Bài tập thực hành nội dung: Phần I: Luyện từ và câu



tải về 245.5 Kb.
trang30/30
Chuyển đổi dữ liệu07.01.2022
Kích245.5 Kb.
#50558
1   ...   22   23   24   25   26   27   28   29   30
BÀI TẬP THỰC HÀNH TV1 - PHƯƠNG UYÊN

Lưu ý: Những từ này nếu nhìn nhận dưới góc độ lịch đại (tách riêng các hiện tượng ngôn ngữ, xét trong sự diễn biến, phát triển theo thời gian làm đối tượng nghiên cứu) và nhấn mạnh những đặc trưng ngữ nghĩa của chúng thì có thể coi đây là những từ ghép (T.G hợp nghĩa). Nhưng xét dưới góc độ đồng đại (tách ra một trang thái, một giai đoạn trong sự phát triển của ngôn ngữ làm đối tượng nghiên cứu) và nhấn mạnh vào mối quan hệ ngữ âm giữa 2 tiếng, thì có thể coi đây là những từ láy có nghĩa khái quát (khi xếp cần có sự lí giải). Tuy nhiên, ở tiểu học, nên xếp vào từ láy để dễ phân biệt. Song nếu H.S xếp vào từ ghép cũng chấp nhận.

  1. Các từ không xác định được hình vị gốc (tiếng gốc) nhưng có quan hệ về âm thì đều xếp vào lớp từ láy


Ví dụ: nhí nhảnh, bâng khuâng, dí dỏm, chôm chôm, thằn lằn, chích choè,...

  1. Các từ có 1 tiếng có nghĩa và 1 tiếng không có nghĩa nhưng các tiếng trong từ được biểu hiện trên chữ viết không có phụ âm đầu thì cũng xếp vào nhóm từ láy (láy vắng khuyết phụ âm đầu).

Ví dụ: ồn ào, ầm ĩ, ấm áp, im ắng, ao ước ,yếu ớt,...



  1. Các từ có 1 tiếng có nghĩa và 1 tiếng không có nghĩa có phụ âm đầu được ghi bằng những con chữ khác nhau nhưng có cùng cách đọc (c/k/q; ng/ngh; g/gh ) cũng được xếp vào nhóm từ láy.


Ví dụ: cuống quýt, cũ kĩ, ngốc nghếch, gồ ghề,...

Lưu ý: trong thực tế, có nhiều từ ghép (gốc Hán) có hình thức ngữ âm giống từ láy, song thực tế các tiếng đều có nghĩa nhưng HS rất khó phân biệt, ta nên liệt kê ra một số từ cho HS ghi nhớ.
Ví dụ: bình minh, cần mẫn, tham lam, bảo bối, ban bố, căn cơ, hoan hỉ, chuyên chính, chính chuyên, chân chất, chân chính, hảo hạng, khắc khổ, thành thực, hỏi han, chùa chiền, mùa màng

  1. Ngoài ra, những từ không có cả quan hệ về âm và về nghĩa (từ thuần Việt) như: tắc kè, bồ hóng, bồ kết, bù nhìn, ễnh ương, mồ hôi,... hay các từ vay mượn như: mì chính, cà phê, xà phòng, mít tinh,... chúng ta không nên đưa vào chương trình tiểu học (H.S có hỏi thì giải thích đây là loại từ ghép đặc biệt, các em sẽ được học sau).


8. Từ ghép Tổng hợp và từ ghép Phân loại:

- Khi bạn gặp một từ ghép nào chỉ người (hoặc vật) nói chung, thì đó là từ ghép có nghĩa tổng hợp. Ví dụ:



  • Xa lạ (xa ghép với lạ tạo ra nghĩa tổng hợp: xa xôi và không quen biết.

  • Sách vở (sách ghép với vở tạo ra nghĩa tổng hợp: sách và vở)

  • Ăn uống (ăn ghép với uống tạo ra nghĩa tổng hợp: nói về việc ăn và uống)

- Khi gặp từ ghép nào không chỉ chung, mà lại có nghĩa như phân loại người (hay vật) thì đó là từ ghép phân loại. Ví dụ:

  • Hạt thóc (hạt ghép với thóc tạo ra nghĩa phân loại so với: hạt ngô, hạt đỗ, hạt kê ...)

  • Bà nội (bà ghép với nội tạo ra nghĩa phân loại so với: bà ngoại, bà dì ....)

  • Bài học (bài ghép với học tạo ra nghĩa phân loại so với: bài làm, bài tập ...)

ẩn dụ và hoán dụ: trong một câu nếu thay từ “như” vào nếu thể hiện được sự tương đồng => ẩn dụ, còn thêm từ “như” vào mà bất hợp lí => hoán dụ

vd: tay gươm “như” người cầm gươm là bất hợp lí => tay gươm là hoán dụ



mặt trời “như” Bác Hồ (tương đồng sự vĩ đại, cao cả) => hợp lí => mặt trời là ẩn dụ

ẩn dụ:

ẩn dụ về hình thức: những bông hoa phượng đỏ thắp lên những đốm lửa hồng

ẩn dụ về phẩm chất: góc lớp tôi có một chú vẹt

ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: bông hoa có mùi thơm rất ngọt

hoán dụ:

lấy một bộ phận gọi toàn thể: hè đến, những chiếc áo xanh lại về với vùng sâu, vùng xa

lấy vật chứa đựng gọi cái bị chứa: cả phòng lắng nghe cô giáo giảng bài

lấy dấu hiệu sự vật để gọi sự vật: phía cuối tòa nhà, thoáng bóng một chiếc áo cà sa

lấy cái cụ thể gọi cái trừu tượng: hình ảnh miền nam luôn trong tim Bác





tải về 245.5 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   22   23   24   25   26   27   28   29   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương