. Lý do bởi thời gian học trên lớp và ở nhà chiếm 70%, thời gian phụ giúp gia đình làm kinh tế chiếm ít nhất 30 % (do đa số các xã, phường còn khó khăn về kinh tế). Lớp trẻ hiện nay học tiếng mẹ đẻ chủ yếu qua 3 hình thức: tại nhà (Học từ ông, bà, cha mẹ); Tại Chùa, Thánh đường (Học từ Sư, giáo cả, các vị chức sắc tôn giáo); Học ở nhà trường(thầy cô bậc tiểu học giảng dạy).

Đồng thời, thông qua phiếu kiểm kê cũng đã có 85% số người đại diện cho cộng đồng làng, xóm, khu dân cư đều khẳng định, thế hệ trẻ, con cháu các gia đình trong các xóm đều nhiệt tình và hứng thú muốn được học nói và viết tiếng mẹ đẻ. Tuy nhiên, do hoàn cảnh xã hội hiện đại và do thời gian học tại trường phổ thông chiếm phần lớn thời gian nên các thế hệ con cháu chưa tự giác tìm hiểu về cội nguồn di sản tiếng nói - chữ viết của thế hệ đi trước tại địa phương.

Do vậy, đề nghị cơ quan chức năng có liên quan khẩn trương nghiên cứu định hướng việc trao truyền di sản tiếng nói và chữ viết của dân tộc Chăm và Khmer phù hợp với tình hình hiện nay, thiết nghĩ việc trao truyền di sản này nên tập trung theo hướng thông qua các thế hệ trong gia đình sẽ hiệu quả hơn đối với việc gìn giữ tiếng nói và chữ viết của dân tộc.



6. Đề xuất Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xem xét công nhận tiếng nói, chữ viết dân tộc Chăm, Khmer và đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Căn cứ quy định tại Thông tư số 04/2010/TT-BVHTTDL ngày 30 tháng 6 năm 2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định việc kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể và lập hồ sơ khoa học di sản văn hoá phi vật thể để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; đồng thời căn cứ kết quả kiểm kê và nghiên cứu nhận thấy: tiếng nói, chữ viết của dân tộc Chăm, Khmer đều có tính đại diện, thể hiện bản sắc của cộng đồng, địa phương; phản ánh sự đa dạng văn hóa và sự sáng tạo của con người, được kế tục qua nhiều thế hệ; có khả năng phục hồi và tồn tại lâu dài; được cộng đồng đồng thuận, tự nguyện đề cử và cam kết bảo vệ; do vậy, đề xuất lập hồ sơ các di sản văn hóa mang nét đặc trưng, đặc thù nhất của dân tộc Chăm và Khmer trình Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xem xét công nhận: “ Tiếng nói, Chữ viết dân tộc Chăm”, “Tiếng nói, Chữ viết dân tộc Khmer” và đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.



KẾT LUẬN

Tiếng nói của cộng đồng dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung và cộng đồng dân tộc Chăm, Khmer ở Tây Ninh nói riêng là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên những sản phẩm chứa đựng các giá trị văn hóa vật chất, tinh thần, góp phần hình thành kho tàng văn hóa vật thể và phi vật thể, thể hiện đậm nét bản sắc văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Tuy nhiên, trên thực tế, các hệ thống ngôn ngữ này có phạm vi sử dụng hẹp và chưa được nhiều người biết đến, cụ thể là tiếng nói và chữ viết dân tộc Chăm, Khmer - Tây Ninh. Mặt khác, phần lớn ngôn ngữ Chăm, Khmer ở Tây Ninh lâu nay được truyền dạy có tổ chức trong một phạm vi nhất định, gián đoạn từng thời kỳ; chủ yếu được truyền dạy tự phát, hay dùng dưới dạng khẩu ngữ trong phạm vi gia đình, làng bản...do vậy khả năng mai một rất cao mặc dù ở Tây Ninh, đồng bào Chăm, Khmer rất trân trọng những nét bản sắc văn hóa do cha ông truyền lại, trong đó có tiếng mẹ đẻ; tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, chủ yếu vì lý do kinh tế, các bậc cha mẹ phải hướng con cái tới việc nắm vững tiếng Việt và các ngoại ngữ khác để tìm kiếm việc làm, bảo đảm đời sống.



Trước tình hình di sản tiếng nói và chữ viết có nguy cơ mai một và dần đánh mất đi bản sắc vốn có của mình, Đảngchính quyền các cấp, các dân tộc trong tỉnh phải có biện pháp lưu giữ và phát huy các di sản Tiếng nói - Chữ viết của chính mình. Chỉ có tiếng nói và chữ viết của dân tộc nào thì mới thể hiện đầy đủ, đúng đắn và sâu sắc các giá trị văn hóa của dân tộc đó. Khi văn hóa của một dân tộc được thể hiện dưới dạng ngôn ngữ của dân tộc khác thì ít hay nhiều cũng không thể diễn tả, phản ánh đầy đủ nội dung biểu cảm, sắc thái và bản chất của văn hóa. Mặt khác, người truyền đạt các giá trị văn hóa dân tộc phải là người dân tộc có nền văn hóa đó và thấu hiểu sâu rộng nền văn hóa ấy thì việc truyền đạt mới cô đọng, súc tích, đầy đủ và đúng bản chất.

Trong bối cảnh đất nước đang trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa với tốc độ đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, giao lưu toàn diện dẫn đến những giá trị di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ mai một cao và luôn tìm ẩn nguy cơ biến mất. Cho nên, cần khẩn trương tiếp tục lựa chọn những di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu, đặc trưng, trong đó ưu tiên những di sản đang có nguy cơ mai một cao để tiến hành lập hồ sơ khoa học trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xét đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, để từ đó có cơ sở bảo tồn và phát huy giá trị, truyền dạy, thực hành các di sản văn hóa phi vật thể nhằm đưa di sản văn hóa Tây Ninh ngày càng tỏa sáng, trong đó có “Tiếng nói và chữ viết của dân tộc Chăm”, “ Tiếng nói và chữ viết của dân tộc Khmer”./.





TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Tây Ninh, Địa chí Tây Ninh, , Năm 2006.

2. Nguyễn Công Bình, Lê Xuân Diệm, Mạc Đường, Văn hoá và cư dân Đồng bằng sông Cửu Long. Hà Nội: Nxb. Khoa học xã hội,1990.

3. Lê Khắc Cường, Cơ cấu ngữ âm của các ngôn ngữ Nam Bahnar, trong Những vấn đề Khoa học Xã hội và Nhân văn, chuyên đề: Ngôn ngữ học, Nxb. Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2008.

4. Phan Văn Dốp, Một số vấn đề về dân tộc và tôn giáo vùng Nam bộ trong phát triển, Nxb Khoa học xã hội, năm 2012.(Vương Hoàng Trù & Phú Văn Hẳn chủ biên).

5. Mạc Đường, Vấn đề dân cư và dân tộc ở Sông Bé qua các thời kỳ lịch sử, Nxb tổng hợp Sông Bé, năm1985.

6. Trịnh Hoài Đức, 1998. Gia Định thành thông chí. Bản dịch của Viện Sử học, Hà Nội: Nxb.Giáo dục.

7. Phú Văn Hẳn, 2009. “Dân tộc ở Nam Bộ năm 2009: Những vấn đề nổi bật, những đáp ứng của chính sách và nghiên cứu”, HTKH, Viện PTBV vùng Nam Bộ.

8. Phú Văn Hẳn, 2013. Văn hóa người Chăm ở Thành phố Hồ Chí Minh, Viện KHXH (ĐTB).

9. Ngô Văn Lệ, 2004. Tộc người và văn hóa tộc người. Nxb Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

10. Huỳnh Minh, Tây Ninh xưa và nay, Nxb Thanh niên, năm 2001

11. Vương Hoàng Trù – Phú Văn Hẳn chủ biên 2012, Một số vấn đề về dân tộc và tôn giáo ở Nam Bộ trong phát triển, Nxb KHXH, Hà Nội.



PHỤ LỤC

I. CÁC ĐIỂM DÂN CƯ DÂN TỘC CHĂM


STT

Tên Thánh đường



Địa chỉ

101

Thánh đường Darulnaeen majid

Khu phố II, phường I, thị xã Tây Ninh

002

Thánh đường Masjdnorul Islam

Ấp Tân Trung A, xã Tân Hưng, huyện Tân Châu

003

Thánh đường Majid Noruliman

Ấp Tân Trung B, xã Tân Hưng, huyện Tân Châu

004

Thánh đường Islam Ma ba bi

Ấp Tân Châu, xã Tân Phú, huyện Tân châu

005

Thánh đường Jamiul Nia mah

Ấp Chăm, xã Suối Dây, huyện Tân Châu

006

Thánh đường Su Râol Muarak

Ấp Thạnh Thọ, xã Thạnh Bình, huyện Tân Biên

007

Thánh đường Nurulnekmah

Ấp Hội Thanh, xã Tân Hội, huyện Tân Biên

II. CÁC ĐIỂM DÂN CƯ DÂN TỘC KHMER

STT

Địa điểm

Huyện, Thành phố

Ghi chú



Xã Biên Giới

Châu Thành






Xã Thành Long

Châu Thành






Xã Hòa Hội

Châu Thành






Xã Hoà Thạnh

Châu Thành






Xã Ninh Điền

Châu Thành






Xã Tân Phú

Tân Châu






Ấp Kà Ốt

Tân Châu






Ấp Tầm Phô

Tân Châu






Ấp Suối Dầm

Tân Châu






Sóc Con Trăn

Tân Châu






Xã Tân Phong

Tân Biên






Xã Hoà Hiệp

Tân Biên






Xã Trường Tây

Hoà Thành






Xã Thạnh Tân

Tây Ninh




15

Xã Tân Bình

Tây Ninh








Каталог: Upload -> Document -> 2016
Document -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh thừa thiên huế Độc lập Tự do Hạnh phúc
Document -> CỦa chính phủ SỐ 128/2008/NĐ-cp ngàY 16 tháng 12 NĂM 2008 quy đỊnh chi tiết thi hành một số ĐIỀu của pháp lệnh xử LÝ VI phạm hành chính năM 2002 VÀ pháp lệnh sửA ĐỔI, BỔ sung một số ĐIỀu của pháp lệnh xử LÝ VI phạm hành chính năM 2008
2016 -> Ủy ban nhân dân thành phố ĐÀ NẴNG
Document -> THỦ TƯỚng chính phủ –––– Số: 56
Document -> BỘ CÂu hỏi tình huống phục vụ Hội thi tìm hiểu về Luật bhxh, bhyt
Document -> UỶ ban nhân dân tỉnh thừa thiên huế`
Document -> BỘ ĐỀ thi đoàn Thanh niên với công tác cải cách hành chính Nhà nước năm 2014
Document -> CHƯƠng 8 iso 9000 I. Giới thiệu chung về BỘ tiêu chuẩN iso 9000
Document -> VĂn phòng luật sư V. L. C

tải về 235.04 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương