Bài tập lớn môn lịch sử ĐẢng cộng sản việt nam lớP: L08 nhóM: 14


Sự sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam



tải về 191.33 Kb.
trang8/13
Chuyển đổi dữ liệu03.08.2022
Kích191.33 Kb.
#52794
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13
Nhóm 14 - chủ đề 3 - L08

2.3.2. Sự sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Khi bàn về sự ra đời của Đảng Cộng sản, xuất phát từ hoàn cảnh cụ thể của nước Nga và cả Châu Âu, Lê-nin đã đề cập hai yếu tố: Chủ nghĩa Mác và phong trào công nhân kết hợp với nhau. Nguyễn Ái Quốc đánh giá rất cao vai trò của chủ nghĩa Mác – Lê-nin đối với quá trình hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc cũng đánh giá rất cao vị trí vai trò của giai cấp công nhân và phong trào công nhân Việt Nam trong việc tập hợp lực lượng cách mạng. Nguyễn Ái Quốc coi giai cấp công nhân Việt Nam là chủ lực quân, là lực lượng lãnh đạo, liên minh với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm thành nòng cốt trong khối đại đoàn kết dân tộc. Còn phong trào yêu nước ở Việt Nam đã được hình thành từ khi dựng nước. Trước khi Đảng ra đời, nhân dân ta đã liên tiếp đứng lên chống thực dân Pháp và bọn tay sai ở khắp mọi nơi. Các phong trào được lãnh đạo bởi các văn thân, sĩ phu hay các nhà yêu nước tập hợp đông đảo trí thức tiến bộ, binh lính, nông dân và cả đồng bào dân tộc thiểu số để giải phóng dân tộc, giành độc lập. Tuy vậy, ở châu Âu, phong trào yêu nước, hầu hết nếu không nói là tất cả, đều không thể kết hợp được với phong trào công nhân và chủ nghĩa Mác – Lê-nin. Vậy lý do nào Nguyễn Ái Quốc lại đề cập thêm yếu tố phong trào yêu nước, coi đó là một trong ba yếu tố kết hợp dẫn đến việc hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam? Người đã nêu thêm phong trào yêu nước là vì những lý do chủ yếu sau:
Một là, phong trào yêu nước là giá trị tinh thần trường tồn trong lịch sử Việt Nam, có vai trò rất lớn và là nhân tố chủ đạo quyết định thắng lợi của sự nghiệp chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Ở Việt Nam, phong trào yêu nước có trước phong trào công nhân. Chỉ tính riêng trong năm 80 năm thực dân Pháp đô hộ nước ta, phong trào yêu nước của nhân dân ta vẫn dâng lên mạnh mẽ. Phong trào yêu nước liên tục và bền bỉ trong mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước đã kết thành chủ nghĩa yêu nước và, cao hơn nữa, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam đã trở thành giá trị đạo đức tốt đẹp nhất trong cộng đồng dân tộc, đồng thời nó là tinh hoa văn hóa dân tộc.
Hai là, khi giai cấp công nhân ra đời và có phong trào đấu tranh thì phong trào yêu nước không bài xích mà kết hợp ngay với phong trào công nhân. Cơ sở của sự kết hợp ấy là do ở nước ta tồn tại mâu thuẫn cơ bản giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với bọn đế quốc và tay sai. Chính vì thế, các phong trào đều có yêu cầu chung, mục tiêu chung, “mẫu số chung”: Giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước hùng cường. Ở châu Âu, phong trào yêu nước phi vô sản thường là mâu thuẫn với phong trào công nhân. Trái lại, ở nước ta, điểm tương đồng giữa hai phong trào đó là cơ bản. Thậm chí, nhiều phong trào yêu nước lúc đầu theo xu hướng dân chủ tư sản, dần dần do tác động của chủ nghĩa Mác – Lê-nin cũng như của phong trào công nhân đã chuyển dần sang cu hướng cộng sản chủ nghĩa. Thực tế này thể hiện rõ nhất trong những năm 20, nhất là từ năm 1925 trở đi.
Ba là, nói đến phong trào yêu nước Việt Nam phải kể đến vai trò của nông dân. Đầu thế kỷ 20, nông dân Việt Nam chiếm khoảng 95% dân số. Phong trào đấu tranh của nông dân chống ngoại xâm và bè lũ tay sai đã có một bề dày truyền thống. Giai cấp nông dân Việt Nam lại là bạn đồng minh tự nhiên với giai cấp công nhân. Do điều kiện lịch sử chi phối, đến những năm 20 và 30, ở Việt Nam không có công nhân nhiều đời. Công nhân Việt Nam xuất thân chủ yếu trực tiếp từ những nông dân không có ruộng. Khi không có việc ở các làng quê, người nông dân tìm đến các cơ sở công nghiệp, chủ yếu là các mỏ than và các khu đồn điền, để làm thuê với tư cách là công nhân - những người bị bóc lột giá trị thặng dư, đến mùa lại về quê làm thuê cho địa chủ, bị bóc lột địa tô. Hầu hết công nhân Việt Nam đầu thế kỷ 20 có gốc từ nông dân. Đó là một trong những điểm vô cùng thuận lợi cho sự liên minh giữa công nhân và nông dân. Thực tế các cao trào cách mạng ở Việt Nam từ năm 1930 trở đi đều là phong trào có sự liên minh chặt chẽ giữa công nhân và nông dân. Cao trào cách mạng 1930-1931, mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh, do Đảng ta lãnh đạo khi Đảng vừa mới ra đời là một biểu tượng sinh động cho sự liên minh đó. 
Bốn là, phong trào yêu nước Việt Nam những thập niên đầu thế kỷ 20 ghi dấu ấn to lớn bởi vai trò của tầng lớp trí thức. Tuy số lượng không nhiều, nhưng lúc đầu chính họ là những ngòi nổ cho các phong trào yêu nước chống thực dân Pháp xâm lược và bọn tay sai bán nước. Hàng loạt các tổ chức yêu nước ra đời trong những năm 20 mà thành viên và cả những người lãnh đạo đều là trí thức. Họ mang một bầu nhiệt huyết yêu nước, thương nòi, căm thù bọn cướp nước và bọn bán nước. Nhạy cảm với thời cuộc, họ đón nhận những luồng gió mới, cả những ảnh hưởng của các trào lưu dân chủ tư sản, cả tư tưởng XHCN qua các sách báo. Họ lại có dịp hòa cùng các phong trào yêu nước khác, đặc biệt là với phong trào công nhân. Trong hàng ngũ họ tất yếu có phân hóa, số đông ngả theo xu hướng cộng sản và - đặc biệt thay - họ trở thành những nhân vật chủ chốt trong ba tổ chức cộng sản sau hợp nhất lại thành Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 03-02-1930, dưới sự chủ trì của Hồ Chí Minh. Chính tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam là tổ chức Việt Nam thanh niên cách mạng - một tổ chức yêu nước, với bộ phận lãnh đạo chủ yếu là trí thức tiểu tư sản có xu hưởng cộng sản chủ nghĩa.
Trong quá trình chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, một “xứ” thuộc địa nữa phong kiến, bên cạnh việc khẳng định vai trò to lớn của chủ nghĩa Mác – Lê-nin đối với cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đặc biệt chủ ý nghiên cứu lý luận; trực tiếp hoạt động trong Quốc tế Cộng sản, Đảng Cộng sản Pháp và tìm hiểu học tập những mô hình tổ chức của các đảng cộng sản trên thế giới, để vận dụng sáng tạo nguyên lý xây dựng “đảng kiểu mới” của Lê-nin vào điều kiện cụ thể ở Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là làm thế nào để thành lập một chính đảng thực sự là đảng của giai cấp công nhân Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam chưa có đủ những tiền đề cơ bản cho một đảng cộng sản ra đời như ở Nga và một số nước tiên tiến khác. Đầu thế kỷ XX, số lượng giai cấp công nhân còn ít ỏi; các cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam vẫn còn lẻ tẻ, rời rạc, đang hòa chung vào trong phong trào yêu nước của các giai cấp tầng lớp khác chứ chưa trở thành một phong trào độc lập. Trong khi đó, yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam, phong trào yêu nước là yếu tố có trước phong trào công nhân và cả sự ra đời của giai cấp công nhân; mâu thuẫn lớn nhất ở Việt Nam lúc này là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp. Ngay từ khi thực dân Pháp xâm lược và cai trị nước ta thì các phong trào yêu nước của nhân dân đã diễn ra liên tiếp và sôi nổi. Chính vì vậy, phong trào yêu nước ở Việt Nam được Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận thức, đưa vào là một yếu tố đặc biệt trong việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

tải về 191.33 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương